KT* – 722 – 050412 – Tái cấu trúc ngân hàng: Đương đầu với nợ xấu và thanh khoản

Đăng lần đầu: 04.05.2012

Thanh Giang

Theo:baomoi

(Lời bình): –  Tôi đã viết từ ngày 31.03.2012 thì theo trình tự là phải giải quyết nợ xấu, sát nhập hay phá sản NH rồi thì hạ lãi suất mới có tác dụng. Có thể nhiều bài trước đó tôi cũng đã nêu lên điều này. Nếu nợ xấu còn thì NH vẫn còn huy động để trả những món nợ mà nợ xấu không trả được, điều này làm mất thanh khoản nên sẽ không có tiền để cho vay với lãi suất hạ.

Trích:” Vấn đề là nhìn xa hơn, với cái nhìn lạc quan cực kỳ thì sẽ thấy sát nhập NH giải quyết cuối năm 2012, cần 1 năm nữa, hết năm 2013 lãi suất mới giảm, khi đó, hy vọng (hy vọng thôi vì nhà ở là 300 năm lao động, quá cao) là BĐS bắt đầu giải tỏa một ít và cần ít nhất 2 năm thì nhà đầu tư BDS mới trở lại tức là cuối 2015. Sau đó 6 tháng đến giữa 2015 mới bắt đầu xử dụng vật liệu xây dựng và sẽ đạt mức buôn bán, số lượng bình thường là giữa 2015.” hết trích

 Tuy nhiên, ngày 11.04.2012, vì thấy tình hình DNVVN đóng cửa và phá sản rất nhanh chóng, NHNN vội vã sụt lãi suất trong cơn khủng hoảng mà đâu biết rằng điều này không giúp gì được cho DN cả.

CXN_041112_1468_Push the panic button (Nhấn nút hoảng hốt)

Vì làm ăn không đúng quy trình cho nên tình hình ngày càng tệ hại…
Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
04.05.2012

———————————————————————————–

http://www.baomoi.com/Tai-cau-truc-ngan-hang-Duong-dau-voi-no-xau-va-thanh-khoan/126/8381227.epi

Tái cấu trúc ngân hàng: Đương đầu với nợ xấu và thanh khoản

Xem tin gốc

Đại Đoàn Kết – 2 ngày trước 100 lượt xem

Trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NH, đồng thời với giải quyết nợ xấu, thanh khoản còn phải tập trung vào tái cấu trúc hoạt động, công nghệ, sản phẩm của các NHTM. Trong đó, các NH phải hoạt động minh bạch, có quản trị rủi ro vững chắc và tạo được chuẩn mực an toàn giám sát tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế.

Các chuyên gia kinh tế khẳng định, hệ thống ngân hàng thương mại đang rơi vào tình trạng nợ xấu gia tăng, thiếu thanh khoản nghiêm trọng. Vì vậy, muốn thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thành công thì phải giải quyết được vấn đề nợ xấu và thanh khoản.

Muốn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Chính phủ
cần phải chi một lượng tài chính không nhỏ
Ảnh: Hoàng Long
Nợ xấu liên quan đến bất động sản
Thời gian qua, ngân hàng thương mại có quy mô vốn nhỏ, kinh nghiệm quản trị nội bộ còn hạn chế, do sức ép phải theo lộ trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng đã khiến cho nhóm các ngân hàng nhỏ luôn tăng trưởng tín dụng nóng, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực: bất động sản, chứng khoán, là những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. Ông Phạm Mạnh Thường, Phó Tổng Giám đốc Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) về xử lý nợ xấu, cho biết, tính đến thời điểm cuối 2011, nợ xấu chiếm 3,4% tổng dư nợ, tương đương 85.000 tỷ đồng. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã công bố nợ xấu đang ở mức 3,6%. Nợ xấu trong lĩnh vực bất động  sản vẫn đứng ở vị trí đầu bảng. Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: “Nợ xấu của bất động sản chiếm một khối lượng cực kỳ lớn vì theo thống kê chính thức là 8-10% tổng dư nợ, nhưng tôi cho rằng, thực tế phải gấp đôi con số đó”. Thị trường bất động sản tiếp tục rơi vào trầm lắng, giá bất động sản được cho là đã giảm 30-40% so với đỉnh cao đầu năm 2011. Thực trạng này đã đặt các ngân hàng cũng như các nhà đầu tư bất động sản vào trạng thái hết sức khó khăn. Câu hỏi đặt ra là có “giải cứu” thị trường bất động sản hay không? Nếu không có một dòng vốn mới để vực dậy thị trường bất động sản lúc này tất yếu giá bất động sản còn xuống nữa. Và khi đó tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng sẽ không dừng ở con số như hiện nay. Nhưng nếu cứu thị trường bất động sản thì câu hỏi nữa đặt ra là vốn ở đâu và ai có thể mạo hiểm để tiếp tục rót vốn vào thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay? Theo ông Nghĩa, nếu bất động sản sụp đổ thì toàn bộ hệ thống tài chính sẽ rơi vào khủng hoảng cho nên phải tốn kém khá lớn lượng tiền của để xử lý vấn đề này. Trong xử lý nợ xấu bất động sản nói riêng và các ngành khác nói chung có thể thực hiện thanh lý, giãn, khoanh, xóa nợ. Mặc dù chỉ có 4 bài cơ bản để giảm nợ xấu nhưng tuyệt đối không để thị trường bất động sản sụp đổ.
Trong thực tế, việc xử lý nợ xấu có những khó khăn hơn so với giai đoạn trước do quá trình tái cầu trúc hiện nay diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế kém thuận lợi hơn. Phải thừa nhận rằng, chi phí để xử lý nợ xấu là hoàn toàn không nhỏ, đặc biệt là chi phí hỗ trợ từ Chính phủ.
Cơ bản cần giải quyết thanh khoản
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, thanh khoản của các ngân hàng chưa thật sự “khởi sắc” vì tăng trưởng tín dụng nóng gắn liền với tỷ lệ nợ xấu cao và kéo dài dai dẳng nên một số ngân hàng đã rơi vào tình trạng khó khăn về thanh khoản. Đặc biệt, các ngân hàng yếu kém họ đang gặp khó khăn lớn vì cho vay rất nhiều vào hoạt động bất động sản, trong khi đó, thị trường bất động sản lại đang xuống dốc. Cho nên không ít chuyên gia cho rằng, muốn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trước hết là phải bắt đầu từ thanh khoản của các hệ thống ngân hàng. Thực tế, muốn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thành công Chính phủ cần phải chi một lượng tài chính không nhỏ. Theo Dự báo của IMF trong tái cấu trúc ngân hàng phải cần đến 5-6 tỷ đô la. Ông Nghĩa cho rằng, 5-6 tỷ đô là con số tối đa nhưng chúng ta luôn tìm cách để tái cấu trúc sao cho phù hợp với nguồn lực chúng ta có bằng chi phí thấp nhất.
Trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đồng thời với giải quyết nợ xấu, thanh khoản còn phải tập trung vào tái cấu trúc hoạt động, công nghệ, sản phẩm của các ngân hàng thương mại. Trong đó, các ngân hàng phải hoạt động minh bạch, có quản trị rủi ro vững chắc và tạo được chuẩn mực an toàn giám sát tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế.
THANH GIANG

Bình luận về bài viết này