CXN*_070612_1621_Give him enough ropes, he will hang himself

Đăng lần đầu: 06.07.2012
Châu Xuân Nguyễn
Đây là câu tục ngữ tiếng Anh dành cho những thằng ngốc:”Give him enough ropes, he will hang himself” tức là, Cho nó đủ dây thừng, nó sẽ tự treo cổ nó. Đây là hành động tôi cho ba Dũng 5 sợi dây thừng.
Ba sợi dây thừng trước là tại đây, điều 1,2,3 trích sau đây…CXN*_062312_1602_Hành trình theo Mỹ mất Đảng đang tiến hành rất suông sẻ
(và điều thứ tư là không nói cho 3 Dũng nghe chuyện “Hành trình theo Mỹ mất Đảng đang tiến hành rất suông sẻ”)
Trích:”Tôi thì biết nhiều, theo dõi nhiều, bộc trực nên mọi người tưởng rằng tôi là loại ruột để ngoài da, cái gì cũng nói ra.
Nhưng có những điều nói ra bất lợi cho dân tộc VN thì tôi không bao giờ nói. Đợi tới khi nào ĐCS không cứu vãn được nữa thì tôi mới xì ra. Khi tôi nói ra là hết thuốc chữa cho ĐCS rồi (về khía cạnh đặc thù nào đó).
Ba trường hợp đó xẩy ra rồi và đây là trường hợp thứ tư.
1. Không tuyên bố ý kiến của tôi gì cả về việc nhà nước có nên trả nợ dùm Vinashin lần đầu 60 triệu ngày 20.12.2010 hay không (nếu tôi nói nên thì giúp CS vay được thêm nợ quốc tế, nếu tôi nói không nên thì sau này sẽ có người nói tôi xúi bậy, tốt nhất để tự 3 Dũng treo cổ hắn). Rốt cuộc NN từ chối trả nợ, từ ngày 20.12.2010 đến nay Tập đoàn và NN không vay được một cắc usd của thế giới, bởi vậy nên có tình trạng bi thảm như ngày hôm nay

CXN_Tin KD: Khi ngành đóng tàu cản trở việc phát hành trái phiếu

2 Tuyên bố về suy thoái của tôi ngày 05.07.2011 khi biết rằng chúng sẽ không cứu vãn được nữa (tôi biết suy thoái sẽ đến lúc tháng 2.2011 khi Nghị quyết 11 ra đời)

CXN_070511_1147_ VN sẽ là quốc gia duy nhất suy thoái trên thế giới bắt đầu từ quý 4 của 2011 và kéo dài ít nhất 2 năm

3. Tuyên bố về DN sẽ đóng cửa hàng 400 ngàn và 2 triệu người thất nghiệp khi 3 Dũng không cách nào cứu được, giảm lãi suất, bơm tiền v.v…tất tần tận đều không cứu được vì sức mua quá kém, người dân đi chợ hằng ngày quá cao vì lạm phát thật chứ không phải vì con số phù phép của 3 Dũng

CXN*_021212_1402_Chúng ta đang tiến vào giai đoạn bất ổn nhất, dài nhất của thời kỳ suy thoái 7 năm này, thất nghiệp tăng chóng mặt” hết trích

Sợi dây thừng thứ 5 để ba Dũng tự treo cổ là gì ????

Là thâu ngân sách rất thê thảm, sụt từ 20 dến 30% tùy theo hệ thống thuế nhờ vào hệ thống trực tiếp nhiều hay gián tiếp nhiều. Tôi không viết điều này ra đợi tới khi 3 Dũng ngu xuẩn đưa ra nhũng gói hỗ trợ DN 29 ngàn tỉ thuế hoãn và giảm.

