Cộng Sản Việt Nam đang lo sợ những đợt sóng ngầm

Theo:baotoquoc

Non 2 tháng sau khi biến cố Tiên Lãng xảy ra, đảng Cộng sản Việt Nam đã gấp rút tổ chức Hội nghị cán bộ vào 3 ngày cuối tháng 2 vừa qua. Tuy chủ đề là học tập Nghị Quyết 4 về “một số vấn đề xây dựng đảng trong tình hình hiện nay”, nhưng ai cũng thấy rõ Hội nghị cán bộ là để đối phóvới những đợt sóng ngầm của xã hội, mà vụ Tiên Lãng đã là lỗ xì cho những phẫn uất vốn đã dồn nén trong lòng nhiều người, nhiều giới chứ không chỉ bà con dân oan.

Hơn 1000 bài báo và hàng triệu ý kiến của độc giả chia xẻ trên các trang mạng, trang blog ở trong nước, lên án những hành động sai trái của cán bộ Huyện Tiên Lãng và Thành phố Hải Phòng kể từ khi biến cố Tiên Lãng bùng nổ đã làm cho Bộ chính trị và Ban bí thư lo ngại. Cái lo của lãnh đạo CSVN là khi xã hội có quá nhiều phẫn uất từ mọi thành phần xã hội, những biến động tập thể sẽ không thể tránh được khi có những sự việc châm ngòi.

Điều này phản ảnh rõ nhất trong diễn văn khai mạc của ông Nguyễn Phú Trọng, khi ông nêu ra 4 lý do khiến Bộ chính trị phải cấp tốc triệu tập Hội nghị cán bộ bất thường ở tầm mức lớn chưa từng có như vậy. Trong 4 lý do ông Trọng đề cập bao gồm: 1/ để xác định vai trò lãnh đạo duy nhất của đảng và không chấp nhận đa nguyên, đa đảng; 2/ để thấy rõ những phức tạp của tình hình đang diễn ra, và 3/để thấy rõ sự suy thoái nội bộ đảng; 4/ để đối phó “sự chống phá điên cuồng và quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động”, thì lý do thứ tư đã được ông Trọng đề cập đến nhiều nhất và rõ ràng nhất từ trước đến nay.

Hiện tượng suy thoái tư tưởng, đạo đức, tham ô, xa dân của cán bộ CSVN không phải là vấn đề mới. Nhưng nó chưa trở thành vấn đề nghiêm trọng đe dọa sự “tồn vong” cho đảng như hiện nay; vì CSVN đã có một số khả năng bưng bít và trấn áp xã hội bằng bạo lực sắt máu trong suốt thời gian vừa qua.

Cách nay 15 năm, một biến cố kinh hoàng đã xảy ra tại tỉnh Thái Bình khi nông dân của 5 huyện (Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải, Đông Hưng, Thái Thụy) trong số 7 Huyện của tỉnh Thái Bình nổi dậy chống lại chính quyền địa phương để đòi dân chủ và đòi xóa bỏ các vụ thu thuế “Điện Đường Trường Trạm” nhằm làm giàu cho các cán bộ địa phương.

Để giải quyết, CSVN đã phải cử Phạm Thế Duyệt, Thường vụ Ban bí thư vào lúc đó đứng ra điều hành một Tổ công tác đặc biệt, đồng thời huy động một lực lượng quân đội đông đảo đóng chốt các tuyến đường từ Thái Bình đi ra các Tỉnh, nhất là vào Hà Nội, để không cho những thông tin của cuộc “nổi dậy” loan tải một cách rộng rãi khắp nơi. CSVN mất non một năm để dập tắt “cuộc nổi dậy” này với hơn 1,000 cán bộ các cấp bị khai trừ, đình chỉ công tác và hàng trăm nông dân bị bắt giữ, trấn áp để uy hiếp tinh thần. CSVN đã mất gần 3 năm tổ chức chiến dịch “chỉnh đốn đảng” sau biến cố này.

