CXN*_070711_1148_Hãy phân tích có tình có lý tại sao chúng ta đang tiến về suy thoái mà không ngăn chận được

Đăng lần đầu 07.07.2011

Như thường lệ, là một kỹ sư, tôi thường viết kết luận trước để những ai không có thời giờ đọc hết thì ít nhất cũng nắm ý.
Ai cũng đoán được thủ phạm gây nên suy thoái này là Tập Đoàn và Tổng cty, tham nhũng, bất tài của lãnh đạo
Ai ai cũng biết Vinashin phá sản 30.07.2010 với số nợ được cho là từ 86 ngàn tỉ vnd (4.5 tỉ usd) đến 120 ngàn tỉ vnd (6 tỉ usd). Số tiền này đi về đâu, phần lớn là tham nhũng, đầu tư chứng khoán, tài chánh, BĐS v.v..đền bù hàng chục hàng trăm mẫu đất ở những nơi khỉ ho cò gáy, đền bù 1, ghi vào sổ sách hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lân giá trị. Khi tiếp quản, Nguyễn sinh Hùng tuyên bố năm 2012 sẽ phá huề và năm 2013 sẽ có lãi và năm 2015 sẽ trở lại thành mũi nhọn đóng tàu. Bây giờ chúng ta thấy viễn ảnh đó quá xa vời, không ai trong nhà cầm quyền nhắc đến chử Vinashin nữa. Bây giờ họ mới thấy là không thanh lý được tài sản bằng 1/10 giá trị sổ sách nếu không nói là chỉ được từ 1/100 trở xuống.
8 người vào tù, 2 người trốn chạy…Lãnh tụ thì không trách nhiệm.
Lúc đó (30.07.2011) tôi nói Nguyen sinh Hùng là người sẽ tiêu hủy sự nghiệp chính trị vì Vinashin không bao giờ vực dậy nổi. Tôi đúng 50% là Vinashin không bao giờ vực dậy nổi và tôi sai 50% là sự nghiệp chính trị Nguyen sinh Hùng tiêu hủy (vì tôi quan niệm theo Tây Âu). NSHung sap đắc cử vào CTQH.
Từ Vinashin không trả 60 triệu usd ngày 20.12.2010 mà VN bị tụt 3 bậc đánh giá tài chánh và vì vậy TKV và EVN không mượn được 1 tỉ usd mỗi TĐ, âu đó cũng là cái may vì nếu không dân tộc ta sẽ gành thêm 2 tỉ usd nợ.
Nhưng thật ra chúng ta không may mắn lắm đâu vì chúng ta còn có 19 TĐ và hầu như tất cả đều như Vinashin. Tức là một đám con hoang đàng, chơi bời lêu lõng, phá tiền cha mẹ (là dân tộc ta) qua cave, rượu mạnh, xe triệu đô (quan tham nhũng chủ trì của TĐ).
Họ tiêu tiền của cha mẹ như nước, tổng tài sản của họ là 30 tỉ usd (bây giờ cổ phần hóa thu được 1/100) là dân tộc ta mừng như trúng số rồi vì mỗi năm họ vay nợ thêm là 30 tỉ usd.
Không những thế, họ còn nợ nhau như chúa chổm, EVN nợ PetroVN 7 ngàn tỉ vnd, nợ TKV 1 ngàn tỉ vnd và tổng cộng lại, họ nợ nhà băng quốc doanh không dưới 600 ngàn tỉ vnd.
Đã vậy, đọc bài dưới đây sẽ thấy họ cố tình bóp chết những doanh nghiệp tư nhân tập tễnh thay thế vay trò độc quyền của họ.
Họ buôn bán lòng vòng như tập đoàn than (bán nội địa, nhập ngoại quốc), họ xây chung cư (tập đoàn HUD của Bộ xây dựng) vô tội vạ, bán giá bong bóng rồi chia nhau chứ dân đen có được đồng nào đâu, bây giờ siết tín dụng thì họ kêu cứu, ngân hàng nhà nước nới lõng tín dụng để cứu họ, người dân sẽ phải chịu đựng lạm phát trở lại cao hơn và lâu dài hơn vì buông lõng lãi suất cùng giới hạn tín dụng quá sớm, họ thi nhau xử dụng đầu tư công để xây những cầu, đường với lãng phí đầu tư khủng khiếp do thi công chậm, không đồng bộ (Bộ GTVT), khi bán xăng có lãi thì họ không xuống giá để giảm lạm phát cho dân, khi lỗ thì họ tăng giá 2 hay 3 lần/tháng, họ đòi giảm thuế nhập khẩu còn 0%, tiền này người dân sẽ mất đi những lhoan3 an sinh xã hỗi chỉ để bù lỗ cho Petrolimex….Tất cả là vì lợi ích nhóm, đây là nền kinh tế tay chân, bè cánh. Chúng ta phải thoát khỏi cảnh này, nó không chấp nhận được.
Họ rút tiền của dân tộc chúng ta, họ không đóng góp gì vào nền kinh tế này mà rút ra mỗi năm không dưới 30 tỉ usd (30% GDP). Khi những hiện kim này bị rút ruột thì chúng ta vẫn phải nợ, trả tiền nợ mà không sản xuất được gì trong số tiền này nên khan hiếm usd, nợ quốc gia tăng cao, nhập siêu khủng khiếp rồi phải phá giá vnd, lạm phát tăng cao và chúng ta phải tăng lãi suất để kìm lạm phát, rồi doanh nghiệp và người dân nghèo đối mặt với khó khăn, với bão giá, rồi sản xuất đình trệ vì siết chặt tín dụng, rồi xuất khẩu kém, rồi nhập siêu và vòng lẫn quẫn ngày càng siết chặt mà không có lối ra.
Có nhiều cách mà phải hành động đồng bộ là:
1. Cổ phần hóa 100% TĐ và TCTy
2. Đem người tài vào vận hành kinh tế, người tài chắc không làm việc với ĐCS được vì vậy phải nghĩ cách thay đổi chính trị.
3. Người tài phải dẹp tham nhũng 100%
TIME FOR A CHANGE
Melbourne 07.07.2011

