CXN_092812_1825_Bây giờ mới có “chiên da” dám nói lên điều này…Kinh tế khó khả quan cho đến cuối 2015

Người dân miền Nam luôn luôn đau khổ vì giặc quỷ đỏ.

————————-

Châu Xuân Nguyễn

Đấy, cả một đống Tiến sĩ kiêm “chiên da kinh tế” sợ nói sai, nên đợi cho đến bây giờ mới dám thốt ra những điều mà tôi dự báo từng 1 năm trước rằng nền kinh tế này sẽ phải trải qua 7 năm suy thoái là càng ngày càng nhiều nhân vật quần chúng công nhận trên mặt báo là đúng. Ngay ngày 21.08.2011 tôi đã cảnh báo là suy thoái này sẽ kéo dài từ 5 đến 7 năm tùy theo cách DCS hành xử nhữ năm thứ 4 và 5 của suy thoái (2015 và 2016) rồi sẽ nhìn thấy chiều hướng suy thoái là 7 năm hay không (2018)
Trích:”Tôi đặc biệt cảnh báo rằng nếu TT Dũng hành động theo áp lực của cánh hẩu, đại gia BĐS vây cánh siết tín dụng, các “ông lớn” bất động sản lên tiếng và nới lõng tiền tệ thì cuộc chiến tranh chống lạm phát này sẽ sâu hơn và lâu hơn ie. lãi suất lên tới 25% và kéo dài 5 hay 7 năm thay vì 2 năm nếu kiên trì.” hết trích.
Trích:”Hơn thế nữa, những nhà đầu tư quốc tế, họ hoàn toàn vô vị lợi khi khuyên VN phải kiên trì với nghị quyết 11 vì nếu chúng ta còn lạm phát cao thì họ sẽ đầu tư chổ khác chứ Vn không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới để họ đầu tư.Nhà đầu tư nước ngòai mong thắt chặt tiền tệ. Nhưng than ôi, nhóm lợi ích Bầu Đức, Tập đoàn Vinaconex, HUD, Bộ Xây dựng đã móc nối, ảnh hưởng TT Dũng để TT Dũng nới lõng tín dụng có lợi cho cánh hẩu, vây cánh của TT Dũng để rồi nỗi đau khổ lạm phát sẽ kéo dài thay vì 2 năm thì có khả năng là 5 hay 7 năm.

Có nên để ĐCS quản lý kinh tế của VN nữa hay không, dân tộc ta sẽ phải chọn lựa nhanh chóng thôi, ít nhất tôi trưng những bằng chứng thật sự và cho những dữ kiện chính xác để ĐCS không còn gạt gẫm dân tộc tôi được nữa.”hết trích.

Melbourne

28.09.2012

Châu Xuân Nguyễn

————————————–
http://www.petrotimes.vn/news/vn/kinh-te/kinh-te-kho-kha-quan-cho-den-cuoi-2015.html

Kinh tế khó khả quan cho đến cuối 2015

06:40 | 22/09/2012

(Petrotimes) – Mặc dù nhiều người kỳ vọng bức tranh kinh tế sẽ sáng hơn trong tương lai gần nhưng theo TS Lê Đạt Chí – Trường Đại học Kinh tế TP HCM nhận định, phải đến cuối năm 2015, đầu năm 2016 kinh tế mới có thể có chu kỳ tăng trưởng mới.

TS Lê Đạt Chí đưa ra những lý giải cho việc đưa ra kịch bản kinh tế khá “bi quan” này của ông: Trước hết, tình hình kinh tế thế giới còn khó khăn, mối đe dọa giảm phát của nền kinh tế Mỹ, các kịch bản tồi tệ cho khủng hoảng nợ công châu Âu khiến chính phủ những nước này không có đủ nguồn lực để thực hiện các biện pháp tăng tổng cầu. Trung Quốc có nguồn lực nhưng họ biết rằng nếu họ kích cầu quá mạnh sẽ có lợi cho các nền kinh tế phát triển nhiều hơn là nền kinh tế Trung Quốc, do đó Trung Quốc hiện rất thận trọng trong vấn đề kích cầu và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Chính vì vậy, kinh tế trong nước sẽ còn nhiều khó khăn vì phải chịu tác động của tình hình kinh tế thế giới. Chúng ta không thể nói “mặc kệ” tình hình kinh tế thế giới vì chúng ta đang hoạt động trong một nền kinh tế mở và động lực của kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu.

Hiện nay, mặc dù lãi suất giảm nhưng lượng vốn bơm vào trong nền kinh tế không tăng được vì khó cải thiện khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, cơ hội đầu tư giảm.

Lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục sụt giảm, tính đến tháng 8/2012 đăng ký đầu tư của FDI vào nước ta giảm 43,5% so với cùng kỳ. Lượng FDI đầu tư hiện nay hầu như chỉ tập trung vào lĩnh vực phân phối, tiêu dùng vì sự hấp dẫn của các lĩnh vực khác đang giảm dần như: tài chính, bất động sản…

Đầu tư nước ngoài tiếp tục sụt giảm

Bên cạnh đó, hiện nay chúng ta thiếu nguồn lực để kích thích kinh tế, khó có thể kích cầu vì nếu kích cầu trong lúc này có thể khiến cho nhập khẩu tăng trở lại, điều đó sẽ làm cạn kiệt nguồn lực ngoại hối, trong khi đó việc này chưa hẳn đã vực dậy được sản xuất trong nước.