Sau vụ Thái Bình, nhiều vụ xung đột ruộng đất giữa nông dân và cán bộ địa phương cũng đã liên tục xảy ra như tại Thọ Đà, Cồn Dầu, Đồng Nai, Thanh Hóa… đều bị công an trấn áp thô bạo. Ngay cả những cuộc biểu tình bày tỏ lòng yêu nước trong việc chống Trung Quốc xâm phạm biển Đông, hay những lên tiếng chống đối khai thác Bauxite tại Tây Nguyên trong những năm gần đây cũng bị đàn áp và dập tắt trước khi lan rộng các nơi. Chính sự trấn áp này đã làm cho lãnh đạo lẫn cán bộ CSVN trở nên ngạo mạn cho rằng mọi sự phản kháng của người dân – tập thể hay cá nhân – đều bị dập tắt và quyền lực vẫn nằm trong tay đảng một cách tuyệt đối.

Tuy nhiên, lãnh đạo CSVN đã không nhìn thấy là tuy bộ máy bạo lực của chế độ có thể nhất thời dập tắt sự phản kháng của người dân, nhưng sự bất phục và bất mãn vẫn còn đó, vẫn tiếp tục lan tỏa và gia tăng. So sánh các vụ phản kháng ở Thái Bình, Cồn Dầu, Đồ Sơn… hay những đợt biểu tình chống Trung Quốc, biến cố Tiên Lãng vừa qua đã có hai nét đặc thù:

Thứ nhất, không chỉ có dư luận quần chúng ngoài đảng mà cả chính trong nội bộ đảng và thành phần cựu lãnh đạo CSVN đều đứng về một phía, phê phán mạnh mẽ những sai trái của cán bộ tại Tiên Lãng và Hải Phòng. Lần đầu tiên làn sóng phẫn nộ này đã bộc phát trên cả nước và chính quyền trung ương không dám bao che.

Thứ hai, sự phản kháng của gia đình ông Đoàn Văn Vươn không chỉ bằng tay không mà bằng bom gaz tự chế và súng (hoa cải) trước một lực lượng công an bộ đội lên đến hơn 100 người. Cuộc đối kháng đã làm cho 6 công an và bộ đội bị thương khiến cho dư luận giật mình khi thấy những áp bức của chính quyền đã đẩy một gia đình hiền hòa và có công lấn biển đến lằn ranh quyết tử.

Đây là hình ảnh tiêu biểu của những phẫn uất trong lòng người dân, bắt đầu khơi mào cho các cuộc phản kháng tập thể hay cá nhân về chính sách đất đai mù mờ trong 20 năm qua. Nói cách khác, Tiên Lãng là hình ảnh tiêu biểu của đợt sóng ngầm, phát sinh từ những dồn nén bất mãn của nông dân về những sự giải quyết tùy tiện, độc ác của cán bộ và nhất là về sự bao che của các nhóm quyền lợi; đồng thời kích động làn sóng phẫn nộ chung của xã hội – đã và đang âm ỉ rất lâu – nay được dịp bùng nổ.

Trong xã hội Việt Nam hiện đang có nhiều đợt sóng ngầm gây nhức nhối cho lãnh đạo CSVN:

1/ Sự xâm phạm của Trung Quốc trên Biển Đông và xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa của Việt Nam, là đợt sóng ngầm rất lớn. Khi CSVN ngăn chận các cuộc biểu tình, bắt giữ những người đấu tranh bảo vệ Hoàng sa, Trường sa không khác gì chế độ đã đổ thêm dầu vào lửa. Lòng yêu nước sẽ không bao giờ cho phép người dân Việt Nam im lặng, khuất phục trước những hành vi bá quyền của Trung Quốc trên biển Đông.

2/ Vấn đề Bauxite tại Tây Nguyên tuy đang lắng đọng vì lãnh đạo CSVN cố tình ngăn chận mọi tin tức, nhưng không vì thế mà giới trí thức và người dân cả nước quên đi mối ám ảnh của những thảm họa kinh hoàng do bùn đỏ gây nên sự kiện đất canh tác bị hủy diệt, và nguy cơ Trung Cộng đưa người vào chiếm đất và gây nguy hại an ninh quốc gia. Vấn đề Bauxite chắc chắn có ngày sẽ bùng nổ trở lại khi một hồ chứa bùn đỏ nào đó bị vỡ hay vấn đề ô nhiễm nước làm ảnh hưởng lên đời sống người dân.

