THƯ GỬI GIỚI CHỨC MỸ NHẰM TÌM TỰ DO CHO TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM


29 tháng 2 năm 2012

Kính gửiÔng Nguyễn Xuân Châu

Tôi là Trần Văn Huỳnh, cha của tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức – người đã tranh đấu vì quyền con người cho Việt Nam để đất nước có thể trở nên dân chủ và thịnh vượng.

Hôm 26 tháng 2 vừa rồi tôi đã gửi đến bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ và một số quan chức lập pháp và hành pháp của nước này nhằm kêu gọi sự hỗ trợ cần thiết cho việc trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị tại Việt Nam.

Tôi xin được chuyển bức thư này đến Ông Nguyễn Xuân Châu, đề nghị Ông Nguyễn Xuân Châu giúp phổ biến để nó có thể nhanh chóng đến được với những người quan tâm vì đất nước với hy vọng mong ước trên của chúng ta sớm thành hiện thực.

Xin cảm ơn Ông Nguyễn Xuân Châu và kính chào.

Trần Văn Huỳnh

Bản tiếng Anh – English version here

Việt Nam, ngày 26 tháng 2 năm 2012

 

 

Kính gửiQuý bà Hillary Rodham Clinton

Ngoại trưởng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ

Đồng kính gửiCác tổ chức Bảo vệ Nhân quyền Quốc tế

V/v: “Cần trả tự do cho mọi tù nhân chính trị ở mọi nơi”

Thưa bà Clinton,

Tôi là Trần Văn Huỳnh, một công dân Việt Nam 75 tuổi, cha của Trần Huỳnh Duy Thức – một tù nhân chính trị đã bị kết án 16 năm tù cùng với luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, kỹ sư và doanh nhân Lê Thăng Long và đại tá Trần Anh Kim trong một vụ án “lật đổ chính quyền nhân dân” vào năm 2010. Vụ án này đã bị lên án gay gắt bởi bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và nhiều chính phủ khác cùng với các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế.

Trước hết, tôi viết thư này thay mặt cho con trai tôi, Trần Huỳnh Duy Thức để nêu lên quan ngại gửi đến bà và các tổ chức quốc tế khác về những nguy cơ đe dọa hòa bình thế giới. Trong những lần thăm con tại nhà tù trong 6 tháng qua, Thức nhiều lần đề nghị tôi cần làm gì đó để cộng đồng quốc tế nhận ra một chiến lược hiệu quả có thể đảm bảo hòa bình cho thế giới vốn đang ngày càng bị đe dọa bởi những tranh chấp trên biển Đông của Việt Nam. Thức đã thấy trước sự xung đột này nhiều năm trước khi nó dẫn đến sự căng thẳng cao độ kéo theo 11 cuộc tuần hành của những nhà yêu nước từ hồi giữa năm ngoái. Thức hoan nghênh “Thế kỷ Thái bình dương của Mỹ” mà bà đã giới thiệu và sự hiện đại hóa hiện diện quốc phòng của Mỹ Xuyên Châu Á Thái Bình Dương. Nhưng Thức cho rằng, nếu không có đủ những nỗ lực cần thiết và tập trung được đưa vào đúng chỗ và đúng lúc để biến Việt Nam nhanh chóng trở nên dân chủ và thịnh vượng thì đất nước chúng tôi sẽ dễ trở thành một điểm lan xung đột có thể kích hoạt những cuộc chiến thảm họa cho thế giới. Do vậy, Thức tin rằng một Việt Nam dân chủ thực sự sẽ là một căn cứ chiến lược cho hòa bình thế giới.

