CXN*_121311_1329_Khi một Thủ Tướng sợ làm Thủ tướng

Đăng lần đầu: 13.12.2011

Châu Xuân Nguyễn

Tiếng Anh có câu là :”You are afraid of doing your job, you are not doing what you are getting paid for” tức là Thủ Tướng đang sợ quyết định, sợ thất bại, sợ trách nhiệm trước BCT, UBTW, CS và 90 triệu người dân.

Vì quá sợ nên TT chỉ ra chỉ đạo hành chánh cho đám 17/22 Bộ Trưởng mới tinh, không kinh nghiệm, không biết xử lý, tình hình sẽ còn tệ thêm cho dân đen.

1. Ảnh hưởng về thời gian tính của blog lề trái.

Vì blog lề trái xì thông tin 4 NH mất thanh khoản nên NHNN phải vội vã sát nhập để tránh đổ vỡ.

Ba ngân hàng tại TP.HCM hợp nhất
Người dân được cam kết đảm bảo tiền gửi ở các ngân hàng hợp nhất.
Ngày 6-12, tại TP.HCM đã diễn ra lễ công bố hợp nhất ba ngân hàng. Đó là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (Vietnam Tin nghia Bank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB). Tên gọi mới của ba ngân hàng sau khi hợp nhất sẽ được công bố trước ngày 25-12.

Trích: “Những cty niêm yết kinh doanh lỗ lã nên bị gạch tên khỏi chứng khoán. Và cũng có một số không còn muốn niêm yết nữa vì tình hình quá ảm đạm.” hết trích.

2. Biện pháp thứ nhì sai lầm là không còn ai dám mua vào TTCK nữa ??? Cũng như những biện pháp đối phó của 3 Dũng hầu cứu vãn tình thế nhưng thật sự là 3 Dũng loay hoay như gà mắc tóc.

3. Biện pháp đối phó thứ 3: Lãi suất thực âm làm người dân rút vnd tiết kiệm, NH mất thanh khoản nên không có tiền cho vay 25% chứ đừng nói 17 ~ 19%. Một biện pháp đối phó thất bại.

4. Biện pháp đối phó thứ 4: Tách 4 phần của BĐS ra khỏi phi sản xuất, chính ngành BĐS tạt gáo nước lạnh vào giải pháp tình thế này.
Biện pháp đối phó thứ 2 thất bại.

5. Biện pháp thứ 5: Biện pháp thứ 3 là kích cầu cho TTCK và BĐS. 2 thị trường này như 2 con chim bị tên bắn nên kích cầu chỉ tạo cơ hội cho những người ôm cổ phiếu bây giờ tháo chạy vì quá sợ, một đi không trở lại vì họ biết lướt sóng thời buổi suy thoái này thì từ chết tới bị thương. KT – 257 – 120911 – Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính nhất thiết phải vực dậy TTCK Việt Nam

BĐS cũng thế, ai mà dám ký nợ 20 năm để mua căn hộ lúc này khi những cty BĐS bán đổ bán tháo ngày một mà không ai mua.

CP 3 Dũng bây giờ là lộ rõ sự bất tài ngay cả đối phó tới tình hình chứ đừng nói đến biện pháp giải quyết khủng hoảng lâu dài.” hết trích

—————-

CXN – Bài viết của tôi ảnh hưởng bao nhiêu đến 90 triệu dân VN ?

CXN – Có ba loại Thủ Tướng

Trích:”1. Quá tệ, hoạn heo hay y tá cũng làm được

Đây là loại lúc nào cũng tự cho mình là đỉnh cao trí tuệ của hàng Thủ Tướng thế giới, chúng không đủ hiểu biết để thấy rằng chúng cứ bán vợ, đợ con (bán nước, nợ thế giới) để tạo một phồn vinh (chính hắn không nghĩ tới vì mượn nợ ODA 8 tỉ usd, kiều hối 8 tỉ usd/năm, bán đất, rừng v.v. 16 tỉ X 5= 80 tỉ, xài hết dự trử usd từ 28 tỉ usd còn 10 tỉ usd sau khi vơ vét usd của dân) giả tạo (ngay chính hắn không đủ hiểu biết để rồi nghĩ là chính hắn tạo phồn vinh và ép buộc 700 tờ báo viết theo).

