KT* – 848 – 062412 – Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Đất nước đã vượt qua thời kỳ khó khăn”

Đăng lần đầu: 24.06.2012

NLDO

Theo:nguoilaodong

( Lời bình): – Nguyen xuan Phúc dạo này sao ngu thế, đứng ra lãnh đạn cho 3 Dũng. Lần trước là vụ xử lý Nguyễn xuân Diện và hôm nay, với hiểu biết gần như zero của Nguyễn xuân Phúc về Kinh tế mà đúng ra phát biểu sai bét như thế này thì sẽ mang tiếng rất lâu dài.

Người dân có nghĩ NXP đỡ đạn cho 3 Dũng đâu, họ chỉ thấy trong 6 tháng còn lại của năm, kinh tế tệ hại hơn nữa (đây là điều chắc chắn vì độ chậm của nền kinh tế) thì lúc đó Phúc sẽ bị coi là một thằng vừa ngu vừa ngốc.
DN vẫn phá sản và đóng cửa ào ào, những phát biểu này sẽ dính với Phúc suốt đời.
Mới phát biểu ngày 15.06, 9 hôm trước đó mà hôm nay đã sai bét nhè rồi, chúng nó trốn chui trốn nhủi hết rồi…
 Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
24.06.2012

——————————————————————————————-

http://nld.com.vn/20120615071913577p0c1002/pho-thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-dat-nuoc-da-vuot-qua-thoi-ky-kho-khan.htm

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Đất nước đã vượt qua thời kỳ khó khăn”

Thứ Sáu, 15/06/2012 07:19

(NLĐO) – Trong phiên chất vấn, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng liên tục nhắc nhở các ĐBQH tập trung vào câu hỏi chính, không sa đà, đi sâu vào phân tích.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn trước QH. Ảnh: chinhphu.vn
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lần đầu tiên trả lời chất vấn trực tiếp tại Quốc hội trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay, 15-6, tại hội trường.Chốt lại 2,5 ngày trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIII, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo làm rõ thêm những vấn đề mà 4 Bộ trưởng các bộ: Tài nguyên-Môi trường, Kế hoạch-Đầu tư, Công Thương và Công an đã trả lời chất vấn, giải trình trước đó.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Nội dung chủ yếu liên quan tới các vấn đề nâng cao hiệu lực, sử dụng vốn tại các tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) Nhà nước; công tác chỉ đạo của Chính phủ về phòng chống tham nhũng cũng như các sai phạm của các tập đoàn kinh tế; tình hình khiếu nại, tố cáo có dấu hiệu gia tăng…
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn bắt đầu lúc 8 giờ sáng và được tường thuật trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam và nhiều phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có BáoNgười Lao động Online tại địa chỉ www.nld.com.vn.
Theo Phó Thủ tướng, trong 2 ngày chất vấn và trả lời chất vấn, có 128 ĐBQH gửi 158 ý kiến chất vấn đến Thủ tướng và các thành viên Chính phủ. Chính phủ trân trọng và đánh giá cao các ý kiến này, đặc biệt là những ý kiến góp ý cho công tác điều hành của Chính phủ. 10 lượt thành viên Chính phủ đã báo cáo, giải trình trước các ĐBQH.
Về nhiệm vụ của Chính phủ, Phó Thủ tướng báo cáo:
Một là, về ổn định kinh tế vĩ mô: Chính phủ có nhiều chính sách giải quyết khó khăn DN, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô

Những tháng gần đây nền kinh tế đã khởi sắc trở lại. Quý 2 tăng trưởng kinh tế đạt 4,5%, so với quý I chỉ 4,1%. Các chỉ số sản xuất đều tăng.

CPI 3%, thấp nhất 3 năm qua.

Tăng trưởng dư nợ tín dụng những tháng đầu năm âm, đến tháng 5 đã dương.

Cán cân thanh toán cải thiện, dự trữ ngoại hối tăng. Xuất khẩu tăng nhẹ, giảm nhập siêu.

Chính phủ quyết tâm ổn định kinh tế vĩ mô. Phấn đấu đưa GDP đạt 6%, lạm phát 6,8%.

Hai là, tháo gỡ khó khăn cho DN.
Chính phủ đã có nhiều chính sách đồng bộ về việc này, trong đó có hỗ trợ giảm thuế cho DN.

5 tháng, 21,8 ngàn DN giải thể¸ nhưng trong tháng 5 giảm 10% so với bình quân 4 tháng, số DN thành lập mới nhiều hơn số DN giải thể.

Hàng tồn kho tháng 3 là 30,9%, đến tháng 5 còn 24,9%.

Đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại ngân hàng, ngăn chặn tiêu cực trong hoạt động tín dụng. Phấn đấu tăng dư nợ tính dụng 2% trong 6 tháng cuối, 12-13% cả năm nay.

Ba là, triển khai các giải pháp trung và dài hạn bền vững.

Chuẩn bị trình Quốc hội kế hoạch phát triển 2013-2015. Sẽ hoàn thiện đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế để trình Quốc hội.

Về các DNNN: Phát triển là nhiệm vụ trọng tâm của cả nước.

Các tập đoàn, tổng công ty đã đóng góp quan trọng cho nhiều mặt của nền kinh tế, là công cụ quan trọng để điều tiết kinh tế vĩ mô, bình ổn giá cả… Nhiều tập đoàn, tổng công ty đã được giao những dự án lớn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều DNNN hiệu quả còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực được phân bổ; một số chưa làm tốt vai trò đầu tàu.Phó Thủ tướng cho biết TĐ, TCT đang đứng trước nhiều khó khăn như nhiều cơ chế ban hành còn chưa khả thi, thiếu phân định rõ trách nhiệm quản lý của chủ sở hữu; công tác kiểm tra, giám sát chưa cao, phát hiện xử lý vi phạm còn chậm…Để khắc phục yếu kém, Chính phủ sẽ đẩy mạnh đổi mới DN Nhà nước, xem cổ phần hóa là biện pháp quan trọng, cơ cấu lại TĐ, TCT sẵn có; ban hành nghị định riêng về hoạt động, tổ chức của từng tập đoàn, tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân công, thực hiện hiệu quả, thường xuyên giám sát hoạt động, sử dụng vốn, chấp hành pháp luật trong điều hành DN của cán bộ quản lý.

Trước mắt, cần bổ sung nghị định hiện hành để quy định cụ thể phân công, cấp, quyền sở hữu của chủ sở hữu; tăng cường trách nhiệm người ủy quyền, xây dựng cơ chế bổ nhiệm cán bộ phù hợp.

Chính phủ phải nghiên cứu, sớm ban hành tiêu chí, đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN Nhà nước.

Về vấn đề của Tập đoàn Vinalines, Chính phủ đã có báo cáo gửi QH. Đây là DN Nhà nước có quy mô lớn, có giai đoạn phát triển tốt, đã đóng góp nhiều cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, công ty liên tục gặp khó khăn, thua lỗ do nhiều nguyên nhân như yếu kém của lãnh đạo công ty, yếu kém trong hoạt động kinh doanh, không thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng, vi phạm pháp luật… gây bức xúc trong dư luận.

Chính phủ đã và đang chỉ đạo cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo tái cơ cấu tập trung vào cảng biển, hàng hải; củng cố tổ chức, nâng cao năng lực hiện hành, rà soát tổng thể các dự án đang đầu tư để đầu tư có hiệu quả hơn. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành hỗ trợ tháo gỡ khó khăn để từng bước phát triển vai trò kinh tế biển.

Về vấn đề phòng chống tham nhũng, PTT cho biết tham nhũng, lãng phí còn xảy ra ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn với điều hành của Đảng, Chính phủ, Nhà nước. Chính phủ sớm trình QH sửa đổi luật phòng chống tham nhũng. Chính phủ đề nghị QH và nhân dân cả nước tích cực giám sát, sớm phát hiện tiêu cực, vi phạm, tham nhũng.

Chính phủ yêu cầu UBND các cấp rút kinh nghiệm về những hạn chế, yếu kém trong quy hoạch đất đất, hỗ trợ đền bù cho người dân.

Sau khi Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo một số vấn đề được quan tâm, các đại biểu bắt đầu phiên chất vấn.

– ĐB Nguyễn Bá Thuyền (tỉnh Lâm Đồng): Nhiều cán bộ còn hành dân, bộ máy còn cồng kềnh, PTT có thể đánh giá hiệu quả đề án cải cách hành chính? Kinh tế những năm gần đây luôn biến động, tham nhũng phổ biến như Vinashin, Vinalines gây bất bình trong dư luận, Nhiều đại biểu cho rằng nếu không chống tham nhũng thì Việt Nam sẽ khó phát triển. Vậy trách nhiệm Chính phủ đến đâu?