Bà có thể đọc ý tưởng này của Thức ở một bài báo đính kèm “Kỷ sửu và vận hội mới cho Việt Nam” được Thức viết cách đây 3 năm, và rất phổ biến trên Internet vào lúc đó, đồng thời nhận được nhiều ý kiến hoan nghênh từ công chúng. Tôi đọc thấy từ bài báo này nhiều quan điểm được chia sẻ và ủng hộ bởi Tổng thống Obama. Điển hình như ngài tổng thống đã nói rằng “Châu Á sẽ quyết định chủ yếu rằng liệu thế kỷ phía trước sẽ là xung đột hay hợp tác, thống khổ không cần thiết hay tiến bộ của nhân loại” khi phát biểu trước nghị viện Úc vào tháng 11 năm ngoái. Tôi muốn ngài tổng thống biết rằng có rất nhiều người Việt Nam tin vào thiện chí của ngài và đánh giá cao các chiến lược của ngài cho khu vực. Do vậy tôi càng thấy rõ hơn nguy cơ mà Thức cảnh báo. Và chính bởi những nguy cơ đó, bất chấp rủi ro cho riêng mình, Thức và những người bạn là Định, Long và Trung đã dốc hết nỗ lực để truyền bá về các quyền con người, nhà nước pháp quyền và sự tự tin cho người dân chúng tôi. Vui lòng tham khảo những trích đoạn đính kèm từ 2 quyển sách: “Hành trình vào dân chủ và thịnh vượng” và “Con đường Việt Nam” về những gì mà họ đã cố gắng làm cho người dân chúng tôi hiểu rõ.

Nhiều người Việt Nam và tôi bây giờ thấy những nguy cơ đe dọa hòa bình như vậy rõ ràng hơn bao giờ hết khi mà tình trạng ngặt nghèo kinh tế hiện nay ở Việt Nam rất đúng như những gì Thức đã không tiếc sức trong nhiều năm để cảnh tỉnh đất nước. Nhưng thật bất hạnh, những cảnh báo đó đã không chỉ bị bỏ qua một cách thiếu trách nhiệm mà còn đã dẫn tới cáo buộc Thức và những người bạn xâm phạm an ninh quốc gia một cách mơ hồ. Tuy nhiên, tôi càng bị thuyết phục hơn bởi quan ngại của Thức và thực sự tin vào điều đó. Tôi nghĩ rất nhiều người khác cũng vậy. Chính thực tế này đã khiến tôi quyết định gửi đến Tổng thống Obama một bức thư vào tháng 12 năm ngoái để ngài tổng thống chú ý đến quan ngại của Thức cho Việt Nam và cho hòa bình thế giới. Và cũng chính vì tình hình đang xấu đi hiện nay ở Việt Nam đã thúc giục tôi gửi bức thư này đến bà thay con tôi để đề nghị sự quan tâm hơn nữa của bà đối với sự bảo vệ các quyền phổ quát của con người cho Việt Nam. Tôi biết đây là vấn đề nhận được cả sự quan tâm lẫn quan ngại của bà, và bà đã nói rất rõ với chính phủ của chúng tôi rằng “Việt Nam phải làm hơn nữa để tôn trọng và bảo vệ các quyền cho công dân của mình”. Bà cũng đã trực diện với Việt Nam về nhân quyền trong cả hai chuyến công du của bà đến nước tôi trong năm 2010 và đã nhận được sự phản hồi đại loại rằng “nhân quyền không nên bị áp đặt từ bên ngoài”.

Thứ hai, đó là vì sao tôi viết thư này cho bà để lên tiếng từ bên trong nhằm bày tỏ khát vọng của chúng tôi đối với các quyền phổ quát của mỗi con người và yêu cầu của chúng tôi được bảo vệ các quyền này để làm sao những quyền đó thực sự là như nhau ở mọi nơi để chúng tôi được tận hưởng các quyền vốn có tự nhiên này một cách công bằng ở Việt Nam. Chúng tôi không chỉ muốn không phải thiếu thốn mà còn không phải bị sợ hãi, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do tôn giáo và tự do của công dân được lựa chọn người lãnh đạo của mình. Tôi chắc rằng những khát vọng đó không chỉ của riêng tôi mà còn là của hàng chục triệu người Việt Nam, những người sẵn sàng nói lên các yêu cầu này nếu có được tự do tương tự như những gì mà đồng bào của chúng tôi ở Hoa Kỳ đã sử dụng để yêu cầu chính phủ Obama gây sức ép để trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị ở Việt Nam từ hôm 8 tháng 2 đến nay.

