NVDT_021712_00048_Nhân danh Nhóm Vì Dân Tộc tôi xin chúc mừng 90 triệu dân VN vừa thoát khỏi một trận Hồng Thủy

Châu Xuân Nguyễn
Thật sự mà nói, đọc những dòng này tôi thật sự mừng đến chảy nước mắt. Trích:”Ngân hàng đua nhau giảm lãi suất” hết trích.
Mừng vì hàng trăm ngàn cty không phải phá sản vĩnh viễn, hàng triệu người dân Vn không phải thất nghiệp (sẽ có một độ trễ nhưng hy vọng cứu vãn nền kinh tế là khá lớn sau trận hạ lãi suất này).
Báo chí từ sau Tết phản ảnh của tôi và của doanh nghiệp, kêu gào phải giảm lãi suất, nếu không thì nền kinh tế VN sẽ như Bất Động sản bây giờ, hoàn toàn tê liệt, lòng tin về BDS là âm, không ngóc đầu dậy ít nhất 2014, 2015. Cho dầu có CP Hậu CS của tôi về cũng không cứu được BDS sớm hơn bao nhiêu, tiếng Anh chúng tôi gọi là “permanent damaged” tức là thương tật vĩnh viễn rồi…
Và nguy cơ trong 6 tháng tới, nếu lãi suất cho vay 22,25% là có thật vì doanh nghiệp sẽ không trụ nỗi nữa, dây chuyền phá sản sẽ khắp nơi, từ sản xuất, xuất khẩu rồi lan tới dịch vụ, ăn chơi, nhà hàng, khách sạn (xe gắn máy, điện tử, mặt bằng v.v..bắt đầu chết nhanh chóng, TTCK, BDS, NH, DNNN là chết rồi, hay thoi thóp rất nặng). Rồi đến thất nghiệp, bạo loạn, lật đổ DCS.
Các bạn đọc tới đây lại nghĩ, sao anh Châu biết thế mà chỉ vẻ cho bọn này làm gì ??? Xin thưa, tôi luôn luôn hành động vì lợi ích của 90 dân VN, khi tôi phải quyết định và chọn lựa giữa lợi ích của 90 triệu dân Vn và lợi ích của chúng tôi sớm về VN giúp nước Hậu CS thì tôi chọn con đường lợi ích cho 90 triệu dân tộc tôi hơn, vì vậy tôi mới kêu gào giảm lãi suất ngày 13 và 14.02 nên hôm nay 17.02 họ đã lắng nghe và hành động theo lời kêu gào của tôi cho 90 triệu người dân VN này.
Nói đi thì cũng phải nói lại, tôi thà là đợi lâu một tí nhưng 90 triệu người còn cơ ngơi tài chánh để cùng xây dựng một VN hùng mạnh hơn là về VN tháng 7.2012 với một cảnh tượng hoan tàn như Hiroshima sau khi chịu trái bom nguyên tử.
Cám ơn Chúa là có một lực nào đó áp lực tập đoàn nhí nhố 3 Dũng và NV Bình thay đổi lãi suất nhanh như thế.
Bây giờ chúng ta cùng luận tội bọn nhí nhố này.
Khi chúng nó thay đổi lãi suất từ 25% còn 15, 16% là không khó nếu bọn nó muốn, đúng hay ko ??? Bài tôi viết 13,14 là ngày 17 xuống từ 25% còn 17% nhanh chóng. Điều này chứng tỏ cho tôi những hệ lụy sau đây:
1. Lãi suất cho vay hạ ngay tức thì, trước khi sát nhập các nhà Băng bị bệnh nợ xấu chứng tỏ rằng chúng nó không cần phải chơi trò siết thanh khoản để doanh nghiệp đợi đến quý 3 mới hạ lãi suất

2. Điều tôi viết rằng bọn nhí nhố này chơi trò thanh khoản để Bầu Kiên và bọn Mafia thâu tóm NH bệnh với giá rẻ để ăn phong bì là đúng. Có lẽ Bộ Chính trị vỡ ra chuyện này nên không cho NV Bình chủ trì cuộc họp báo ngày 14.02.2012 (để ý trước khi Nguyễn văn Giàu bị 3 Dũng cho ngồi chơi xơi nước bên Ủy Ban Giám sát QH thì NV Bình chủ trì những cuộc họp, bây giờ thì tới phiên Nguyễn Đồng Tiến)

