KT* – 864 – 071612 – Điều hành lãi suất: Lối ra đang khá rõ ràng

Đăng lần đầu: 16.07.2012

Lan Anh

Theo:thitruongtaichinh

 ( Lời bình): – Lê Thẩm Dương không những bưng bô cho Nguyễn văn Bình mà còn đội cái bô lên đầu nữa. Lối ra rõ ràng cho NH chứ DN thì vẫn phá sản ngày một đông chứ có bớt tí nào đâu, DN vẫn không vay với lãi suất ưu đãi được. Hàng tồn kho sụt tí xíu từ 30% đến 26% vì từ 3 tháng nay có DN nào dám sản xuất đâu mà tồn kho không sụt. Trong 3 tháng vừa rồi DN nào ngu dại vay tiền NH 19%, sản xuất rồi trả lương công nhân, vật tư, mặt bằng để …tồn kho thêm ah ??? Những thằng đưa nhũng con số này ra đều chỉ là những thằng TS giấy, không có kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn DN hoạt động như thế nào. Bọn này thì TS Alan Phan gọi là bọn “chiên da tháp ngà” chứ không biết gì cả về nhu cầu của DN, đó mới chính là sự sống còn của 90 triệu dân VN.
Còng lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
16.07.2012

——————————————————————————————-

http://www.thitruongtaichinh.vn/index.php?r=public/index&news_id=29932

Điều hành lãi suất: Lối ra đang khá rõ ràng

Thứ Bảy, 14/07/2012, 10:42 GMT+7 Bản in Email

Trong 6 tháng đầu năm 2012, việc điều hành lãi suất của NHNN nước đã nỗ lực theo hướng tháo gỡ một số khó khăn nhất định cho nền kinh tế. Qua công cụ lãi suất, phối hợp cùng nhiều giải pháp khác, NHNN đã phần nào đạt được những mục tiêu đặt ra.

Theo TS Lê Thẩm Dương – Trưởng khoa Ngân hàng ĐH Ngân hàng TP HCM, phải nói một cách chính xác là thời gian qua việc điều hành lãi suất của NHNN đã phải cùng lúc gánh quá nhiều nhiệm vụ: Vừa chống lạm phát, vừa đảm bảo các chỉ tiêu tăng trưởng quốc gia, vừa điều tiết và ổn định tỉ giá, vừa đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng, đảm bảo khả năng đồng vốn huy động từ thị trường dân cư.

Ý nghĩa của sự đánh đổi

“Việc phải gánh quá nhiều nhiệm vụ cùng một lúc như vậy sẽ là quá khó đối với người cầm công cụ điều hành. Nhưng cũng phải xác định trong lăng kính tổng thể như vậy, mới có được cái nhìn khách quan về việc điều hành lãi suất của NHNN” – TS Dương nhấn mạnh.

Nhìn lại những tháng gần cuối năm 2011, thị trrường vẫn còn hơi hưởng của cuộc đua lãi suất huy động lên 20%/năm và căng thẳng thanh khoản khiến lãi suất liên ngân hàng tăng lên 20%/năm, nợ xấu lên cao do thị trường BĐS suy giảm, thì đến tháng 12/2011, được sự định hướng từ Nghị quyết tái cơ cấu nền kinh tế, có tái cấu trúc thị trường tài chính mà trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống NHTMCP và các tổ chức tài chính, được sự chỉ đạo của Chính phủ về việc xây dựng đề án và thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đối tượng là các NHTMCP hoạt động yếu kém, ngay lập tức sau đó, NHNN đã nhanh chóng khoanh vùng các NH yếu kém và chính thức tuyên bố hợp nhất 3 NHTM cổ phần thành một NH duy nhất. Đây là một cú đột phá đầu tiên cho thấy thái độ dứt khoát của cơ quan quản lý trong lộ trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

Sau cú đột phá đầu tiên này, bước sang những ngày đầu 2012, các động thái của cơ quan quản lý thị trường đều thể hiện sự xác định rất rõ ràng theo định hướng kiểm soát chặt chẽ hiện tượng vượt trần lãi suất của các tổ chức tín dụng (TCTD), áp dụng trần lãi suất huy động linh hoạt trong xu thế điều chỉnh giảm dần, phù hợp với các diễn biến kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở đó, mặc dù từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 2/2012, các ngân hàng vẫn duy trì mức lãi suất cao (lãi suất huy động phổ biến sát 6%/năm với tiền gửi không kỳ hạn, 14%/năm với kỳ hạn 1 tháng trở lên) thì đến đầu tháng 3, nhiều ngân hàng đã ngay lập tức thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất theo chủ trương của NHNN, trong đó đi đầu là các ngân hàng thuộc nhóm 1.

