KT* – 619 – 041312 – Vấn đề của thị trường bất động sản rất nghiêm trọng

Đăng lần đầu: 13.04.2012

Ngọc Huân 

       Theo: laodong
(Lời bình): – Lần này tôi chỉ trích đoạn này thôi:”Những bài báo đánh lên do ai chỉ đạo đây?đây là bài báo nói thật,theo link này thì sẽ biết.http://laodong.com.vn/Bat-dong-san/Van-de-cua-thi-truong-bat-dong-san-rat-nghiem-trong/59793.bld.

Cám ơn anh Châu đã cảnh báo toàn dân -Còn chờ gì nữa … hãy rút vốn ngay kẻo chết chùm.
Chúc anh Châu và nhóm VÌ DÂN luôn khoẻ mạnh.” hết trích

Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
12.04.2012

———————————————————————————–

http://laodong.com.vn/Bat-dong-san/Van-de-cua-thi-truong-bat-dong-san-rat-nghiem-trong/59793.bld

Thứ năm 12/04/2012 08:04

Ngày 11.4 tại TPHCM, Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) đã có buổi đối thoại với các doanh nghiệp (DN) thuộc Hiệp hội Bất động sản TPHCM (Horea) để khảo sát về tình hình sản xuất kinh doanh, nhằm đi sâu tìm hiểu các khó khăn, vướng mắc của DN. Không khí buổi đối thoại rất căng thẳng, hầu hết các DN phát biểu tại buổi đối thoại cho biết họ đã chết lâm sàng.

Vấn đề của thị trường bất động sản rất nghiêm trọng

100% doanh nghiệp chết lâm sàngTrong phần phát biểu khai mạc buổi đối thoại, ông Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch UBGSTCQG – cho biết, quy mô thị trường BĐS theo số liệu ngân hàng thì quy mô vừa phải thôi, chỉ chiếm từ 8-9% dư nợ. Tác động của dư nợ tín dụng BĐS nếu có làm nợ xấu tăng thêm cũng chỉ 1,5-2%, đưa tổng dư nợ xấu dưới 5% chưa đến mức phải cảnh báo. Tuy nhiên, thực tế  nợ BĐS có phải chỉ8-9% hay không? Một vấn đề khác chúng tôi quan tâm là hệ số đòn bẩy tài chính trong BĐS là bao nhiêu. Nếu số vay từ 1,5 đến 1,7 lần vốn tự có,  tác động vừa phải, DN có thể chịu đựng được. Vấn đề là thực tế hệ số đòn bẩy trong BĐS là bao nhiêu? Vốn vay gấp 2-3 lần số sở hữu thì là chuyện khác. Lâu nay những con số không được rõ lắm, phân tích hơi khó. Quy mô của BĐS chỉ ở mức vừa vừa, tác động vừa vừa lên nền kinh tế, thì chưa cần dùng đến biện pháp, chính sách để giải cứu thị trường.Sau phần phát biểu của ông Vũ Viết Ngoạn, đã có hàng chục ý kiến phát biểu của DN, phần đông đều cho rằng những vấn đề của thị trường BĐS, khó khăn của DN BĐS nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những đánh giá chính thức. Bà Đỗ Thị Loan – Phó Chủ tịch thường trực Horea – cho rằng: “Số liệu chính thức thì tổng dư nợ trong lĩnh vực BĐS là khoảng 200.000 tỉ đồng. Theo tôi, đây không phải là con số thực. Con số thực nó phải gấp vài lần. Thị trường BĐS, DN BĐS đang tụt dốc. Nếu thị trường BĐS sập đổ, DN BĐS phá sản hàng loạt thì hệ thống ngân hàng sẽ bị kéo theo”.Nói về những khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn của các DN trong thời gian qua, bà Đỗ Thị Loan cho biết: Các DN BĐS đang phải chịu lãi suất quá cao, lãi  suất công khai thì khoảng 20%/năm, nhưng lãi suất dưới gầm bàn lên đến 30%/năm, vay bên ngoài còn cao hơn, vay 1 tỉ đồng chỉ nhận được 600 triệu đồng nhưng phải ký nhận 1 tỉ đồng. Đại diện Cty Lê Thành – một DN được biết đến như mẫu hình thành công nhờ kiên định chỉ làm các dự án nhà ở giá thấp – cho biết: “DN tôi được xem là điển hình thành công, nhưng trong tình hình hiện nay chúng tôi cũng đã chết, chỉ chờ chích điện kích thích để sống lại, DN của tôi chết có nghĩa là 100% các DN BĐS khác cũng đã chết lâm sàng”.