Điều này có nghĩa là trong 6 tháng cuối năm 2012, không những thuế không thu được vì 400 ngàn/600 ngàn DN phá sản và 2 triệu người thất nghiệp mà còn phải giãn và miễn thuế cho DN….Vậy thì lấy tiền đâu trả lương cho QĐND và CA, họ sẽ quay qua làm thịt 3 Dũng, rất may là BCT đã quyết định cách chức 3D tháng 8. 2012 này.

Melbourne

06.07.2012

Chau Xuan Nguyen

—————————————————————————–

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/79215/gdp-tang-thap–lo-ngan-sach-hao-hut.html

GDP tăng thấp: Lo ngân sách hao hụt

 Nền kinh tế 6 tháng đầu năm hiện lên với các gam màu khác nhau trong bức tranh số liệu, chỉ tiêu đa dạng và đan xen. Vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua nhưng trên hết, điểm đáy khó khăn nhất có vẻ đã dần đi qua. Lúc này chúng ta đã bắt đầu có cơ sở để nói về tương lai với các con số vững chắc hơn.

Chưa thể nói suy giảm

Ông Nguyễn Đức Kiên đại diện Ủy ban Kinh tế Quốc hội bình luận, nền kinh tế 6 tháng đầu năm vẫn đạt được những điểm sáng và có tạo đà để chúng ta thực hiện nghị quyết của Đảng, Quốc hội đề ra từ cuối năm 2011.
Đại biểu dân cử này phân tích, dù tăng trưởng tín dụng gần như bằng 0 nhưng GDP hai quý đầu năm vẫn tăng trưởng trung bình trên 4% theo chiều hướng quý sau tăng cao hơn quý trước. Điều này khác hẳn với các đánh giá trước đây vẫn nói tăng trưởng của ta thường dựa vào tăng trưởng tín dụng.
CPI tháng 6 giảm âm ở mức độ nhẹ sau nhiều năm nhưng chưa đủ phán ánh việc nền kinh tế bắt đầu suy giảm. Vị này chia sẻ quan sát, việc chỉ số giá giảm vừa qua là nhờ giá lương thực thực phẩm và nhóm vật liệu xây dựng giảm. Mặc dù lạm phát tổng thể đang giảm nhưng lạm phát lõi giảm không đáng kể. Các tổ chức kinh tế thế giới đến nay cũng phải đồng tình rằng, chưa đủ cơ sở để nhận định về sự suy giảm kinh tế Việt Nam.
Trước đó, trong trao đổi với VietNamNet, chuyên gia giá cả Ngô Trí Long cũng nhận xét, có phải giảm phát hay không thì phải theo dõi trong cả một quá trình liên tục hai biểu hiện chính, thứ nhất là xu hướng giá cả liên tục giảm, thậm chí giảm dưới 1 và 0 (tức giảm âm), đồng thời tăng trưởng cũng giảm, chậm.

Tuy nhiên ông Long cũng nhận định, với nền kinh tế như Việt Nam hiện nay thì giảm phát nếu có cũng không diễn ra lâu. Bởi lẽ, mục tiêu là một nước đang phát triển, tốc độ tăng trưởng cao, khi đó cung tiền, đầu tư nhiều sẽ kích thích tăng trưởng, không còn giảm phát.