Đây là loại Thủ Tướng lúc nào cũng ở trong thế khủng hoảng (Crisis mode) (đơn giản vì không có long term forwad planning, kế hoạch đường dài, 20, 50 thậm chí 100 năm, chỉ vì thiếu kinh nghiệm, kiến thức, học vị để nhìn ra khỏi những gì xẩy ra hôm nay, chỉ đối phó khi sự cố xảy đến, ôm đồm mà không có cái đầu để nắm bắt hết (tập đoàn, các bộ ngành, kinh tế vĩ mô, NHNN v.v..cần rất nhiều thời gian trong ngày làm việc) và quyết định đúng thời điểm cân phải quyết định (như mở cửa tín dụng để cứu BĐS nhưng cũng thất bại vì để tâm lý tiêu dùng chán nản quá lâu).

Loại này không có khả năng nhìn tài năng của Bộ trưởng để bổ nhiệm (Thống Đốc Nguyen van Bình (xử dụng lãi suất thực âm, ém usd bây giờ khủng hoảng v.v.., Vũ văn Ninh, tuyên bố thách thức về nợ công, lúc nào cũng muốn tăng giá điện khi lạm phát tăng cao), Bùi Quang Vinh (không nhìn được độ trễ của suy thoái), Vũ viết Ngoạn (cao ngạo, kinh tế VN chưa giải quyết mớ bòng bong này mà muốn giải quyết kinh tế thế giới)….

Loại này loại bỏ những Bộ trưởng bất tài cũ để thay thế 17/22 BT mới vừa bất tài vừa thiếu kinh nghiệm.

Loại này luôn luôn phải đối phó tình huống hằng ngày, hằng giờ (constant in crisis management mode) vì thiếu tầm nhìn. Đoi khi hành xử như một con chó điên (chỉ thị hành chánh giảm lãi suất vì thấy doanh nghiệp phá sản rất nhiều, 240.000 DN, siết chặt tín dụng, thả lỏng tín dụng vì BĐS, NH, TTCK kêu ca, cố gắng cứu bầu sũa tham nhũng DNNN trong vô vọng khi hội nghị đang diễn ra nên bán tập đoàn nào trước, lương thực, dầu khí, TKV, toàn là những con gà để trứng vàng tham nhũng cho 3 Dũng, siết chặt ngoại tệ, chỉ thị NHTM có báo cáo về nợ xấu (không phải việc của TT, việc của Thống đốc, chỉ thị DNNN báo cáo đầu tư ngoài ngành, nợ DNNN, chỉ thị ngành BĐS, TTCK, NH,DNNN đề xuất biện pháp giải thoát hiểm nguy suy sập v.v…)

Trích:”Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương rà soát tình hình thị trường bất động sản, đề xuất giải pháp cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/11/2011.
Loạt báo cáo về thị trường bất động sản, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đề xuất giảm thuế… sẽ trình Chính phủ ngay trong tháng này.

Theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2011 vừa ban hành, nhiều vấn đề quan trọng của nền kinh tế đang thu hút sự chú ý của công chúng sẽ được các bộ, ngành liên quan báo cáo lên Chính phủ.

Cụ thể, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11/2011.

Trong thông tin công bố cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết đã chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương xây dựng đề án tái cơ cấu nói trên và chuẩn bị tốt cơ sở pháp lý cho quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng đang khẩn trương chỉ đạo việc xây dựng đề án cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); xây dựng phương án tổng thể xác định nhu cầu bổ sung vốn điều lệ cho tất cả các ngân hàng thương mại nhà nước.

Tại nghị quyết trên, Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương rà soát tình hình thị trường bất động sản, đề xuất giải pháp cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/11/2011.

Trước đó, ngày 4/11, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 8641/NHNN-DBTKTT gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, yêu cầu phải báo cáo dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản và hạn chót nộp về là ngày 9/11 vừa qua.

Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan
nghiên cứu, đề xuất việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và kéo dài thời gian miễn, giảm, dãn thuế cho các doanh nghiệp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11/2011; khẩn trương xây dựng đề án tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng này.

Với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ yêu cầu Bộ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan khẩn trương xây dựng đề án tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11/2011.” hết trích.

Hậu quả của những đối phó tình thế này là sao ??? là những đối phó này không những không hữu hiệu mà có tác dụng ngược lại, trầm trọng thêm tình hình như vụ Nguyen van Bình siết trần lãi suất huy động 14% để giảm lãi suất vay từ 22,25% còn 17,19%.