PTT: Hầu hết các địa phương đều đã đưa ra cổng thông tin điện tử. Chính phủ đã ra 25 nghị quyết để đơn giản hơn 4.000 thủ tục cần thay đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ. Tuy nhiên, hiện còn nhiều nhũng nhiễu, tiêu cực gây khó khăn cho người dân. Thời gian tới, Chính phủ phải có trách nhiệm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính bằng cách đơn giản hóa thủ tục hành chính tại 25 nghị quyết, thực hiện nghiêm đánh giá hiệu quả của các thủ tục mới, niêm yết công khai đầy đủ thủ tục hành chính tại nơi giải quyết công việc, thực hiện hiệu quả tiếp nhận, phản ánh của người dân để tháo gỡ vướng mắc…

Nhưng dù thủ tục gì thì nếu cán bộ làm việc không tận tụy, tiêu cực tham nhũng thì không thể giải quyết nổi. Đề nghị các cấp tăng cường cán bộ có năng lực, phẩm chất, nhất ở lĩnh vực đang bức xúc như thuế, khám chữa bệnh, đất đai… đồng thời cắt giảm chi phí thủ tục…

-ĐB Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long): Năm 2012, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn. Vậy nền kinh tế đã qua giai đoạn khó khăn nhất hay chưa? Đề nghị PTT cho biết các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ để ngăn ngừa vấn đề lạm phát quay trở lại?

PTT: Đất nước đã vượt qua thời kỳ khó khăn. Cụ thể, quý I tăng trưởng 4%, quý II tăng trưởng khá hơn, số DN tháng 5 ít phá sản, giải thể hơn, kinh tế phát triển khá hơn so với tháng 4. Một tháng tới, chúng ta phải đưa ra ngân sách trái phiếu Chính phủ 21.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, cũng cần phòng ngừa khả năng giảm phát. Chính phủ vẫn đặt mục tiêu lạm phát 7-8%, tăng trưởng 6%.

– ĐB Lê Quang Hiệp (Thanh Hóa): Chúng ta đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và đạt chỉ số CPI ước đạt 6-7% năm 2012 nhưng nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm như DN phá sản, tăng trưởng 6 tháng chỉ đạt 4,3%. Vậy Chính phủ có giải pháp gì để kích cầu tiêu dùng?

PTT: Như đã trình bày trong báo cáo, biện pháp là tài khóa và tiền tệ. Mỗi tháng tới phải chi trên 21.000 tỉ, lãi suất vay 13%, lãi suất huy động 9% cùng một số giải pháp khác thì chính sách này sẽ tạo điều kiện cho tăng trưởng, không xảy ra lạm phát thời gian tới.

Đây là gói hỗ trợ cần thiết chứ chưa phải kích cầu. Như vậy, Chính phủ khẳng định các mục tiêu tăng trưởng và lạm phát hoàn toàn có thể đạt được trong năm nay.

– ĐB Trần Du Lịch (TPHCM): Về TĐ, TCT, từ khi xảy ra vụ Vinashin, các ĐB cho rằng cần công khai minh bạch, theo đó các TĐ, TCT phải công bố thông tin như các DN. Nhưng tại sao đến nay không thực hiện vấn đề này? Nợ xấu có phải từ TCT, TĐ không?

Qua 33 cuộc tiếp xúc của cử tri TPHCM, nhiều cử tri bức xúc về vấn đề thu phí trên phương tiện giao thông. Đầu kéo cũng thu, rơ-mooc không chạy cũng thu thì các đơn vị không biết làm việc thế nào. Bộ GTVT cho rằng nếu thu thì bỏ thu ở các trạm thu phí. Vấn đề này có đúng không?

PTT: Việc chậm trễ do nguyên nhân khách quan phải chuẩn bị điều kiện tốt hơn nữa. Các TĐ, TCT phải công khai minh  bạch như các công ty lên sàn chứng khoán để chấm dứt tiêu cực.

Nợ xấu ngân hàng bắt nguồn từ các TĐ thua lỗ nặng, tuy nhiên tỉ lệ không cao.

NĐ 18 của Chính phủ về quỹ bảo trì đường bộ là có cơ sở pháp lý và đúng pháp luật. Phí sử dụng đường bộ không mới mà đã quy định ban hành theo pháp lệnh về phí, lệ phí của UBTVQH. Nghị định 18 ở khoản 1, điều 5 quy định thu trên đầu phương tiện lưu thông thì chỉ thay đổi phương thức, chế độ thu, thuộc thẩm quyền của Chính phủ theo pháp lệnh về phí, lệ phí. Do đó, phí đường bộ không đánh vào tài sản là phương tiện.

Trả lời ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên), PTT thừa nhận năng lực và  trình độ lực lượng không nhỏ CBCC chưa đáp ứng được; không ít cán bộ còn tham nhũng, quan liêu, nhũng nhiễu; quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ còn nhiều bất cập.

