KT* – 415 – 012512 – Tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả mới hạ được lãi suất

Đăng lần đầu: 25.01.2012

Nguyen Minh cuong

Theo: sgtt
(Lời bình): – Vậy nghĩa là sao ??? Vậy là trong hơn 100 tổ chức tín dụng, có hơn 60 TCTD có vấn đề thanh khoản vì nợ xấu quá cao và TGĐ, CTHĐQT cùng vợ con mỗi nhà băng tự cho vay hằng tỉ usd (đổ vào BĐS và TTCK) phải giải quyết xong vụ sát nhập rồi lãi suất huy động ngầm mới giảm từ 21,22%, lãi suất cho vay từ 25, 27% xuống còn 10% và 15% (ha !! ha!! buồn cười quá !!) .

Thống đốc nên có câu trả lời này ngay bây giờ để doanh nghiệp phải quyết định đóng của bây giờ nếu phải chờ những thương thảo sát nhập ngân hàng (giá cao, giá thấp, lãnh nợ, lãnh một phần nợ, HDQT của nhà băng A không thích HDQT nhà băng B và C v.v..) thành công (chắc cũng 3 tới 4 năm) rồi mới bắt đầu giảm lãi suất àh ?????

Nếu không phải vậy thì bao giờ giảm còn 10% và 15% để doanh nghiệp, nhà đầu tư TTCK, BĐS, doanh nghiệp chứng khoán, doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ sở để họ quyết định chờ hay phá sản, đóng cửa ngay bây giờ. Thanh khoản có dồi dào hay không trong năm 2012.

Đây là những câu hỏi cần có câu trả lời chính xác ngay thời điểm này để doanh nghiệp và 90 triệu dân quyết định. Và nếu trả lời mà sau này sai thì ai sẽ bồi thường doanh nghiệp và người dân khi thiệt hại ???

Ví dụ câu trả lời là 10% và 15% cuối 2012, doanh nghiệp BDS, CK, bán xe ô tô v.v.. sẽ ráng cầm cự, chịu lỗ lã thì đến cuối 2012 còn 20, 21% và 22, 23% thì lúc đó họ phá sản thì sẽ mất thêm một khúc tiền bằng 1 năm doanh thu nữa, ai sẽ bồi thường cho họ ????

Ví dụ câu trả lời là 2012 sẽ là 22% và cho vay 25%, DN BDS, CK, doanh nghiệp nhỏ phá sản, đóng cửa ngay bây giờ thì sau này, cuối 2012 còn 10% và 15% tức là họ lỡ cơ hội, thiệt mất 3 năm doanh thu vì khi mở cửa lại thì phải 3 năm sau nữa mới có đủ doanh thu.

Nếu câu trả lời chính xác thì DN sẽ mang ơn Chánh phủ.

Nước Úc, Mỹ, văn minh thì CP phải nói thật lãi suất năm 2012 sẽ là bao nhiêu, sai quá nhiều là phải bồi thường.

Khi tôi vận hành VN thì tôi cũng phải hứa như thế, sai thì tôi sẽ từ chức.

Năm 2012 sẽ là năm đem lại rất nhiều uất hận trong lòng dân và tôi hy vọng rằng người dân sẽ đứng lên biểu tình lật đổ chế độ CS này một lần cuối của lịch sử người VN.

Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một hào quang minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
25.01.2012

————————————————————————-
Tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả mới hạ được lãi suất
SGTT – 16/01/2012 9:59:19 SA –

Theo thống đốc ngân hàng Nhà nước (NHNN), chính sách tiền tệ năm 2012 sẽ tiếp tục được thực hiện theo hướng thận trọng, linh hoạt. Mục tiêu chính là kéo lãi suất huy động xuống quanh mức 10%. Tuy nhiên, khi thanh khoản các ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn chưa được giải quyết ổn thoả, lãi suất chưa thể hạ ngay được. Cuối quý 1/2012, NHNN sẽ bắt đầu xem xét việc hạ lãi suất. Đây cũng là thời điểm mà NHNN dự kiến sẽ có từ 5 – 8 ngân hàng tiếp tục hợp nhất. Rõ ràng, thực hiện tái cơ cấu hệ thống NHTM đang trở thành tiền đề cho sự ổn định của hệ thống NHTM và là cơ sở cho việc hạ lãi suất trên thị trường.

Quá trình tái cơ cấu chưa đem lại hiệu quả

Lãi suất cao ở Việt Nam là kết quả của một loạt các nguyên nhân từ một nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, đặc biệt là tình trạng lạm phát cao và kéo dài. Nguyên nhân này còn có sự đóng góp từ tình trạng bất ổn định của hệ thống NHTM khi quản lý và sử dụng dòng vốn rủi ro, kém hiệu quả. Việc cạnh tranh huy động vốn của các ngân hàng nhằm đáp ứng thanh khoản đã đẩy lãi suất tiếp tục tăng cao.