Vì sao EVN cứ mãi độc quyền?

02/07/2011 07:14:25

– Ngành điện chủ trương xóa bỏ độc quyền. Thế nhưng, nhiều người cho rằng, trên thực tế, điều này chỉ là hình thức. Vậy làm thế  nào để có được một sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng trong lĩnh vực điện năng ở nước ta? KH&ĐS xin giới thiệu ý kiến của ông Đỗ Mai, phó giám đốc Sở Công Thương Vĩnh Phúc lý giải về thực trạng này.

TIN LIÊN QUAN

Về mặt hình thức, việc ngành điện không độc quyền có vẻ đúng nhưng bản chất không phải vậy. Hiện nay, chính sách để thực hiện Luật Điện lực và trực tiếp là  quyết định 21 của Chính phủ năm 2009 đưa ra khung rất tốt. Ví như khoản 2, Điều 4 của Luật Điện lực nêu rất rõ quan điểm xây dựng thị trường điện lực cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Điều 17, 18 của Luật này khuyến khích các thành phần cá nhân, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực điện lực. Tuy nhiên, quá trình thực hiện thì không được như thế.

Thứ nhất là về  giá bán điện. Hiện nay, giá bán không có  sự cạnh tranh bình đẳng. Theo quy định tất cả  các thành phố, thị xã, thị trấn do điện lực quản lý và bán điện trực tiếp, còn khu vực nông thôn lại do các đơn vị khác. Tuy nhiên, khi có quyết định 21 thì bên điện lực lại ép để các hợp tác xã (HTX) dịch vụ điện phải bàn giao.

Ông Đỗ Mai, phó giám đốc Sở Công Thương Vĩnh Phúc
Ông Đỗ Mai, phó giám đốc Sở Công Thương Vĩnh Phúc

Muốn thực hiện đúng luật, muốn có thị trường cạnh tranh thực sự, mà muốn cạnh tranh thì ít nhất phải có hai người cùng hoạt động ở lĩnh vực đó. Nhưng thực tế thì ngành điện có cạnh tranh với ai đâu, vì anh đang độc quyền.

Năm vừa rồi, bên điện lực tuyên bố sẽ không nhận lưới điện do chúng tôi  đầu tư bằng nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới. Rõ ràng, hiện nay họ đang ép bằng chính sách để các doanh nghiệp không tồn tại được nữa và phải bàn giao. Thêm nữa, hiện nay, khoảng cách chênh lệch giá mua và bán ở 3 bậc thang đầu rất thấp đối với HTX điện lực địa phương, còn từ bậc 4 mới cao lên. Nhìn vào thì có vẻ hợp lý, nhưng thực chất ở nông thôn sử dụng đến bậc 3 (150 số điện) đã là quá nhiều rồi, mà HTX bán điện cho nông thôn chỉ trong 3 bậc đấy. Do đó họ sẽ không đủ chi phí để hoạt động.

Thực tế hiện nay cho thấy, bên điện lực vừa mua cao thế vừa bán cao thế kiêm luôn việc bán lẻ nên kiểu gì ông vẫn sống, các đơn vị kia sẽ chết. Hoạt động điện lực ở địa phương không sống được vì không đủ chi phí tối thiểu, họ phải trả lại và bên điện lực sẽ tiếp nhận theo quyết định có điều kiện, kiểu “bác phải cho tôi tí tiền để tôi củng cố nó vì nó chết rồi”.

Thứ hai là về đầu tư: Bên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là  công ty, do đó cũng phải kinh doanh để quay vốn, nhưng có  một phần lớn nguồn vốn trong đó là của Nhà  nước. Hiện nay, lưới trung áp giao cho EVN đầu tư khai thác, quản lý, nhưng EVN quay vốn có mức độ, nên chăng Nhà nước có phần vốn chuyên để phát triển điện lực trung áp để bất cứ đơn vị nào xây dựng trạm có quy hoạch hợp lý, cần thiết sẽ được vay từ nguồn này?

Tóm lại, với cách làm độc quyền hiện nay thì sẽ chẳng bao giờ người dân được hưởng lợi.

KH&ĐS mời quý độc giả  và các nhà khoa học tham gia diễn đàn này. Ý kiến đóng góp xin gửi về email: toasoan@gmail.com hoặc gửi thư theo địa chỉ Báo Khoa học & Đời sống – Tầng 6 – Tòa nhà Láng Trung – Số 60/850 Đường Láng – Đống Đa – Hà Nội.

Thanh Đức (ghi)

Bình luận về bài viết này