CXN_030312_1435_Khả năng dự báo kinh tế tuyệt vời của Thủ Tướng 3 Dũng

Châu Xuân Nguyễn
Xin phổ biến rộng rãi cho 90 triệu người dân biết tài dự báo kinh tế và kinh bang tế thế của ĐCS này, càng nhiều người ở VN đọc bài này, càng nhanh sụp CS.
Blog tôi đã bị chặn tường lửa.
Chân thành cám ơn,
Châu Xuân Nguyễn
——————————————-
Bây giờ, doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt thì nhà cầm quyền Hà Nội mới tính chuyện cứu vãn.
Đây là một dấu hiệu mà 90 triệu người dân không còn tin vào khả năng vận hành kinh tế của CP này. Từ việc không tin đưa đến bất mãn ĐCS, cộng thêm tham nhũng tràn lan là ngòi nổ tốt nhất để lật ĐCS này.
Những cuộc họp 1000 cán bộ cao cấp nhất trong 3 ngày 27,28,29.02.2012 chỉ là mất thời giờ vô ích. Chuyện mà ĐCS phải làm là phải đuổi việc CP của 3 Dũng. Vì chuyện luộm thuộm, không cứu được BDS 1 năm nay, CK tăng giả tạo, hệ thống NH bét nhè, DNNN xin thêm 3000 tỉ vnd với lãi suất zero (với số tiền này thì cứu biết bao nhiêu doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp 1 tỉ vnd với lãi suất zero sẽ cứu 3000 doanh nghiệp và bình quân 10 người/doanh nghiệp sẽ cứu 30.000 nhân viên, nhưng không, 3 Dũng phải dành số tiền đó cho Vinashin để rồi 6 tháng sau lại xin thêm 3.000 tỉ vnd nữa).
Vì “tài năng” của bộ sậu 3 Dũng mà nguy cơ suy sụp của toàn đảng là có thật, QĐND, CA..đảng viên đều có nguy cơ mất quyền lãnh đạo đất nước này, đã đến lúc 90 triệu người dân sẽ xuống đường đòi công ăn việc làm, quyền sống của con cái họ. Lúc đó làm sao công an hay quân đội đở nổi nhỉ ??? Cứu nguy cho 3 Dũng để chết cháy cả đám àh ????
Hãy đưa người khác lên vận hành quốc gia này, với suy thoái 7 năm là có thật nếu không có ai đứng ra cứu vãn nền kinh tế này.
Có còn nên để 3 Dũng ngồi ghế Thủ Tướng hay không ??? Ai đó thử mời tôi về ngồi ghế đó thế TT Dũng xem tôi trả lời thế nào ??? Cả một bí ẩn nhỉ ??? Gorbachov Châu Xuân Nguyễn ??? Tại sao không ???
Vũ viết Ngoạn, 3 Dũng, Nguyễn văn Bình, Nguyễn văn Ninh nói thì hay lắm, phải giảm lạm phát, phải cứu BĐS, phải cứu TTCK, phải cứu Ngân hàng, phải cứu DNNN, bây giờ phải cứu DN khỏi phá sản…chỉ nói và kêu gọi nhưng không làm được.
Nhớ cố Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu quá nhỉ ??? “Đừng nghe những gì…..” Chắc hương hồn cố Tổng Thống đang cười mãn nguyện nơi chín suối.
Lời tiên đoán thần kỳ của chiên da Vũ Khoan
Luôn luôn Nguyễn Sinh Hùng có nhiều câu nói ấn tượng nhất về Vinashin, Chứng khoán và bây giờ là tương lai kinh tế vĩ mô của VN….http://www.cand.com.vn/vi-VN/thoisu/2012/1/164355.cand
Kịch bản của QH chỉ dùng để đóng kịch…….http://www6.vnmedia.vn/home/NewsId_266041_Catid_26.html……….
Vũ viết Ngoạn nói nền kinh tế khởi sắc từ quý 3…thiên tài về dự báo kinh tế……..

