KT – 0027 – 071811 – Gần 600 doanh nghiệp Việt có nguy cơ phá sản

 

 

 

Vnmedia

Theo: vnmedia

(TTHN) – Loạt bài này tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc nhìn ra những triệu chứng của suy thoái hay bắt đầu đi vào suy thoái.

Số lượng cty phá sản trong thời suy thoái là rất cao. Đó là điều dễ hiểu vì khi suy thoái, doanh nghiệp nào bị đánh vì bán hàng chậm, không đủ sở hụi trả lương, trả mặt bàng mà không có khả năng trả lời nếu vay được thêm vì lãi vay rất khủng khiếp. Có doanh nghiệp hiện đang vay với lãi suất 9% mỗi tháng. Những doanh nghiệp này tốt nhất phá sản và chủ nhân đi làm công 3 hay 4 năm rồi trở lại mở doanh nghiệp lại khi tình hình thoát khỏi suy thoái.

Như tôi viết ở mấy bài trước, đầu tiên là vì lạm phát cao (do bất tài, tham nhũng của tập đoàn, ăn hại đái nát ) mà phải tăng lãi suất (đầu tháng 02.2011) để kỉm lạm phát. Hậu quả của 5 tháng lãi suất là sức mua của người dân yếu đi trong khi lạm phát vẫn còn trớn hướng tới (với Nguyễn tấn Dũng bơm 70 ngàn tỉ để cứu vây cánh, tay chân bên BĐS và TTCK càng làm lạm phát quay trở lại nhanh vì thông tin này tôi và các báo lề trái, lề phải đều lan tỏa trong dân gian rất nhanh, vì vậy tăng giá là điều không tránh khỏi vì tội tình gì thương lái thịt heo, nhà chăn nuôi (mày dành giựt tiền bơm ra thì tao cũng đang đói đây) phải hy sinh cho tay chân Nguyễn Tấn Dũng ở BĐS và TTCK).

Vì nếu ngày mai, Nguyễn tấn Dũng chỉ thị xuống lãi suất còn 8% thì 12 tháng sau, lạm phát sẽ là 50 hay 100%, kiềm chế lạm phát này sẽ là 10 năm và thịt heo sẽ là 400 ngàn/kg thay vì 160 ngàn/kg như bây giờ (chuyện thịt heo thì tôi quá rành)…Người nghèo lương 2 triệu/tháng thì sao ??? In thêm tiền àh ?? thì như Zimbabwe và sụp rất nhanh, sẽ đi về hướng bao cấp, ăn bo bo và tem phiếu như 1975 và sau đó…..Người dân VN có sẵn sàng ăn bo bo hay sẵn sàng lật đảng cộng sản ??? Một sự chọn lựa rất dễ mà rất khó.

Tôi để quyền chọn lựa này cho dân tộc tôi vì khi CS không còn, sẽ có rất nhiều chuyên gia người Việt hải ngoại với tâm và tầm sẽ về VN và nếu chánh phủ hậu công sản như tôi nghĩ là hoàn toàn không tham nhũng thì Tây phương sẽ viện trợ ngay 40 tỉ usd như họ đang viện trợ Ai cập sau khi lật đổ chế độ tham nhũng và độc tài Mulbarak (lần đầu tiên trong báo cáo nhân quyền tháng 04.2011 Mỹ kêu đích dang đảng cộng sản là độc tài và tham nhũng, chính vì vậy nên từ ngày 14.02.2011 đến bây giờ Mỹ không thèm cử Đại sứ qua VN nữa). Ai cập có 80 triệu dân, ngang ngữa với VN 86 triệu dân.

 Dĩ nhiên lạm phát quay trở lại ngay khi có dòng tiền chảy vào. Như tôi đã nói vào đầu tháng 7, lạm phát sẽ trở lại và trở lại cao hơn và lâu hơn. Điều này có nghĩa là lãi suất sẽ phải cao và kéo dài hơn, khoảng ít nhất 18 tháng, TTCK và BĐS dĩ nhiên là không chờ lâu như thế, những người ôm cổ phiếu theo tài chính đòn bẩy là phải xả hàng thôi vì không có ma nào dại mà thọc tay vào (vì tôi đã khuyên mọi người như thế).