3. Ngay từ khi NVBinh nhậm chức hồi đầu tháng 8, tôi đã nghi rằng tên này không biết gì về kinh tế thị trường mà phải ra những quyết định giết chết cuộc sống của hàng trăm ngàn doanh nghiệp và hàng triệu công ăn, việc làm của người dân. Nỗi lo sợ đó ngày hôm nay đã thành sự thật (lúc lãi suất âm đã chứng minh một phần rồi). Nó chứng minh rằng Bình không nhìn thấy sự tai hại của kéo dài lãi suất 25% cho tới tháng 6.2012 và còn tuyên bố là lãi suất 25% vẫn OK, doanh nghiệp đừng trông vào NH cho vay
Trích:”Nhưng tôi thấy lạnh mình khi NVBinh mỗi ngày phải quyết định tỷ giá để mua bán hàng tỉ usd (hằng 20 ngàn tỉ vnd, Vinashin phá sản có 4 tỉ mà NVBinh mỗi ngày quyết định 1 tỉ usd, khiếp chưa ???)
Còn nữa NVB lâu lâu phải đánh giá lãi suất của dư nợ 2 triệu 400 ngàn tỉ vnd, tức là 120 tỉ usd, tức là 1.2 lần GDP của VN cả năm. Anh này sẽ ấn định lãi suất thay vì 20 % rồi xuống còn 19% mà không biết tí gì về ảnh hưởng của lạm phát cho 86 triệu dân tộc tôi, hãi chưa ???
Hãy nghe kinh tế Liên Xô này: Trích:  ”hệ thống ngân hàng đã đi sai một bước khi đẩy lãi suất huy động lên quá cao, cạnh tranh thu hút vốn của thị trường chứng khoán (TTCK).” hết trích. Mục đích của siết chặt tín dụng (đẩy lãi suất cao, giới hạn tăng trưởng tín dụng (credit growth) là để hút tiền khỏi chứng khoán và bất động sản để phá vỡ bong bóng lạm phát trong 2 ngành này chứ ???
Vậy làm sao vừa ủng hộ nghị quyết 11 vừa nói là đầy lãi suất cao là sai vì thu hút tiền khỏi chứng khoán ??? Ở Liên xô chắc họ làm như thế, vừa tăng lãi suất vừa bơm tiền cho TTCK…
Còn nữa, nếu người dân có tiền, TTCK và nhà băng đâu chỉ là 2 kênh duy nhất đầu tư đâu, còn vàng, usd v.v..mới chợt nhớ lại LX đâu cho đầu tư vàng và usd đâu, àh, ra là vậy, quá logic mà sức hiểu biết nông cạn của tôi về nền kinh tế LX không giải thích nổi, bây giờ mới thấm câu “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, quá vội vã, quá nóng tính…chứng nào tật nấy.
Trích: “Với mục tiêu chính là kiềm chế lạm phát, chính sách tiền tệ vẫn được điều hành chặt chẽ, nhưng cũng hết sức linh hoạt để phù hợp với thực tiễn kinh tế Việt Nam.” hết trích. Theo tôi biết kinh tế Tây âu, kềm chế lạm phát bằng nâng cao lãi suất (raise interest rates) và giới hạn tăng trưởng tín dụng (limit the credit growth). Chứ đâu có bao giờ biết là vừa siết chặt tín dụng vừa linh hoạt (flexible interest rates or allow credit growth) bằng cách bơm tiền vào hệ thống được, một là siết để kiềm chế lạm phát , hai là mở để phát triển kinh tế chứ không có cả hai, hay là lại kinh tế LX nữa rồi !!!”hết trích.
4. Nếu ĐCS thật sự lo sợ nền kinh tế này sẽ vỡ tung và người dân lật đổ DCS thì BCT nên áp lực 3 Dũng bắt NV Bình từ chức, đem người có tài lên làm TĐ NHNN vì chức vụ này là quan trọng nhất cho sự sống còn của nền kinh tế. Một người tôi nhận thấy có tâm, tầm nhìn là TS Vũ Thành Tự Anh, nếu DCS thật sự cần người tài, có tâm, có kinh nghiệm hơn là DV thì hãy quyết định như thế.
Tôi kêu gọi người dân, bằng mọi cách có thể, kêu gọi ĐBQH của mình áp lực 3 Dũng bắt NV Bình từ chức vì còn ở đó, sẽ còn những quyết định rất nguy hiểm cho miếng cơm manh áo của 90 triệu dân tộc VN.
Melbourne
17.02.2012
Châu Xuân Nguyễn
——————————————
Thứ sáu, 17/2/2012, 09:06 GMT+7
 Ngân hàng đua nhau giảm lãi suất

Nhiều ngân hàng rục rịch hạ lãi suất cho vay với mức thấp nhất 14,5% một năm, chỉ chênh 0,5% với lãi suất huy động. Dù thế, theo nhiều chuyên gia, tiếp cận nguồn vốn lãi suất này là bài toán khó với người đi vay.
Không nên ‘ép’ hạ lãi suất
Ngân hàng nhóm 4 sẽ bớt áp lực huy động vốn

Đến nay, BIDV đang tạm dẫn đầu trong cuộc đua hạ lãi suất cho vay khi trong 4 tháng cuối năm, nhà băng này 5 lần giảm lãi suất. Mức thấp nhất tại đây đang là 14,5% một năm, áp dụng cho khắc phục hậu quả bão lũ. Cho vay xuất khẩu là 15%, còn nông nghiệp nông thôn 15,5%.