3/ Vấn đề Luật đất đai mù mờ và các quyết định thu hồi sau 20 năm cho thuê vào năm 2013 (1993-2013) chắc chắn là sẽ tạo ra nhiều bi kịch không thua gì vụ Tiên Lãng khi những ruộng đất tốt bị cán bộ thu hồi một cách tùy tiện, giao lại ruộng xấu cho nông dân canh tác. Ngoài ra, CSVN còn để một số tỉnh cho Trung Quốc thuê rừng đầu nguồn để khai thác trong thời hạn từ 50 đến 90 năm quá dài so với 20 năm mà nông dân được thuê nên vì thế không một ai muốn cải thiện để trồng trọt lâu dài, và sự bất mãn âm ỉ chỉ chực chờ bùng nổ đồng loạt khi hợp đồng thuê đáo hạn vào năm tới.

4/ Vấn đề khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Việt Nam hiện nay ở mức báo động đỏ khi mà một thiểu số giàu có ăn chơi phè phỡn, còn đại đa số thì sống trong khốn khó, lầm than. Tình trạng lạm phát cao, vật giá leo thang và sự phá sản hàng chục tỷ Mỹ Kim của một số tập đoàn kinh tế hiện đang tạo ra nhiều sức ép lên nhà cầm quyền CSVN và cả dân chúng. Hiện nay có hàng trăm cuộc đình công diễn ra hàng tuần tại các công ty liên doanh. Đây cũng là loại sóng ngầm có sức công phá ghê gớm khi hàng chục ngàn công nhân vượt bức tường của các công ty di chuyển đến các trụ sở của công đoàn tạo áp lực.

5/ Vấn đề chiếm hữu và khai thác để thủ lợi của nhiều cơ sở tôn giáo cũng là đợt sóng ngầm khác đã từng xảy ra qua các cuộc biểu tình lớn tại Nhà Chung, Thái Hà, Đồng Chiêm, Cồn Dầu… Những cuộc phản kháng này tuy đang lắng đọng do những hứa hẹn giải quyết của nhà nước, nhưng thủ đoạn câu giờ này sẽ không kéo dài được lâu và sẽ bộc phát trở lại khi những đòi hỏi không được giải quyết thỏa đáng.

Với ngần ấy những bất mãn ngấm ngầm không thể giải quyết, và ngay chính bản thân đảng CSVN mở rộng từ 1,8 triệu đảng viên (1991) lên đến non 4 triệu đảng viên (2011) cho thấy là họ không thể duy trì tình trạng bưng bít nội bộ như trước được nữa.

Do đó, phê bình, tự phê bình và học tập theo gương Hồ chí minh là “liều thuốc” mà Bộ chính trị và Ban bí thư đang đưa ra qua Nghị Quyết 4 sẽ không giải quyết được vấn đề hủ hóa và sa đọa trầm trọng của các “nhóm lợi ích” tại các cơ sở địa phương, vì:

Thứ nhất, uy tín chính trị của thành phần Bộ chính trị và Ban bí thư đã suy sụp. Các cán bộ địa phương nhìn thấy tầng lớp lãnh đạo như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng vừa bất tài vừa tham lam. Nhìn qua thái độ của Nguyễn Văn Thành, Bí Thư Hải Phòng đã có những hành xử bất phục với kết luận của Nguyễn Tấn Dũng về vụ Tiên Lãng cho chúng ta thấy rõ hơn hiện trạng này.

Thứ hai, tình trạng kinh tế khó khăn, đồng lương cán bộ lại quá rẻ không đúng tầm với vật giá sinh hoạt, vì thế cán bộ phải hủ hóa là điều thường tình để vừa tranh sống vừa sa đà hùa theo thượng cấp. Muốn hủ hóa thì họ phải liên kết để bao che lẫn nhau, tạo thành những “nhóm lợi ích” tương tranh quyền lợi ngay trong nội bộ.

Đây là tình hình xảy ra vào thời kỳ cuối trào tại các xứ độc tài, là định mệnh tất yếu mà các chế độ bạo lực phải đối diện khi địa phương không còn “tôn kính” hay “phục tùng” Trung ương trong thời buổi đồng tiền là quyền lực.

