CXN*_052512_1536_Bưng bít hay không, cuối cùng cũng lòi ra ánh sáng mà thôi

Đăng lần đầu: 25.05.2012
Châu Xuân Nguyễn
Những động thái bưng bít của 3D và đống bọn chỉ kéo dài sự “phải đến” mà thôi, cái nghiệt ngã là càng giấu diếm càng lâu, khi phát hiện là không thể nào gở được nữa, nó đã đến một điểm mà không kéo trở lại được (the point of no return).
Chúng ta thấy điều này qua 1 năm rười vừa qua, như BĐS từ tháng 02.2011 khi Nghị định 11 ra đời, thay vì thú nhận là BĐS sẽ đi vào khó khăn (vì lãi suất 22,25%), bọn này cố tình bưng bít, BĐS sẽ phục hồi blah blah, chưa có dấu hiệu vỡ bong bóng, DN có khó khăn nhưng chưa phá sản (bấm vào thẻ BĐS của trang này sẽ thấy) và càng che dấu càng lâu, 90 dân càng thấy ớn lạnh với BĐS và trạng thái đã chuyển qua tâm lý ghê sợ BĐS, đó là lúc không còn trở lại trong tương lai gần với BĐS cho dù có bơm tiền, hạ lãi suất huy động, cho vay, dùng khoản vay đặc biệt 200.000 tỉ vnd cho BĐS cũng không cứu được, tiếng Anh chúng tôi gọi là hiện tượng “the panic set-in” tức là khủng hoảng niềm tin trầm trọng với BĐS thì cho dù có tiền cũng không ai mua BĐS sản, từ đó các đại gia như Bầu Đức, QCGL phá giá vì chịu không nổi, phá giá thêm 50% có bán được hay không ??? Ai cũng thấy là hoàn toàn không bán được. Đó là game over với BĐS.
Còn DN phá sản hằng loạt thì sao ??? Cũng tương tự như thế. NV Bình ngay đến sau Tết 2012 còn chơi trò ú tim của Mafia khi tôi nói, coi chừng phải hạ lãi suất ngay không thôi sẽ như BĐS, ngay cả lúc tôi kêu gọi đã quá trể rồi, một lần nữa, the panic set-in…

CXN*_021312_1404_Tôi kêu gọi Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản hãy chỉ đạo 3 Dũng và Bình chấm dứt trò chơi thanh khoản và thâu tóm vì lợi ích của 90 triệu dân VN

