KT* – 877 – 080112 – Bị siết nợ, địa ốc đại hạ giá!

 

 

Đăng lần đầu:  01.08.2012

Vân Nguyen 

Theo:thitruongtaichinh

 ( Lời bình): – BĐS như tôi dự báo từ tháng 2,2011 (1 năm rưởi) ngày càng kiệt quệ. Tình trạng siết nợ của nhà băng sẽ đấu giá nhà trở thành rất rẻ. 200 ngàn căn hộ còn lại muốn tránh tình trạng tương tự thì phải hạ giá thấp hơn đấu giá của nhà băng để đẩy hàng. CXN*_111311_1303_Thấy gì khi Doanh Nghiệp BĐS gán nợ cho Ngân Hàng
Dầu gì thì ở bất cứ thị trường tự do nào, tự mính bán rẻ, rất rẻ cũng hơn là bị siết nợ và đấu giá vì không những phải lấy giá tùy tiện của người đấu giá mà còn phải trả phí tổn quảng cáo, lương của người tiến hành đấu giá và dịch vụ đấu giá.
Nên nhớ bài này ra trước vụ gói cứu vãn của WB. Thức thời thì tháo chạy trước, đứng xớ lro71 là những DN BĐS khác tháo chạy trước là bít lối. Nhớ lời tôi khuyên DN BĐS tháng 9.2011 hay không ??? Bán bất cứ giá nào, bán được thì bán, bây giờ xuống còn 50% giá lúc tháng 9.2011. Lần này không học khôn được thì biết bao giờ…
Còng lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
01.08.2012

————————————————————————————-

http://thitruongtaichinh.vn/index.php?r=public/index&news_id=31426

Bị siết nợ, địa ốc đại hạ giá!

Thứ Ba, 31/07/2012, 09:52 GMT+7 Bản in Email

(ThiTruongTaiChinh) – Thị trường BĐS đóng băng đẩy nhiều nhà đầu tư trót ôm tiền ngân hàng kinh doanh nhà đất phải sống mòn trên khối tài sản, mà càng để lâu giá càng giảm. Các ngân hàng cũng đứng trước nguy cơ khó thu hồi nợ buộc phải phát mãi tài sản nhưng cũng khó tìm được người mua.

Hiện thực trạng vốn vay đầu tư vào BĐS chiếm tỷ lệ lớn trong nợ khó đòi, nợ xấu của các ngân hàng bởi thị trường vẫn lòng vòng trong khó khăn. Đứng trước bối cảnh này các ngân hàng buộc phải tính tới chuyện phát mãi tài sản thế chấp để quay vòng đồng vốn.

Để xử lý các khoản vay mà khách hàng hoàn toàn mất khả năng trả nợ, ngân hàng không còn cách nào khác là thỏa thuận với người vay hạ giá bán. Tuy nhiên, việc phát mãi địa ốc đang là vấn đề đau đầu của các ngân hàng.

Nhiều chủ đầu tư cũng đã phải ngậm đắng nuốt cay bán những dự án của mình với giá rẻ hơn đến 50%, thậm chí nhiều hơn.

Thời điểm này, bị ngân hàng siết nợ, các dự án đều đại hạ giá, giảm đến 50% để kích cầu người mua.

Tại dự án Vân Canh, giá hiện tại xoay quanh 30 – 34 triệu đồng/m2, nhưng giá bán nhiều lô đất bị siết nợ rẻ hơn thị trường từ 10 – 12 triệu đồng/m2.

Dự án Kim Chung – Di Trạch giá đất liền kề khoảng 32 – 35 triệu đồng/m2, nhưng có những lô mà chủ nhân nợ nần, giá bán chỉ 22 – 25 triệu đồng/m2.

Dự án Văn Phú, giá giao dịch các lô đất liền kề hiện khoảng 45 – 50 triệu đồng/m2, nhưng nhiều lô chào bán với giá rẻ bất ngờ 35 – 40 triệu đồng/m2.

Dự án chung cư Văn Khê giá trung bình giao dịch trên thị trường khoảng 19 – 22 triệu đồng/m2, nhưng hiện nay có những căn được giao bán quanh với mức giá 16 triệu đồng/m2.

Dự án Dương Nội, mặt bằng giá trung bình giao dịch 40 – 45 triệu đồng/m2 nhưng giá bán những lô đất bị siết nợ chỉ khoảng 30 – 32 triệu đồng/m2.

Chuyện phát mãi tài sản của ngân hàng cũng khó khăn gấp bội, nhiều ngân hàng đang đau đầu, dở khóc, dở cười.

Ngân hàng muốn bán tài sản phát mại thì phải qua tới 3 cấp tòa án và nhiều thủ tục khác nhau. Chẳng hạn, sau khi con nợ không thể chi trả, để bán được tài sản thế chấp, ngân hàng phải kiện lên các cấp, từ sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm…

Theo đại diện ngân hàng, cần giải quyết các thủ tục rườm rà và mang tính thị trường hơn trong việc xử lý nợ xấu, thì Ngân hàng mới dễ thở hơn. Có một thực tế hiện một số ngân hàng vẫn chấp nhận bơm thêm tiền cho các chủ nợ để xây dựng dự án và kinh doanh bất động sản, với điều kiện họ trả một phần khoản vay cũ.

Nếu không làm vậy, giá trị các khoản nợ xấu sẽ giảm xuống qua thời gian và họ tin rằng, nếu cố đầu tư thêm, biết đâu con nợ sẽ trả được, tài sản cho vay lại sinh lời

Ông Cao Sỹ Kiêm nhận định, áp lực tăng trưởng tín dụng thời gian qua đã khiến các ngân hàng quá mạnh tay cho vay bất động sản. Thời điểm đó nếu không chấp nhận cho vay thì không tồn tại được, nhưng giờ các ngân hàng mới thấy được chật vật vì phải ôm cục nợ thế chấp bằng bất động sản mà chưa biết xử lý ra sao.

Vân Nguyễn

Bình luận về bài viết này