Và chúng tôi lấy làm vui vì đây cũng là những yêu cầu mà bà ủng hộ vì bà đã nói: “Chúng tôi tin rằng cần trả tự do cho mọi tù nhân chính trị ở mọi nơi. Chỉ một người tù chính trị thôi thì đối với chúng tôi đã là quá mức” tại chuyến viếng thăm của bà đến Myanmar hồi tháng 12 năm ngoái. Xin bà hiểu rằng nhiều người Việt Nam và tôi đã cảm kích đến nhường nào đối với những nỗ lực lớn lao đó của bà đã dẫn đến việc phóng thích hàng trăm tù chính trị ở Myanmar ngay sau chuyến thăm này.

Thưa bà ngoại trưởng,

Gia đình tôi và tôi và nhiều người Việt Nam khác thực sự hy vọng rằng bà sẽ dành những nỗ lực tương tự cho Việt Nam chúng tôi để nhanh chóng trả tự do cho tất cả mọi tù nhân chính trị ở Việt Nam và dỡ bỏ mọi hạn chế đối với cựu tù chính trị ở đây, trong số họ bao gồm – Các nhà hoạt động tôn giáo Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý; các nhà hoạt động dân chủ và quyền con người: doanh nhân và kinh tế gia Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Công Định, doanh nhân và nhà hoạt động xã hội Lê Thăng Long, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, đại tá Trần Anh Kim, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ; các nhà hoạt động vì công nhân: anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, cô Đỗ Thị Minh Hạnh, anh Đoàn Huy Chương; nhạc sĩ yêu nước Việt Khang (Võ Minh Trí); những người biểu tình yêu nước: cô Phạm Thanh Nghiên, ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), bà Bùi Thị Minh Hằng; nhà báo chống tham nhũng Hoàng Khương (Nguyễn Văn Khương);  v.v… Vui lòng làm cho chính phủ của chúng tôi hiểu rằng chỉ khi đó thì đất nước chúng tôi mới vượt qua được tình trạng khủng hoảng nhờ sự hòa hợp lòng dân và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân – chính là nguồn cội căn bản của sức mạnh và sự chính danh của một chính phủ, và rằng chính phủ không nên sợ nguyện vọng của nhân dân mình hơn sức mạnh của bất kỳ nước nào khác.

Tôi đã cố gắng và dốc hết sức cho tất cả mọi nỗ lực trong nước của tôi, nhưng không thể làm cho chính quyền nhân dân của chúng tôi hiểu được như vậy và lắng nghe những nguyện vọng của chúng tôi. Tôi nhận được sự im lặng vô cảm ngay từ chính những đại biểu quốc hội mà tôi bầu nên. Tôi và gia đình tôi vô cùng đau khổ trước những gì đã và đang xảy ra. Tôi chắc rằng nhiều gia đình khác, đặc biệt là của những tù nhân lương tâm ở Việt Nam cũng có cùng cảm giác như vậy. Do đó, tôi hy vọng và tin rằng những nỗ lực quốc tế của tôi sẽ nhận được những sự hỗ trợ hữu ích từ bà và cộng đồng quốc tế để “mỗi người sẽ hoạt động theo những quy luật phát triển giống nhau” , như Tổng thống Obama nhấn mạnh khi nói với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 14 tháng 2 tại Washington. Tôi tin rằng chỉ lúc đó thì thế giới của chúng ta mới có thể phát triển đến thịnh vượng trong hòa bình cho mọi công dân của mình. Trần Huỳnh Duy Thức và những người bạn của mình và hầu hết mọi tù nhân chính trị ở Việt Nam cũng tin như thế. Đó là lý do vì sao và vì điều gì mà họ tranh đấu.

Tôi rất cảm ơn sự quan tâm của bà và trông đợi được sớm nghe từ bà.