Nền kinh tế sẽ có dấu hiệu khởi sắc từ quý III/2012 (10-01-2012)
Tại tọa đàm “Kịch bản kinh tế 2012: Cơ hội và thách thức” được tổ chức tại Hà Nội ngày 8/1, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn nhận định, nền kinh tế Việt Nam sẽ có dấu hiệu khởi sắc từ nửa sau của năm 2012.
Tại tọa đàm “Kịch bản kinh tế 2012: Cơ hội và thách thức” được tổ chức tại Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn nhận định, nền kinh tế Việt Nam sẽ có dấu hiệu khởi sắc từ nửa sau của năm 2012.

Điểm sáng quý III

Theo lý giải của ông Ngoạn, những bất ổn vĩ mô từ cuối năm 2010 và những tác động phụ của việc thắt chặt chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa tiếp tục có những ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, các doanh nghiệp và thị trường bất động sản, chứng khoán vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quý I và II/2012.

Nhưng với mức độ giảm dần nhờ hiệu ứng của việc điều chỉnh chính sách vĩ mô được triển khai từ cuối quý I/2011, dự báo nền kinh tế sẽ có dấu hiệu khả quan hơn từ quý III.

Cũng theo ông Ngoạn, lạm phát năm 2012 cũng sẽ được kiểm soát khá tốt (dưới 10%) cùng với tỷ lệ nhập siêu được kiềm chế (dưới 10% kim ngạch xuất khẩu) tạo điều kiện để giảm sức ép tỷ giá, cân bằng cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối; tỷ giá VND sẽ được điều chỉnh trong khoảng 5-6%. Đây sẽ là những kết quả tích cực chính yếu của kinh tế 2012. Qua đó, thị trường tài chính sẽ có thêm lực đẩy vào cuối năm 2012.

Tuy nhiên, thị trường tiền tệ – ngân hàng sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn về thanh khoản và nợ xấu trong suốt những tháng đầu năm 2012. Thanh khoản là thách thức lớn nhất của hệ thống ngân hàng. Nếu vấn đề thanh khoản sớm được giải quyết, lãi suất ngân hàng sẽ giảm được khoảng 4% (Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm khoảng 11% và lãi suất cho vay dao động khoảng 14%).

Do thương mại toàn cầu được dự báo giảm về khối lượng và giá cả nên kế hoạch tăng kim ngạch xuất khẩu 12-13% của Việt Nam sẽ là thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thương mại thế giới sẽ tác động đến cả xuất khẩu và nhập khẩu; đồng thời chính sách kiểm soát nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục được duy trì trong năm 2012 nên xuất khẩu ròng của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục được cải thiện. Nhờ vậy, nhập siêu dự báo sẽ ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu.

Ba kịch bản triển vọng kinh tế

Bên cạnh đó, Ủy ban Giám sát cũng đã đưa ra dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2012 với 3 kịch bản trên cơ sở dự báo những tình huống có thể phát sinh của kinh tế thế giới.

Kịch bản được Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đặt nhiều kỳ vọng nhất là kịch bản trung bình. Theo lý giải của Ủy ban Giám sát, do tác động của nền kinh tế thế giới (sản lượng giảm khoảng 1% và thương mại giảm khoảng 3-4% so với 2011), tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2012 dự báo đạt tương ứng 8-9% và 7-8%, tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu theo đó dự báo đạt từ 7-8%. Lượng FDI vào Việt Nam dự báo chiếm từ 22-22,5% tổng mức đầu tư toàn xã hội.

Mô hình tính toán của Ủy ban Giám sát cho thấy, với tổng vốn đầu tư, tốc độ tăng thương mại như trên, với cơ cấu đầu tư khu vực kinh tế nhà nước chiếm 36,5-37% và khu vực kinh tế dân doanh chiếm 40,5-41% tổng đầu tư toàn xã hội, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 có thể đạt từ 5,6-5,9%.

Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, đây là kịch bản có nhiều khả năng nhất và các chỉ số, các cân đối cũng mang tính khả thi nhất; mức tăng trưởng này cũng tương đối sát với mức sản lượng tiềm năng hiện tại của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Ủy ban Giám sát cũng đã đưa ra kịch bản kỳ vọng nhất. Theo đó, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 có thể đạt từ 6-6,3% nếu hiệu suất đầu tư của nền kinh tế có sự cải thiện đáng kể. Nếu không có sự thay đổi về công nghệ để tăng năng suất, hiệu quả thì cần tăng tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế dân doanh từ 35,2% năm 2011 lên khoảng 43% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2012 và giảm tỷ lệ đầu tư khu vực kinh tế nhà nước từ mức 38,9% năm 2011 xuống còn 34% tổng vốn đầu tư toàn xã hội vào năm 2012.