Để giải quyết, Chính phủ đề nghị một số biện pháp như công khai quy định về đánh giá cán bộ, loại bỏ cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ; thực hiện đúng Luật cán bộ, công chức; đặc biệt, đang làm đề án báo cáo với QH là quản lý cán bộ công chức trên cơ sở vị trí việc làm, mô tả việc làm cụ thể; tiếp tục đổi mới cơ chế tiền lương; thanh tra công vụ thường xuyên, nghiêm túc. Cán bộ cần nâng cao  năng lực hành động, tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, lắng nghe ý kiến trong xử lý công việc cụ thể.

– ĐB Lê Thanh Vân (Hải Phòng): Quan điểm công tác dân tộc có gắn liền với mô hình tăng trưởng?

PTT: Nước ta có 54 dân tộc anh em, đồng bào dân tộc chiếm 13% dân số. Vì vậy, trong quá trình cơ cấu, cần quan tâm hơn nữa đến đồng bào dân tộc thiểu số. Việc xây dựng khu kinh tế quốc phòng, đường biên giới, nâng cao dân trí cho đồng bào rất quan trọng. Chúng ta cần lưu ý trên 300 hộ sau khi giải tỏa để làm công trình mới giải quyết được 50% có việc làm… Những vấn đề này cần phải quan tâm để giải quyết hợp lý cho đồng bào.

Trả lời ĐB tỉnh Ninh Thuận, PTT khẳng định lại QL 1 là con đường then chốt của đất nước. Tỉ lệ tai nạn giao thông trên QL 1 chiếm hơn 50% các vụ tai nạn trên đất nước. Đến nay, một số gói thầu quan trọng đã triển khai, dự định năm 2016 hoàn thành tuyến đến Cần Thơ với quy mô 4 làn xe.

– ĐB Trần Đình Long (Đắk Nông): Gần 100 xã chưa có đường ô tô. Vì sao đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn lại chậm chạp như vậy?

Tổng mức đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã tăng 1,95 lần. Thời gian tới, để giải quyết nhanh tiến độ các công trình gây bức xúc.

– ĐB Trần Vũ Mạo (tỉnh Thừa Thiên Huế): Bộ trưởng KH-ĐT nói không nắm thất thoát của Vinalines. Vậy trách nhiệm của các bộ trong kiểm tra, giám sát TCT như thế nào? Mùa hè năm nay có cắt điện như mọi năm không? Nếu có tại sao để tình trạng này kéo dài?

PTT: Theo quy định pháp luật, các bộ chủ quản thậm chí cả Chính phủ đều có trách nhiệm trong việc để thất thoát tài sản của Nhà nước. Hiện còn nhiều công trình kém chất lượng do tư vấn giám sát, thi công ẩu… Tuy nhiên, chúng ta vẫn có công trình tốt, chứ không phải toàn bộ đều xấu.

Phải thực hiện lộ trình về giá bán điện. Nước ta mới có điện, tăng trưởng điện lực hằng năm cao (15%). Bộ Công thương đã công bố năm nay không cắt điện.

-ĐB Phan Văn Quý (Nghệ An) cho rằng phải miễn giảm thuế cho DN, PTT khẳng định các DN tốt, gặp khó khăn về tài chính sẽ được hỗ trợ. Về lạm phát tiền lương, mức lương cho đáp ứng đời sống tối thiểu. Sắp tới, Chính phủ thực hiện đề án cải cách tiền lương để người dân yên tâm đóng góp cho đất nước.

– ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình): Nguyên nhân nào tỉ lệ hộ nghèo lại cao và kéo dài ở khu vực tái định cư các công trình thủy điện? Biện pháp để giải quyết vấn đề này?

PTT cho biết sẽ tổ chức đoàn kiểm tra để giải quyết dứt điểm vấn đề này.

– ĐB Nguyễn Hữu Hùng (Tiền Giang): Di cư dân tự do đang gây khó khăn cho địa phương? Người lao động nước ngoài hiện rất khó quản lý. Giải quyết thế nào các nhà đầu tư nước ngoài vi phạm về sử dụng lao động?

PTT: Di cư dân chủ yếu từ phía Bắc vào Tây Nguyên và Nam Bộ, mỗi năm khoảng 1.500 hộ với 7.000 khẩu. Tôi đã vào Tây Nguyên thấy đồng bào sống tốt. Tôi sẽ tiếp thu ý kiến này và sẽ chỉ đạo Nhà nước có biện pháp chủ động hơn, với vùng đặc thù cần có nơi ăn, chốn ở, không thể tự do ở đâu cũng được. Ngoài ra, cần tăng cường quản lý nhân khẩu, hộ khẩu để hạn chế vấn đề tệ nạn.

