KT – 882 – 080312 – “Chết trên đống tài sản” và những nỗi lo chưa hết

Bích Diệp

Theo:dantri

 ( Lời bình): – Khi thấy hàng tồn kho tháng 3 tăng cao rồi tháng 4 và tháng 5 giảm thì mấy thằng TS dốt kinh tế thực tiễn của vận hành DN thì reo mừng là tồn kho giảm, kinh tế qua khỏi khó khăn, kinh tế chạm đáy v.v…
Nhưng một người có kinh nghiệm về DN, nhất là sản xuất thì biết rằng khi hàng tồn kho tăng cao, chủ shop không lấy hành nữa thì chỉ có DN ngu như mấy thằng kinh tế chiên da này mới tiếp tục sản xuất. Còn DN bình thường trong hoàn cảnh tiền bạc eo hẹp là ngưng sản xuất, cho CN nghĩ để chờ tình hình. Trong khi chờ đọi, hàng tồn kho vẫn được tiêu thụ, chậm chứ không phải ngưng hẳn, đó là lý do hàng tồn kho giựt xuống.
Tôi nói rồi, suy thoái này không ít hơn 7 năm. Nắm suy thoái ở Úc không thê thảm như vầy đâu, thức ăn vẫn tiêu thụ bình thường, lần này ở VN, rau, cá thịt còn bị ế nữa là trầm trọng lắm…
Còng lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
01.08.2012

————————————————————————————-

http://dantri.com.vn/c76/s76-619447/chet-tren-dong-tai-san-va-nhung-noi-lo-chua-het.htm

Thứ Hai, 16/07/2012 – 14:15

“Chết trên đống tài sản” và những nỗi lo chưa hết

(Dân trí) – Tình trạng hàng tồn kho, với sự tham gia góp ý của các chuyên gia cũng như thông qua thực tiễn diễn biến thị trường, có nhiều cách giải quyết. Nhưng để đến được kết quả, cần có sự thông cảm, tin tưởng và chia sẻ lợi ích – đó lại là điều khó nhất!
 >>  Hội chợ: Nơi thanh lý hàng tồn?
 >>  Hàng tồn chất cao như núi!

