KT – 843 – 062412 – Thành lập Công ty mua bán nợ xấu: Không làm ngay được!

Đan Chi

Theo:thitruongtaichinh

( Lời bình): – Hy vọng là vì mấy bài viết của tôi mà chúng nó chùn chân, không dám tự tiện lấy tiền của dân mà mua nợ.

CXN_062012_1600_Khi Ngân hàng lời to, chia chác, khi lỗ, dùng thuế dân mua nợ xấu để cứu.

 Nếu đúng là vậy thì những bài viết của tôi làm cho dân VN khỏi mất 100 ngàn tỉ !!!
 Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
24.06.2012

——————————————————————————————-

http://thitruongtaichinh.vn/index.php?r=public/index&news_id=27885

Thành lập Công ty mua bán nợ xấu: Không làm ngay được!

Thứ Năm, 21/06/2012, 10:35 GMT+7 Bản in Email

(ThiTruongTaiChinh) – Việc giải quyết nợ xấu thành một vấn đề cần kíp lắm rồi khi muốn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, đề xuất thành lập công ty mua bán nợ xấu của NHNN vấp phải nhiều ý kiến bất đồng, hơn nữa không thể nói thành lập là thành lập được ngay mà phải xem xét những điều kiện thích hợp.

Trong phiên họp Quốc hội hôm 7/5, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình công bố tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng với tỷ lệ gây “sốc” là 10%. Con số này cao hơn rất nhiều so với những số liệu công bố trước đây là từ 2 – 3%.

Với nợ xấu cao, ngân hàng không “dám” cho doanh nghiệp vay vốn, đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Mặc dù biết doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng ngân hàng cũng đành “treo cá gỗ” cho doanh nghiệp, vì chính họ không muốn gặp nhiều rủi ro.

Để giải quyết “cục máu đông” nợ xấu, NHNN dự kiến phối hợp với các bộ, ngành để thành lập Công ty Mua bán nợ quốc gia trị giá 100.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, vấn đề này gặp những ý kiến không đồng tình. Nhiều chuyên gia phân tích là nếu nợ xấu cao, lợi nhuận sẽ sụt giảm, đằng này trong thời gian vừa qua, các ngân hàng đều công bố lợi nhuận “khủng”, vậy thì tỷ lệ nợ xấu trong các nhà băng là những con số ảo?

Hơn nữa, việc mua bán nợ xấu do 1 cơ quan mua bán, có thể nảy lên những vấn đề về đạo đức. Thêm vào đó là, việc thành lập công ty mua bán nợ xấu có thể gây ra nguy cơ thất thoát vốn nhà nước, nhà nước có thể in thêm tiền, tạo khả năng lạm phát…

Ngoài những vấn đề này, việc thành lập công ty mua bán nợ xấu còn phải tuân thủ những điều kiện khác.

Trên thực tế thì ngân hàng cũng có Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC)  nhưng AMC không chuyên về vấn đề xử lý nợ xấu mà để quản lý tài sản, thu phí tài sản, có khi lách trần lãi suất cho vay….

Theo kinh nghiệm từ các công ty quản lý nợ quốc gia trong khu vực cho thấy, để Công ty Mua bán nợ quốc gia hoạt động hiệu quả, cần phải có các điều kiện sau:

– Sự cương quyết của hệ thống chính trị và các cơ quan quản lý. Sự ủng hộ của hệ thống chính trị đối với Chính phủ để giải quyết tình hình nợ xấu là điểm khởi đầu hết sức quan trọng cho sự thành công của bất kỳ AMC của quốc gia nào.

– Cam kết hỗ trợ về mặt tài chính của Chính phủ. Chính phủ các nước thường cấp vốn trực tiếp từ ngân sách cho AMC. Trường hợp AMC phải phát hành trái phiếu trực tiếp, Chính phủ đứng ra bảo lãnh trái phiếu này để tăng sức mạnh tài chính của AMC và của ngân hàng nắm giữ trái phiếu.

– Hệ thống luật pháp đầy đủ, đồng bộ. Để AMC có thể thực hiện được mục tiêu giải quyết nợ xấu, hệ thống luật pháp cần có một số điều kiện tiên quyết như luật/quy định về doanh nghiệp, phá sản, hợp đồng kinh tế và bất động sản của tư nhân.

– Thị trường vốn hoạt động hiệu quả. Một thị trường vốn hoạt động hiệu quả sẽ hỗ trợ việc bán tài sản. Ngoài ra, việc cho phép NĐT nước ngoài mua tài sản từ AMC sẽ đẩy nhanh tốc độ giải quyết nợ xấu, đặc biệt khi thị trường vốn trong nước chưa phát triển.

– Thẩm quyền của AMC rõ ràng. Thẩm quyền rõ ràng và một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ làm tăng tính hiệu quả khi mua và giải quyết nợ xấu

– Thời hạn hoạt động của AMC hợp lý. Một thời hạn hoạt động hợp lý của AMC sẽ giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết nợ xấu, đồng thời có đủ thời gian cho AMC đạt được mục tiêu của mình.

– AMC có cơ chế quản trị phù hợp. Cơ chế quản trị phù hợp của AMC hết sức quan trọng để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn của xã hội và việc giải quyết nợ xấu nhanh chóng. Do tiền của Chính phủ được đưa vào AMC, các cơ quan quản lý nhà nước cần thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động của AMC.

– Đảm bảo tính minh bạch. Sự minh bạch hóa cao sẽ tăng tính kỷ luật của thị trường. AMC cần công bố báo cáo tài chính và kết quả kiểm toán hàng năm ra thị trường. Các thông tin công bố cần rõ ràng và dễ hiểu.

– Giá mua nợ xấu hợp lý. Giá mua nợ xấu có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ bán tài sản, kết quả hoạt động của ngân hàng bán nợ xấu, phân chia lỗ và việc tái cấp vốn cho ngân hàng. thể yêu cầu ngân hàng tính giá trị của khoản nợ ở mức thấp hơn giá chào mua.

– Giải quyết nợ xấu nhanh. Sau khi mua nợ xấu, AMC phải tập trung giải quyết nợ xấu này thông qua nhiều cách khác nhau, bao gồm bán nợ xấu ra thị trường, tái cơ cấu nợ và con nợ hoặc kết hợp cả hai phương pháp.

Với những điều kiện như trên, chúng ta chưa thể nhanh chóng thành lập công ty mua bán nợ quốc gia. Nợ xấu vẫn còn tồn đọng, doanh nghiệp vẫn còn khó khăn.

Đan Chi

Bình luận về bài viết này