Sau BIDV, hai ông lớn khác là Vietcombank, Vietinbank cũng dè dặt bước vào cuộc đua giảm lãi suất. Hiện lãi suất cao nhất tại Vietcombank đối với sản xuất kinh doanh là 16 – 17% một năm. Nhà băng này cũng mạnh tay tuyên bố lãi suất cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản khi áp dụng mức 20% một năm đối với các lĩnh vực này. Trước đó, tại các ngân hàng, các khoản tín dụng chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng có lãi suất phổ biến trên 20%.

Ngân hàng
Lãi suất cho vay niêm yết đang thấp nhất là 14,5% một năm. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Không lâu sau Vietcombank, đến lượt Vietinbank hạ lãi cho vay. Hiện mức thấp nhất tại đây là 15,5% một năm, giảm so với 16 – 17% trước kia. Những con số này, so với mặt bằng lãi suất của tháng 9/2011, khi Ngân hàng Nhà nước họp cùng 12 ngân hàng thương mại lớn, đã giảm khoảng trên dưới 2%.

Nhiều nhà băng không nằm trong top “ông lớn” cũng đang niêm yết lãi suất thấp hơn so với thời gian trước. Cán bộ một phòng giao dịch ACB tại Hà Nội cho biết, đơn vị này đang triển khai chương trình cho vay mua nhà, với mức lãi suất thấp hơn thông thường 0,5%. Trước đó, ngân hàng quốc tế (VIB) cũng thông báo hạ lãi suất cho vay 1% đối với các hộ sản xuất, kinh doanh.

Không tiết lộ cụ thời gian và mức độ, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB thông tin, lãi suất của nhà băng này sẽ giảm theo thị trường. Hiện nay, chương trình 100 triệu USD cho doanh nghiệp xuất khẩu do ACB áp dụng cũng có lãi suất hợp lý, thấp hơn thông thường 0,5% một năm, ông cho biết.

Giảm lãi suất đang được các ngân hàng thận trọng áp dụng. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, để vay vốn với mức lãi suất thấp như niêm yết, doanh nghiệp và người đi vay cũng không dễ dàng. Giám đốc một ngân hàng cổ phần cho biết, nhiều khi, niêm yết là 16% một năm, nhưng thực tế là cao hơn. Theo ông, mức lãi suất công bố tối đa, tối thiểu của các ngân hàng chỉ là con số tương đối, có tính linh hoạt. Do đó, với mỗi kiểu khách hàng, con số thực tế lại khác nhau.

Chuyên gia này nhận định, có một số yếu tố tác động đến lãi suất cho vay gồm đối tượng khách hàng, nguồn vốn, khả năng trả nợ của khách, tài sản đảm bảo… Cùng một khách hàng, hồ sơ, có thể ngân hàng này đồng ý giải ngân, song chỗ khác lại từ chối, ông nói. Mặt khác, đến nay, các ngân hàng chưa được cấp “room” tín dụng mới cho năm 2012, nên ngay cả khi lãi suất giảm, việc đưa lãi thực vay xuống thấp hơn vẫn có thể chỉ trên lý thuyết.

Ông cũng đánh giá, để được hưởng lãi suất cho vay chỉ tương đương huy động một số ngân hàng đang áp dụng, chắc chắn người đi vay phải chấp nhận các điều kiện rất ngặt nghèo. Chuyên gia này phân tích, lãi suất và rủi ro có mối quan hệ thuận chiều với nhau: Rủi ro càng nhiều, lãi suất càng cao và ngược lại.

Về một số nhận định cho rằng lãi suất đang giảm bởi tác động của lạm phát hạ nhiệt, tốc độc tăng CPI chậm lại, một chuyên gia ngân hàng cho biết, điều này không hoàn toàn đúng. Nguyên nhân là hiện nay, chỉ số CPI tăng chủ yếu là tính toán kỹ thuật. Còn thực tế, người cho vay và người đi vay chỉ chú ý đến số thực. “Quan trọng là các mục tiêu đặt ra của Nghị quyết 11 thực hiện được bao nhiêu, từ việc thắt chặt tiền tệ, tái cấu trúc tập đoàn lẫn chi tiêu công”, chuyên gia bình luận.

