KT – 778 – 052412 – World Bank cảnh báo nợ của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam

Bích Diệp 

Theo:dantri

( Lời bình): – Hai vấn đề trong bài báo dưới đây là sự minh bạch trong thống kê, công bố và sự thật về nợ của DNNN.
Có lẽ Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng nên vào cuộc để biết xem mức độ tham nhũng làm cho những DNNN này mang nợ như thế nào.

CXN*_040712_1464_Sự bưng bít và phù phép Thống Kê Kinh Tế giết 600 000 DN như thế nào ???

NVDT*_121711_00027_90 triệu dân VN mang nợ bao nhiêu ?? 215 tỉ usd, Già trẻ lớn bé làm 2 năm 2 tháng rười không lương mới trả hết món nợ này

Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???

CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
24.05.2012

———————————————————————————–

Thứ Tư, 23/05/2012 – 14:05
World Bank cảnh báo nợ của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam
(Dân trí) – Theo WB, sự không chắc chắn lớn nhất đối với bền vững nợ xuất phát từ các DNNN – không được thống kê vào nợ Chính phủ hay nợ được Chính phủ bảo lãnh – làm hạn chế khả năng của Chính phủ trong quản lý các rủi ro liên quan.
 >>  Yêu cầu 14 ngân hàng đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ
 >>  Bức tranh mua bán nợ Việt Nam: Bao giờ thành hình?
 >> Vinashin: thời điểm nói thật
Những khoản nợ của các DNNN không được liệt kê trong các con số thống kê của nợ Chính phủ hay nợ được Chính phủ bảo lãnh. Do đó, không có một ước tính đáng tin cậy nào về những khoản nợ này.
Các chính sách thắt chặt làm nản lòng giới đầu tư và chi tiêu cá nhân
Theo đánh giá tại bản báo cáo cập nhật của Ngân hàng Thế giới (WB) về tình hình kinh tế Việt Nam được công bố sáng nay (23/5), mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2012 sẽ rơi vào khoảng 5,7% trước khi tăng trưởng 6,3% vào năm 2013. Trong khi đó, Chính phủ sẽ đạt được mục tiêu kiềm lạm phát dưới 10%.
Trên thực tế, tăng trưởng GDP đã giảm từ 6,8% năm 2010 xuống còn 5,9% trong năm 2011 và tiếp tục tụt dốc xuống 4% trong quý I/2012. Nhu cầu trong nước chững lại ảnh hưởng đến ngành xây dựng, dịch vụ và các ngành tiện ích khác.
Trước đó, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đánh giá kinh tế Việt Nam 2012 tăng trưởng dưới 6%. Trong khi đó, bộ phận phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) của tạp chí Nhà Kinh tế (Economist) dự báo, GDP Việt Nam 2012 chỉ tăng 5,6%, lạm phát ở  mức13,8%. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam trong 2012 là giữ tăng trưởng GDP từ 6 – 6,5%, lạm phát dưới 10%.
WB cho rằng, việc thắt chặt các chính sách trong nước hồi năm ngoái đã làm nản lòng giới đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và bất động sản, cũng như với tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên, tác động tích cực của các biện pháp này, cộng với hiện tượng giá lương thực giảm, lạm phát đã giảm xuống còn 10,5% trong tháng 4/2012 từ mức đỉnh điểm 23% hồi tháng 8/2011 (lạm phát tính theo năm).
Áp lực lên tỷ giá tiếp tục giảm trong quý I, khi niềm tin vào tiền đồng đã dần được cải thiện. Theo đó, tỷ giá hối đoái không chính thức vẫn ở tiệm cận dưới của chênh lệch +/-1% xung quanh tỷ giá chính thức kể từ khi tiền đồng mất giá 8,5% so USD hồi tháng 2/2011. Nguồn cung tăng của USD trên thị trường cũng đã cho phép NHNN bổ sung dự trữ ngoại hối trong những tháng đầu năm 2012, được báo cáo lên đến gần 7,5 tuần nhập khẩu.
Tạo lòng tin bằng minh bạch và trách nhiệm công bố thông tin
Thâm hụt ngân sách năm 2012 được dự báo chiếm 6% GDP, so với con số ước tính 6,5% năm 2011. Nợ công được kỳ vọng vẫn ở mức ổn định, và Chính phủ sẽ tiếp tục chính sách thắt chặt tài khóa. Theo Phân tích về tính ổn định nợ của quốc gia thu nhập thấp của WB, Việt Nam thuộc nhóm chịu ít rủi ro nợ công.
Đối tác đa phương lớn nhất của Việt Nam cũng cảnh báo rằng, sự không chắc chắn lớn nhất đối với bền vững nợ lại xuất phát từ các doanh nghiệp nhà nước – tuy nhiên, những khoản nợ của các doanh nghiệp này không được liệt kê trong các con số thống kê của nợ Chính phủ hay nợ được Chính phủ bảo lãnh. Do đó, không có một ước tính đáng tin cậy nào về những khoản nợ này. Chính điều đó làm hạn chế khả năng của Chính phủ trong quản lý các rủi ro liên quan – theo WB.
Tổ chức này cho rằng, tính minh bạch và trách nhiệm công bố thông tin rất quan trọng để xây dựng lòng tin giữa các thành viên tham gia thị trường.
Ngoài ra, theo WB, vấn đề của Việt Nam trong những năm tới tiếp tục là vấn đề trong ngành ngân hàng. Ngoài ra, thách thức ngắn hạn về chính sách với Việt Nam là làm thế nào để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và khôi phục niềm tin nhà đầu tư.
Các biện pháp của Chính phủ đã dẫn đến sự suy giảm mạnh trong tăng trưởng tín dụng, từ 32,4% vào cuối năm 2010 xuống đến 14,3% vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, chất lượng tài sản đã xuống cấp một phần do tăng trưởng tín dụng nhanh chóng vào thời điểm trước 2011 và suy giảm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Phần vay chính thức không hoạt động hiệu quả (nợ xấu) tăng từ 2,2% trên tổng giá trị tài sản vào cuối năm 2010 lên 3,6% hồi tháng 3 năm nay, và thậm chí có khả năng còn cao hơn nếu được đo bằng hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế. Chính sách thắt chặt tiền tệ cũng góp thêm căng thẳng vào vấn đề thanh khoản tại một số ngân hàng nhỏ.
Hiện Chính phủ đang tiến hành tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Và theo nhận định của WB, ngay cả khi chỉ thực hiện một phần của các cải cách này, Việt Nam cũng cần phải trở lại với một môi trường kinh tế vĩ mô bền vững hơn, đồng thời đặt nền móng cho hiệu quả và năng suất cao hơn để thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.
Bích Diệp