– ĐB Trần Thị Quyết Tâm (TPHCM): Yêu cầu trả lời thêm về trách nhiệm của các bộ với sai phạm của TCT, TĐ. Các chính sách thu hồi đất đã đảm bảo lợi ích hài hòa giữa lợi ích cho người dân?PTT: Chính phủ đang nợ 7 văn bản, nghị định này, trong quý III sẽ ban hành để quản lý các TĐ, TCT trong đó công khai minh bạch là một yêu cầu.Thay mặt Thủ tướng, PTT yêu cầu các địa phương, cấp, ngành phải thực hiện tái định cư theo nguyên tắc nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ cho người dân đi tái định cư, không để mâu thuẫn, khiếu kiện đông người xảy ra (theo báo cáo 7% khiếu nại trên cả nước liên quan đến đất đai). Một quan điểm mới đặt ra là đền bù cho người dân phải sát giá thị trường.

Đất đai là sở hữu toàn dân nên sau khi giải quyết xong quyền lợi cho dân mới tiến hành xây dựng. Tuy nhiên, dân chủ, công khai, tạo điều kiện tối đa nhưng người dân nào không chấp hành quy định dù các cấp, ngành thực hiện đã cầu thị thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

– ĐB Võ Thị Hồng Thoại (Bạc Liêu): Việc quản lý lỏng lẻo của nhà mạng như tin nhắn rác, lừa đảo trên điện thoại sẽ giải quyết như thế nào?

PTT: Đã có luật viễn thông nên đối tượng nào vi phạm sẽ xử lý hình sự. Cần tăng cường xử lý, hạn chế sim tự do như hiện nay. Đề nghị Bộ trưởng TT-TT cần thực hiện nghiêm vấn đề này.

* Sau phiên chất vấn của các đại biểu QH với PTT Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã phát biểu tổng kết hơn 2 ngày chất vấn tại QH. Theo đó, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhận định các ĐB QH đã nêu trúng vấn đề được cử tri cả nước quan tâm, vấn đề tuy không mới nhưng lại có nhiều nội dung mới được đặt ra đòi hỏi cần làm rõ trách nhiệm, giải pháp… cụ thể.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề nghị một số lưu ý sau:

Trong lĩnh vực TN-MT cần tập trung giải quyết bất cập trong quản lý đất đai, giao quyền sử dụng đất, giá cả đề bù, quy hoạch KCN-KCX, khu đô thị, đất đai lãng phí; đảm bảo năm 2013 hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cả nước.

Phố hợp thanh tra nhà nước, thanh tra Chính phủ, UBND các cấp từ nay đến 31-12-2012, giải quyết các vụ khiếu kiện trọng điểm, kéo dài và công bố công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng để xây dựng KCN, khu đô thị đảm bảo lợi ích các bên.

Lĩnh vực KH-ĐT cần tập trung nguồn lực tổng hợp hoàn thành tốt nhất các chỉ tiêu QH đã đặt ra (kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hợp lý). Hoàn thiện cơ chế quản lý các TĐ, TCT; làm rõ trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực với các TĐ, TCT Nhà nước; cơ chế giám sát tài chính từ bên ngoài và nội bộ ở các TĐ, TCT; ban hành nhiệm vụ của từng TĐ, TCT đặc biệt quan trọng của đất nước… Rà soát tiến hành, chú ý hiệu quả cắt giảm mục tiêu công với tăng trưởng kinh tế và giảm lạm phát để đảm bảo an sinh xã hội, huy động nhiều nguồn lực bù vào nguồn cắt giảm.

Về lĩnh vực công thương, cần giám sát kiểm tra vấn đề tồn tại tại các TCT, TĐ, để TĐ, TCT góp phần điều tiết thị trường, hoạt động hiệu quả. Có lộ trình thực hiện lộ trình cạnh tranh, chống độc quyền như điện, phân bón..; rà soát quy hoạch ngành điện, thủy điện, kiên quyết dừng dự án không đạt an toàn, hiệu quả và kiểm tra an toàn các công trình thủy điện.

Về an ninh: Phải tạo cho được sự chuyển biến tích cực về phòng chống tệ nạn, tội phạm từ nay đến hết năm; xây dựng lực lượng trong sạch, đáp ứng niềm tin của nhân dân…

NLĐO

Bình luận về bài viết này