Thị trường vốn – thòng lọng thắt cổ nền kinh tế
Ông Vũ Anh Tâm – Phó Chủ tịch Horea, đồng thời là một chủ DN BĐS lớn – bức xúc trình bày với đoàn công tác của UBGSTCQG: “Tôi tin rằng, những tiếng nói của DN nếu xác đáng sẽ đến được với Chính phủ. Tình hình thực tế của thị trường BĐS nghiêm trọng hơn những gì đã nói và được biết đến. Đầu ra của thị trường phẳng trên mọi phân khúc… Không thị trường nào có thể phát triển trong điều kiện lãi suất như thế này. Bản chất là không ai bỏ tiền vào khu vực mất thanh khoản. Các nhà thầu, các nhà sản xuất bị vạ lây. 4 năm nay DN ăn mòn gần hết tài sản. Các ngân hàng không thể giải quyết thanh khoản nếu các DN càng ngày càng chết. Lãi suất cao, chẳng khác gì thòng lọng siết vào cổ chúng ta. Các DN mất hết tài sản không quan trọng nếu có kết quả tốt.  Hiện nay, DN BĐS bán sản phẩm chỉ bằng  50-60% giá thành cũng không bán được, người ta để tiền trong ngân hàng hưởng lãi sướng hơn”.Không khí buổi đối thoại giữa các hội viên Horea và đoàn công tác của UBGSTCQG cực kỳ căng thẳng. Trong phần phát biểu tổng kết, với tư cách cá nhân, ông Vũ Viết Ngoạn cho biết: “Thị trường BĐS trên địa bàn TPHCM nói riêng và toàn quốc nói chung hết sức trầm trọng, phạm vi rất rộng ở tất cả các phân khúc. Thị trường gần như đóng băng, không tiêu thụ được. Đầu ra của thị trường BĐS cần phải quan tâm nhiều hơn, Chính phủ đã có định hướng, tập trung vào một số phân khúc như nhà thu nhập thấp, từ đó lan tỏa ra toàn thị trường… Hỗ trợ một phần giải pháp tài chính, xem xét dãn thuế, hạ lãi suất mới giải được bài toán đầu vào cho thị trường BĐS, vì vậy cần phải đẩy nhanh tiến trình giảm lãi suất. Một giải pháp khác cũng cần xem xét cho DN dãn nợ, không phải đại trà tất cả…”.

 “Thái độ của cuộc họp phản ánh mức độ gay go của nền kinh tế như thế nào, tình hình rất là căng thẳng. Thị trường BĐS là thị trường tài sản lớn nhất hiện nay, nếu nó nguy kịch thì tầm chấn động của nó sẽ rất khủng khiếp. Nhà nước có đủ sức cứu thị trường BĐS không? Bơm lượng tiền khổng lồ, dẫn đến lạm phát ngay, nền kinh tế sụp đổ ngay. Dùng lượng tiền vừa phải để giải cứu, đó là một nghệ thuật kích như thế nào cho thị trường chạy. Chỉ sợ tiền giải cứu chảy vào túi nhà đầu cơ chứ không chảy vào người có nhu cầu. Anh Ngoạn có hứa kéo mấy bộ vào đối thoại với DN, tôi sợ không biết lúc ấy còn bao nhiêu người đến dự với tư cách là ông chủ hay là lúc đó đã về quê kiếm ăn rồi. Mong TPHCM có những sáng kiến, những gợi ý để trung ương đưa ra được những giải pháp cho sát sườn”.
    Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên

Ngọc Huân

Bình luận về bài viết này