Trân trọng

TM cho tôi và con tôi

Trần Văn Huỳnh

TB: Vui lòng xem các tài liệu đính kèm là những tác phẩm của Thức và những người bạn của mình, cũng như bài báo “Ngôi sao bị nhốt” của T.S Nguyễn Thanh Giang viết về Thức. TS Giang là một nhà hoạt động dân chủ có tiếng ở Việt Nam.

Các bức thư với nội dung tương tự đã được gửi đến cho 13 quan chức cấp cao khác. Bấm vào đây để xem danh sách đã gửi và các địa chỉ cần thiết.

tcdrafting Nguyen

10:10 AM (0 minutes ago)

to Tran
Châu Xuân Nguyễn

Kính thưa Bác Trần Duy Huỳnh,

Hôm nay cháu nhận được thư của Bác về việc chuyển những bức thư đến cho những nhân vật có thẩm quyền của chính giới Úc.
Đầu tiên, cháu khâm phục tấm lòng của Bác đối với Anh Trần Huỳnh Duy Thức nói riêng và đối với phong trào đòi hỏi Dân Chủ cho VN nói chung. Anh THDT rất may mắn có một người cha như Bác năng nổ trong việc vận động cho anh ấy trong khi anh ấy bị đi tù CS 16 năm và sự năng nổ ấy có hiệu quả rất cao vì bác có trình độ tiếng Anh rất chuẩn (Bác từng đi du học trước năm 1975 ở New Zealand (láng giềng thân cận nhất của Úc)).
Có lẽ Bác cũng theo dõi blog của cháu thường xuyên nên cháu biết rằng Bác hiểu suy nghĩ của cháu về anh Trần Huỳnh Duy Thức. Nhưng cháu muốn nhân đây xác định với Bác rằng đối với cháu, anh THDT là một Kỹ sư như cháu, rất quan tâm tổng thể về kinh tế vĩ mô vì lý do phát triển của Doanh Nghiệp của mình, từ đó có một tầm nhìn rất thực tiễn về nền kinh tế vĩ mô của VN. Đó là điểm quan trọng nhất trong ánh mắt của cháu với anh THDT, đó là yếu tố rất cần cho một nhà lãnh đạo của VN khi chập chững bước vào thế giới của kinh tế thị trường. Nước VN cần những người có tầm nhìn và kinh nghiệm thực tiễn về áp dụng những kiến thức và kinh nghiệm về công nghệ, kỹ thuật và một hiểu biết sâu rộng về kinh tế vĩ mô để đem những ý tưởng này trở thành những lợi ích cho 90 triệu người dân VN.
Anh THDT thì nhỏ tuổi hơn cháu (nhỏ hơn 12 tuổi ???, cháu sinh năm 1956) nhưng con đường đi vào đời thì gần như không khác, có khác chăng là anh ấy thực hiện ở VN và cháu thì ở Úc. Mặc dù không sống trong môi trường kinh tế thị trường, cháu nhận thấy anh có rất nhiều kiến thức về KTTT và phong cách hội nhập của VN vào nền kinh tế toàn cầu này. Những kiến thức này rất sâu rộng so với những nhà lãnh đạo hiện nay, bằng chứng là kinh tế VN đang trên đà suy sụp mà không kéo nổi, ước gì anh THDT nắm quyền bây giờ để kéo dân tộc ra khỏi vũng lầy kinh tế này (suy thoái sẽ là 7 năm).
Ngoài kiến thức đó ra, anh THDT có một tâm linh trong sáng dành cho dân tộc VN (điều này cũng trùng hợp với cháu), nhưng tiếc thay, anh ấy sống dưới một bạo quyền CS, họ sẵn sàng triệt tiêu bất cứ ai là một sự đe dọa cho quyền lực của họ vì họ không đủ kiến thức và kinh nghiệm để duy trì sự lãnh đạo ấy theo ước nguyện của người dân.
Cháu thì sống dưới một điều kiện tốt hơn gấp ngàn lần nên cháu hành xử thẳng thừng hơn mà vẫn ngồi ở Melbourne hằng ngày vạch ra những ngu xuẫn và dốt nát, tham nhũng của ĐCS.
