ÔNG GIÁ LẨM CẨM!


Posted on 28.09.2012

TÂN NGUYÊN THỦ– TRỢ LÝ CỦA CHÂU XUÂN NGUYỄN.

Ông Trần Xuân Giá sinh năm 1939, tức là năm nay ông đã 73 tuổi rồi.

Tuổi này nhiều người già đã bắt đầu lẩm cẩm. Đấy là theo các cụ nhà mình phán. “Quả nhân thất thập cổ lai hy” mà. Ngay như Chủ Tịch Hồ khi viết  di chúc cũng lấy câu thơ này của Đỗ Phủ để dẫn chứng.

Nhưng tuổi tác là vậy thôi chứ cũng còn tùy người này người kia. Chỉ dựa vào tuổi tác mà nói ông lẩm cẩm thì oan cho ông.

Dù gì thì ông cũng là người lao động trí óc có thâm niên và có quyền cao chức trọng

Ông là tiến sỹ kinh tế của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết từ năm một ngàn chín trăm lâu lắm…

Rồi từng là chủ nhiệm văn phòng chính phủ

Rồi từng là bộ trưởng của một bộ vừa to vừa oai là Bộ kế hoạch và đầu tư trong thời kỳ đổi mới.

Cho nên nói ông lẩm cẩm phải nói có sách mách có chứng đàng hoàng.

Ấy là dựa vào những lời của chính ông nói.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Vinacorp về tin đồn ông bị khởi tố ông đã buông lời oán trách là ông “làm ơn mắc oán”. Ý muốn nhấn mạnh việc ông và ngân hàng ACB cho các ngân hàng khác trong bối cảnh toàn hệ thống bị thiếu thanh khoản là một hành động nghĩa hiệp cứu các chiến hữu và cứu cả nền kinh tế. Bây giờ “người ta” đã không biết cảm ơn thì chớ mà “người ta” lại cáo buộc mình cho vay cao hơn lãi suất quy định để quy trách nhiệm. Rồi ông còn hờn dỗi cho rằng đối với một người như ông, cha đẻ của Luật Doanh Nghiệp, công lao đề huề một thời thì rất nên được đối xử phải chăng, rằng “người dân có thể làm bất cứ điều gì mà luật pháp không cấm…”, rằng ông chỉ ký những gì Tổng Giám Đốc ACB Lý Xuân Hải trình, rằng trách nhiệm làm thất thoát vốn vay là lỗi của bên vay chứ không phải lỗi của ông và ACB. Rồi ông còn phân bua về bệnh ung thư của mình nữa…

(…

Liên quan đến câu chuyện ở ACB, bản chất là gì vậy, thưa ông?

Hiện, cơ quan chức năng họ đang điều tra nên mình không muốn nói gì. Để khi thích hợp mình sẽ nói. Nói bây giờ sẽ không hay và không phù hợp. Cho đến giờ phút này, khi ACB trở thành nạn nhân là câu chuyện khiến mình day dứt nhất.

Người ta cố ý quên một việc cực kỳ quan trọng là khi Luật Doanh nghiệp ra đời, tạo ra cuộc cách mạng trong phát triển kinh tế-xã hội (mà mình là người có đóng góp hết sức quan trọng, nếu không muốn nói là cha đẻ của bộ luật đó), là người dân có thể làm bất cứ việc gì nếu pháp luật không cấm. Toàn bộ câu chuyện chỉ chốt ở chỗ đó thôi.

Nhưng nhiều người nghi ông liên quan khi ký duyệt khoản tiền 718 tỷ đồng của ACB để ủy thác cho nhân viên ACB gửi vào Ngân hàng Công thương Việt Nam?

Mình chỉ có mỗi việc là Hải (Lý Xuân Hải – nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB – PV) trình, thì cùng với các thành viên thường trực có ký vào. Thực ra, tiền thì đã huy động rồi, đem đi gửi ở ngân hàng khác.

Bạn biết đấy, theo Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành từ 1-1-2011, hoạt động ủy thác đầu tư và nhận ủy thác không hề có quy định và do đó tất cả các ngân hàng đều làm.

Người nào đó chiếm đoạt, hay không chiếm đoạt thì mình cũng không biết, vì không thuộc thẩm quyền của mình. Mãi đến tháng 3-2012, Ngân hàng Nhà nước mới có Thông tư 04 hướng dẫn luật.

Như vậy, từ khi Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực thì không có bất kỳ văn bản nào nói hoạt động ủy thác từ nay dừng để chờ hướng dẫn. Hoàn toàn không có.

Hơn nữa, muốn ra lệnh dừng thì phải có thời gian nhất định để các ngân hàng thu hồi các khoản đã cho vay chứ.

Vậy, việc 19 nhân viên ACB ký hợp đồng với các chi nhánh cụ thể thế nào thưa ông?