 Còn BĐS thì Nguyen Tan Dũng dự định cứu bồ nhóm tay chân lợi ích này lại bị “gậy ông đập lưng ông” rằng mặc dầu thanh khoản có, tiền nhà băng dồi dào nhưng viễn ảnh hạ lãi suất là 18 đến 24 tháng nên không ai dám mua BĐS (có lẻ vì đọc bài và nghe theo lời khuyên của tôi về ứng phó với suy thoái tại trang này, đánh CXN sẽ tìm thấy).

Và dĩ nhiên suy thoái sẽ tiến đến vào đầu quý 4 (tôi đã thấy rất nhiều dấu hiệu tương tự như 5 lần suy thoái mà tôi thấy ở Úc rồi, tôi sẽ đưa bằng chứng lần lượt, hãy đón đọc những bài của tôi, bạn sẽ học được rất nhiều để nhìn ra suy thoái). Suy thoái sẽ kéo dài 18 tháng tới 24 tháng và hy vọng là Đảng cộng sản sẽ sụp vì chính phủ mới sẽ dùng tài năng, tâm và tầm dự báo hữu hiệu mà hướng nền kinh tế này thoát ra khỏi suy thoái nhanh chóng, xin đừng hỏi tôi bằng cách nào, hỏi tôi khi tôi sắp về VN nhận chức mới, lúc đó tôi sẽ trả lời. Một thầy thuốc biết chẩn bệnh và có đủ tiền mua thuốc thì bệnh nhân sẽ khỏi, hãy đọc những dự báo của tôi 3 năm về trước tại đây.

Lỗi của ai vậy ??? Lỗi ban đầu có lạm phát là do bất tài, tham nhũng và ăn hại đái nát. Khi biết lạm phát cao, nghị quyết 11 kìm hãm lạm phát nghe xôm lắm, mới được từ tháng 2 đến tháng 5 là nhóm lợi ích, phe cánh đại gia bất động sản và chứng khoán than ầm lên, NHNN bơm 70 ngàn tỉ qua tái cấp vốn, lạm phát trở lại ngay sau khi giảm mức tăng tháng 6.

 Hậu quả là một lần nữa, NTD nới lõng chính sách tiền tệ vì lợi ích nhóm thay vì vững tay chèo siết chặt để lạm phát giảm nhanh cho 86 triệu dân tộc của tôi. Suy thoái năm 1981 của Úc, giảm lạm phát từ 12% còn 3% cần 18 đến 24 tháng. vậy thì suy thoái đầu quý 4 (đã có rất nhiều tín hiệu cho thấy suy thoái đã bắt đầu) sẽ ít nhất 18 tháng, sau 18 tháng nếu lạm phát xuống còn 10% là chúng ta nên mừng, còn nếu muốn xuống 2 hay 3% như những quốc gia hội nhập của chúng ta thì 4 hay 5 năm là chuyện thường. Hãy tưởng tượng sống trong cảnh bảo giá này 4 hay 5 năm. 

Dân nghèo VN không có bè phái, tay chân của ĐCS nên phải chịu tất cả thiệt thòi chống lại lạm phát bằng chính nỗ lực của họ, còn đại gia địa ốc thì sẽ được cứu vớt bởi Nguyễn tấn Dũng và đồng bọn.

TIME FOR A CHANGE

Châu Xuân Nguyễn

http://vef.vn/2011-07-16-gan-600-doanh-nghiep-viet-co-nguy-co-pha-san

Gần 600 doanh nghiệp Việt có nguy cơ phá sản

Sẽ có 9 bậc xếp hạng tín nhiệm (XHTN) doanh nghiệp niêm yết. Cao nhất là AAA (loại tối ưu dành cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao, khả năng tự chủ tài chính tốt, triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh, khả năng trả nợ tốt), và thấp nhất là C (loại yếu kém, thua lỗ kéo dài, không tự chủ về tài chính, rủi ro cao).

Được sự bảo trợ của Văn phòng Chủ tịch nước, CTCP xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam (CRV) sắp tới sẽ phối hợp cùng các nhà nghiên cứu kinh tế lần thứ 2 công bố “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2011” với kết quả xếp hạng tín nhiệm 596 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán HSX và HNX.

