KT* – 505 – 030912 – Bất động sản chờ đợi hiệu ứng từ nhiều giải pháp

Đăng lần đầu: 09.03.2012

Thạch Huê

Theo: vpbs

(Lời bình): – Bài báo này ngày 07.03.2012, 2 ngày trước đây và ngay tới giờ phút đó, tình hình BĐS cũng vẫn bế tắc và nếu không có giải pháp thì càng ngày sẽ càng tệ, DN BĐS sẽ kiệt quệ, thất nghiệp v.v…Hãy xem những đoạn trích sau đây, càng đọc càng thấy NT Dũng không tìm được bất kỳ một giải pháp hữu hiệu nào để giải quyết.

Càng ngày, những giải pháp nhí nhố, lu bu càng cho rất rõ sự bất lực, bất tài của CP này. Kể ra vài giải pháp lu bu của NT Dũng như đưa 4 phân khúc của BĐS vào diện sản xuất, mở rộng chuyện thuê nhà, Ngân hàng Xây Dựng, quỷ tiết kiệm, bơm tiền….Tất cả đều cho thấy sự lúng túng, lọng cọng về kém kiến thức, kém kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề phức tạp của nền kinh tế thị trường này. Kinh tế thị trường định hướng XHCN chắc chắn là không khả thi, cần vứt vào thùng rác.

Trích:”….biệt thự và đất nền dự án đã hạ giá tối đa gần 40%, phân khúc căn hộ liền kề giảm 20%, song sự hạ giá này vẫn chưa thể xua tan không khí ảm đạm của thị trường bất động sản dù đã gần hết quý 1 năm 2012. ” hết trích

Trích:”…nhấn mạnh những “kịch bản” xấu như đổ vỡ tín dụng, khiếu nại, kiện tụng hay tình trạng do thua lỗ mà doanh nghiệp mất trắng, nhà thầu thi công phải chịu nợ dắt dây, ngân hàng gia tăng tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi vì những hệ lụy từ thị trường bất động sản và khách hàng, nhà đầu tư “ôm” những khoản nợ không biết đòi ai khi hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng đang “đắp chiếu” ở các công trình, dự án bất động sản dở dang là thực tế đã diễn ra dù nhiều doanh nghiệp đã khéo léo xử lý, che đậy. “Hết trích.

Trích:”Việc doanh nghiệp hạ giá sản phẩm, thậm chí chấp nhận bán lỗ 30-40% cũng là lẽ tất yếu và nếu phải bắt đầu lại từ con số không cũng là điều cần thiết để giúp thanh lọc và hồi phục thị trường.”hết trích.

Trích:”Trong tình thế không thể kéo dài tình trạng đi xuống và cần những can thiệp kịp thời để vực dậy thị trường bất động sản, tại một hội thảo về thị trường bất động sản gần đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản trong thời gian tới cần nỗ lực nhiều hơn để tìm ra những mô hình, những kênh huy động vốn mới nhằm thoát khỏi tình trạng hiện nay và giảm bớt sự phụ thuộc tài chính vào hệ thống ngân hàng. “Hết trích.

Tuy nhiên vẫn chưa thấy rõ những hiệu ứng tích cực, bởi vì theo phân tích của giới chuyên môn và các “đại gia” kinh doanh bất động sản, tiền chỉ là một trong nhiều yếu tố quyết định vận mệnh của doanh nghiệp và thị trường.

Thực tế cũng cho thấy, dù giá đã giảm nhưng không thể kích cầu tiêu dùng và thị trường bất động sản không nhờ thế mà thoát khỏi cảnh trầm lắng, đóng băng.

Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???

Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???

CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.

ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa
Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
09.03.2012

———————————————————————————–
http://www.vpbs.com.vn/News/2012/3/7/187133.aspx

Bất động sản chờ đợi hiệu ứng từ nhiều giải pháp
Vietnam+/TTXVN – 07/03/2012 6:50:59 CH
Thị trường bất động sản Việt Nam liệu có hồi phục trong năm 2012 là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nhưng có vẻ như chưa có câu trả lời xác đáng ngoài nhận định kiểu chung chung: chừng nào nền kinh tế còn chưa thoát khỏi khó khăn thì chưa thể nhìn thấy cơ hội đi lên của thị trường bất động sản.

Điểm lại, đến nay phân khúc chung cư cao cấp, biệt thự và đất nền dự án đã hạ giá tối đa gần 40%, phân khúc căn hộ liền kề giảm 20%, song sự hạ giá này vẫn chưa thể xua tan không khí ảm đạm của thị trường bất động sản dù đã gần hết quý 1 năm 2012.

Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tình hình nợ thuế năm 2011 tiếp tục tăng 29,5% so với năm 2010, trong đó 72,3% là số nợ của các doanh nghiệp bất động sản.

