KT* – 604 – 040712 – Nợ xấu tăng và nguy cơ “cụt vốn” (bank’s cash flow future)

Đăng lần đầu: 07.04.2012

Thúy Hằng 

       Theo: daidoanket
(Lời bình): – Đọc bài báo này thấy TS Vũ Thành Tự Anh mà tôi nói sẽ là một Thống Đốc NHNN trong bất kỳ một CP Hậu CS nào, anh này nói như tôi ở bài viết này ngày 29.06.2011.
Trích:”Tất cả ngân hàng trên thế giới tính nợ xấu (bad debts) là khi người trả nợ không trả được 2 kỳ nợ liên tiếp (ví dụ bạn mượn 100 ngàn usd với 8% lãi, thời hạn 1 năm thì mỗi năm trả 108 ngàn, chia làm 12 tháng, mỗi tháng khoảng 9 ngàn, khi bạn không có khả năng trả 2 tháng thì nợ xấu của bạn là 108 ngàn usd, còn hệ thống ngân hàng VN tính là sau khi không trả nỗi 2 kỳ thì nợ xấu là 18 ngàn, lần 3 nữa thì nợ xấu là 27 ngàn etc….).
Chính vì lý do này nên Nguyễn van Giàu nói là nợ xấu chỉ là 3%, thật sự nếu những khoản dư nợ bình quân là 24 tháng thì tỉ lệ nợ xấu này có thể lên tới 3% X 12 = 36% tổng dư nợ. Vì tính nợ xấu kiểu “ăn gian” như thế này nên số tiền dự phòng cũng chỉ 3% thay vì 36% như ngân hàng ngoại quốc. Chính vì số nợ xấu quá cao nên nguy cơ đổ vỡ của hệ thống ngân hàng khi chứng khoán và BĐS không thu hồi được nợ là rất có thật.
Hãy giử bài viết này để xem dự báo tôi trong vòng vài tháng hay 1 năm nữa xem nó đúng như thế nào.
TIME FOR A CHANGE
Melbourne 29.06.2011″hết trích.
Trích bài bào dười của TS Vũ Thành Tự Anh: “Ngân hàng Nhà nước công bố dư nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng ở mức 3,4% tổng dư nợ, quy ra khoảng 85.000 tỉ đồng. Trong khi đó, nếu phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế, Fitch Rating (một tổ chức đánh giá, xếp hạng quốc tế lĩnh vực tài chính, tiền tệ) cho rằng, tỷ lệ nợ xấu của các NH Việt Nam là 13% tổng dư nợ (khoảng 300.000 tỉ đồng).” hết trích.
Vậy tương lai 6  hay 8 tháng nữa (cuối 2012) với hàng 400.000 DN vừa và nhỏ phá sản hay không có khả năng trả lãi định kỳ thì sao ??? Thì nợ xấu tăng cao và tăng nhanh nữa chứ sao, vậy thì thanh khoản còn tồi tệ gấp 10 lần bây giờ. Vậy thì làm sao giải quyết ??? Thanh khoản hiện giờ mà không giải quyết được thì khi thanh khoản gấp 10 sẽ như thế nào ???
Không có biến động chính trị mới là lạ đấy….
Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
07.04.2012

———————————————————————————–

Ngân hàng Nhà nước công bố dư nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng ở mức 3,4% tổng dư nợ, quy ra khoảng 85.000 tỉ đồng. Trong khi đó, nếu phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế, Fitch Rating (một tổ chức đánh giá, xếp hạng quốc tế lĩnh vực tài chính, tiền tệ) cho rằng, tỷ lệ nợ xấu của các NH Việt Nam là 13% tổng dư nợ (khoảng 300.000 tỉ đồng).
Số liệu kiểm tra cho thấy, Công ty TNHH An Khang (Cần Thơ) nợ 5 ngân hàng (NH) tới 300 tỷ đồng. Còn hiện nay tổng dư nợ của ngành BĐS tại hệ thống NH lên tới 200.000 tỷ đồng… Nợ xấu không là cá biệt mà bủa vây ngân hàng.
Hàng ngàn người dân đang lao đao vì các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản thiếu vốn trầm trọng