TS. Nguyễn Trọng Hoà, Phó trưởng bộ môn Phân tích Chính sách Tài chính – Học viện Tài chính, Trưởng nhóm Phân tích Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp (CRV) đã cho biết, năm 2010, trên cơ sở các chỉ tiêu tài chính của DN niêm yết đã được kiểm toán và các chỉ tiêu phi tài chính, dựa trên phương pháp tổng hợp, CRV đã chọn ra một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá.  Có 9 bậc xếp hạng tín nhiệm (XHTN) doanh nghiệp niêm yết. Cao nhất là AAA (loại tối ưu dành cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao, khả năng tự chủ tài chính tốt, triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh, khả năng trả nợ tốt), và thấp nhất là C (loại yếu kém, thua lỗ kéo dài, không tự chủ về tài chính, rủi ro cao).

Trong năm 2011, CRV sẽ công bố thêm xác suất để một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.

Để xếp hạng tín nhiệm một DN niêm yết, CRV sử dụng phương pháp tổng hợp để xếp hạng. Ví dụ khi đánh giá về tình hình tài chính, CRV sử dụng 54 chỉ tiêu được tính toán từ báo cáo tài chính đã qua kiểm toán và dựa trên một số phương pháp khác nhau để lọc số liệu, trên cơ sở đó lựa chọn những chỉ tiêu có ý nghĩa nhất trong việc phân loại theo thuật toán được CRV nghiên cứu từ đó tìm ra được hàm phân biệt. Căn cứ vào hàm phân biệt thì mỗi doanh nghiệp sẽ có một điểm số tương ứng và sẽ được phân vào nhóm có mức độ rủi ro tương ứng.

Đây là phương pháp được sử dụng khả phổ biến ở các nước phát triển. Đối với các chỉ tiêu phi tài chính thì tùy theo các tiêu thức khác nhau chúng tôi sử dụng phương pháp phù hợp với tiêu thức đó. Trên cơ sở kết quả đánh giá tổng hợp thứ hạng của các doanh nghiệp sẽ được đưa ra bởi hội đồng thẩm định tín nhiệm của công ty gồm nhiều nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực này.

Trong Báo cáo năm 2010, cũng có một số công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán chưa đồng tình với xếp hạng của CRV. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư nhìn thấy được tầm quan trọng của xếp hạng tín nhiệm.

TS Nguyễn Trọng Hoà, cho biết, với quy mô nhỏ và thanh khoản thấp như thị trường chứng khoán Việt Nam, thì rủi ro đối với nhà đầu tư là rất lớn. Thời gian qua không chỉ có các nhà đầu tư cá nhân chịu thiệt hại, ngay cả các quỹ đầu tư hay tổ chức tài chính nước ngoài cũng bị thâm hụt khá nhiều. Bên cạnh đó, sự không lành mạnh trên TTCK như tổ chức “đội lái”, làm giá chứng khoán, đưa thông tin sai lệch sẽ khiến nhà đầu tư dễ quyết định sai lầm. Với việc công bố bảng XHTN này, sẽ là một trong các dấu hiệu nhận diện được những cổ phiếu có biến động giá bất thường thông qua việc so sánh kết quả XHTN với mức giá hiện tại. Không chỉ hữu ích cho các nhà đầu tư, việc công khai tình trạng “sức khỏe” của doanh nghiệp niêm yết cũng giúp các ngân hàng trong việc ra quyết định cấp tín dụng, xác định hạn mức tín dụng… DN được xếp hạng sẽ biết rõ tình trạng “sức khỏe” thực tế của mình, triển vọng phát triển trong tương lai cũng như những rủi ro có thể gặp phải”.

TS. Hoà, nêu một ví dụ khá cụ thể, trong năm 2010, cổ phiếu SD8 của CTCP Sông Đà 8 và SHC của CTCP hàng hải Sài Gòn được xếp hạng là “B”. Theo đánh giá, những doanh xếp hạng này là những “Doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp, có nguy cơ hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ. Rủi ro tương đối cao”.

Đến ngày 29/3/2011, cổ phiếu SHC của CTCP hàng hải Sài Gòn bị đưa vào diện kiểm soát; tương tự với cổ phiếu SD8, ngày 8/7/2011 Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng thông báo chính thức đưa cổ phiếu của công ty công ty CP Sông Đà 8 vào diện kiểm soát.

Bên cạnh đó, một số DN bị đưa vào diện cảnh báo do có kết quả kinh doanh thua lỗ và thông qua xếp hạng tín dụng của CRV cũng hầu hết đều được xếp vào nhóm có mức rủi ro khá cao như ANV(BB), BAS(B), MHC(CCC), CAD(B), VKP(BB), VPK(BB), TYA(B), VSG(B),..

Theo VnMedia

Bình luận về bài viết này