Về khả năng tiếp cận nguồn vốn, phó tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần tại Hà Nội cho biết, trong năm 2012, các đơn vị chưa có chỉ tiêu tăng tín dụng cụ thể nên chưa khẳng định dễ vay được vốn hay không. Khi lãi suất giảm, không có nghĩa tất cả các hồ sơ của doanh nghiệp đều chấp nhận, giải ngân. Ông này cho hay, sẽ ưu tiên những doanh nghiệp hoạt động ổn định, an toàn và đảm bảo có khả năng trả nợ.

Tuệ Minh

19 comments on “NVDT_021712_00048_Nhân danh Nhóm Vì Dân Tộc tôi xin chúc mừng 90 triệu dân VN vừa thoát khỏi một trận Hồng Thủy

  1. Thưa anh Châu,đừng mừng vội anh Châu ơi // thủ thuật giảm lãi suất này chẳng ai lạ gì cả tại thời điểm này.
    Kính anh sức khoẻ

    • Tôi mừng là ko bị hồng thủy chứ tôi có mừng là nền kinh tế khỏe mạnh đâu ??? Còn nhiều vấn đề sau này tôi sẽ theo sát và phân tích như thường lệ..
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

  2. “Trích:”Ngân hàng đua nhau giảm lãi suất” hết trích.”

    Mới có 03 NH ( Nhà nước chi phối, hoặc 100% nhà nước) : BIDV (100% nhà nước), VietcomBank (trên 80%), Viettinbank (trên 80%) , lãi xuất cho vay 15-16%/năm , mà chắc gì DN đã vay được, lấy đâu ra NH đua nhau như tất cả không bằng.

    Ngân hàng còn cho khách hàng vay lãi xuất 0%/năm như Vinashin vay gần 300 tỷ để trả lương cho nhân viên Vinashin. Đây là yêu cầu của CP, vậy thì CP bơm tiền ( in thoải mái VND) cho các NH này, để NH cho DN vay với lãi xuất hạ , ảnh hưởng của nó như thế nào đối với nền kinh tế gọi là thị trường (?), hay nó lại phát sinh căn bệnh ung thư mới, để CHXH CNVN xuống hố nhanh hơn ?

    • Chào bạn danhn,
      Hạ lãi suất là một chuyện có thanh khoản cho vay hay ko là một chuyện khác, tôi sẽ theo dõi sát sao vụ này, các bạn đừng lo nhiều, tôi biết những gì phải làm…
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

  3. Mới đọc cái tựa bác CXN làm em mừng hụt, tưởng nền KT VN có bàn tay thần diệu nào cứu độ rồi chớ. Thế nhưng đọc kỹ em thấy bác làm rõ thâm ý của Nguyển Văn Bình là:

    – đây là cơ hội giúp cho bọn tay chân được mượn lãi suất thấp rồi tung ra ngoài cho mượn với lãi suất cao hơn, thí dụ chừng 0.5%, rồi lại qua một trung gian, một trung gian nữa, v.v…, khi đến tay người cần thì nó (lãi suất) sẽ là ngất ngưỡng, nhưng bên ngoài nhìn thì chỉ thấy lãi suất thấp, Đây là loại cò do Nguyễn Văn Bình tạo ra để kiếm tiền cho lãnh đạo CS,
    – gây hoảng loạn giữa các ngân hàng, gây ra ảo tưởng là chính sách tiền tệ đang đi đúng huớng nhưng thật ra DN và dân hoàn toàn không được lợi vì không phải ai cũng mượn được,
    – gây hoảng loạn, tranh giành, bè phái trong việc tìm kiếm vốn giữa các doanh nghiệp,
    – gây hoang mang trong dân, nên gởi tiền NH hay mua chứng khoán, BĐS? vì tiền lời bắt đầu giảm nhưng lạm phát vẫn tăng, dẩn tới tâm lý tiêu tiền,
    – một hình thức giết chết doanh nghiệp tư nhân không súng đạn để thâu tóm doanh nghiệp (hồn ai nấy lo, tiền ai nấy giử, nhưng anh không biết giử thì tôi giử giùm)

    Nhưng vấn đề quan trọng là:

    – lạm phát giảm chưa?,
    – tiền ổn định chưa?
    – dựa trên cơ sở nào để giảm 0.5%, 1%?

    Hay đây chính là kế hoạch để:

    – gom tiền rồi chạy? (quỵt)
    – đang có chiến tranh giữa NH với nhau? (giết nhau vì không cùng phe cánh)
    – nhưng tệ hơn, chỉ làm ra vẽ như vậy để cho thấy chính sách tiền tệ đang hồi phục nhưng thật ra không ai có thể mượn được với lãi suất đó (lừa bịp)

    Qủy làm kinh tế cũng khác người.