Với tốc độ tăng trưởng GDP từ 6-6,3%, lạm phát duy trì ở mức 8-10% và mức bội chi ngân sách được thông qua cho năm 2012 ở mức 4,8% GDP thì nợ công Việt Nam năm 2012 dự kiến đạt mức 58,2-58,8% GDP.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, để điều chỉnh cơ cấu đầu tư như nêu trên là một thách thức rất lớn vì lý do sau: Để tăng tỷ trọng đầu tư của khu vực dân doanh từ 35,2% của năm 2011 lên tới 43% tổng đầu tư toàn xã hội vào năm 2012, theo tính toán của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tăng trưởng tín dụng cần đạt trên 25%, cao hơn nhiều so với định mức tăng tín dụng từ 15-17% để kiểm soát lạm phát từ 8-10%.

Trong khi đó, để đảm bảo an sinh xã hội và tạo nền tảng cho phát triển kinh tế giai đoạn sau, Việt Nam cần tiếp tục quan tâm đầu tư hạ tầng cơ sở, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, khó có thể giảm tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước từ mức 38,9% tổng đầu tư toàn xã hội năm 2011 xuống chỉ còn 34% ngay trong năm 2012.

Như vậy, trong điều kiện chưa tạo được bước đột phá công nghệ để tăng năng suất, hiệu quả đầu tư kinh tế, nếu năm 2012 không có những đột biến về nguồn huy động vốn sản xuất (thông qua nguồn huy động vốn khác ngoài kênh tín dụng, vốn tự có của doanh nghiệp) thì khả năng tăng trưởng GDP ở mức 6-6,3% là khó đạt được.

Còn đối với kịch bản xấu, Ủy ban Giám sát cho rằng, trong trường hợp xấu nhất, kinh tế thế giới có khả năng rơi vào suy thoái và đạt mức tăng trưởng dưới 2,4%, thương mại thế giới tăng ở mức dưới 3% về khối lượng và giá cả có thể giảm sâu hơn mức dự báo 10%. Điều này sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế cũng như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Dự báo trong trường hợp này, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng từ 5-6% so với năm 2011.

Về nhập khẩu, nhiều khả năng Chính phủ sẽ phải điều chỉnh chính sách vĩ mô, tăng đầu tư nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, ngăn chặn suy giảm kinh tế nên chính sách có phần nới lỏng hơn và vì thế nhập khẩu dự báo tăng 5-6%, theo đó tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu vào khoảng 9-10%. Nguồn vốn FDI vào Việt Nam ước đạt khoảng 10 tỷ USD (tương đương khoảng 21% tổng vốn đầu tư toàn xã hội). Lạm phát dự báo sẽ giảm còn 8-9% và tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 5,2-5,5%…

Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, trường hợp kinh tế thế giới diễn biến bất lợi và thật sự rơi vào suy thoái (tăng trưởng thấp hơn nhiều so với mức 2,4%) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam không chỉ năm 2012 mà cả trong những năm tiếp theo./.

Theo VnEconomy
Melbourne
03.03.2012
Châu Xuân Nguyễn
——————————————————————————–

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120302/khong-the-de-doanh-nghiep-roi-rung-qua-nhieu.aspx

Không thể để doanh nghiệp rơi rụng quá nhiều

03/03/2012 3:42

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng phải sớm giải quyết được bài toán lãi suất, tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp (DN), nếu không muốn tình hình trở nên xấu hơn.

>> Doanh nghiệp chết hàng loạt

Ông đánh giá như thế nào về tình hình sức khỏe của các DN thời gian qua?

Thực ra, những số liệu công bố đã thấy rõ khó khăn của DN kể từ năm 2011 đến nay. Và hiện tại, số DN phá sản, đóng cửa đã và đang bắt đầu gia tăng. Dấu hiệu nhìn thấy đầu tiên là các DN nằm trong lĩnh vực xây dựng, khi hàng loạt dự án bị đắp chiếu, cắt giảm. Nó kéo theo các DN sản xuất vật liệu xây dựng (sắt, thép, xi măng…) cũng bị đình trệ, rồi lan tỏa sang các lĩnh vực và mặt hàng khác. Tổng cung của nền kinh tế có dấu hiệu ngưng đọng, giảm sút, cùng với tổng cầu tiêu dùng cũng giảm thì làm sao DN phát triển được.

