KT – 741 – 050712 – Từ 23.000 tỉ đồng mua tàu cũ đến 29.000 tỉ đồng giải cứu nền kinh tế

Nguyen Lê 

Theo:sgtt

(Lời bình): – Như tôi nói đi nói lại 3 năm qua, những TĐ và Tcty là những “lỗ đen” (black hole) hút tiền của dân tộc, của nền kinh tế (a drain in public resouces).

Ngày nào sớm giải thể hay cổ phần hóa 100% thì ngày đó CP đương nhiệm (Nguyễn tấn Dũng hay Châu Xuân Nguyễn) đều bớt đi một nỗi nhức đầu kinh khủng vì chúng nó cố tình làm ăn sai phạm như mua tàu 23 ngàn tỉ (1.1 tỉ usd) này hay mất mát nợ hơn 1 tỉ usd thì bất cứ CP nào NTD hay CXN phải chỉ định NH cho vay 2.1 tỉ usd này.

KT – 740 – 050712 – Vinalines có nợ khó thu hồi trên 1 tỷ USD

Không những thế, tàu không kinh doanh không chỉ đắp chiếu mà phải có thủy thủ đoàn canh giử, làm vệ sinh etc…tốn kém thêm nữa. Tôi không biết tại sau 3 Dũng giữ lại gần 700 DNNN ăn hại này, có lẽ 3 Dũng xúi chúng nó ăn hại rồi cúng phong bì to đùng cho 3 Dũng, đó là lý do duy nhất thôi. Còn Châu Xuân Nguyễn thì không ăn hối lộ, không tham nhũng, luôn luôn nói thật thì giữ những bọn ăn hại DNNN này làm gì ????
Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
07.05.2012

———————————————————————————–

http://sgtt.vn/Goc-nhin/163636/Tu-23000-ti-dong-mua-tau-cu-den-29000-ti-dong-giai-cuu-nen-kinh-te.html