TS Lê Đạt Chí nhận định rằng, ở Việt Nam giảm phát đã và đang xuất hiện và nó sẽ kéo dài, mà hậu quả của giảm phát thì sẽ nặng nề hơn so với lạm phát. Đây cũng là tình hình chung của kinh tế toàn cầu hiện nay.

Mai Phương

3 comments on “CXN_092812_1825_Bây giờ mới có “chiên da” dám nói lên điều này…Kinh tế khó khả quan cho đến cuối 2015

  1. Dấu hiệu tái lạm phát đã rõ rệt

    SGTT.VN – Theo sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 9 ở Hà Nội đã tăng 2,47% so với tháng 8, còn theo cục Thống kê TP.HCM, CPI tháng 9 của TP.HCM là 1,21%.
    Theo đánh giá của hai cơ quan này, nguyên nhân đẩy chỉ số CPI của tháng 9 tăng mạnh là do tác động chủ yếu của nhóm hàng giáo dục và giao thông. Nhận xét về hiện tượng chỉ số CPI của hai thành phố lớn tăng cao trở lại, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, bộ Tài chính, cho biết ngoài tác động của việc tăng giá xăng, việc dồn dập tăng chi, giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chắc chắn có những tác động làm đảo chiều xu hướng giá cả, lạm phát. Mặc dù vẫn cho rằng lạm phát năm nay vẫn giữ được ở một con số, theo ông Ánh, lạm phát cao quay trở lại thì đã rõ rồi, chứ không còn chỉ là nguy cơ. “Nếu tháng 9 này, CPI cả nước tăng 2% nữa thì rất đáng lo vì chưa năm nào cao như thế cả”,

    http://sgtt.vn/Kinh-te/168541/Dau-hieu-tai-lam-phat-da-ro-ret.html

  2. GIÁ CẢ TĂNG VỌT CHƯA TỪNG CÓ Ở VIỆT NAM

    Tin Hà Nội – Chưa hết tháng 9, Việt Nam công bố chỉ số giá cả tăng tới 2.2% so với tháng rồi. Theo Tổng Cục Thống Kê của Cộng sản Việt Nam, đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay trong hơn một năm qua. Một số chuyên viên kinh tế tại Việt Nam cho rằng việc điều hành giá cả ở Việt Nam đang có vấn đề. Nhiều người cho rằng Việt Nam đang đứng trước nguy cơ lạm phát tăng vọt chưa từng có trong lịch sử. Dư luận ồn ào chỉ trích Bộ Công Thương Việt Nam sai lầm khi cho phép tăng mạnh giá xăng dầu trong tháng 9. Giá xăng tăng vọt đồng thời với việc học phí, tăng viện phí khiến giá hầu hết các sản phẩm khác khác trên thị trường đều dồn dập tăng theo.
    Tuy nhiên một chuyên viên kinh tế ở Việt Nam cho rằng nguyên nhân trực tiếp của tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay là vì nhà nước tung ra khoảng 100 ngàn tỉ đồng, tương đương với 5 tỉ đô-la ra thị trường để chi tiêu trong mấy tháng qua. Ông này cũng cho rằng tỉ lệ lạm phát năm 2012 có thể lên tới 10%. Nhiều người còn đề nghị nhà nước Cộng sản Việt Nam áp dụng những biện pháp chống hậu quả của tình trạng tăng vọt giá cả. Không cần nhìn đâu xa để nhận biết hậu quả của một nền kinh tế bất ổn, nạn trộm cướp tràn lan, dã man đến mức khó thể chấp nhận đang đặt xã hội Việt Nam trong tình thế hỗn loạn chưa từng có.

    http://lytuongnguoiviet.com/index.php/tinvevietnam/20761

  3. XĂNG, ĐIỆN, GAS, THUỐC SẼ TĂNG GIÁ TỪ ĐÂY CHO ĐẾN CUỐI NĂM

    Tin tổng hợp – Trong khi đó những dự báo cho thấy những ngày sắp tới là những ngày ảm đạm về vấn đề kinh tế đối với các gia đình Việt Nam. Báo chí trong nước tiên đoán giá cả từ nay đến cuối năm sẽ còn tăng cao hơn nữa, và lạm phát chắc chắn sẽ trở lại.
    …..
    Thống kê cho thấy CPI tháng 9 đã tăng ở cả 11 trên 11 nhóm trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0.01 đến 24%. Trong số 11 nhóm hàng tính chỉ số giá, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng nhẹ nhưng hai nhóm hàng tăng mạnh là nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 2.03% và nặng nhất là thuốc men và dịch vụ y tế tăng mạnh 17%. Theo thống kê, trong cùng thời điểm này những năm trước, chưa bao giờ chỉ số lại tăng cao đến vậy, đặc biệt lại đặt trong bối cảnh nội lực của các doanh nghiệp, người tiêu dùng đang suy kiệt.

    http://lytuongnguoiviet.com/index.php/tinvevietnam/20760-xng-in-gas-thuc-s-tng-gia-t-ay-cho-n-cui-nm

Bình luận về bài viết này