    • Cái mõm của mấy thằng cs mở ra là thối hơn hầm cầu . Mong rằng tất cả bà con sớm nhận biết điều này.
      Bọn cs treo đầu dê bán thịt chó chỉ xem người dân là những chú gà đẻ trứng vàng cho bọn chúng mà thôi.
      “Trăm voi không được bát nước xáo “

  4. Ơ thế anh CXN dậy đĩ vén váy à. Khi giảm lãi xuất thì doanh nghiệp tăng sản xuất nhưng mà xuất đi đâu bây giờ. Mỹ và châu âu có mua như ngày xưa đâu. Thằng tàu còn đang giảm xuất khẩu kìa. người dân vay tiền ăn chơi đầu tư chứng khoán, BDS nữa thì lại lạm phát tiếp à. Giảm thì lại đi vào vòng luẩn quẩn không đầu ra, mà không giảm thì lại bị anh CXN chửi, cú này vơ vét hết 1 lượt rồi cha con y tá chuồn qua mỹ ở với Obama cho khỏe

  5. Đăng là hạ 17% như BIVD nhưng khi vay phải trả ngoài 4% mới được đấy thế là 21%, đừng nghe chúng nó nói hãy xem chúng nó làm

  6. Công bố hạ lãi suất là một chuyện, vay được hay không lại là chuyện khác. Tiện đây xin nói chuyện khác VTV1 19h00 hôm nay đươ tin ông Rứa đang thăm Trung Quốc vfa hội đàm đúng dịp kỷ niệm 33 năm Trung Quốc tấn công và giết rất nhiều bộ đội, dân thường Việt Nam tháng 2/1979???

  7. Hệ thống ngân hàng Việt Nam thực chất ĐÃ PHÁ SẢN

    Hệ thống ngân hàng Việt Nam thực chất ĐÃ PHÁ SẢN


    LTS: Tiếp theo bài viết “Bơm tiền nuôi những cục cưng ốm yếu”, chúng tôi xin viết tiếp về hệ lụy của các doanh nghiệp quốc doanh tới hệ thống ngân hàng Việt Nam.
    Hệ thống ngân hàng Việt Nam ĐÃ hoàn toàn phá sản, do bị quỵt nợ tứ tung.
    Đa số nếu không nói là tất cả ngân hàng VN nay ĐÃ SẬP TIỆM, nếu tính đúng, tính đủ.
    Họ không thể nào đòi lại 1 triệu tỉ đồng các cty, tập đoàn quốc doanh đang nợ. (Vietstock, 29/01/2012)
    Tiền lời mà thôi cũng không thể đòi, ví dụ EVN nợ 200 ngàn tỉ đồng, hàng năm lấy đâu ra 40 ngàn – 50 ngàn tỉ đồng trả tiền lời? (VnEconomy, 19/12/2011)
    Nợ cá nhân, cty tư nhân, cũng không khả quan gì hơn. Tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng là 3 triệu tỉ đồng (Tiền Phong, 3/1/2012). Tính đơn giản, lời rẻ 20% (ông Nghĩa nói đầu vào đã 21%, đầu ra hiện nay 25-27%), thì tiền lời hàng năm các ngân hàng phải thu về là 26% GDP, tức 600 ngàn tỉ đồng, khoảng 28,57 tỉ USD.
    Đang khi đó, CP VN nói GDP 106 tỉ USD/ năm, vậy thì trọn 25% tổng sản lượng quốc gia phải chi vào tiền lời.
    Đây là con số không tưởng, đơn giản là không đủ lợi nhuận để trả tiền lời cao như vậy, mà chỉ trả nổi chừng 10% GDP là cao, tức là hơn 1/2 số nợ sẽ PHẢI là nợ xấu: Thay vì thu tiền lời đáng 25% GDP, thì chỉ thu về chừng 10%, số còn lại bị quỵt.
    Làm sao thu hồi được chỉ tiền lời, nói gì đến vốn.
    Các ngân hàng còn hoạt động được chỉ do gian lận sổ sách, nợ xấu thành nợ tốt, mới còn hoạt động, còn khai lời khủng để lấy tiền thưởng quan chức cấp cao trong đó, mà thôi.
    Tự đảo nợ
    Năm ngoái, nhiều ngân hàng khai “lời khủng” chỉ vì họ tính “nợ có thể đòi được” quá cao, có nơi tới 97%, trong khi thực tế chính họ cũng biết là số này có thể không tới 50%.
    Nhiều con nợ đã không trả 1 xu tiền lời, tiền vốn, từ nhiều năm nay, nhưng nhiều ngân hàng vẫn “tỉnh bơ” tính lời chồng chất, họ “tự đảo nợ giùm” cho các nơi này, rồi tính vào “tiền lời”.
    Trong thời gian qua, liên tục nhiều ngân hàng có nhiều chục ngàn tỉ đồng trong sổ sách, chứ trong kho chẳng còn bao nhiêu tỉ đồng, phải liên tục mượn liên ngân hàng, mượn NHNN, để lấy tiền trả lại cho khách vào đòi tiền.
    Chính các nơi này luôn “phá giá”, liều mạng trả tiền lời thật cao để lấy tiền trả lại cho người gởi, đang khi họ đi thúc nợ, đòi nợ, chứ chẳng còn tiền cho vay mới.
    Đô la xuống, thật ra còn có hại cho họ, do thu về bán ra rẻ mạt! Các đây 3, 6 tháng, họ mua đô la giá cao hơn bây giờ, cho vay, nay thu lại tính ra còn lỗ vốn.
    Số nợ xấu ngày càng tăng cao khủng khiếp, trong số 3 triệu tỉ đồng cho vay, có lẽ có đến 1,5 – 2 triệu tỉ đồng không thể thu hồi. CP VN không thể nào in ra số tiền lớn như vậy để cứu HỆ THỐNG ngân hàng, mà chỉ có thể cứu vài cái bết bát nhất, rồi chờ thời, đùn đẩy, chối bỏ sự thật, mà thôi.
    Danh sách độ mươi ngân hàng thương mại tại Việt Nam có thể nằm trong nhóm 4 (không được tăng trưởng tín dụng trong năm nay) có nguy cơ phá sản.
    1. Ngân hàng Phương Tây
    2. Ngân hàng Phương Nam
    3. Ngân hàng Đại Tín
    4. Ngân hàng Bắc Á
    5. Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu
    6. Ngân hàng Tiên Phong
    7. Ngân hàng Nam Việt (Navibank)
    8. Sài Gòn Công thương Ngân hàng (Saigonbank)
    9. Ngân hàng Nam Á
    10. Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank)
    11. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB – đã sáp nhập với Ngân hàng Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa)

