CXN*_090312_1750_Chúng ta đang chứng kiến 30.04.1975 của Bất Động Sản VN

Có vay có trả, Đảng Cộng Sản sẽ phải trả nợ cho nhân dân, sẽ phải di tản khỏi đất nước VN này của 90 triệu dân. Họ sẽ bắt buộc ĐCS di tản chứ không như hai lần trước, 1954 và 1975. Bây giờ là 2012
————————————-
Đăng lần đầu: 03.09.2012
Châu Xuân Nguyễn
Tôi xin một lần nữa, long trọng tuyên bố với đồng bào, 200 ngàn căn hộ tồn đọng, nếu còn nợ NH thì sẽ bị Quốc Hữu Hóa sau khi CP Hậu CS phá sản 90% Ngân Hàng Thương Mại và Nhà Nước để bắt đầu lại nền kinh tế.
Đó là giải pháp duy nhất cho CP Hậu CS.
Đảng CS không thể làm được như CP Hậu CS vì nếu bắt đầu phá sản NH thì loạn sẽ nổi lên vì người dân gửi tiền trong NH sẽ trách ĐCS. Nếu CP Hậu CS thì họ không trách chúng tôi được vì chúng tôi làm cho lợi ích chung của 90 triệu dân với một nền kinh tế mới, không bị bế tắc vì máu đông nợ xấu, rào cản v.v…
Tình cho chúng tôi ở Nhòm Vì Dân nhận định là trước tiên, Bất Động sản sẽ tháo chạy như 30 tháng tư (vì nhiều người tiếng tăm (Alan Phan, Savill, CRBE) bắt đầu nhìn ra và lên tiếng những gì CXN nói 3 năm nay là BĐS ít nhất chìm đắm 5 năm nữa.
Từ biến động BĐS thì những DN cướp đất, thổi BĐS như Hoàng Anh Gia Lai, Quốc Cường Gia Lai v.v.. sẽ phá sản, điều này kéo theo hàng loạt NH bắt buộc phải phá sản và sẽ tạo một làn sóng bất ổn chính trị đem đến sự sụp đổ của ĐCS VN như Liên Xô năm 1990.
Tôi khuyến khích mọi người giải quyết khâu BĐS càng nhanh càng tốt vì sau khi CS sụp, 200 ngàn căn hộ nợ tiền sẽ có giá trị zero và sẽ bị CP Hậu CS Quốc Hữu Hóa. Đây là lời hứa của Châu Xuân Nguyễn và Nhóm Vì Dân.
Cho dầu ĐCS không sụp, 5 năm trong thị trường trầm lắng thì có ai chịu nổi ???
Melbourne
03.09.2012
Châu Xuân Nguyễn
—————————————————

Thoa Nguyễn – Phạm Lê
Chủ Nhật, 2/9/2012, 17:01 (GMT+7)

Dự án căn hộ Carina Plaza trên Đại lộ Võ Văn Kiệt, quận 8, TPHCM, là một trong số dự án giảm giá bán giảm từ 15,5 triệu đồng/mét vuông xuống còn 13,2 triệu đồng/mét vuông. Ảnh: Đình Dũng
(TBKTSG Online) – Dù thị trường bất động sản nhìn chung vẫn nguội lạnh nhưng áp lực cạnh tranh trên thị trường căn hộ ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM đang nóng dần khi nhiều doanh nghiệp đang phải hạ giá bán để thu hút người mua, cắt lỗ.

Tuy nhiên, trước một thị trường sức mua suy giảm, cộng với việc bán tháo cắt lỗ của một số nhà đầu tư thứ cấp với giá bán thấp hơn giá chủ đầu tư đưa ra đang đẩy nhiều công ty bất động sản vào thế khó khăn. Nói như ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, thì việc “nội công ngoại kích” có thể khiến nhiều công ty sụp đổ trong thời gian tới bởi phần lớn đã kiệt sức trong 2-3 năm vừa qua.

Đua nhau hạ giá

Giống như năm 2009, thị trường căn hộ vẫn chứng kiến dự án của Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) nổ phát pháo hạ giá bán căn hộ, mở đường cho các đợt giảm giá tiếp theo của nhiều dự án khác. Sau hơn hai năm mua sỉ căn hộ dự án chung cư cao cấp Hoàng Anh Riverview tại phường Thảo Điền, quận 2, TPHCM, hai nhà đầu tư thứ cấp là Công ty Đại Tín Á Châu và An Bình Land vừa quyết định hạ giá bán 120 căn hộ từ 28 triệu đồng xuống còn 18,2 triệu đồng/mét vuông, giảm khoảng 35% so với giá năm 2009.

Đây là một trong hai dự án HAGL tạo ra cú sốc trên thị trường trong năm 2009 khi quyết định giảm giá 40%, từ 2.300 đô la Mỹ (khoảng 49 triệu đồng)/mét vuông xuống còn 1.350 đô la Mỹ (khoảng 28 triệu đồng)/mét vuông. Như vậy sau hai lần giảm giá, căn hộ dự án Hoàng Anh Riverview đã giảm 60% so với mức giá chủ đầu tư đưa ra.

Trong khi đó tại Hà Nội, giá bán căn hộ ở một số dự án đã giảm đến 40% so với thời điểm năm 2010. Chẳng hạn, căn hộ tại chung cư Tân Việt đang được chào bán với giá 12 – 14 triệu đồng/mét vuông, trong khi giá chào bán trước đó là 14 – 15,5 triệu đồng/mét vuông.