Trích:”Tôi kêu gọi không phải để giúp cho Đảng Cộng sản tồn tại lâu hơn vài tháng nhưng tôi kêu gọi để 90 triệu dân VN cùng 600.000 doanh nghiệp không bị đóng cửa vĩnh viễn. Tôi kêu gọi trước tiên vì lợi ích ngay tức thì của 90 triệu dân VN và doanh nghiệp, kế đến là vì lợi ích của CP Hậu CS sau này vì CP HCS không phải nhận lãnh một nền kinh tế hoang tàn như tình trạng Bất Động Sản hiện nay (cứ hỏi bất cứ doanh nghiệp BDS nào ở đất nước VN bây giờ, ai ai cũng sẽ trả lời là cho dầu dòng tiền dồi dào, không thiếu một xu, lãi suất cho vay 10% thì cũng không vực dậy được thị trường này ít nhất 2 năm chứ đừng nói lãi suất huy động 20, 21%, thanh khoản là zero cho khoản vay BĐS)
Tôi kêu gọi hạ lãi suất ngay để cứu doanh nghiệp, người dân (nếu giữ lãi suất cao thì sẽ có bạo loạn, tốt cho chúng tôi, CP Hậu CS nhưng chúng tôi nghĩ về cuộc sống của 90 triệu người VN hơn).
Hãy áp lực 3 Dũng và Thống đốc Nguyễn văn Bình chấm dứt trò chơi thanh khoản (để bóp chết NH nhỏ) theo đơn đặt hàng của Bầu Kiên ACB, của Lê Hùng Dũng và Phạm Trung Cang của Exim bank với nhung nhà băng phụ trợ nhỏ như Đại Á, Vietbank, Kiên Long Bank.
Tập đoàn Mafia banking này còn được tiếp tay bởi những thế lực chính trị của TP HCM như Truong Mỹ Hoa, Lê thanh Hải và Trương tấn Sang.
Tại sao lại lạm dụng quyền của NHNN bóp chẹt hệ thống NH yếu kém, tại sao không chào mua (take-over bid) đàng hoàng như những cuộc thâu tóm chính danh như Mỹ, Úc và thế giới, nếu cp nhà băng nhò là 15.000 thì tuyên bố chào mua (make a take-over bid) là 16.000 vnd chẳng hạn, khi mua được trên 60% thì tuyên bố sáp nhập, nhanh, gọn và không ảnh hưởng đến ai.
Đằng này, TĐ Bình đang theo chỉ thị của nhóm Mafia này làm khô máu NH nhỏ (NH nhỏ phải vay chui 22%, (13.88% trên giấy tờ + 1.5% commission cho bank, phần còn lại đưa thẳng khách hàng đầu tư). Chính vì hành động vay chui này mà TĐ nói không giảm lãi suất cho đến khi sát nhập những bank yếu. Trong khi Mafia và bank nhỏ tranh dành giá sát nhập thì cả một nền kinh tế 90 triệu dân sắp thất nghiệp, con cái nheo nhóc, 600.000 doanh nghiệp khô máu và lần này sẽ đóng cửa vĩnh viễn.
Khi đó CS sẽ không chịu nỗi sự uất ức của người dân mà bị giựt sập, CP Hậu CS cũng không vui gì với 90% của 600 ngàn doanh nghiệp ở trong tình trạng như doanh nghiệp Bất động sản ngày hôm nay (BDS ngày hôm nay cũng là thành phẩm của 3 Dũng và Thống Đốc Bình).
Bao giờ 90 triệu dân VN thoát khỏi làm ruồi muổi cho những trận thư hùng giữa 3 Dũng và Tư Sang. Ngày đó sẽ là ngày hạnh phúc nhất cho 90 dân tộc VN.
Nên nhớ trong kinh tế vĩ mô, tất cả quyết định đều có độ chậm của nó, thanh khoản và hạ thấp lãi suất hôm nay thì 2 tháng sau mới có kết quả tốt dần. Còn để tới hết quý 1 thì khi đó, hãng xưởng đóng cửa thì sẽ không còn kịp, đến tháng 6.2012 sẽ hoang tàn như thế chiến thứ 3, đây không phải là điều ngoa từ tôi đâu, hãy đọc những dự báo và timing (độ chậm) để thấy.” hết trích.
Sau chuyện bưng bít về nợ xấu NH bây giờ đến sự bưng bít về DNNN, bọn này nợ không dưới 120 tỉ usd. Nay mai chuyện này sẽ bùng ra thôi, có thể còn sớm hơn dự tính nữa.
Với số nợ tổng thể 215 tỉ usd, CP không có để vài trăm triệu làm đường bauxite Nhân Cơ đến Kê Gà thì lấy tiền đâu tái cơ cấu như Nghị quyết 3 chỉ định ????

KT* – 670 – 042312 – Tạm ngưng thi công đường chở bôxit

Melbourne
25.05.2012
Châu Xuân Nguyển

http://dantri.com.vn/c76/s76-599466/an-so-no-xau-thuc-su-la-bao-nhieu.htm

Thứ Năm, 24/05/2012 – 19:34
Ẩn số nợ xấu – thực sự là bao nhiêu?
(Dân trí) – Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, nợ xấu đã tăng từ 3,2% hồi đầu năm lên 3,6% vào thời điểm giữa tháng 4. Song theo một số tính toán toán khác, con số nợ xấu lại cao hơn gấp 3-4 lần con số trên.
 >> “Mặt phải” của nợ xấu ngân hàng
 >> Nợ xấu bất động sản: Chưa “xấu” lắm?
Tỷ lệ nợ xấu chính xác của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn đang được coi là “ẩn số”.