Điều này dẫn đến một hệ lụy là anh THDT rất gan dạ, rất can đảm để dấn thân, chuyện đó cháu không thể làm được. (Lãnh đạo ở xứ văn minh thì không phải chứng minh rằng họ gan dạ, dám ngồi tù, họ chỉ cần chứng minh cho dân của họ là họ vận hành tốt nền kinh tế và đủ can đảm để chống lại những nhóm lợi ích đầy tiền bạc và quyền lực trong xã hội văn minh này.
Họ còn đi xa hơn với quan điểm này vào lúc khoảng 1980’s tời 90’s, khi nói về nền kinh tế VN, chính giới Mỹ và Úc thường nói lãnh đạo CSVN rất can đảm, rất gan dạ, sẵn sàng chết cho lý tưởng CS của họ, họ rất giỏi về chiến tranh, nhưng khi họ nắm quyền thì họ rất tồi, điều này chứng minh rằng can đảm, nằm gai nếm mật, đi vào bưng, đánh đuổi thực dân và đế quốc không làm người dân có hạnh phúc sau này nếu họ cố giữ quyền lực mà không có kiến thức và kinh nghiệm để vận hành đất nước).
Điều này không có nghĩa là cháu không trân trọng sự hy sinh ngồi tù vì lý tưởng của anh ấy và hằng ngàn tù nhân lương tâm. Thật ra, nó là ngược lại như thế.
Cháu rất trân trọng, mang ơn tất cả những người sẵn sàng đấu tranh cho 90 triệu dân VN, cháu nguyện sẽ đấu tranh không ngừng nghĩ để sớm đem họ ra khỏi tù tội là ưu tiên một, hệ lụy là VN từ đó sẽ ra khỏi vòng kim cô của CS vĩnh viễn.
Về trường hợp của anh Trần Huỳnh Duy Thức và nhửng trí thức như anh Cù Huy Hà Vũ, anh Lê công Định, bạn trẻ Nguyễn tiến Trung v.v…, đức tính can đảm này chứng minh cho sự sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng, tới mức độ hy sinh cá nhân tột cùng, điều này vượt trội cháu rất xa.
Đó cũng đem đến một điều cháu muốn nói răng khi CS sụp, nếu người dân chọn CP mới với thuần túy những khuôn mặt có công trong cuộc tranh đấu cho dân chủ với CS mà không nhìn một yếu tố quan trọng nhất trong vận hành hành Chính Phủ là kiến thức, kinh nghiệm, học vị thì sẽ khong bao lâu sau khi CS sụp, đất nước Vn sẽ không khác gì hiện nay vì những hoạn heo, bán thuốc phiện, ý tá, tỉa cây vận hành đất nước này khi họ tự vỗ ngực rằng họ “có công đánh đuổi thực dân, đế quốc” thì họ có quyền ngồi trên ghế quyền lực suốt đời họ, và suốt đời con, cháu của họ nữa.
Cháu sẽ sửa tí xíu về lá thư Bác gửi và sẽ gửi đến những DB, NS mà họ đã đưa thiệp vist cho cháu trong cuộc điều trần ngày 24.02.2012 cùng những chính giới mà cháu quen biết trong quá trình liên hệ với họ.
Trân trọng kính chào Bác và cho cháu gửi lời thăm anh Trần Huỳnh Duy Thức khi Bác gặp anh ấy và hãy nói cho anh ấy biết là có hơn 90 triệu người dân không quên các anh, chị trong tù chính trị CS và chúng cháu ghi ân những vị này.
Melbourne
29.02.2012
Châu Xuân Nguyễn

2012/2/29 Tran Van Huynh <tranvanhuynh@hotmail.com>

THƯ GỬI GIỚI CHỨC MỸ NHẰM TÌM TỰ DO CHO TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

29 tháng 2 năm 2012

Kính gửiÔng Nguyễn Xuân Châu

Tôi là Trần Văn Huỳnh, cha của tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức – người đã tranh đấu vì quyền con người cho Việt Nam để đất nước có thể trở nên dân chủ và thịnh vượng.

