KT* – 610 – 041012 – Chi phí tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hết bao nhiêu?

Đăng lần đầu: 10.04.2012

Nguyên Thảo 

       Theo: vneconomy
(Lời bình): – Chi phí tái cơ cấu NH này tôi đã tính rồi là phải 37 tỉ usd lúc chưa có “dịch phá sản DNVVN”, bây giờ dịch này bắt đầu lan rộng, càng nhiều DN không có khả năng trả nợ nên số nợ này không còn là 37 tỉ usd mà có thể lên tới 40 tỉ usd và ngày càng leo thang thêm khi mức độ DN phá sản tăng từ 200.000 đến 400.000 DN.
Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
10.04.2012

———————————————————————————–

10/04/2012 12:19 (GMT+7)
picture “Có quốc gia đến 15% GDP, có quốc gia chỉ từ 5% đến 10% GDP, còn Việt Nam thì không biết sẽ cần đến bao nhiêu phần trăm”.

Đây là câu hỏi liên tục được đặt ra tại một diễn đàn về kinh tế vĩ mô vừa được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức tại Đà Nẵng.Trong phiên thảo luận về tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là hệ thống ngân hàng tại diễn đàn này,, tham luận “Tổng quan về tái cơ cấu hệ thống tài chính tiền tệ” của TS Nguyễn Thị Kim Thanh – Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng – được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nhận xét là “rất kín kẽ”.

Cho biết Ngân hàng Nhà nước đã được Chính phủ phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, bà Thanh nhấn mạnh rằng, quyết tâm chính trị quyết định đến 70 – 80 % sự thành công của việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, chi phí để thực hiện việc này là nội dung không xuất hiện trong cả bản tham luận dài hơn 8.000 chữ và phần phát biểu chừng 20 phút trước diễn đàn của Viện trưởng Thanh.

Được mời phản biện báo cáo của bà Thanh, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói rằng, tại bản tham luận của đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam, ông Sanjay Kalra, có nêu ra câu hỏi rất hay là chi phí cho tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là bao nhiêu. Nhưng, đọc mãi cũng không thấy câu trả lời là bao nhiêu,.

“Phái đoàn của IMF vào Việt Nam cách đây hai ba tuần có gặp cả Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhưng được biết các cơ quan này đều nói chúng tôi không biết chi phí là bao nhiêu cả”, ông Thành nói tiếp.

Đặt lại câu hỏi “chi phí để cải tổ hệ thống ngân hàng là bao nhiêu?” ở cuối bài phản biện, ông Thành nhấn giọng, “xin nói thật là tôi không biết”.

Theo ông Thành thì ông không nghĩ là Ngân hàng Nhà nước đã tính toán đầy đủ, nếu chi phí này có tính cả nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể biết được trong ngắn hạn các khoản mà phải trả cho các ngân hàng yếu nhất gắn với các khoản nợ xấu nhất.

Nhắc đến quan điểm có thể phải cần đến sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính quốc tế của TS. Trịnh Quang Anh trong một bản tham luận ở diễn đàn này, ông Thành nêu quan điểm riêng là Việt Nam có đủ lực để xử lý ngân hàng yếu kém nhất và nợ xấu nhất.

“Tôi có cảm giác rằng việc này sẽ được xử lý trong thời gian rất ngắn”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Về nguyên tắc, ông Thành “đính chính” tuyên bố của một quan chức là không để ngân hàng nào phá sản. Vì thông điệp chính thức hiện nay là không để hệ thống đổ vỡ còn một ngân hàng cụ thể vẫn có thể biến mất.

“Sẽ đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền chứ không có chuyện Chính phủ cam kết là không có ngân hàng nào phá sản”, ông Thành đặc biệt lưu ý.

Ngay sau phát biểu của Viện phó Thành, đại diện IMF tại Việt Nam, ông Sanjay Kalra cũng đăng đàn. Đề cập về chi phí để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Việt Nam, vị chuyên gia này cho rằng sẽ không có câu trả lời bất biến, mà sẽ là các con số khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của hệ thống ngân hàng hiện tại và tốc độ giải quyết vấn đề.

“Có quốc gia đến 15% GDP, có quốc gia chỉ từ 5% đến 10% GDP, còn Việt Nam thì không biết sẽ cần đến bao nhiêu phần trăm”, ông nói.

Nguyên Thống đốc Cao Sỹ Kiêm cũng đặt câu hỏi: chi phí để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là bao nhiêu, lấy ở đâu ra? Theo ông, nếu lấy từ ngân sách thì Quốc hội phải bàn.

“Than thở” là giơ tay đến lần thứ 10 mới được phát biểu, một vị lãnh đạo ngân hàng thương mại cho biết ông đã dành đến 4 năm nghiên cứu về vấn đề đang được bàn luận sôi nổi tại diễn đàn.

Liên quan đến câu hỏi về chi phí, vị lãnh đạo ngân hàng thương mại này ước tính sơ sơ khoảng 5 đến 10% GDP, con số cụ thể dự kiến 5 đến 10 tỷ USD, tùy thuộc vào mức độ quyết tâm của công việc.

Về băn khoăn ai chi và làm thế nào của nguyên Thống đốc Kiêm, vị này phát biểu, nên có sự chia sẻ, ngân hàng chịu một ít, doanh nghiệp một ít và thậm chí người dân phải chịu một phần. Và rất cần thiết phải nâng cao vai trò của bảo hiểm tiền gửi.

Vị đại diện duy nhất cho khối ngân hàng thương mại đăng đàn tại phiên thảo luận cũng nhấn mạnh yêu cầu đổi mới hoạt động của bản thân Ngân hàng Nhà nước. “Hiện nay đề án không có câu chuyện này, cả hệ thống thay đổi mà bản thân Ngân hàng Nhà nước không thay đổi thì làm sao mà theo được”, ông nói.

Không “may mắn” như đồng nghiệp, cũng giơ tay đến 10 lần nhưng vẫn không đến lượt phát biểu, giám đốc nghiên cứu kinh tế của một ngân hàng thương mại khác đành “tâm sự” với VnEconomy khi phiên thảo luận kết thúc.

Rằng, ông khá bất ngờ về độ mở của các phiên thảo luận tại diễn đàn này, song câu hỏi lớn nhất tóm lại vẫn đang bị bỏ ngỏ, đó là “chi phí tái cấu trúc toàn hệ thống ngân hàng hết bao nhiêu”?

Bình luận về bài viết này