Để khởi động cho quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM này, NHNN đã làm công việc đầu tiên là đứng ra đảm bảo cho quá trình hợp nhất ba NHTM cổ phần Sài Gòn, Đệ Nhất và Tín Nghĩa. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, sự hợp nhất của ba ngân hàng trên vẫn chưa cho thấy hiệu quả của chính sách hợp nhất các NHTM kém hiệu quả lại với nhau. Sự hợp nhất của ba ngân hàng tại Việt Nam có nhiều điểm khác với các vụ hợp nhất tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thông thường, các doanh nghiệp tiến hành hợp nhất để khai thác các thế mạnh đặc thù của nhau, để tạo ra giá trị cộng hưởng và nhờ đó tạo ra giá trị lớn hơn việc ghép cơ học đơn thuần các đơn vị lại. Thực tế, ba ngân hàng trên, ngoài yếu tố có chung một số cổ đông lớn, lại có tình trạng tương tự khá giống nhau là kém thanh khoản, các nghiệp vụ kinh doanh cũng không có nhiều khác biệt, thậm chí cùng trên một địa bàn. Như vậy, khi hợp nhất chắc chắn rất khó để tạo ra giá trị cộng hưởng làm cho ngân hàng hợp nhất phát triển mạnh mẽ.

Sự kết hợp này chỉ giống như phép cộng đơn thuần, và với sự có mặt của BIDV cũng chỉ có ý nghĩa hỗ trợ về mặt thanh khoản tạm thời. Chính vì vậy khó khăn không hề được giải quyết triệt để, căng thẳng vốn vẫn diễn ra. Theo biểu lãi suất huy động của ngân hàng cổ phần Sài Gòn mới (SCB), lãi suất huy động vàng và các đồng ngoại tệ khác ngoài USD đều để ở một mức lãi suất cao rất cạnh tranh so với các NHTM khác.

Theo Ebank của VnExpress ngày 28.12.2011, lãi suất huy động vàng của SCB sau khi cộng thêm các mức thưởng khác cũng đang ở mức trên 4%/năm. Mức lãi suất trên cao hơn nhiều so với lãi suất huy động vàng của các NHTM khác như Phương Đông (3,2%), Eximbank (2,5%)… Lãi suất huy động các đồng ngoại tệ có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên (ngoài USD) cũng đều đang ở mức rất cao như EUR (dao động từ 2,1 – 4%), AUD (3,5 – 3,8%)… Điều này cũng cho thấy áp lực đang phải huy động vốn của NHTM sau hợp nhất này vẫn rất lớn.

Cần những thay đổi cách thức hợp nhất các NHTM

Trong thời gian tới, theo dự tính của Thống đốc NHNN sẽ có 5 – 8 NHTM được hợp nhất. Tuy nhiên nếu tiếp tục hợp nhất theo bề ngang thì khó có thể đem lại hiệu quả như mong đợi và việc hạ lãi suất sẽ vẫn là dấu hỏi lớn. Mục đích của việc hợp nhất các ngân hàng là phải làm sạch bảng cân đối kế toán của các ngân hàng sau khi hợp nhất, qua đó giải quyết được khó khăn về thanh khoản. Cách thức hợp nhất cần có thêm sự can thiệp từ một quỹ tái cấu trúc hệ thống ngân hàng do NHNN chỉ đạo hoặc một công ty tài chính có tiềm lực khác.

NHNN, thông qua quỹ tái cấu trúc này, có thể bơm vốn vào các ngân hàng sau hợp nhất bằng cách mua lại các tài sản nợ của NHTM có vấn đề ở một mức giá thấp dưới dạng cổ phiếu ưu đãi của chính các ngân hàng đó. Đây cũng là cách làm của nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed là một ví dụ rất thành công với nghiệp vụ mua lại nợ xấu của các tổ chức tài chính lớn như Bank of America, AIG, Citigroup v.v. Fed đã lãi 82 tỉ USD trong năm 2010 và gần 77 USD tỉ trong năm 2011. Lợi nhuận trên đều có được từ các khoản đầu tư trái phiếu kho bạc và chứng khoán đảm bảo bằng nợ địa ốc mua vào để hỗ trợ hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế.

NHNN cũng có thể “can thiệp” để cho phép các công ty tài chính có tiềm lực tham gia vào quá trình tái cơ cấu, thông qua việc mua lại một tỷ lệ cổ phần chi phối ở các ngân hàng hợp nhất với một mức giá ưu đãi. Đối tác này có thể là một NHTM lớn trong nước hoặc nước ngoài. Một khi nắm giữ cổ phần, chứ không phải chỉ “góp mặt” như BIDV hiện nay tại SCB, các công ty tài chính có tiềm lực này mới thực sự có động lực bắt tay vào cải tổ NHTM hợp nhất để tạo ra những giá trị mới.

Tuy nhiên, dù thực hiện theo cách nào thì điều cần nhất là phải nhanh chóng tái cơ cấu lại các NHTM yếu kém để tạo ra các NHTM mới lành mạnh hơn. Ngoài ra, NHNN cũng cần phải công khai nội dung tái cấu trúc tại các ngân hàng hợp nhất để tạo niềm tin cho thị trường. Chỉ có sự hợp nhất hiệu quả và minh bạch mới đưa ra một tiền đề cho việc hạ lãi suất của cả nền kinh tế.

Nguyên Minh Cường

Bình luận về bài viết này