Về việc 19 nhân viên ACB ký hợp đồng với các chi nhánh, họ có đóng dấu rất cẩn thận. Sau khi chuyển tiền, coi như phía ACB hết trách nhiệm. Quản lý đồng tiền đó tốt – xấu hay mất là trách nhiệm của bên đi vay. Họ phải chịu trách nhiệm chứ.

Bây giờ họ lại nói cho vay cao hơn lãi suất quy định, thế thì mình xin hỏi, trong hoạt động ngân hàng người đi vay đưa ra mức lãi suất chứ không phải người cho vay. Tiết kiệm ngân hàng đưa ra, người dân đồng ý thì gửi mà không thì thôi, làm sao ép được dân.

Như ông nói thì ACB đã làm ơn nhưng mắc oán?

Mình buồn nhất là khi việc thanh khoản toàn hệ thống quá khó khăn, nếu không có những ngân hàng dư dả tiền như ACB thì nhiều ngân hàng chắc đã sụp đổ lâu lắm rồi.

Bây giờ người làm ơn lại mắc oán. Thực tế, ACB huy động 100 đồng thì cho vay cao nhất là 64 đồng, chứ không phải 80 đồng như được phép. Thậm chí nhiều năm liền, ACB chỉ cho vay có 61 đồng thôi.

Ai cần thì cho vay và khoản tiền đó cỡ ba bốn chục ngàn tỷ đồng chứ có ít đâu. Vì thế, khi Ngân hàng Nhà nước kết luận sai, mình buồn lắm.

…)

http://vinacorp.vn/news/ong-tran-xuan-gia-nguoi-lam-on-lai-mac-oan/ct-533553

Nói như vậy là chỉ nói bề nổi và rất hời hợt.

Còn những quan hệ kín đáo bên trong thì hơn ai hết ông là người hiểu rất rõ nhưng không thấy ông thổ lộ.

Mà cơ quan điều tra khi cáo buộc ông hẳn họ không ngây thơ dựa vào những bằng chứng đơn giản như vậy.

Thời ông Giá làm Bộ trưởng là năm 1996. Khi đó ông là một trong những chiến hữu ruột của Thủ Tướng Phan Văn Khải. Trước đó ông làm Chủ Nhiệm Văn Phòng Hội Đồng Bộ Trưởng rồi Thứ Trưởng Bộ Kế Hoạch Đàu Tư…. Ông Khải có con trai Hoàn “Ty” làm ăn chung với bầu Kiên nên đám lóc chóc này mới dắt dây tới ông Giá. Vào thời điểm ngân hàng ACB được thành lập Nguyễn Đức Kiên mới 30 tuổi. Tuổi trẻ tài cao, thông minh được việc nên được các chú để mắt đến. Tuy mới “tam thập nhi lập” nhưng Kiên đã là đồng sáng lập ra ACB bank và tiền góp vốn khi đó còn nhiều hơn cả ông Trần Mộng Hùng- linh hồn của ACB. Được như thế cũng là nhờ sự chống lưng của các bậc cha chú.  Ông Giá có tâm sự rằng khi ông nghỉ hưu ông muốn làm việc thêm là vì nhiều nơi còn cần ông chứ không phải vì tiền, để trang trải cuộc sống cho hai vợ chồng già thì lương hưu bộ trưởng của ông không đủ thì con ông có thể phụ thêm. Và ông đã làm thêm thật, mà không phải bằng chuyên môn của ông bên lĩnh vực kế hoạch đầu tư mà sang hẳn lĩnh vực mới là ngành ngân hang và ngân hang đó chính là ACB. Như thế mới thấy là cái tình thân của ông với ông Nguyễn Đức Kiên và Trần Mộng Hùng nó rất là sâu đậm và chung thủy. Từ thời những năm 90 đến giờ đã là trên 20 năm. Trên 20 năm mà mối quan hệ lệch tuổi của họ vẫn còn đến hôm nay thì đúng là chỉ có ông mới hiểu rõ nó như thế nào. Nguyễn Đức Kiên lúc trẻ đã có tiền tỷ còn ông Giá hơn Kiên 25 tuổi cả đời cống hiến cho Đảng và Nhà Nước tận tụy mà bây giờ về hưu có khi vẫn phải nhờ con phụ thêm cho bố? Mối quan hệ của một thanh niên trẻ có tiền và một ông chú có quyền nhưng cả đời thanh bạch quả thật khó nói lắm.

Khi về ACB ông Giá làm cố vấn trong thời gian 1 năm 4 tháng. Sau đấy thì ông nhảy thẳng lên ngồi vào chức Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của ngân hàng này.