 
Ông Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia – Ảnh: A.V

Vấn đề này đã được nhìn thấy và dự báo từ trước, nhưng vì sao số DN rơi vào vòng xoáy của đình đốn, khó khăn và phá sản, giải thể hàng loạt cứ tăng lên?

Ngay từ đầu tháng 10.2011, chúng tôi đã nhìn thấy khả năng hấp thụ vốn tín dụng của DN khó khăn. Cụ thể, tháng 11 và 12.2011, tín dụng không tăng được là bao. Năm nay cũng vẫn trên xu hướng này, hiện sau 2 tháng cũng chỉ tăng được khoảng 2%, trong khi đó chỉ tiêu cả năm từ 15 – 17%, điều đó chứng tỏ sức khỏe của DN vô cùng yếu, không hấp thụ nổi vốn. Vì vậy, một điều cũng đáng phải lưu tâm, tăng trưởng tín dụng 15 – 17% trong năm nay không phải dễ khi xuất khẩu bắt đầu có dấu hiệu chững lại, DN không dám mở rộng sản xuất vì lãi cao, còn NH sợ cho vay vì lo ngại rủi ro.

Thực tế, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo NH Nhà nước phải nhanh chóng giảm lãi suất cho vay, khi lạm phát liên tiếp đi xuống. Vì sao, tới giờ lãi vay vẫn không thể hạ?

Đúng là lạm phát thời gian qua đã giảm mạnh, kể từ tháng 7.2011, và là điều kiện rất tốt để giảm lãi suất. Tuy nhiên, vấn đề căng thẳng và rất đáng quan tâm  hiện nay lại nằm ở thanh khoản của các NH. Nhìn vào toàn hệ thống, hiện thanh khoản chưa ổn định, và còn khó khăn ở một số nơi, và vẫn gây áp lực chung cho cả hệ thống.

Nhiều DN không đáng phải bị khai tử

Thưa ông, có ý kiến cho rằng trong điều kiện hiện nay nên khai tử những DN quá yếu kém, để sản sinh ra cá thể mới khỏe mạnh hơn?

Quan điểm này là hoàn toàn phi kinh tế, bởi nếu ở trong một môi trường kinh tế ổn định, DN nào yếu kém phải tự bị đào thải, còn DN tốt sẽ phát triển – điều đó phù hợp với quy luật tự nhiên. Hiện tại, rõ ràng kinh tế vĩ mô của chúng ta đã được kiểm soát, nhưng chưa thực sự ổn định, lãi suất còn cao thì làm sao để DN rơi rụng hàng loạt được, điều đó chưa thực sự công bằng. Giả định, có khoảng 2 – 3% bị phá sản trong một môi trường tốt thì đó là bình thường, nhưng trong một môi trường còn khó khăn, bất ổn, số DN phá sản có thể lên tới 30% – 40% thì không thể nói để DN rơi rụng được.

Nhưng, nếu cứ bơm tiền và hỗ trợ các cá thể ốm yếu cũng chỉ kéo dài cuộc sống lay lắt, sẽ không có lợi cho quá trình phát triển, tái cơ cấu nền kinh tế?

Tôi vẫn giữ quan điểm rằng, trước hết nhà nước phải tạo một môi trường chính sách ổn định, chứ chưa nói tốt hay xấu, phải ổn định vĩ mô để các DN cạnh tranh bình thường, kể cả trong nước và với nước ngoài. Hiện tại, DN yếu kém bị phá sản là đương nhiên, nhưng có thể rất nhiều DN tốt gặp khó khăn nhất thời, họ không đáng phải rơi rụng. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, chúng ta cũng phải nên có một sự linh hoạt nhất định trong điều hành vĩ mô.

Ý ông là, chúng ta vẫn phải kiểm soát chặt chẽ chính sách tiền tệ, nhưng cần có sự linh hoạt để hỗ trợ DN?