Hôm 26 tháng 2 vừa rồi tôi đã gửi đến bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ và một số quan chức lập pháp và hành pháp của nước này nhằm kêu gọi sự hỗ trợ cần thiết cho việc trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị tại Việt Nam.

Tôi xin được chuyển bức thư này đến Ông Nguyễn Xuân Châu, đề nghị Ông Nguyễn Xuân Châu giúp phổ biến để nó có thể nhanh chóng đến được với những người quan tâm vì đất nước với hy vọng mong ước trên của chúng ta sớm thành hiện thực.

Xin cảm ơn Ông Nguyễn Xuân Châu và kính chào.

Trần Văn Huỳnh

Bản tiếng Anh – English version here

Việt Nam, ngày 26 tháng 2 năm 2012

 

 

Kính gửiQuý bà Hillary Rodham Clinton

Ngoại trưởng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ

Đồng kính gửiCác tổ chức Bảo vệ Nhân quyền Quốc tế

V/v: “Cần trả tự do cho mọi tù nhân chính trị ở mọi nơi”

Thưa bà Clinton,

Tôi là Trần Văn Huỳnh, một công dân Việt Nam 75 tuổi, cha của Trần Huỳnh Duy Thức – một tù nhân chính trị đã bị kết án 16 năm tù cùng với luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, kỹ sư và doanh nhân Lê Thăng Long và đại tá Trần Anh Kim trong một vụ án “lật đổ chính quyền nhân dân” vào năm 2010. Vụ án này đã bị lên án gay gắt bởi bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và nhiều chính phủ khác cùng với các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế.

Trước hết, tôi viết thư này thay mặt cho con trai tôi, Trần Huỳnh Duy Thức để nêu lên quan ngại gửi đến bà và các tổ chức quốc tế khác về những nguy cơ đe dọa hòa bình thế giới. Trong những lần thăm con tại nhà tù trong 6 tháng qua, Thức nhiều lần đề nghị tôi cần làm gì đó để cộng đồng quốc tế nhận ra một chiến lược hiệu quả có thể đảm bảo hòa bình cho thế giới vốn đang ngày càng bị đe dọa bởi những tranh chấp trên biển Đông của Việt Nam. Thức đã thấy trước sự xung đột này nhiều năm trước khi nó dẫn đến sự căng thẳng cao độ kéo theo 11 cuộc tuần hành của những nhà yêu nước từ hồi giữa năm ngoái. Thức hoan nghênh “Thế kỷ Thái bình dương của Mỹ” mà bà đã giới thiệu và sự hiện đại hóa hiện diện quốc phòng của Mỹ Xuyên Châu Á Thái Bình Dương. Nhưng Thức cho rằng, nếu không có đủ những nỗ lực cần thiết và tập trung được đưa vào đúng chỗ và đúng lúc để biến Việt Nam nhanh chóng trở nên dân chủ và thịnh vượng thì đất nước chúng tôi sẽ dễ trở thành một điểm lan xung đột có thể kích hoạt những cuộc chiến thảm họa cho thế giới. Do vậy, Thức tin rằng một Việt Nam dân chủ thực sự sẽ là một căn cứ chiến lược cho hòa bình thế giới.

Bà có thể đọc ý tưởng này của Thức ở một bài báo đính kèm “Kỷ sửu và vận hội mới cho Việt Nam” được Thức viết cách đây 3 năm, và rất phổ biến trên Internet vào lúc đó, đồng thời nhận được nhiều ý kiến hoan nghênh từ công chúng. Tôi đọc thấy từ bài báo này nhiều quan điểm được chia sẻ và ủng hộ bởi Tổng thống Obama. Điển hình như ngài tổng thống đã nói rằng “Châu Á sẽ quyết định chủ yếu rằng liệu thế kỷ phía trước sẽ là xung đột hay hợp tác, thống khổ không cần thiết hay tiến bộ của nhân loại”khi phát biểu trước nghị viện Úc vào tháng 11 năm ngoái. Tôi muốn ngài tổng thống biết rằng có rất nhiều người Việt Nam tin vào thiện chí của ngài và đánh giá cao các chiến lược của ngài cho khu vực. Do vậy tôi càng thấy rõ hơn nguy cơ mà Thức cảnh báo. Và chính bởi những nguy cơ đó, bất chấp rủi ro cho riêng mình, Thức và những người bạn là Định, Long và Trung đã dốc hết nỗ lực để truyền bá về các quyền con người, nhà nước pháp quyền và sự tự tin cho người dân chúng tôi. Vui lòng tham khảo những trích đoạn đính kèm từ 2 quyển sách: “Hành trình vào dân chủ và thịnh vượng” và “Con đường Việt Nam” về những gì mà họ đã cố gắng làm cho người dân chúng tôi hiểu rõ.