  8. Có 10 ngân hàng đổ vỡ thôi sao???
    http://baocaosu.cafechemgio.com/2012/02/co-10-ngan-hang-o-vo-thoi-sao.html
    bao cao su Media lề phải tiếp tục bơm vá để thâu tóm ít nhất 10 ngân hàng. hô kg tăng giá xăng than điên nc thì đúng phát tăng ngay. hô lạm phát 12% thì bùm cái 20%. giờ nó phát biểu gì đừng nghe
    Có ít nhất là mươi tổ chức yếu kém, vi phạm, có nguy cơ đổ vỡ”. Tuy nhiên, danh sách các ngân hàng này thì không thể công bố.
    Phát biểu tại cuộc họp báo về Triển khai thực hiện Nghị Quyết số 01 của Chính phủ mà tâm điểm là Chị thị 01 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới ban hành, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, trong nhóm 4 (các ngân hàng không được tăng trưởng tín dung) có ít nhất là mươi tổ chức yếu kém, vi phạm, có nguy cơ đổ vỡ”. Tuy nhiên, danh sách các ngân hàng này thì không thể công bố.
    Giải thích về việc phân nhóm các ngân hàng để giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, ông Tiến cho biết, có nhiều tiêu chí để phân loại như: về vốn, quản lý điều hành, quản lý rủi ro, tài sản, năng lực người đứng đầu, vi phạm trong các chỉ đạo và quy định của Ngân hàng Nhà nước.
    Trong đó, nhóm 1 là các ngân hàng hoạt động tương đối lành mạnh, an toàn được tăng cỉ tiêu tín dụng với mức cáo nhất. các nhóm khác ở mức thấp hơn dần. Đối với nhóm 4 là các ngân hàng mất khả năng thanh toán, nguy cơ đổ vỡ, đang phải cơ cấu lại sẽ không cho tăng trưởng tín dụng. Các ngân hàng này tập trung thu hồi nợ cụ và cho vay một số khoản mới nhưng không làm tăng tín dụng.
    Tuy nhiên, danh sách này Ngân hàng nhà nước không thể công bố mà sẽ làm việc riêng với từng ngân hàng.
    Liên quan đến việc tái cơ cấu, sáp nhập các ngân hàng như Ngân hàng Nhà nước đã từng công bố, ông Tiến khẳng định, mọi việc đang được tiến hành. Tuy nhiên, thời điểm đề ra như trước đây là một mục tiêu để thực hiện còn trong quá trình thực thi còn nhiều việc phải làm.
    Theo ông Tiến, tăng trưởng tín dụng được giao cho từng nhóm ngân hàng, nhưng tổng hợp lại thì tăng trưởng tín dụng chung vẫn ở khoảng 15 – 17%. Sau 6 tháng sẽ có rà soát, phân loại và điều chỉnh. Những ngân hàng nào tốt sẽ nới lên và ngân hàng nào xấu có thể sẽ thắt chặt. Cách làm sẽ rất thận trọng nhưng đảm bảo linh hoạt phù hợp với thực tế.
    Ông Tiến cũng khẳng định, năm 2012, điều hành của Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ tiếp tục tập trung vốn cho sản xuất, xuất khẩu, DNNVV… không ưu tiên cho các lĩnh vực không khuyến khích (cũng có thể coi là nhóm phi sản xuất như trước đây) như chứng khoán, bất động sản. Tuy nhiên, sẽ có điều chỉnh thích hợp đối với một số nhóm đối tượng ưu tiên phù hợp với các mục tiêu xã hội, tạo việc làm….
    Được biết, tỷ trọng cho vay phi sản xuất đến cuối 2011 là 11,3%. Năm 2012, các nhóm không ưu tiên chỉ chiếm tối đa 16% trong tổng tín dụng.

