CXN*_043012_1488_Gánh nặng kinh tế của ĐCS ngày càng trì trệ hơn

Đăng lần đầu: 30.04.2012
Châu Xuân Nguyễn
Bài viết này tặng Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, người bị tên cộng sản xử tử sau ngày 30.04.1975, khi tôi có chức vị, đích thân tôi sẽ về VN tìm tên này, hình ảnh đã có đầy đủ.
———————————————————————————
Nhiều người nói tôi lúc Vinashin mới đổ bể hồi 30.06.2010 là bọn 3 Dũng Sinh Hùng khôn lắm anh Châu ơi, 86 ngàn tỉ (có báo cáo tới 120 ngàn tỉ vnd) chúng nó xô qua xô lại là mất tiêu anh Châu ơi, “Cứt trâu lâu quá hóa bùn mà anh Châu”.
Tôi nói không, nợ không bao giờ biến đi, nó chỉ đi lòng vòng từ cty này qua cty khác, nó trôi qua Vinalines, kéo Vinalines chìm, nó qua Viet Petro, kéo Viet petro chìm, rồi nó qua Habubank (Cho Vinashin vay, nợ xấu Habubank lên 16,06%) và tạo thành nợ xấu hệ thống NH, có thai lâu ngày thì phải sinh con thôi, nhưng bây giờ thì sinh ra quái thai đây này

KT – 697 – 042612 – Cần một thị trường mua bán nợ xấu?

Tình hình tài chính của ĐCS rất bi thảm, BT Y tế nói là bệnh viện hấp hối, Đinh La Thăng nói ngân sách cho 2012 của BGTVT đã hết rồi (điều này kiểm chứng được là dự án nâng cấp đường bauxite đến cảng kê gà bị ngưng), kế hoạch thu phí bảo trì đường của Đinh La Thăng bị đánh tơi tả…

KT – 664 – 042212 – Lại hoãn khởi công cảng Kê Gà

KT* – 670 – 042312 – Tạm ngưng thi công đường chở bôxit

Chúng nó tính chuyện bán 50% Dung Quốc vì không có tiền sửa chửa những faults của nhà máy, phải bán 50% để sửa chửa phần còn lại, nhưng với giá 3.5 tỉ usd (100%) thì ai mà mua.
Chúng nó còn tính chuyện bán những BĐS tiếp thu được của miền Nam để lấy tiền. Tình hình rất kiệt quệ.

Chuyện trước mắt là phải tái cấu trúc hệ thống Ngân Hàng, DNNN, cứu BĐS theo thứ tự ưu tiên đó.


Tái cấu trúc là phải cần tiền để trả những khối nợ khổng lồ thì DN mới có cơ hội vươn lên, làm ăn hữu hiệu chứ mà tình hình như thế này, làm ra được đồng nào, trả nợ đồng đó thì làm sao ngất đầu lên được, chưa nói tới chuyện ngày này qua ngày nọ bị hăm dọa xiết nợ.
1. Tái cấu trúc NH là cấp bách vì nếu nợ động còn thì NH phải huy động để trả nợ thì cho dầu có hạ lãi suất huy động còn 10%, NH vẫn huy động chui 18, 20% để…trả nợ trước nhất. Nếu huy động được bao nhiêu phải trả nợ cho Nh thì thanh khoản đâu mà cho 400.000 DN hấp hối vay (với lãi suất vay 22% còn chưa có thì nói gì đến 13 tới 16% như Nguyen văn Bình nằm mơ).
Nhưng tái cấu trúc NH cần bao nhiêu tiền ???? Bài báo dưới này thì nói là 3,4 hay 5,6 tỉ usd. Tổng dư nợ của hệ thống NH là 2.4 triệu tỉ vnd, NHNN cứ khua mỏ là nợ xấu 3%, nợ xấu tính theo quốc tế thì ít nhất phải 15% (NH thấy khách hàng nào trả không nổi thì cứ đáo hạn, nói rằng họ vẫn trả nợ bình thường nhưng thực chất là khách hàng kiệt quệ rồi, NH chỉ che dấu nợ xấu mà thôi). 15% của số này phải là 36 tỉ usd
Phải có 36 tỉ usd mới hòng tái cấu trúc NH và làm cho hệ thống NH có thanh khoản trở lại.
2. Tái cấu trúc Doanh Nghiệp nhà nước (DNNN)
Số tiền cần tái cấu trúc mà Vương đình Huệ thú nhận là 65 ngàn tỉ vnd (3.3 tỉ usd) nhưng tôi nghĩ là ít nhất gấp 4 lần, 13 tỉ usd

CXN*_121711_1343_Chuyện buồn cười của ĐCS và DNNN (vay thêm nợ 30 tỉ usd mỗi năm, cần 65 ngàn tỉ để tái cấu trúc)