Nhiều người Việt Nam và tôi bây giờ thấy những nguy cơ đe dọa hòa bình như vậy rõ ràng hơn bao giờ hết khi mà tình trạng ngặt nghèo kinh tế hiện nay ở Việt Nam rất đúng như những gì Thức đã không tiếc sức trong nhiều năm để cảnh tỉnh đất nước. Nhưng thật bất hạnh, những cảnh báo đó đã không chỉ bị bỏ qua một cách thiếu trách nhiệm mà còn đã dẫn tới cáo buộc Thức và những người bạn xâm phạm an ninh quốc gia một cách mơ hồ. Tuy nhiên, tôi càng bị thuyết phục hơn bởi quan ngại của Thức và thực sự tin vào điều đó. Tôi nghĩ rất nhiều người khác cũng vậy. Chính thực tế này đã khiến tôi quyết định gửi đến Tổng thống Obama một bức thư vào tháng 12 năm ngoái để ngài tổng thống chú ý đến quan ngại của Thức cho Việt Nam và cho hòa bình thế giới. Và cũng chính vì tình hình đang xấu đi hiện nay ở Việt Nam đã thúc giục tôi gửi bức thư này đến bà thay con tôi để đề nghị sự quan tâm hơn nữa của bà đối với sự bảo vệ các quyền phổ quát của con người cho Việt Nam. Tôi biết đây là vấn đề nhận được cả sự quan tâm lẫn quan ngại của bà, và bà đã nói rất rõ với chính phủ của chúng tôi rằng “Việt Nam phải làm hơn nữa để tôn trọng và bảo vệ các quyền cho công dân của mình”. Bà cũng đã trực diện với Việt Nam về nhân quyền trong cả hai chuyến công du của bà đến nước tôi trong năm 2010 và đã nhận được sự phản hồi đại loại rằng “nhân quyền không nên bị áp đặt từ bên ngoài”.

Thứ hai, đó là vì sao tôi viết thư này cho bà để lên tiếng từ bên trong nhằm bày tỏ khát vọng của chúng tôi đối với các quyền phổ quát của mỗi con người và yêu cầu của chúng tôi được bảo vệ các quyền này để làm sao những quyền đó thực sự là như nhau ở mọi nơi để chúng tôi được tận hưởng các quyền vốn có tự nhiên này một cách công bằng ở Việt Nam. Chúng tôi không chỉ muốn không phải thiếu thốn mà còn không phải bị sợ hãi, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội, tự do tôn giáo và tự do của công dân được lựa chọn người lãnh đạo của mình. Tôi chắc rằng những khát vọng đó không chỉ của riêng tôi mà còn là của hàng chục triệu người Việt Nam, những người sẵn sàng nói lên các yêu cầu này nếu có được tự do tương tự như những gì mà đồng bào của chúng tôi ở Hoa Kỳ đã sử dụng để yêu cầu chính phủ Obama gây sức ép để trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị ở Việt Nam từ hôm 8 tháng 2 đến nay.

Và chúng tôi lấy làm vui vì đây cũng là những yêu cầu mà bà ủng hộ vì bà đã nói: “Chúng tôi tin rằng cần trả tự do cho mọi tù nhân chính trị ở mọi nơi. Chỉ một người tù chính trị thôi thì đối với chúng tôi đã là quá mức” tại chuyến viếng thăm của bà đến Myanmar hồi tháng 12 năm ngoái. Xin bà hiểu rằng nhiều người Việt Nam và tôi đã cảm kích đến nhường nào đối với những nỗ lực lớn lao đó của bà đã dẫn đến việc phóng thích hàng trăm tù chính trị ở Myanmar ngay sau chuyến thăm này.