  9. Bơm tiền nuôi những cục cưng ốm yếu

    Bơm tiền nuôi những cục cưng ốm yếu


    Con dao phải đủ sắc để cắt những cục cưng lỗi thời | Vĩ mô – Đầu tư | Vietstock
    “…Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty là trên 1 triệu tỷ đồng, bình quân bằng 1,67 lần vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, có tới 30 tập đoàn, tổng công ty nợ phải trả lớn hơn mức quy định (ba lần vốn điều lệ). Trong đó, có 7 đơn vị nợ trên 10 lần vốn, 9 tổng công ty nợ 5-10 lần vốn và 14 công ty nợ phải trả gấp 3-5 lần vốn. Sự hoang tàng của những đứa “con cưng” này đã khiến cho Chính phủ phải đau đầu để tính chuyện ứng phó…”
    Theo chính con số trên, các tập đoàn, tổng cty quốc doanh nợ TRÊN 1 TRIỆU TỈ ĐỒNG.
    Tức là có thể 1 triệu tỉ lẻ 1 đồng, có thể 2, 3 triệu tỉ đồng. Chúng ta hãy tạm lấy con số tối thiểu: nợ 1 triệu tỉ đồng, tức 47,6 tỉ USD, theo giá USD = 21000 VND.
    Theo đó, số vốn chủ sở hữu là 1/1,67, tức là 28,5 tỉ USD.
    Vốn chủ sở hữu khác xa giá trị công ty. Theo tình hình hiện tại, có phần chắc là vốn chủ sở hữu cao hơn giá trị cty nhiều, do chính ông Huệ công nhận, rất nhiều cty, tập đoàn bị lỗ nhiều năm.
    Như vậy, cho dù đem bán hết các cty, tập đoàn quốc doanh này, cũng khó đem lại 28,5 tỉ USD, mà có thể chỉ 20, 15, hoặc chỉ vài tỉ USD.
    Không thể trả nợ
    Trong khi đó, số nợ 1 triệu tỉ VND còn đó, quy ra 47,6 tỉ USD còn đó, làm sao giải quyết?
    Nhiều ngân hàng “lời khủng” trong năm ngoái, là vì họ tin chắc sẽ thu hồi lại tất cả tiền họ cho vay.
    Đang khi, chính họ cũng biết, là đa số dư nợ họ cho vay sẽ không thể nào đòi lại được.
    Như trên, chỉ tính cty, tập đoàn quốc doanh, số cho vay là “hơn 1 triệu tỉ đồng”, nếu lấy tiền lời giá rẻ là 20%, thì hàng năm tiền lời lên tới 200 ngàn tỉ đồng, tức khoảng 9,52 tỉ USD.
    Trong khi đó, cùng trong bài trên, họ nói: “Mặc dù vậy, hiệu quả đầu tư từ nhóm DN này quá thấp, chỉ đóng góp vào GDP khoảng 38%”.
    Mà toàn bộ nền KT VN, theo chính phủ VN công bố, chỉ khoảng 90-106 tỉ USD mà thôi, tùy bản báo cáo.
    Cho là cao nhất, theo họ nói, là 106 tỉ USD, như vậy, các cty, tập đoàn này có doanh số hàng năm khoảng 38% của 90-106 tỉ USD, tức là khoảng 34,2 – 40,28 tỉ USD.
    Như vậy, cho là các cty, tập đoàn có doanh số hàng năm 38 tỉ USD, làm sao họ trả tiền lời ngân hàng 9,52 tỉ USD, tức là 25%.
    Nói khác đi, 1/4 doanh số họ có phải dùng để trả tiền lời.
    Xin nhắc lại, KHÔNG PHẢI LỢI NHUẬN, mà là tổng doanh số họ thu vào, chưa trừ vốn (lương công nhân, nguyên nhiên vật liệu, thuế, v.v…), cứ 4 đồng thì phải trả nợ 1 đồng.
    Chưa hết, bài trên cũng thú nhận: “Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNNN chưa bao giờ qua được 6% trong suốt hơn 10 năm qua.”
    Hiện nay đang lỗ nặng, nhưng chúng ta hãy rộng lượng, lấy con số vào năm lời nhiều nhất, đó là 6%.
    Đây là con số CHƯA trừ lạm phát, trả nợ ngân hàng vì 2 món này là khoảng 15% + 25% tức 40%, không thể lời 46%.
    Như vậy, chưa tính bị lạm phát, họ phải trả tiền lời 25% doanh số, do đó cho dù “lời 6%” thì vẫn lỗ 19% doanh số, cho dù là trong năm thuận lợi nhất.
    Và 19% doanh số tức là 19% của 38% GDP tức là 7,22% GDP, là con số CP VN phải bù lỗ hàng năm cho các cty này, trong năm thuận lợi nhất, lời 6% trên doanh số.
    Trong năm như năm nay, tổng cộng các cty, tập đoàn quốc doanh cho dù là huế vốn, thì vẫn lỗ tiền lời 25% doanh số, tức 25% của 38% GDP, = 9,5% GDP = 8,55 đến 10,1 tỉ USD.
    Tính ra tiền VN là vào khoảng 180 ngàn tỉ đến 210 ngàn tỉ đồng, chỉ để phụ cấp cho các cty, tập đoàn quốc doanh khỏi lỗ mất vốn trong năm rồi, cho dù họ kinh doanh huề vốn. Thực tế, họ có thể lỗ hàng mấy chục % vốn.
    CP VN không còn cách nào khác, ngoài việc in ra ít nhất 200 ngàn tỉ đồng năm nay cho các cty, tập đoàn quốc doanh để họ trả TIỀN LỜI cho các ngân hàng, để tránh việc sụp đổ HỆ THỐNG ngân hàng.
    Hệ lụy này chưa dừng ở đó mà còn tác động tới toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam mà chúng tôi sẽ đăng trong bài kế tiếp. Mong các bạn đón đọc.