3. Cứu nguy Bất Động Sản
Một đứa con nít bây giờ cũng biết rằng BĐS là tê liệt. Để cứu BĐS này, CP thú nhận là cần 200 ngàn tỉ (10 tỉ usd), tôi thì nghĩ là gấp đôi, 400.000 tỉ vnd. Tổng dư nợ của khối NH là 2.4 triệu tỉ, NHNN ra lệnh ngày 30.06.2011 tổng dư nợ phi sản xuất gồm BĐS và TTCK phải là 20% và rút xuống còn 16% ở thời điểm 31.12.2011  (16% của 2.4 triệu tỉ là 384.000 tỉ vnd, hầu như 99% nợ BĐS là nợ xấu, còn nợ xấu của DNNN và hằng trăm ngàn DN Tư Nhân phá sản trong 4 tháng đầu năm nay nữa.
4. Tình hình nợ hiện nay của ĐCS

NVDT*_121711_00027_90 triệu dân VN mang nợ bao nhiêu ?? 215 tỉ usd, Già trẻ lớn bé làm 2 năm 2 tháng rười không lương mới trả hết món nợ này

5. Tình hình tài chánh hiện nay của ĐCS

Chỉ khi cạn kiệt tài chánh thì mới có chuyện ưu tiên cho cái này, cái khác không được ưu tiên


6. KẾT LUẬN

Như tôi đã nói từ 3 năm nay, ĐCS phải hành động ngay bây giờ vì như DN đã biết, nhung74 vấn đề tài chánh mà không giải quyết thì tình hình tài chánh sẽ tệ hơn theo cấp số nhân, không bao giờ có chuyện để lâu cứt trâu hóa bùn.

Giải quyết như thế nào thì đừng hỏi tôi vì tôi không chỉ cho đâu, biết giữ trong đầu (không giữ trong lòng vì trong lòng không có bộ nhớ).

Hãy giữ bài này lại, để đến cuối năm 2012 xem lời tôi nói có hiệu nghiệm hay không.

Melbourne

30.04.2012

Châu Xuân Nguyễn

————————————————-

http://thitruongtaichinh.vn/index.php?r=public/index&news_id=24234

Tái cơ cấu ngân hàng: Cần 5 – 6 tỷ USD hay 3 – 4 tỷ USD?

Thứ Sáu, 27/04/2012, 15:37 GMT+7
(ThiTruongTaiChinh) – Nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, quan trọng nhất là cứu nguy nguồn vốn đang đóng băng để khơi thông mạch máu nền kinh tế. Vì vậy, cần nhanh chóng tái cấu trúc ngân hàng.

Theo ước tính của IMF, chi phí cho việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng khoảng 5% GDP, tức gần 5 – 6 tỷ USD. Tuy nhiên, theo tính toán của TS Lê Xuân Nghĩa chỉ cần khoảng 3 – 4 tỷ  USD là đủ.

Tại Hội thảo “Ngân hàng thương mại Việt Nam 2012-2013: Cải cách để sống còn”, sáng 26/04, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, năm nay dự tính cung tiền và tín dụng kỳ vọng tăng 15 – 17%.

Theo ước tính của IMF, chi phí cho việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng khoảng 5% GDP, tức gần 5 – 6 tỷ USD. Tuy nhiên, theo tính toán của Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng chỉ cần khoảng 3 – 4 tỷ  USD là đủ.

“Số tiền này nên trích từ nguồn dự phòng rủi ro của các ngân hàng thương mại, phát hành trái phiếu Chính phủ và các nguồn khác từ Ngân hàng trung ương.  Xử lý dứt điểm được nợ xấu xem như cơ bản đã thành công trong tiến trình tái cấu trúc ngân hàng. Các khâu đoạn còn lại như cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ nguồn nhân lực… là việc làm sau đó tùy thuộc vào nguồn lực của mỗi nhà băng”, ông Nghĩa chia sẻ.

Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam nêu ra hai cách dùng tiền để tái cơ cấu. Một là, dùng tiền ngân sách thông qua Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Tài chính. Theo ông, giai đoạn 1999 – 2007, có 17 ngân hàng cổ phần bị sáp nhập và giải thể. Để xử lý 17 đơn vị này, Ngân hàng Nhà nước đã chi 1.500 tỷ đồng từ nguồn tiền cung ứng đóng cửa một số ngân hàng và tái cấp vốn cho những ngân hàng thực hiện cơ cấu lại.

Bởi thế, nên sử dụng cách thứ hai là tái cơ cấu theo nguyên tắc thị trường như một số nước Mỹ, Nhật, Hàn, Canada, Đài Loan… từng làm.

Ông Dũng đưa ra dẫn chứng, trong cuộc khủng hoảng châu Á 1997 tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và Hàn Quốc, trong vòng 4 năm (1998 – 2002), các quốc gia ở khu vực này tiến hành cơ cấu hệ thống tài chính, chấp nhận cho loại bỏ, sáp nhập, hợp nhất 838 tổ chức tài chính “có vấn đề” với tổng mức chi tới 126 tỷ USD mặc dù chỉ bỏ tiền túi ra 11 tỷ USD.