Thưa bà ngoại trưởng,

Gia đình tôi và tôi và nhiều người Việt Nam khác thực sự hy vọng rằng bà sẽ dành những nỗ lực tương tự cho Việt Nam chúng tôi để nhanh chóng trả tự do cho tất cả mọi tù nhân chính trị ở Việt Nam và dỡ bỏ mọi hạn chế đối với cựu tù chính trị ở đây, trong số họ bao gồm – Các nhà hoạt động tôn giáo Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý; các nhà hoạt động dân chủ và quyền con người: doanh nhân và kinh tế gia Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Công Định, doanh nhân và nhà hoạt động xã hội Lê Thăng Long, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, đại tá Trần Anh Kim, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ; các nhà hoạt động vì công nhân: anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, cô Đỗ Thị Minh Hạnh, anh Đoàn Huy Chương; nhạc sĩ yêu nước Việt Khang (Võ Minh Trí); những người biểu tình yêu nước: cô Phạm Thanh Nghiên, ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), bà Bùi Thị Minh Hằng; nhà báo chống tham nhũng Hoàng Khương (Nguyễn Văn Khương);  v.v… Vui lòng làm cho chính phủ của chúng tôi hiểu rằng chỉ khi đó thì đất nước chúng tôi mới vượt qua được tình trạng khủng hoảng nhờ sự hòa hợp lòng dân và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân – chính là nguồn cội căn bản của sức mạnh và sự chính danh của một chính phủ, và rằng chính phủ không nên sợ nguyện vọng của nhân dân mình hơn sức mạnh của bất kỳ nước nào khác.

Tôi đã cố gắng và dốc hết sức cho tất cả mọi nỗ lực trong nước của tôi, nhưng không thể làm cho chính quyền nhân dân của chúng tôi hiểu được như vậy và lắng nghe những nguyện vọng của chúng tôi. Tôi nhận được sự im lặng vô cảm ngay từ chính những đại biểu quốc hội mà tôi bầu nên. Tôi và gia đình tôi vô cùng đau khổ trước những gì đã và đang xảy ra. Tôi chắc rằng nhiều gia đình khác, đặc biệt là của những tù nhân lương tâm ở Việt Nam cũng có cùng cảm giác như vậy. Do đó, tôi hy vọng và tin rằng những nỗ lực quốc tế của tôi sẽ nhận được những sự hỗ trợ hữu ích từ bà và cộng đồng quốc tế để “mỗi người sẽ hoạt động theo những quy luật phát triển giống nhau” , như Tổng thống Obama nhấn mạnh khi nói với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 14 tháng 2 tại Washington. Tôi tin rằng chỉ lúc đó thì thế giới của chúng ta mới có thể phát triển đến thịnh vượng trong hòa bình cho mọi công dân của mình. Trần Huỳnh Duy Thức và những người bạn của mình và hầu hết mọi tù nhân chính trị ở Việt Nam cũng tin như thế. Đó là lý do vì sao và vì điều gì mà họ tranh đấu.

Tôi rất cảm ơn sự quan tâm của bà và trông đợi được sớm nghe từ bà.

Trân trọng

TM cho tôi và con tôi

Trần Văn Huỳnh

TB: Vui lòng xem các tài liệu đính kèm là những tác phẩm của Thức và những người bạn của mình, cũng như bài báo “Ngôi sao bị nhốt” của T.S Nguyễn Thanh Giang viết về Thức. TS Giang là một nhà hoạt động dân chủ có tiếng ở Việt Nam.

Các bức thư với nội dung tương tự đã được gửi đến cho 13 quan chức cấp cao khác. Bấm vào đây để xem danh sách đã gửi và các địa chỉ cần thiết.

Bình luận về bài viết này