Kết quả là kết thúc quý I/2012, trên thị trường, lãi suất không kỳ hạn bình quân là 3,73%/năm, lãi suất kỳ hạn 1 tháng tới 12 tháng bình quân là 12,93%/năm, lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng bình quân là 11,95%/năm. Trái với lãi suất huy động VND, lãi suất huy động USD ít biến động  hơn so với năm 2011, mức lãi suất phổ biến vẫn duy trì 2,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn của dân cư và 0,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế. Quan trọng nhất, lãi suất cho vay đối với DN cũng đã được điều chỉnh giảm từ 1 đến 1,5%/năm so với mặt bằng chung năm 2011, ngay sau việc NHNN giảm trần lãi suất huy động giảm xuống 13%/năm I. Mức lãi suất cho vay cả ngắn hạn lẫn cho vay trung, dài hạn trên thị trường bình quân 16,81%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn (3 tháng) và 18,7%/năm đối với các khoản vay trung, dài hạn (12 tháng trở lên), có ưu đãi thấp hơn 2-3 điểm phần trăm cho các lĩnh vực kinh doanh phổ biến là nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu và sản xuất – kinh doanh khác tuy được cho là vẫn còn cao hơn nhiều so với khả năng sinh lời của các DN trong nền kinh tế, nhưng đã đã là một nỗ lực rất lớn của hệ thống NH nói chung và là nỗ lực của cơ quan quản lý nói riêng, trong bối cảnh nợ xấu NH tăng cao và số DN đảm bảo được các chỉ tiêu tín dụng để được vay nợ mới ngày càng ít đi.

Cùng với đó, lần đầu tiên sau nhiều năm, mặc dù giá các hàng hoá nguyên nhiên liệu và các dịch vụ thiết yếu đều có sự điều chỉnh tăng và thậm chí có phần “thả nổi” theo cơ chế thị trường, chỉ số giá tiêu dùng trong quý I, thậm chí nguyên cả quý II/ 2012, đều đã có những bước giảm dần rất ổn định và đều đặn. Đây là một sự đánh đổi giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NH trong quý I mà chiến thắng mang lại không chỉ là kéo giảm lạm phát hay củng cố thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, mà còn cho thấy những bước đi của nhà quản lý thị trường tiền tệ đang để lại các dấu ấn sâu đậm đối với nền kinh tế, là tiền đề để nền kinh tế sớm đi vào ổn định trong những quý tiếp theo.

Ngân hàng khó tức thời, nền kinh tế hưởng lợi

Chuyên gia Tài chính Đinh Thế Hiển cho rằng, cần phải hiểu để giải quyết bài toán lạm phát, chúng ta cũng phải chấp nhận có sự suy giảm kinh tế. Không có lời giải thần kỳ nào để đưa đến kết quả nền kinh tế vừa giảm lạm phát, và tăng trưởng kinh tế vù vù. Hơn nữa, việc nền kinh tế giảm phát – đình trệ của hôm nay cũng là hệ quả của hôm qua, khi cung tiền vào nền kinh tế đã tăng nóng quá mức khiến NHNN phải chọn cách ”phanh”, hút tiền về và chấp nhận để thị trường khan tiền, theo đó mức độ rủi ro của các đối tượng lựa chọn đối tượng tín dụng cũng tăng lên, ngân hàng phải tăng mức lãi suất để dự phòng rủi ro và bù đắp khả năng mất vốn khiến chi phí vốn của DN vẫn ở mức cao.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, nhìn nhận về các bước điều hành lãi suất của NHNN, sẽ có nhiều góc độ khác nhau. DN và người dân vay tín dụng chắc chắn sẽ ”kêu” vì họ nhìn nhận thời gian qua lãi suất vẫn còn xuống chậm. Nhóm dân cư gửi tiền sẽ ”phản ứng” vì lãi suất tiền gửi lại bốc hơi quá nhanh. Nhà đầu tư và các chuyên gia kinh tế đa phần sẽ nhìn nhận với những bước điều hành lãi suất cơ bản và hợp lý như vậy, đây chính là cơ hội để sàng lọc những DN kém, để tái cấu trúc nền kinh tế và hướng đến giữ CPI ở mức giảm bền vững, không để lạm phát tái khứ hồi. ”Dĩ nhiên, mỗi nhóm có một cái lý riêng nhưng nếu đặt lên trên mọi lý lẽ là lợi ích chung của nền kinh tế, thì tín hiệu của một nền kinh tế đang bắt đầu nhìn thấy lối ra đang khá rõ ràng”.