Tỷ lệ nợ xấu cao

Liên quan tới câu chuyện nợ khó đòi của ngành NH, mới đây 5 NH gồm ABBank, SeaBank, Vietinbank, Eximbank và Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng khẳng định, đã cho công ty TNHH An Khang (Cần Thơ) vay hơn 300 tỷ và đang khó thu hồi vốn. Trong 5 NH trên, ngoài ABBank đã thu hồi hết nợ thì chỉ duy nhất SeaBank công bố đầy đủ hồ sơ về tài sản thế chấp liên quan đến kho hàng, bất động sản, tức là có khả năng thu hồi được phần lớn khoản tín dụng đã cấp. Còn lại, các “nhà băng” khác khó thu hồi các món nợ.
Khoá sổ lại những khoản nợ, Ngân hàng Bảo Việt hé một thông tin “nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn đã tăng lên hơn 305 tỷ đồng. Tổng dư nợ năm 2011 tăng 19,5% nhưng nợ xấu đã tăng  hàng trăm lần”. Trong báo cáo Bảo Việt nói, nợ xấu tính đến cuối 2011 là 4,54%, cao hơn nhiều so với mức trung bình ngành. Một trong những NH công khai hoạt động làm ăn của mình có thêm Habubank. NH này chỉ trong quý 4-2011 đã làm âm vốn gần 42 tỉ đồng và tỷ lệ nợ xấu đã lên tới 4,7%.
Theo bảng báo cáo sơ bộ tài chính ngành NH cho thấy, tỷ lệ nợ xấu cũng như nợ nhóm 2 của các NHTM đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nợ xấu chung của hệ thống NH ở mức 3,3% tổng dư nợ. Nợ nhóm 2 (những khoản nợ không đủ hồ sơ, khách nợ không còn tồn tại, chi phí bị xuất toán) của các NH đều có sự tăng nhanh cả về giá trị tuyệt đối và tỷ lệ tương đối. Các NHTM có tỷ lệ này tăng nhanh nhất là HBB, MBB,…
Trước đây và ngay trong hiện tại, nhiều NH quá chú tâm vào việc cho vay bất động sản vì suy đoán đây là lĩnh vực béo bở. Song thời điểm này vốn cho lĩnh vực bất động sản bị siết chặt. Nhiều dự án đóng băng khiến các doanh nghiệp địa ốc điêu đứng… Điều này khiến cho tỷ lệ nợ xấu trong NH tăng cao.
TS Vũ Thành Tự Anh, chuyên gia kinh tế cho rằng, trong vòng hơn 15 năm qua, tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình của NH 25-30%/năm. “Dục tốc bất đạt” và chắc chắn sẽ gây ra nhiều vấn đề, hệ luỵ. Chưa hết, lãi suất cho vay trung bình trong nhiều năm qua cũng cao ngất ngưởng, có thời điểm lên tới 25% thì không một doanh nghiệp cũng như không một nền kinh tế nào chịu nổi. Công cụ cho vay đầu tư trở thành công cụ rủi ro. Và câu chuyện nợ xấu cũng nằm ở đây. Nợ xấu của NH theo công bố chỉ là 3% nhưng thực tế phải gấp 30 – 40 lần như vậy. Số liệu trong sổ sách chỉ là bề nổi của vấn đề. Con số trung bình chưa nói lên được nhiều điều mà phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể. 4% nợ xấu của NH có vốn 4.000 tỷ khác với 4% nợ xấu của NH có vốn 12.000 tỷ.
Ngân hàng Nhà nước công bố dư nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng ở mức 3,4% tổng dư nợ, quy ra khoảng 85.000 tỉ đồng. Trong khi đó, nếu phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế, Fitch Rating (một tổ chức đánh giá, xếp hạng quốc tế lĩnh vực tài chính, tiền tệ) cho rằng, tỷ lệ nợ xấu của các NH Việt Nam là 13% tổng dư nợ (khoảng 300.000 tỉ đồng).
Lãi suất quá cao bóp nghẹt doanh nghiệp
Lãi suất cho vay quá cao và kéo dài trong suốt thời gian qua đã thể hiện rõ hơn trong nền kinh tế, hệ quả là sản xuất kinh doanh đình đốn, lượng tồn kho tăng lên… Chính vì vậy theo của giới chuyên môn, “lượng doanh nghiệp phá sản với quy mô gần 12.000 đơn vị trong quý 1 càng khiến cho áp lực nợ xấu đè còng lưng NH”.
Lãi suất cao và tình trạng nợ xấu khiến doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung thêm khó khăn. Sự thay đổi của dòng tiền, hầu bao NH bị thu hẹp có nghĩa là công việc “kinh doanh” tiền của NH cũng ít đi. Một vòng luẩn quẩn lại xuất hiện. Vốn ít khiến cho bất động sản và xây dựng, ngành dịch vụ co cụm. Vì những ngành này đóng góp tới 37,7% nền kinh tế nay đã sụt giảm mạnh, từ 8,7% vào quý IV-2011 xuống 5% vào quý I-2012 (so sánh cùng kỳ) đã kéo sự phát triển kinh tế chậm lại đáng kể. Trong các quý tiếp theo ngành dịch vụ sẽ tiếp tục bị kiềm hãm. Dấu hiệu đình đốn sản xuất đang là hiện thực. Hậu quả lại dội ngược lại hệ thống NH, khiến NH thiệt hại.
Một chuyên gia kinh tế trả lời Đại Đoàn Kết, câu chuyện sở hữu vốn NH trong thời gian qua quá phức tạp. NH sở hữu chéo lẫn nhau, DN sử dụng vốn NH và ngược lại. Tất cả xoắn xuýt lại như một mạng nhện gây nên rủi ro có tính hệ thống gia tăng. Thành viên hội đồng quản trị một NHTM lớn tại Hà Nội nói với phóng viên: Hiện nay nợ xấu của NHTM rất lớn. Nhưng các NH đối phó trong báo cáo bằng cách chuyển vùng nợ. Tức là đẩy nợ nhóm 2 xuống nhóm 3, cùng lắm là lùi các khoản nợ thêm một bậc nữa thành nhóm 4 tức là nợ nghi ngờ. Chứ nếu đằng thẳng thì có đến phân nửa là nợ xấu. Vị này cũng cho rằng, câu chuyện nợ xấu đã dẫn đến hệ quả nghiêm trọng khiến một số NH “sát phạt” nhau. Nghĩa là muốn vay của nhau cũng phải thế chấp. NH không cho khách hàng vay vì sợ rủi ro trong bối cảnh kinh tế khó khăn đã là một nhẽ, nay các NH cũng khó vay của nhau. “Chung quy lại tất cả đều đang trông chờ vào tiền mặt”.
Bộ Tài chính sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn
Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khoá XI vừa được tổ chức sáng 5-4, Bộ trưởng Vương Đình Huệ khẳng định, trong điều kiện khó khăn của các doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã có kế hoạch thành lập tổ công tác đặc biệt để điều tra kỹ lưỡng những vướng mắc và có giải pháp phù hợp. Việc hỗ trợ với các doanh nghiệp cần xem xét, chỗ nào khó khăn thì mới cần hỗ trợ, doanh nghiệp nào thực tế không hoạt động được thì phải chấm dứt hoạt động.
Thúy Hằng

Bình luận về bài viết này