Ông Nghĩa chia sẻ, thời điểm nguy hiểm nhất của ngân hàng đã qua. Quý 4/2011, thanh khoản các nhà băng thiếu trầm trọng, có nguy cơ đổ vỡ; nay thì rủi ro lớn nhất là nợ xấu. Theo báo cáo của ngân hàng, nợ xấu hiện khoảng 3,6%, ước lượng hơn 80.000 tỷ đồng (trong khi các tổ chức quốc tế dự tính con số này chiếm khoảng 12 – 13%).

Ngân hàng sở hữu tập đoàn, tập đoàn sở hữu ngân hàng, ngân hàng sở hữu công ty tài chính, công ty tài chính lại sở hữu tập đoàn… Hiện tượng này dẫn đến việc cho vay theo mối quan hệ, theo nhóm lợi ích và không đảm bảo hiệu quả. Trong khi đó, hiệu quả lại là chỉ tiêu hàng đầu của quá trình tái cơ cấu. Do đó, nếu không có quyết tâm về mặt chính sách và thiếu quy tắc mạch lạc trong việc xác định loại ngân hàng tái cơ cấu, biện pháp tái cơ cấu, các biện pháp kiểm soát đặc biệt của Nhà nước, thì sẽ khó thực hiện được.

Ông Phạm Mạnh Thường, Phó tổng giám đốc Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng cho rằng, nên thành lập một quỹ nợ xấu để tái cấu trúc là hiệu quả nhất.

Phó tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Huỳnh Bửu Quang lại cho rằng Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các nhà băng nước ngoài tham gia xử lý nợ nên “mở” hơn cho các thành phần này có cơ hội tham gia.

Tiến sĩ Nghĩa dự báo, nếu Chính phủ không có những chính sách điều chỉnh kịp thời, khả năng tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ khoảng 5%, thấp xa so với kỳ vọng 6% mà Quốc hội đề ra.

Theo quan điểm ông, để giải quyết, quan trọng nhất là phải tập trung cứu nguy nguồn vốn đang bị đóng băng nhằm giải quyết tình trạng suy thoái của nền kinh tế. “Đây là lý do cần phải đẩy nhanh tái cơ cấu ngân hàng”, Tiến sĩ Nghĩa nhấn mạnh.

Ông Kiều Hữu Thiện, Phó giám đốc Học viện Ngân hàng nhận xét: “Vấn đề tái cấu trúc ngân hàng là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng hiện nay, bởi hệ thống này hiện đang tồn tại nhiều bất cập trong hoạt động; chưa làm tốt vai trò của một trung gian tài chính trong nền kinh tế, khiến dòng vốn bị ách tắc, chi phí vốn quá cao”.

Theo ông Kiều Hữu Thiện, mục tiêu tổng thể của tái cơ cấu ngành ngân hàng là hướng tới một hệ thống minh bạch, phát triển bền vững, đảm bảo phân bổ tốt nguồn lực từ tiết kiệm đến đầu tư. Nhưng một trọng tâm không thể không chú trọng là phát triển hệ thống tài chính khu vực nông thôn, hiện đang bỏ ngỏ.

Đan Chi

4 comments on “CXN*_043012_1488_Gánh nặng kinh tế của ĐCS ngày càng trì trệ hơn

  1. Bọn Dũng Sinh kHùng… này đã đang cố gắng mọi nổ lực để tạo thêm áp thấp nữa đấy, và BÃO CẤP >12 chắc chắn sẽ đổ bộ vào cơ quan đầu não cpvn, nguy cơ cực khủng sẽ làm tê liệt toàn lãnh thổ Vn.

  2. Chú Châu ơi có phải thằng Dũng nó cho tăng giá điện đồng thời giảm giá xăng nhằm xoa dịu dư luận? bây giờ tăng giá điện xong rồi nó lại cho tăng giá xăng. Nó đang giết dần giết mòn chính dân tôc nó. Hiện tại cuộc sống của người dân đi làm bây giờ lo cơm 3 bữa cũng chật vật đó chú à, chứ đừng nói đến thất nghiệp. Cháu hy vọng rằng treo cổ thằng nào ở ba đình trị sớm được lúc nào thì dân dân đỡ khổ được chừng đó.

  3. Đúng là sông sâu có lắm chỗ dò,
    Nếu bạn biết chỗ sẽ dò ra ngay!
    Bằng chứng rành rành như vậy …?

    Vietcombank interests about 2,000 billions dong but lost about 4,000 billions dong?

    Vậy là VCB lãi khoảng 2,000 tỷ nhưng lỗ gần 4,000 tỷ đồng?
    Vậy là làm ra 1 nhưng thâm hụt 2, cứ cái đà này thì làm sao?
    Base III có chấp nhận hay không?

    VCB: Tín dụng tăng 2,95%, nợ có khả năng mất vốn lên 3.897 tỷ. http://blog.yahoo.com/_MIGBSHJT6AS63B7H4GNPBUXNRA/articles/1016347/index

  4. Thuyết duy vật : vật thể không thể tự sinh ra và tự biến mất đi, nó chỉ được biến từ dạng này sang dạng khác thôi !!!hahahahahaha

Bình luận về bài viết này