3 comments on “KT – 778 – 052412 – World Bank cảnh báo nợ của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam

  1. ĐIỀU MÀ NHÂN DÂN VN NGÀY ĐÊM MONG ĐỢI

    Sự sụp đổ dây chuyền của các tập đoàn kinh tế nhà nước

    Vinalines sụp đổ mang theo nhiều dấu hỏi cho chính sách ưu tiên tập đoàn kinh tế nhà nước.
    Ngay sau khi Vinashin sụp đổ không ít chuyên gia kinh tế, tài chánh trong và ngoài nước tiên đoán rằng còn nhiều Vinashin khác sẽ nối gót sụp theo nếu chính sách ưu đãi cho các tập đoàn nhà nước như hiện nay vẫn tiếp tục bất kể các hậu quả do Vinashin mang lại.

    TS Nguyễn Quang A :

    “ Từ năm 2006 khi chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm các tập đoàn thì tôi đã đưa ra ý kiến và báo chí Việt Nam có đăng hẳn hoi là việc tập trung vào nguồn lực kinh tế quá nhiều và để cho nhà nước trực tiếp làm là không đúng và CHẮC CHẮN LÀ SẼ THẤT BẠI . Cái quan trọng nhất không phải tại vì lỗi của Vinashin và không phải lỗi của Vinalines mà lỗi tại đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam”.

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vinaline-anoth-vn-eco-tumor-05232012081540.html

  2. VẬN NƯỚC VN QUẢ LÀ ĐẾN HỒI MẠT VẬN . Y TÁ LÊN LÀM THỦ TƯỚNG LẠI CÒN “ TÙY HỨNG ” NỮA

    Những gì đằng sau vụ Vinalines

    GS Carl Thayer: “Trong nhiều năm nghiên cứu chính trị Việt Nam, tôi chưa bao giờ chứng kiến một nỗ lực kiểm soát thông tin về các động thái nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam chặt chẽ như trong những năm gần đây. Rõ ràng là phong cách lãnh đạo TÙY HỨNG của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn khiến cho quyền lực tập trung ngày càng nhiều vào tay thủ tướng, đã khiến Đảng và các cơ quan của Đảng bị giảm quyền lực để có thể giám sát và kiểm soát hiệu quả. Mạng lưới sâu rộng của Thủ tướng vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong nền kinh tế Việt Nam”.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120523_thayer_vn_politics.shtml

  3. Chúng ta đã thấy viễn ảnh đen tối về Kinh Tế CSVN!Sự thiếu hụt ngoại tệ(usd)để trả nợ và giao thương!Niềm tin sụt giảm của các nước về mọi mặt!Cộng thêm gánh nặng cho sự phá sản hàng loạt của Doanh nghiệp vừa,nhỏ!Thất nghiệp và những khó khăn mọi mặt trong Xã hội!Xuất khẩu không đủ,đạt khối lượng dự tính!Và nhất là Nông Dân làm ruộng sản xuất ra lúa gạo(nguồn tài nguyên duy nhất xuất khẩu)thì lại bị Đè bẹp về nguồn tài chính….!
    Đó là “những nguy cơ tiềm ẩn và là Thế lực Thù địch lớn nhất”để dẫn Đảng ta Xuống Hố Cả Nút….!Rồi còn nhiều động cơ khác nữa cũng sẽ làm cho Đảng ta(Vẹm)ngồi trên đống lửa …..nên chăng Đảng ta đừng ngồi trên đầu cổ Dân hoặc ngồi xổm trên Pháp luật.!Hãy mở lòng và Nói Thật Một Lần với Dân Tộc trước khi quá muộn….!

Bình luận về bài viết này