Không phải đến bây giờ, thời điểm giữa tháng 7 khi đi quá nửa chặng đường năm 2012 thì bài toán giải quyết hàng tồn kho mới được đề cập. Tuy nhiên từ lúc được “bắt mạch, chẩn bệnh” cho đến nay thì việc ách tắc hàng hóa gây nhiều hệ lụy đến nền kinh tế vẫn đang khiến doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng đau đầu.
Mới đây, Dân trí được tiếp cận một báo cáo chuyên đề từ Trung tâm Thông tin Kinh tế (BIZIC) – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong đó có đưa ra nhiều thông tin dữ liệu cũng như đóng góp về cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết hàng tồn kho.
Nhiều doanh nghiệp và siêu thị liên tục tung ra các chiêu khuyến mại song vẫn ế.
Nhiều doanh nghiệp và siêu thị liên tục tung ra các chiêu khuyến mại song vẫn “ế”.
Bản báo cáo này ngay từ đầu đã đưa ra nhận định: “Quay vòng vốn nhanh là một trong các yếu tố quan trọng để doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Do đó, nếu hàng tồn kho tăng cao thì doanh nghiệp bị ách tắc dòng luân chuyển vốn và khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ. Tình trạng này là một trong những  nguyên nhân chính đẩy doanh nghiệp lâm vào tình trạng bi đát, thậm chí giải thể, phá sản.”
Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ đầu năm đến nay, chỉ số hàng tồn kho liên tục tăng cao so với cùng kỳ năm 2011. Đỉnh điểm là vào tháng 3, chỉ số này tăng lên đến mức kỷ lục 34,9%, trong khi cùng kỳ năm 2011 chưa đầy 20%.
Mặc dù sau đó, chỉ số này đã có xu hướng giảm với 32,1% vào tháng tư và 29,4% vào tháng 5 nhưng vẫn khá cao so với cùng kỳ năm 2011. Không những vậy lại tăng trưởng lệch với sự tập trung quá cao vào các ngành nhạy cảm ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) như xây dựng, xi măng, sắt thép, phân bón, thực phẩm…
Còn theo số liệu của Bộ Công thương, đến thời điểm 1/6, lượng tồn kho vẫn lớn, so cùng kỳ, tồn kho đồ uống không cồn tăng 23,8%, thuốc lá, thuốc lào tăng 41,4%; giấy nhăn và bao bì tăng 130%; sản xuất xi măng tăng 29,3%; sản xuất xe có động cơ tăng 116,7%…
Thị trường trong nước chủ yếu sôi động trong các hoạt động du lịch, dịch vụ. Đối với các mặt hàng thuộc nhóm hàng tiêu dùng, mặc dù doanh nghiệp đã có nhiều chương trình khuyến mãi nhưng hàng hóa tiêu thụ vẫn chậm. Các doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động nhưng không ít trong số đó vẫn trong trạng thái cầm chừng do gặp khó khăn về đầu ra.
Dự đoán, tình trạng tồn kho sẽ ngày càng xấu đi do nguồn cung hàng hóa trên thị trường hiện rất dồi dào nhưng tổng cầu có xu hướng giảm. Tính đến tháng 6 năm nay, mặc dù CPI đã bắt đầu giảm phát ở mức -0,26% sau 38 tháng liên tục tăng ở ngưỡng dương nhưng chỉ số niềm tin tiêu dùng trong quý I đã hạ xuống mức thấp nhất kể từ quý III/2010 (số liệu khảo sát trực tuyến của Nielsen). Điều này cho thấy, người dân đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu.
Tại một số địa bàn tiêu thụ hàng hóa trọng điểm như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh, doanh số bán hàng giảm từ 20 – 30% so với cùng kỳ năm 2011. Chỉ số tiêu thụ tại khu vực chế biến – chế tạo trong 5 tháng đầu năm hiện cũng “giậm chân tại chỗ” với mức 20,5% tăng 3,5% so với cùng kỳ.
Số liệu Tổng cục Thống kê thông qua khảo sát 9.331 doanh nghiệp trên cả nướccho thấy, từ 1/1/2011 đến 1/4/2012, số doanh nghiệp phá sản, giải thể và doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh, đang hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể (gọi chung là doanh nghiệp phá sản, giải thể) chiếm 8,4%. Trong đó số doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể chiếm 4,1%; số doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chờ hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể chiếm 4,3%.
Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế tạo ra GDP, do vậy, để đảm bảo được một mức độ tăng trưởng GDP hợp lý, Chính phủ đã xác định chính sách nửa cuối năm tập trung vào tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó quan trọng nhất là giải phóng hàng tồn kho.
Chưa “thông” lợi ích
Từng trao đổi với Dân trí quanh câu chuyện này, chuyên gia kinh tế độc lập Vũ Đình Ánh đưa ra đánh giá, việc giảm và giãn thuế sẽ chỉ có thể giải quyết được một phần rất nhỏ những khó khăn của doanh nghiệp trong bối cảnh tình trạng sức khỏe xuống mức quá yếu. Tại thời điểm đó, tức vào đầu tháng 5, ông đã cho rằng, mấu chốt là sức mua ì ạch, cầu thấp, giá cao nên khó tiêu thụ, dẫn đến tồn kho cao.