Thêm nữa, năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động của nền kinh tế và doanh nghiệp vẫn rất thấp, chủ yếu đầu tư theo chiều rộng. Chính cái này luôn tạo điều kiện cho chi phí rất cao, và từ đây lạm phát quay trở lại theo. Đó là lý giải cho cây chuyện, bối cảnh giá thế giới biến động rất mạnh theo hướng tăng liên tục, nhưng ở các nước, chỉ số lạm phát của họ luôn thấp hơn ta rất nhiều.
Theo ông Nguyễn Đức Kiên, kịch bản tăng trưởng mạnh hơn cho 6 tháng còn lại của năm, tăng trưởng tín dụng vượt quá 10%, chúng ta phải thực hiện 3 khâu đột phá về tái cơ cấu đầu tư công, thị trường tài chính, doanh nghiệp nhà nước. Nền kinh tế khó có khả năng hấp thụ tăng trưởng tín dụng 10% nếu không có chuyển nguồn và đột phá chính sách.
Giảm thu lấy đâu để đầu tư?
Ông Cao Viết Sinh – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2012 đã có chuyển biến tích cực bước đầu. Các giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục phát huy hiệu quả. Chỉ số giá tiêu dùng CPI đã giảm. 6 tháng đầu năm CPI chỉ tăng 2,5% so với tháng 12/2011, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng giá tiêu dùng của nhiều năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu ước tăng cao hơn đáng kể so với các chỉ tiêu kế hoạch đề ra với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 53,1 tỷ USD, tăng trên 22% trong khi nhập khẩu chỉ tăng 6,9% so với cùng kỳ, đạt 53,8 tỷ USD. Lãi suất giảm, dư nợ tín dụng tăng dần trở lại, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện, dự trữ ngoại hối tăng lên, tỷ giá ổn định.
Khó khăn trong sản xuất công nghiệp từng bước được tháo gỡ và có chuyển biến, chỉ số sản xuất công nghiệp chế biến có xu hướng tăng, chỉ số tồn kho từng bước được giảm xuống từ 33% trong quý I, xuống còn 26% thời điểm cuối quý II. Thị trường trong nước bắt đầu có chuyển biến với tốc độ tăng trưởng cao hơn so với 2 tháng đầu năm.
Tuy nhiên, nhìn chung tăng trưởng kinh tế vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Chỉ số phát triển công nghiệp 6 tháng chỉ bằng 46% tốc độ tăng cùng kỳ năm 2011. Khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khó tiếp cận vốn tín dụng do lãi suất còn cao và không đáp ứng được các điều kiện vay; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng; thu ngân sách nhà nước đạt thấp, nhất là thu nội địa và thu từ hoạt động xuất khẩu…
Về vấn đề này, ông Nguyễn Công Nghiệp – Thứ trưởng Bộ Tài chính bổ sung thêm, số thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm mới đạt 46,7% dự toán tổng kế hoạch, giảm 1,7% so với cùng kỳ. Các lĩnh vực thu lớn nhìn chung đều đạt thấp so với dự toán cùng kỳ như nguồn thu từ đất đai, xuất nhập khẩu, xăng dầu. Hoạt động của một bộ phận doanh nghiệp khó khăn do lượng tiêu thụ giảm và tồn kho lớn, nhiều đơn vị thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động một số mặt hàng có đóng góp số thu lớn cho ngân sách như ô tô xe máy, hàng điện tử…
Đơn cử, số thu từ đất theo dự toán là 37.000 tỷ đồng nhưng thời điểm 6 tháng đầu năm mới được 15.000 tỷ đồng. Báo cáo của rất nhiều địa phương hiện cũng hụt lớn số thu từ đất. Số thu từ xuất nhập khẩu đạt 93.000 tỷ đồng, bằng 41,6% dự toán, giảm 12,4% so với cùng kỳ. Riêng mặt hàng ô tô nhập khẩu giảm 55,7% về lượng, giảm 53,6% về giá trị nên số thu giảm tới 13.000 tỷ đồng…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết rất quan ngại về khả năng thu ngân sách đạt thấp. Ông bày tỏ, 6 tháng đầu năm chưa năm nào thu thấp như năm nay. Nếu số thu không đạt sẽ rất gay go, khó khăn về cân đối, buộc phải cắt đầu tư và chi tiêu.
Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo tốc độ tăng GDP cả năm 2012 đạt 5,4 – 5,7%, chủ động điều hành lạm phát để cả năm khoảng 7 – 8%, vừa bảo đảm yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mô, vừa tạo điều kiện để chúng ta thực hiện nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất phát triển từ nay đến cuối năm.
Thành Dũng

Bình luận về bài viết này