Ngày 07.05.2012, 10:01 (GMT+7)
Từ 23.000 tỉ đồng mua tàu cũ đến 29.000 tỉ đồng giải cứu nền kinh tế
SGTT.VN – Trong bối cảnh nền sản xuất đình đốn thấy rõ, qua các chỉ số sản xuất, tiêu thụ, tồn kho…, việc bộ Tài chính đề xuất gói giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp được hoan nghênh, không chỉ từ đối tượng thụ hưởng. Gói giải pháp được cho là trị  giá 29.000 tỉ đồng đang chờ Quốc hội phê duyệt này chủ yếu thông qua việc giảm, giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và giãn nộp thuế giá trị gia tăng.
Năm 2011, Vinalines đã từng bị kiện yêu cầu bồi thường 800.000usd liên quan đến việc quản lý và cho thuê tàu.
Cũng trong bối cảnh trên, trước khi có đề xuất của bộ Tài chính vài ngày, bộ trưởng bộ Giao thông vận tải đã “phê duyệt” (chỉ cần phê duyệt?!) đề án công nghiệp hoá – hiện đại hoá bộ mình với tổng chi phí lên đến 223.000 tỉ đồng. Trong đó, ngoài hạng mục đầu tư trụ sở làm việc tới hơn 12.000 tỉ đồng, hạng mục đầu tư đội tàu biển cho tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) lên đến 30.000 tỉ vào năm 2015 và 70.000 tỉ vào năm 2030 cũng gây bất bình, hoài nghi lớn trong dư luận. Bởi, theo kết quả thanh tra giai đoạn 2007 – 2010 mà Thanh tra Chính phủ vừa báo cáo Thủ tướng, công ty này đã mua 73 tàu biển từ nước ngoài với tổng trị giá gần 23.000 tỉ nhưng đa số đã qua sử dụng, phải tốn nhiều kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng, lại kinh doanh không hiệu quả nên gây thua lỗ lớn. Chưa thấy xử lý trách nhiệm, vậy mà nay họ lại muốn mua thêm tàu nữa.
Hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp nhà nước như vậy, bức tranh về đầu tư công cũng không sáng sủa hơn. Tại hội thảo “Tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước” diễn ra tại Hà Nội mới đây, câu chuyện nóng bỏng này lại được đặt ra, không dừng ở những con số thống kê về tỷ trọng (quá lớn) nhưng hiệu quả (thấp, so với đầu tư tư nhân), mà còn ở vấn đề tác động chèn ép đầu tư khu vực tư nhân, thẩm quyền phê duyệt dự án dễ dãi, kỷ luật ngân sách lỏng lẻo cũng như thực tế sử dụng nguồn tiền vay mượn tài trợ cho đầu tư công như thế nào. Nhóm người lạc quan với tình hình nợ công nước nhà dựa trên lập luận vay để đầu tư thì sẽ sinh lợi, sẽ có khả năng trả. Nay, mối nguy không chỉ đến từ việc đầu tư công không hiệu quả mà còn từ việc tiền vay mượn đó đã đi tới những đâu. Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, khi so sánh mối quan hệ giữa đầu tư công – nợ công giai đoạn 2001 – 2011, đã chỉ ra kết quả mà theo ông “đáng kinh ngạc” là “so với GDP (giá thực tế) thì đầu tư công có xu hướng giảm rõ rệt, trong khi nợ công lại có xu hướng tăng mạnh và nợ nước ngoài cũng vậy”. Ông đặt câu hỏi “Vậy thì một phần nợ công đã chuyển đi đâu, phải chăng là sang tiêu dùng chứ không hẳn cho đầu tư phát triển?”. Vay mượn tầm quốc gia để tiêu dùng, dù là bù thâm hụt ngân sách hay thất thoát, tham nhũng, đều nguy hiểm.
Đồng tiền hỗ trợ trực tiếp như một miếng khi đói, doanh nghiệp cần, nhưng cái doanh nghiệp cần hơn để không phải bị làm cho rơi vào tình trạng đói là một môi trường vĩ mô ổn định, môi trường chính sách có thể tiên liệu được, môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Những điều đó hầu như chúng ta chưa làm được.
Đặt câu chuyện 29.000 tỉ đồng cứu doanh nghiệp và chuyện 23.000 tỉ Vinalines mua tàu cũ, thua lỗ cũng như bức tranh về đầu tư công để thấy chúng ta đang gặp khó khăn như thế nào trong nhiệm vụ cấp thiết là phải cứu doanh nghiệp, đồng nghĩa với cứu nền kinh tế; cũng như, đã dễ dãi như thế nào đối với các khoản chi cho doanh nghiệp nhà nước, cho đầu tư công mà hệ quả không chỉ ở bài toán hiệu quả mà còn ở sự gây rối của nó đối với mục tiêu ổn định vĩ mô, một hệ quả mà hiện nay cả nền kinh tế, nhất là doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ đang phải gánh chịu. Cho đến nay, ta vẫn chưa có luật về đầu tư công, về đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, về mua sắm công…
Trước khi bộ Tài chính công bố các đề xuất của mình, tại Diễn đàn kinh doanh do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức hôm 19.4, tiến sĩ Võ Trí Thành đã nhận định như đinh đóng cột, rằng sẽ không có gói “cứu trợ” tới mấy tỉ USD như hồi năm 2009 mà chỉ có gói “hỗ trợ”, bỏ qua rào cản về thủ tục pháp lý nếu có, đơn giản vì nguồn lực của Nhà nước không bằng 2009, lại phải làm sao để không ảnh hưởng đến mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế. Đồng tiền hỗ trợ trực tiếp như một miếng khi đói, doanh nghiệp cần (miếng càng lớn càng tốt!) nhưng cái doanh nghiệp cần hơn để không phải bị làm cho rơi vào tình trạng đói là một môi trường vĩ mô ổn định, môi trường chính sách có thể tiên liệu được, môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Những điều đó hầu như chúng ta chưa làm được. Và để làm được, con đường phải đi ta đã thấy, đã chọn: tái cơ cấu nền kinh tế, bắt đầu từ tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công, hệ thống tài chính ngân hàng. Vấn đề là đi thế nào để tới đích. Lời giải nằm ngay trong những ví dụ – bài học sinh động – xương máu từ “vai trò chủ đạo” của Vinashin, Vinalines…, từ quá trình tổng kết tình hình đầu tư công. Nếu không nhìn vào thực tế mất mát này, hệ luỵ sẽ mãi đeo bám với một hệ thống tài chính chằng chéo không thể giãy mình ra khỏi bóng ma nợ xấu, bước vào kỷ nguyên công khai, minh bạch, lành mạnh. Theo đề án 254 – “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”, Chính phủ chấp nhận lấy nguồn ngân sách trả cho những khoản nợ xấu do mình chỉ định (chủ yếu cho doanh nghiệp nhà nước). Chưa có con số thống kê khoản này là bao nhiêu cho thiểu số doanh nghiệp “đặc biệt” nào, so với 29.000 tỉ sẽ chia cho mấy trăm ngàn doanh nghiệp. Nhưng quan trọng hơn là liệu trong tương lai, Nhà nước có thoát được… cảnh con dại cái mang với “con đẻ” của mình – doanh nghiệp nhà nước. Giảm rủi ro hệ thống, cần bắt đầu từ nhân tố gây rủi ro nhiều nhất.
Không loại trừ tình cảnh khốn khó hiện nay của một số không ít doanh nghiệp bắt nguồn từ chính lối làm ăn theo kiểu… thổi bong bóng lợi nhuận trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán… Sẽ công bằng khi họ bị trừng phạt nhưng họ không phải là tất cả. Nếu quy luật thưởng – phạt của thị trường được vận hành trơn tru mà không bị chi phối bởi các nhóm lợi ích, thì có lẽ chúng ta đã không phải chứng kiến cảnh tất cả cùng khó như bây giờ.
Nguyên Lê

6 comments on “KT – 741 – 050712 – Từ 23.000 tỉ đồng mua tàu cũ đến 29.000 tỉ đồng giải cứu nền kinh tế

Bình luận về bài viết này