  10. bác DVT phân tích rất thuyết phục.

    Các NHTM VN hiện nay chắc sắp sập tiệm rồi ( trừ Vietcombank,Vietinbank,BIDV,Agribank : NH nhà nước nắm 80-100% vốn, nên nhà nước VN bơm cật lực cho các NH này dù các NH này làm ăn thua lỗ cực nặng chăng nữa, nhưng CP VN không để cho mấy NH này chết, giống như hiện nay đang nuôi báo cô Vinashin vậy ).

    Ngay thằng Tập đoàn DK (Petrovietnam, DN nhà nước) cũng đang thiếu vốn nặng : mang 30 dự án đầu tư ra nước ngoài Mỹ,Hàn Quốc ,Nhật bản, Châu âu….để chào bán cổ phần,hay hợp tác liên doanh cũng bị đối tác từ chối hết ( lời phát biểu của P.Đ.Thực ,CT H ĐQT PVN). Rồi PVN không đủ tiền (giá 1,2 tỷ USD) để mua lại cổ phần của Conoco Philips (mỏ dầu đang khai thác tại Việt nam) đã được Conoco-Philips bán cho công ty dầu khí của Pháp.

    các DN VN, NHTM đang khô máu, CP VN đang bơm tiền vô tội vạ nhưng cũng không đủ cung cấp cho con bệnh tay đang bắt ……chuồn chuồn.

  11. nếu giảm lãi suất mà ngầm ưu tiên cho cánh hẩu thì dân đen có lợi quái gì đâu?..để bọn nó tiếp tục cướp đất rùi kinh doanh BĐS…

    • Kami là Ông thần Ve Chai mà , Lâu lâu Kami đưa ra 1 bài để tìm thêm độc giả, sau bài này Kami sẽ có 1 bài chửi CS mạnh mẻ cho mà xem.

  12. Trích:…..Ông này cho hay, sẽ ưu tiên những doanh nghiệp hoạt động ổn định, an toàn và đảm bảo có khả năng trả nợ.(hết trích)
    Đây là cốt lõi của Kinh Tế VN…!!Còn Vay được hay không là chuyện khác….!!Có Vốn cho vay không lại là chuyện khác nữa….!!Nhìn chung toàn cục:
    Kinh Tế CSVN có phát triển được hay không là do “thái độ”của chính quyền cộng sản….!!Muốn như thế thì CS(Vẹm phải đổi mới toàn diện)phải thực tâm(nghiêm túc,nghiêm chỉnh) đi đúng hướng do quốc tế yêu cầu về mọi mặt…..!!Bằng không sẽ nock out tức khắc!!18/2/2012.

Bình luận về bài viết này