Hậu quả là người dân rút tiền hết ra khỏi hệ thống NH, hàng chục ngàn, trăm ngàn tỉ vnd mỗi ngày, kết quả là tình hình xấu của NH càng nhanh chóng lộ rõ qua thanh khoản rất yếu, tiền không có nên 3 tháng nay doanh nghiệp có muốn vay 40% lãi suất cũng không có mà vay.

Mới hôm qua, 3 Dũng đưa quyết định loại một phần BĐS ra khỏi gới hạn tín dụng 16% cuối năm (một quyết định trể 5 tháng vì chống đối, chống đối vì người dân biết khi TT quyết định gì đều là vì do cánh hẩu), hậu quả là sao ?? là ngay chính giới BĐS cũng nói là nhà băng hết tiền, mà có bơm vào 300 ngàn tỉ nữa (đã bơm 300.000 tỉ vnd) thì cũng không ai dám ký nợ ví đã quá sợ “siết chặt tín dụng bất thình lình”, người dân thà ở mướn 3 triệu/tháng hơn là ký nợ 2 tỉ @ 22% để phải trả 37 triệu/tháng nhà băng mà viễn ảnh nhà tăng giá trong cơn suy thoái 7 năm này là zero, còn dân lướt sóng BĐS thì quá rành là chui đầu mua căn hộ là sẽ ôm mặn mà như những vụ vỡ tín dụng đen.

Vụ sửa đường cho cảng Kê gà, đợ tới khi nhà máy Alumina/Bauxite Tân cơ làm gần xong mới lo chuyện sửa đường vận tải, tôi có nói rõ hơn trong bài này (tôi viết bài trên Bauxite VN từ tháng 04.2009 cảnh báo việc này)

CXN – Về câu chuyện đường vận tải Alumina Tân cơ đến Cảng Kê Gà
Đây là 3 vụ việc điển hình, tôi có thể kể ra hàng chục, hàng trăm quyết định vội vã về Vinashin nợ, TTCK, BĐS, NH v.v..

Khi một Thủ tướng không còn lòng tin của dân để làm những quyết định tối hậu ảnh hưởng tới sự sống còn, đói hay đủ ăn của 90 triệu dân thì TT đó nên từ chức, nếu không Đảng phải cách chức vì càng ngồi lì, càng có những quyết định sai lầm đưa dân tộc vào cùng khổ thêm

Phần Kết:

Giờ phút này, 3 Dũng đã không còn can đãm để lãnh đạo, tình hình kinh tế thì 3 Dũng phó mặc cho những Bộ Trưởng rất non tay nghề, để tình hình kinh tế ngày một tồi tệ.

Sẽ đến một lúc gần đây thôi, 90 triệu dân sẽ đỗ lỗi cho cả ĐCs thì lúc đó cách mạng hoa lài là không tránh khỏi nữa khi cơn giận của người dân bộc phát.

Những người còn lại của BCT, UBTW, Đảng viên hãy nhìn kỹ những gì 3 Dũng đang lo sợ và biện hộ (vụ Vinashin, Tập đoàn và TCY v.v..)và hãy hành động thích ứng trước khi quá trể cho ĐCS.
Và phần tôi, tôi sẽ làm việt rất chăm chỉ để chỉ ra những khuyết điểm của nhóm cai trị và đô hộ này cho 90 triệu dân tộc ta sáng mắt.
Số lượt truy cập ngày càng nhiều thì tôi càng phải siêng năng hơn, đó là điều chắc chắn

Melbourne
13.12.2011
Châu Xuân Nguyễn

——————————————————————————————————————————

Tăng thanh khoản, tránh đóng băng thị trường BĐS

Thứ Tư, 07/12/2011 23:39

(NLĐ) – Đó là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong Chỉ thị 2196/CT-TTg ngày 6-12 về tăng cường quản lý thị trường bất động sản.

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giảm tăng trưởng và tỉ trọng tín dụng bất động sản với lộ trình hợp lý, tránh gây sốc; đồng thời áp dụng các biện pháp tăng tính thanh khoản, tránh đóng băng thị trường, tác động xấu lan truyền đến hệ thống các tổ chức tín dụng và đời sống xã hội. Thủ tướng cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng bố trí nguồn vốn cho vay đầu tư các dự án phát triển nhà ở để bán, cho thuê phục vụ đối tượng thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và các đối tượng có nhu cầu thực sự vay mua nhà để ở…

H.Thành

Bình luận về bài viết này