Đóng một phần nội dung thuộc Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2012 “Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế” do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện, nhóm nghiên cứu cho biết, tỷ lệ nợ xấu ước lượng của hệ thống ngân hàng Việt Nam đang rơi vào khoảng 8,25-14,01%.

Bản báo cáo đồng thời cũng đưa ra những dự báo của các tổ chức, đơn vị khác nhau về “ẩn số” này.

Theo đó, nhận định của StoxPlus, nợ xấu của nhóm ngân hàng được phân tích đạt mức trung bình 2,3%. Trong khi đó, Fitch Ratings lại cho rằng, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam tương đương 13%.

Trích dẫn nhận định của chuyên gia phân tích Hồ Bá Tình, nhóm nghiên cứu cho biết, nợ xấu của các ngân hàng có thể lên tới 7-8%, thậm chí trên 10%, tức khoảng 300.000 tỷ đồng.

Hiện tại, ở Việt Nam, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro không theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 70% nợ xấu ngân hàng.

Trong năm 2011 và quý I/2012, sản xuất kinh doanh rơi vào đình đốn, hàng nghìn doanh nghiệp giải thể cộng với những hệ quả từ hoạt động cho vay bất động sản và chứng khoán đã khiến xu hướng nợ xấu của các ngân hàng thương mại gia tăng.

Trao đổi về vấn đề này tại phiên thảo luận mở, Tiến sĩ Quách Mạnh Hào cho biết, con số nợ xấu mà nhóm nghiên cứu này đưa ra dựa trên hai lĩnh vực cho vay chứng khoán và bất động sản. Tỷ trọng dư nợ chứng khoán và bất động sản chiếm 10-12% tổng dư nợ hệ thống ngân hàng.

Nếu số liệu mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là chính xác, tức nợ xấu toàn hệ thống đã tăng từ 3,2% lên 3,6% thì những khoản vay chứng khoán và bất động sản năm 2011 có thể rơi vào diện nợ xấu.

Uớc lượng nợ xấu này của nhóm nghiên cứu dựa trên số liệu nợ xấu của 41 ngân hàng Việt Nam. Những tính toán không bao gồm nợ Vinashin và tương đương vì không ước lượng được. Điểm đáng lưu ý là hiện, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 70% nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng. Đồng thời, dư nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp nhà nước chiếm 16,9% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, dư nợ của 12 tập đoàn kinh tế chiếm gần 53% tổng dư nợ của doanh nghiệp nhà nước.

Mới đây, trong các thông cáo xếp hạng đối với những ngân hàng thương mại Việt Nam, các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế liên tục cảnh báo về tình trạng nợ xấu và lưu ý rằng, nếu tính theo chuẩn quốc tế thì số nợ xấu này có thể lớn hơn nhiều.

Nợ xấu: con số không quan trọng bằng cách xử lý

Trên thực tế, dù chưa kết luận được con số nào là chính xác, song với con số chính thống nhất do cơ quan điều hành tiền tệ công bố cũng có thể thấy được tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng đã tăng lên đáng kể. Một phần lớn nguyên nhân là do thị trường yếu, doanh nghiệp khó khăn, hoạt động không có lãi để trả nợ vay ngân hàng, thậm chí nhiều doanh nghiệp buộc phá sản, nợ phải thanh toán chuyển thành nợ quá hạn, khó đòi hay là nợ xấu.

Bằng chứng là, kể cả những ngân hàng lớn, có tình hình hoạt động tốt cũng phải “mệt mỏi” vì những khách hàng vay không trả nổi nợ trong bối cảnh trì trệ này.

Có thể thấy những dấu hiệu nợ xấu gia tăng tại báo cáo tài chính của một số ngân hàng thương mại niêm yết. Cụ thể, tại Vietcombank (VCB), so với đầu năm, nợ xấu đã tăng từ mức 2,03% lên 2,87% vào cuối tháng 3 vừa rồi. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng 32% lên trên 3.100 tỷ đồng.