Năm nay, lạm phát nhiều khả năng giữ được dưới 1 con số, tất nhiên còn nhiều yếu tố khó lường và chúng ta không được chủ quan. Tuy nhiên, phải xác định được tinh thần trước rằng, chính sách cần được linh hoạt hơn để hỗ trợ cho tăng trưởng và DN. Điều đó không đồng nghĩa với việc nới lỏng quá tay, mà cần phải mở rộng hơn từng lĩnh vực có trọng tâm, trọng điểm. Mấu chốt trong đó là hỗ trợ cho DN bằng việc giảm lãi vay, hỗ trợ thuế… Cần khai thông thị trường liên NH để dòng tiền lưu thông tốt hơn, tránh tình trạng chỗ thừa, chỗ thiếu. Dòng tiền trong nền kinh tế phải được đưa vào lưu thông, vào sản xuất kinh doanh, nếu không DN khó có thể trụ được.

Anh Vũ (thực hiện)

5 comments on “CXN_030312_1435_Khả năng dự báo kinh tế tuyệt vời của Thủ Tướng 3 Dũng

  1. Chuyện mà ĐCS phải làm là phải đuổi việc CP của 3 Dũng (trích) thì tạo CP kiểu Trọng lú lên thì theo Tàu cộng và mất dân tộc nhanh hơn anh CXN ạ.

  2. The U.S should install the Monitoring Committee on National Finance for Vietnam is a big debt…

    Ít ra người ta cũng có trách nhiệm giữ gìn tài sản thì mới phát triển đất nước cho dân. Còn hơn bọn sâu dân mọt nước. Ăn cướp tài sản nhân dân để làm giàu cho cá nhân. Tội ăn cướp đó! Đi làm việc hay làm ăn kinh doanh gì cũng vậy, người ta rất coi trọng chữ Tín và nghĩa khí. Con người thì chữ Tín đi đầu, người mà mất uy tín là người đó hết xài. Ví dụ cơ quan tôi có giám đốc là cháu thủ tướng lúc họp phân công chị A duyệt chứng từ kế toán nhưng kết quả sai và thiếu thì bắt chị B nhận tội trong khi họp thì phân người ta nhiệm vụ khác. Chị B không nhận thì bắt chị B xin lỗi ép chị B phải nhận tội và xin lỗi. Còn tụi nó thì giống như Vinashin nói là: “Ăn ốc thì phải có người đổ vỏ” tức là tham nhũng nhưng mang thằng khác ra nhận tội thay.
    Nhưng nếu bạn không có lỗi và có bằng chứng nhưng bị vu oan và bắt bạn phải xin lỗi để nhận tội thay kẻ ác và tham nhũng thì bạn có làm không? Vì khi bạn nhận tội thì không có tội sẽ thành có tội, tội ít sẽ thành tội nhiều! Đừng nên chỉ nghe lời gian ác mà hãy nhìn vào việc làm và bằng chứng thì mới là người sáng suốt!
    Vì bọn lường gạt bất lương rất giỏi ngụy trang, lấp liếm chuyện nọ xọ chuyện kia để lợi mình hại người, ngọt ngào và man trá!

  3. Câu nói ấn tượng của 3D:Nếu tôi không chống(diệt) được……thì tôi sẽ “từ chức”???
    Câu nói ấn tượng của Cố TT.Thiệu:Đừng nghe CS nó………Nhìn kỹ những gì CS làm”!!
    Đó là 2 câu nói hay nhất được đánh giá,bình chọn tiêu biểu trong Đảng từ trước đến nay!!
    Chỉ bấy nhiêu thôi là đã nói lên tất cả vấn đề,vụ việc cho Dân Tộc VN ngày nay!!

  4. CẢ THẾ GIỚI PHỤC NGƯỜI MỸ-NÓI LÀ LÀM.
    NGƯỜI MỸ PHỤC NHƯỜI NHẬT-LÀM TRƯỚC NÓI SAU.
    NGƯỜI NHẬT PHỤC NGƯỜI TQ-KO NÓI MÀ LẲNG LẶNG LÀM.
    NGƯỜI TQ LẠI SỢ VN- NÓI MỘT ĐƯỜNG LÀM MỘT NẺO.

Gửi phản hồi cho CâyTre Hủy trả lời