Tương tự, tại TPHCM các nhà đầu tư thứ cấp dường như đã không chịu nổi áp lực tài chính từ nguồn vốn vay ngân hàng, nên sau thời gian “nằm im, nghe ngóng” cũng đã bắt đầu có dấu hiệu xả hàng, bán tháo hàng.

Dự án The Pride trên đường Lê Văn Lương, quận Hà Đông đang được chào bán ở mức 17 – 18 triệu đồng/mét vuông, trong khi giá chủ đầu tư đưa ra là 20 – 21 triệu đồng/mét vuông. Tương tự, tổ hợp chung cư Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường hiện đang được chào bán với giá dưới 18 triệu đồng/mét vuông, trong khi giá tại thời điểm mở bán là 22 triệu đồng/mét vuông. Đặc biệt là dự án Nam An Khánh có thời điểm giá thị trường lên đến gần 50 triệu đồng/mét vuông thì nay chỉ còn 23-25 triệu đồng/mét vuông.

Ông Phạm Trung Hà, Giám đốc Công ty bất động sản Hòa Phát, cho rằng mặc dù đã có những dự án được chào bán với giá thấp hơn giá bán chủ đầu tư công bố trước đó, song cũng khó có khả năng xảy ra hiện tượng bán tháo để rút khỏi thị trường của các chủ đầu tư. Bởi lẽ bản thân xu hướng và giá bán bất động sản gắn chặt với nhu cầu thị trường.

Theo ông Hà, trước đây giới đầu cơ chiếm tới 70% trong khi đó nhu cầu thực chỉ có 30% đã tạo ra những thông tin khan hiếm hàng và nguồn cung hạn chế đã đẩy giá nhà lên cao. Tuy nhiên, trong tình hình thị trường gặp khó khăn hiện nay, giới đầu cơ không còn hứng thú với việc lướt sóng thị trường thì cán cân nhu cầu thay đổi với người mua nhà để ở chiếm ưu thế. Do vậy, các chủ đầu tư phải cân nhắc giảm bớt lợi nhuận của mình nhằm tiếp cận những người có nhu cầu mua thực.

Tuy nhiên, ông Đực của Đất Lành cho rằng chưa hẳn những chiêu giảm giá bán đã có tác dụng, vấn đề là sản phẩm phù hợp với túi tiền của người mua.

Càng giảm giá, càng khó bán?

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM, cho rằng đã qua rồi cái thời nhiều doanh nghiệp địa ốc hưởng siêu lợi nhuận. Giá bán căn hộ hiện nay đã về khá sát với giá thành xây dựng.

Một số chủ đầu tư đang cố dò thị trường bằng các đợt giảm giá nhưng cũng chưa tìm được nhiều người mua như mong muốn. Chẳng hạn như dự án chung cư có giá trung bình tại quận Tân Phú của Công ty Lê Thành. Sau khi chào bán với giá 13,9 triệu đồng/mét vuông không có kết quả, công ty này quyết định giảm xuống còn 11,9 triệu đồng/mét vuông, nhưng chỉ bán được vài căn trong số 50 căn đưa ra thử sức mua của thị trường.

“Điều đó nói lên sức mua trên thị trường đang kiệt quệ, và đang rất xấu đối với các chủ đầu tư”, ông Châu nhận định. Ông cho rằng có doanh nghiệp thậm chí bán lỗ nhưng vẫn không bán được hàng tại thời điểm này.

Hơn nữa, thông tin về những đợt giảm giá vừa qua, theo ông Châu, có thể sẽ tiếp tục tạo hiệu ứng tâm lý trên thị trường, khiến người mua chờ đợi. Điều này có nghĩa hàng càng giảm giá càng không bán được.

Trên thị trường hiện có hai nguồn lực tài chính, gồm tín dụng ngân hàng và nguồn vốn huy động từ khách hàng. Tuy nhiên hiện cả hai nguồn này đang bế tắc, khiến nhiều chủ đầu tư thiếu vốn để hoàn thành dự án.

Theo ông Đực, đây là thời điểm các doanh nghiệp địa ốc cần vốn để hoàn thiện dự án, nhưng cũng chính thời điểm này nhiều công ty không bán được hàng. Nếu không tính tiền đất và đầu tư hạ tầng, việc xây xong phần thô, thậm chí cất nóc dự án cũng mới chỉ chiếm 40% vốn đầu tư của dự án, phần hoàn thiện chiếm phần vốn không nhỏ.

Mới đây tại thị trường Hà Nội, chủ dự án căn hộ FLC Landmark Tower đã phải ra “tối hậu thư” cho khách hàng của mình là sẽ thu hồi và bán thanh lý các căn hộ nếu người mua không đến đóng tiền đợt cuối.

Theo ông Châu, đa phần những nhận định mang tính chủ quan bởi không có số liệu thống kê, đánh giá sức khỏe của các doanh nghiệp địa ốc. Tuy nhiên, hai năm qua và có thể cả năm sau sẽ là năm cực kỳ khó khăn cho các công ty địa ốc, và nếu doanh nghiệp nào cầm cự được mới hy vọng thấy được sự phục hồi nhẹ vào năm 2014.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Đực cho rằng không biết sẽ chịu đựng được bao lâu nếu tình hình này kéo dài, và rất có thể từ nay đến cuối năm sẽ có một số doanh nghiệp sụp đổ.

Bình luận về bài viết này