Nợ xấu của Vietinbank (CTG) cũng đã tăng từ mức 0,75% hồi đầu năm lên 1,85% vào cuối quý I. Trong đó, nợ nghi ngờ tăng mạnh từ 220 tỷ đồng lên trên 900 tỷ đồng.

Một ngân hàng khác là Eximbank (EIB), nợ xấu tăng từ 1,6% lên gần 2%. Trong đó, nợ nghi ngờ tăng 71% lên 606 tỷ đồng vào cuối quý.

Nợ xấu của ngân hàng mẹ ACB cũng tăng từ mức 0,85% của cuối năm 2011 lên hơn 1% vào cuối tháng 3.

Vừa qua, dư luận cũng không tránh khỏi “sốc” khi nhân vụ sáp nhập vào SHB, lãnh đạo Habubank bất ngờ công bố với cổ đông tỷ lệ nợ xấu ngân hàng này tính đến cuối tháng 2 lên tới 16,06% (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam). Nếu đánh giá đặc biệt theo quan điểm mức độ rủi ro tiềm ẩn lớn nhất, tỷ lệ này lên tới 32,06%.

Tuy nhiên, báo cáo tài chính riêng lẻ quý I của Habubank lại cho thấy, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 3 còn 9,7%.

Không thể phủ nhận rằng, nợ xấu tại ngân hàng là điều không tránh khỏi, nhất là vào thời điểm thị trường yếu, sức khỏe doanh nghiệp gặp vấn đề và kéo theo những nhà cho vay cũng bị ảnh hưởng. Song, việc cho vay ra cũng như xử lý nợ xấu cần được thực hiện một cách thận trọng và gấp rút hơn nữa.

Quyết định 254 về Tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2011-2015 ban hành ngày 1/3 cũng đã cung cấp một khuôn khổ nhằm giải quyết các vấn đề của các ngân hàng yếu kém.

Quyết định đặt ra một số lựa chọn trong chuyển dịch cơ cấu bao gồm cả việc cho phép Ngân hàng Nhà nước trực tiếp mua cổ phần của các ngân hàng yếu kém, tăng giới hạn quyền sở hữu đối với các ngân hàng nước ngoài tại các tổ chức tín dụng trong nước, khuyến khích các ngân hàng mạnh mua lại tài sản có chất lượng tốt và mua lại các khoản vay từ các ngân hàng yếu kém, và cho phép các ngân hàng bán các khoản nợ khó đòi cho Công ty Kinh doanh Nợ và Tài sản.

Mới đây, ngày 16/5, Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản cho phép 14 ngân hàng thương mại lớn nhất hệ thống thực hiện mua bán nợ. Điểm mấu chốt là 14 ngân hàng này được phép mua bán nợ dưới dạng cho doanh nghiệp vay và nợ của các tổ chức tín dụng vay lẫn nhau.

Việc “xã hội hóa” hoạt động mua bán nợ này, về bản chất sẽ giúp cơ quan điều hành giảm thiểu chi phí tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Tương tự, trường hợp sáp nhập Habubank vào SHB cũng là một cách xử lý nợ khéo léo. Nếu một tổ chức tín dụng mạnh, có khả năng quản trị tốt, thì việc biến nguy cơ của đối tác thành cơ hội của mình là điều có thể và đó cũng là quy luật thanh lọc, đào thải của thị trường.

Nói chung, con số chính xác nợ xấu bao nhiêu quan trọng, nhưng không quan trọng bằng phương án, cách thức xử lý các khoản nợ xấu này. Điều đó còn phụ thuộc vào cơ cấu của bản thân các khoản nợ đó, phụ thuộc vào đối tượng cho vay như thế nào và thời gian thu hồi về, có thể mất hay mất hẳn, phụ thuộc vào tài năng quản trị của lãnh đạo mỗi ngân hàng.

Bích Diệp

Bình luận về bài viết này