Ai cũng biết để trở thành Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị thì hoặc là một cổ đông có tài phải nắm giữ ít nhất 5% cổ phần của ngân hàng hoặc người bên ngoài phải là một nhân vật siêu viêt có thể khiến tất cả các cổ đông tin tưởng và khâm phục để lèo lái ngân hàng phát triển. Mà thường chủ tịch hội đồng quản trị của các công ty luôn nắm số cổ phần áp đảo, có khi lên đến 51%. Chúng ta biết ông Giá không nắm nhiều cổ phần của ACB nên việc ông được bầu vào chức vụ quan trọng này là do tài năng của ông. Vậy ông phân bua để làm nhẹ trách nhiệm của ông rằng chỉ ký duyệt những gì Tổng Giám Đốc Lý Xuân Hải trình lên đề nghị cho các nhân viên đem tiền đi gửi lấy lãi cao ở các ngân hang nghe nó rất là ngây thơ cụ và không có chút dũng khí của người lãnh đạo.

Rõ là ông đã lẩm cẩm. Lẩm cẩm vì tham tiền mà ra?

Ngân hàng ACB từng phô trương rất ầm ĩ về việc được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng nhì vì “ACB đã có thành tích xuất sắc trong công cuộc xây dựng nền kinh tế XHCN…” cho nên nếu ông Giá cầm cương ở vị trí cao nhất thì ông phải làm sao cho ACB tiếp tục được sứ mạng cao cả đó chứ không phải chủ trương cho ngân hàng đem tiền của đi đầu cơ khi nền kinh tế nước nhà khó khăn. Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế liên quan mật thiết đến quốc kế dân sinh nên mọi động thái hoạt động của nó phải được cân nhắc kỹ càng vì bất kỳ sự hắt hơi sổ mũi nào của nó cũng đều ảnh hưởng khôn lường tới đời sống xã hội. Một công dân có thể được phép làm những gì luật pháp không cấm nhưng một tổ chức kinh tế lớn chỉ được làm những gì luật pháp cho phép.

Với sự chuẩn y của toàn bộ các lãnh đạo cao nhất của hội đồng quản trị, trong đó ông Trần Xuân Giá giữ quyền lực và trách nhiệm cao nhất, việc đem 719 tỷ đi đầu cơ cho các ngân hang khác vay nhiều nhất là ở Vietinbank Nhà Bè là một hành vi sai phạm nghiêm trọng. Chúng ta nên biết có những thời điểm của năm 2008 ACB đã từng lách luật cho các ngân hang khác vay với lãi suất cắt cổ có lúc lên tới 3,4% một tháng. Và chúng ta cũng nên biết nhà nước quy định các tiệm cầm đồ không được lấy lãi cao hơn 4,2 % một tháng. Như vậy tuy được phong là một trong những ngân hang tốt nhất Việt Nam nhưng cung cách đầu cơ của ACB cũng chẳng hơn các tiệm cầm đồ là mấy. Thật xấu hổ cho các vị giáo sư, tiến sĩ trình độ đầy mình hang năm nhận thù lao dành cho hội đồng quản trị cả chục tỷ mà lại đem thanh danh của ACB đổ xuống bùn.

Kinh doanh tài chính thực sự phải vững bền và chắc chắn. Còn đầu cơ lấy lãi cao là một hành động mạo hiểm luôn đi kèm rủi ro. Cầm tiền cho các ngân hang vay lại không dám chuyển ngân đường đường chính chính mà phải trao tiền cho nhân viên đem đi gửi lấy lãi ở các ngân hang với tư cách cá nhân. Tiền lãi không vào được sổ sách không giải trình được thì rõ là cách làm của lũ tiểu nhân sâu mọt thấy lợi mà ham. Lợi đâu không thấy chỉ thấy toàn bộ tiền cho vay đã bị Đại gia lừa Huỳnh Thị Huyền Như làm tiêu tan táng đường hết. Từ năm ngoái khi nữ đại gia lừa này bị bắt vì cấu kết với Vietinbank Nhà Bè lẽ ra ông Giá phải biết rồi sẽ đến ngày tới lượt mình. Rồi sau đó đến ông bạn trẻ là bầu Kiên xộ khám thì số phận của ông chỉ còn tính từng ngày. Nay ông lên báo phân bua ì xèo, hờn hờn dỗi dỗi… nếu không nói ông lẩm cẩm thì thật không biết dùng từ gì cho ông.

Chỉ đúng là câu đó thôi, “Ông Giá lẩm cẩm!”

2 comments on “ÔNG GIÁ LẨM CẨM!

  1. Đây là người có mối quan hệ với thủ tướng làm bậy, dùng tiểu xảo giấu đồ?

    MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ QUYỀN BÌNH ĐẲNG.

    Xét thấy có đủ bằng chứng và ghi âm nên tôi trưng bày cho mọi người biết ông Triều (có mối quan hệ với thủ tướng?) dùng tiểu xảo (giấu đồ), gian lận và lạm dụng quyền lực…với người dân như thế nào trong xã hội hiện nay.
    Tôi cam đoan tất cả những gì tôi nói đều đúng sự thật, có chứng cứ đầy đủ như: ghi âm đối chứng các cuộc họp và văn bản…
    http://blog.yahoo.com/giaohaoganxa/articles/1046568/index

Bình luận về bài viết này