Đồng thuận với nhận định này, chuyên gia Kinh tế Trần Du Lịch – Thành viên HĐ tư vấn tiền tệ quốc gia cũng khẳng định: ”Khác với sự mờ mịt của bức tranh kinh tế năm 2011, dù CPI giảm và đứng trước nguy cơ giảm phát, đình đốn, kinh tế VN đã bắt đầu nhìn thấy đường đi sáng sủa. Tôi tin là với mức lãi suất đang được điều chỉnh giảm như hiện nay, với chỉ số CPI đang khá ổn định, lạm phát và tăng trưởng quốc gia sẽ đạt được các chỉ tiêu mà Quốc hội đã đề ra vào cuối năm 2012”.

Một số liệu đáng mừng từ Tổng cục Thống kê cho thấy, những nhận định lạc quan nêu trên đang tỏ ra có cơ sở: Nếu như trong quý I, chỉ số hàng tồn kho đã thẳng tiến và đạt đỉnh 34,90% trong tháng 3 thì bước sang quý II, chỉ số này dù đang ở mức cao cũng đã có tín hiệu cải thiện và hiện đang giảm xuống đến 26% trong tháng 6/2012. Rất có thể cùng với độ trễ của chính sách tiền tệ và nhiều giải pháp đồng bộ khác, chỉ số hàng tồn kho sẽ ngày càng xuống thấp hơn, tỷ lệ nghịch với sức khoẻ của DN trong 2 quý còn lại của năm 2012.

“Để việc giảm lãi suất được nhìn nhận với ý nghĩa cao hơn nữa trong đóng góp giảm CPI và giải quyết đầu ra ách tắc cho các NH, DN cũng không còn kêu khó vốn, thì mấu chốt vấn đề trong thời gian tới của NHNN vẫn là phải đẩy nhanh tái cấu trúc, bắt buộc sáp nhập các NH yếu kém, đồng thời phát triển ngay thị trường trái phiếu và cho DN vay qua thị trường này. Thời điểm này rất thuận lợi cho những động thái cần thiết được triển khai đó”, ông Dương nói.

Còn theo TS Đinh Thế Hiển, NHNN hoàn toàn có thể dỡ bỏ trần lãi suất huy động để tiến tới thực hiện lãi suất theo cơ chế thị trường trong thời gian tới, khi thanh khoản NH hiện nay đã khá tốt và NHNN có phương thức rõ ràng để giải quyết được một phần vấn đề nợ xấu; quan trọng hơn là xây dựng được các chuẩn mực thông tin, tạo sự minh bạch trên thị trường.

Những quyết định có rủi ro thấp nhất luôn là quyết định mà trong đó yếu tố rủi ro được tính toán để chia sẻ cho toàn thị trường, chia đều cho tất cả. Sự mạnh tay và cương quyết trong điều hành tiền tệ của NHNN thời gian qua đang củng cố niềm tin từ phía thị trường về các bước tiến mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa trong thời gian tới của các nhà quản lý, theo hướng ưu tiên mọi lợi ích vì nền kinh tế và cho người dân!

Lan Anh
Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Bình luận về bài viết này