Vì vậy, theo ông, Nhà nước cần tính đến giãn lộ trình tăng giá điện, xăng dầu cho doanh nghiệp. Đây là một trong những phương án hỗ trợ về giá đầu vào của doanh nghiệp – bao gồm tất cả những yếu tố trên chứ không chỉ là vốn. Khi đó giá thành sản phẩm đến người tiêu dùng sẽ rẻ hơn, kích được “cầu” (bao gồm khả năng chi trả) và giải quyết được hàng tồn kho.
Với những mặt hàng mang tính thời vụ, việc xả hàng được áp dụng như một biện pháp nhằm cắt lỗ.
Với những mặt hàng mang tính thời vụ, việc “xả hàng” được áp dụng như một biện pháp nhằm “cắt lỗ”.
Cũng chính vì đặt trong bối cảnh khó khăn của doanh nghiệp hiện nay cũng như việc chi trả của người dân bị eo hẹp lại mà việc tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hồi đầu tháng này đã gặp phải những phản ứng tiêu cực từ dư luận và bị “chê” là “tăng giá không khéo”.
Còn theo như TS Lê Đăng Doanh, từ rất sớm ông đã đề xuất phương án ngân hàng cho doanh nghiệp thế chấp hàng tồn kho để vay vốn vì theo lập luận của ông, hàng tồn kho chính là tài sản. Tuy nhiên, phương án này sau khi được phân tích và thông qua thực tiễn cho thấy nhiều rủi ro, bản thân các ngân hàng cũng e ngại. Trước hết phải nói đến là tính “đàng hoàng” của doanh nghiệp trong hoạt động thế chấp từ khâu bảo quản hàng tồn cho đến cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Ngoài ra, chưa nói đến khả năng thẩm định của chuyên viên ngân hàng khi thực hiện kiểm định chất lượng tài sản tồn kho để cho vay ở những mặt hàng như gạo, gỗ, thủy sản… không phải là dễ dàng. Trong khi đó,  doanh nghiệp cũng cần phải đáp ứng được phải có bảo hiểm hàng hoá tồn kho, phải thực thi các nghiệp vụ định giá hàng hoá bao gồm số lượng hàng, chất lượng hàng, thị trường tiêu thụ hàng khi phát mãi hoặc xác định tỉ lệ chiết khấu khi hoán chuyển hàng qua thị trường thứ cấp. Với những thủ tục trên không dễ để thực hiện phương án này dù vẫn là biện pháp đáng khuyến khích.
Báo cáo của Bộ Công thương về tình hình sản xuất – kinh doanh 6 tháng có lưu ý, đến một phương án, đó là phải tiếp tục thực hiện sâu rộng Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam nhằm giảm nhập khẩu, khuyến khích tiêu dùng hàng trong nước và kích thích sản xuất phát triển. Đến khâu này, lại phụ thuộc vào sự góp tay của người tiêu dùng. Làm thế nào để thay đổi thói quen  “sính ngoại” cũng như thói quen “ham đồ rẻ, không quan tâm đến chất lượng” của người tiêu dùng trong nước là cả một quá trình.
Đến nay, chương trình xúc tiến thương mại đợt 1 năm 2012 được phê duyệt với tổng kinh phí 43,93 tỷ đồng đã thực hiện đúng tiến độ. Đã có 2.110 doanh nghiệp trực tiếp tham gia chương trình và được hưởng lợi, góp phần tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Số doanh nghiệp này có ý nghĩa nhưng mới chỉ là một phần nhỏ trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Khi mà gần 80% doanh nghiệp vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng trong khi tỷ lệ doanh nghiệp tiếp nhận được nguồn tín dụng ưu đãi hàng năm chỉ dao động khoảng 12 – 13% và chủ yếu là các doanh nghiệp lớn và vừa, doanh nghiệp nhà nước thì việc NHNN yêu cầu giảm các khoản cho vay cũ về dưới 15% là một động thái tích cực.
Song, nói cho cùng, việc đẩy mạnh thị trường trong và ngoài nước, giảm lãi suất, kích thích tiêu dùng, phía cơ quan nhà nước chỉ góp được một phần, phần quan trọng vẫn ở tự lực doanh nghiệp. Và hơn tất cả, trong khó khăn, nếu không có sự chia sẻ quyền lợi giữa các bên, từ nhà hoạch định chính sách, các bên thực thi chính sách và đối tượng áp dụng thì hiệu quả của chính sách vẫn là lý tưởng và nằm trên giấy mà thôi.
Bích Diệp

2 comments on “KT – 882 – 080312 – “Chết trên đống tài sản” và những nỗi lo chưa hết

  1. Chủ tịch Chứng khoán SME bị bắt
    Ngày 2/8, cơ quan công an đã khởi tố và bắt tạm giam ông Phan Huy Chí – Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán SME – để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

    Ngoài ông Chí, ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị SME cũng bị bắt.

    Theo thông tin điều tra ban đầu, năm 2010, ông Phạm Minh Tuấn đã chỉ đạo giả mạo giấy tờ của một cá nhân để ký hợp đồng cùng tham gia góp vốn đầu tư lô chứng khoán và đã nhận 107 tỷ đồng của một công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, SME mới trả được một phần tiền để khắc phục hậu quả, nhưng không thể trả hết gần 60 tỷ đồng còn lại.

    http://www.baomoi.com/Home/ChungKhoan/vneconomy.vn/Chu-tich-Chung-khoan-SME-bi-bat/9020046.epi

Bình luận về bài viết này