Theo thống kê của Chi cục Thuế Hà Nội, riêng trên địa bàn Hà Nội số nợ tạm tính của các doanh nghiệp địa ốc đã lên đến gần 1.000 tỷ đồng.

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn phân tích, nợ đọng thuế là do thị trường bất động sản đóng băng kéo dài suốt thời gian qua, dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp thua lỗ và nhiều nhà thầu, nhiều chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán nên cũng phải chịu nợ.

Ông Nguyễn Văn Bắc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng Tân Việt Bắc, nhấn mạnh những “kịch bản” xấu như đổ vỡ tín dụng, khiếu nại, kiện tụng hay tình trạng do thua lỗ mà doanh nghiệp mất trắng, nhà thầu thi công phải chịu nợ dắt dây, ngân hàng gia tăng tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi vì những hệ lụy từ thị trường bất động sản và khách hàng, nhà đầu tư “ôm” những khoản nợ không biết đòi ai khi hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng đang “đắp chiếu” ở các công trình, dự án bất động sản dở dang là thực tế đã diễn ra dù nhiều doanh nghiệp đã khéo léo xử lý, che đậy.

Mặc dù Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có sự điều chỉnh linh hoạt và tạo điều kiện cho một số công trình và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng được dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn để nhanh chóng hoàn thiện và đưa sản phẩm ra thị trường, nhưng với những quy định đã đặt ra thì không nhiều doanh nghiệp có thể đáp ứng.

Do đó, khó khăn tài chính và nguồn lực tái đầu tư vẫn phổ biến ở nhiều doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp hiểu rằng vẫn chưa đủ độ trễ để những thay đổi và điều chỉnh về vốn, lãi suất phát huy hiệu quả và đi vào cuộc sống nên tình hình căng thẳng về tài chính của các doanh nghiệp địa ốc nhiều khả năng vẫn còn kéo dài, ít nhất phải tới quý 3 năm nay thị trường mới có dấu hiệu lạc quan hơn.

Hầu hết các chuyên gia kinh tế và đại diện cơ quan quản lý nhà nước đều có chung nhận định: n ăm 2012 sẽ tiếp tục là năm cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp bất động sản.

Việc doanh nghiệp hạ giá sản phẩm, thậm chí chấp nhận bán lỗ 30-40% cũng là lẽ tất yếu và nếu phải bắt đầu lại từ con số không cũng là điều cần thiết để giúp thanh lọc và hồi phục thị trường.

Giáo sư Đặng Hùng Võ, chuyên gia về bất động sản, cũng khẳng định những khó khăn hiện tại sẽ giúp thị trường bất động sản “lột xác” thành một thực thể lành mạnh và chính chủ đầu tư sẽ là người đưa thị trường bất động sản vượt qua sóng gió.

Trong tình thế không thể kéo dài tình trạng đi xuống và cần những can thiệp kịp thời để vực dậy thị trường bất động sản, tại một hội thảo về thị trường bất động sản gần đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản trong thời gian tới cần nỗ lực nhiều hơn để tìm ra những mô hình, những kênh huy động vốn mới nhằm thoát khỏi tình trạng hiện nay và giảm bớt sự phụ thuộc tài chính vào hệ thống ngân hàng.

Ngoài chuyện lành mạnh hóa thị trường bất động sản, minh bạch và chống đầu cơ, chống đội giá…, điều cần tính đến là phải đáp ứng nhu cầu nhà cho trên 10.000 hộ dân chưa có nhà và 1,6 triệu hộ đang sống trong những căn nhà đơn sơ, tạm bợ, thiếu điều kiện sinh hoạt.

Nhiều giải pháp đã được đưa ra để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và thúc đẩy thị trường bất động sản, như chiến lược hạ giá thành hay tái cơ cấu các sản phẩm nhà ở.

Tuy nhiên vẫn chưa thấy rõ những hiệu ứng tích cực, bởi vì theo phân tích của giới chuyên môn và các “đại gia” kinh doanh bất động sản, tiền chỉ là một trong nhiều yếu tố quyết định vận mệnh của doanh nghiệp và thị trường.

Thực tế cũng cho thấy, dù giá đã giảm nhưng không thể kích cầu tiêu dùng và thị trường bất động sản không nhờ thế mà thoát khỏi cảnh trầm lắng, đóng băng.

Thị trường bất động sản có thể hồi phục trong năm nay hay không còn phải chờ hiệu ứng của nhiều giải pháp, nhưng chắc chắn, để tồn tại thì các doanh nghiệp địa ốc không thể không thay đổi và khi niềm tin dần được cải thiện, tính thanh khoản tăng lên cũng sẽ là lúc thị trường bất động “lột xác” với diện mạo mới./.

Thạch Huê

Bình luận về bài viết này