Do đó, biến cố Tiên Lãng không đơn thuần là sự phẫn nộ của một “dân oan” mà là cả một hiện tượng bùng vỡ của hệ thống chính trị độc tài được xây dựng trên nền tảng băng đảng cấu kết nhau ở địa phương và chồng chéo ở nhiều cấp bộ trong mạng lưới Mafia Đỏ. Chính guồng máy sa đọa không thuốc chữa này đang đẩy đảng CSVN đối diện với nguy cơ “tồn vong” như Nguyễn Phú Trọng đã lo lắng cảnh báo vào cuối tháng 12 năm 2011.

Lý Thái Hùng
Ngày 3/3/2012

6 comments on “Cộng Sản Việt Nam đang lo sợ những đợt sóng ngầm

  1. CS lúc này chỉ chạy loanh quanh. Chính chúng nó tự đào mồ và cũng chính chúng nó nhảy xuống thôi, nếu dân VN can đảm thêm chút nữa ai cũng ra đường làm áp lực thì chắc chắn chúng nó nhảy nhanh xuống đó.

    • Mạnh Thắng :
      CS lúc này chỉ chạy loanh quanh. Chính chúng nó tự đào mồ và cũng chính chúng nó nhảy xuống thôi, nếu dân VN can đảm thêm chút nữa ai cũng ra đường làm áp lực thì chắc chắn chúng nó nhảy nhanh xuống đó.

      Hoan hô Mạnh Thắng :, không còn gì đúng hơn.
      Khi cuộc đầu tranh của toàn dân Việt trong và ngoài nước phối hợp nhịp nhàng sao cho dấy lên được 1 làn sóng quay đầu súng của lính CS, thì chúng ta rất gần kề mục tiêu.
      Và đây cũng hiện là 1 nỗi lo to lớn, nỗi lo cuối cùng của tà quyền ba đình: khi quân đội trở chiều họng súng cũng là lúc sinh mạng của bọn tà quyền kết liễu.

  2. Hãy để xem con nghiện Việt Nam chịu đựng được đến mức cỡ nào. Đảng cọng sản Việt Nam đại diện cho não trạng của cơ thể Việt Nam chịu đựng phép thử liều thuốc gây nghiện ra sao. Toàn dân Việt Nam chịu đựng, và thực hành sự cam khổ đã lâu và đủ sức đề kháng với thử thách, chỉ riêng với não trạng cọng sản với lí thuyết vô sản không có căn cứ, với tư duy độc tài quản lí, với tinh thần cướp cạn chụp giựt, cơ hội cái câu ăn quen nhịn không quen đã làm tha hóa não trạng của cọng sản. Thế thì việc trưng ra khẩu hiệu độc lập tự do hạnh phúc mục đích chỉ để bảo vệ cho nhựng hành động đê hèn của con nghiện quyền lực, con nghiện danh vọng, con nghiên những khoái cảm do tiền tài vật chất đem lại. Hiện giờ phép thử đó đang xảy ra, và có vẻ con nghiện cọng sản đang ngấm đòn. Bằng chứng là những bối rối trong điều hành quản lí về kinh tế – kinh tế tụt dốc, chứng khoán, bất động sản roi đáy, ngân hàng nợ xấu-, lộn xộn trong quản lí hành chính- trung ương bảo thành phố không nghe, vụ hải phòng, tiên lãng, các thành phố cấp trung uơng đòi tách ra tự quản, đà nẵng, tp sài gòn, đòi thiết chế qui định dân cư riêng biệt- về quân sự, ngoại giao thì bối rối trong các mối quan hệ đu dây nũng nĩu như nhũng con điếm vòi vĩnh tiền của khách làng chơi. Một khi phép thử có hiệu quả hoặc là đảng cọng sản bán đất nhượng Biển cho trung quốc để con lấy chút vật chất thõa cho cơn nghiện tinh thần mơ hoang về quyền lực và danh vọng nới cái tên cọng sản đặt ra mỷ miều là “bảo vệ chế độ”, hoặc là phải chịu cảnh sống dở chết suy mòn của hệ trung ương và kéo theo cả nước xuống hố( CNXH). Chớ có tin những lời hứa hão của con nghiện, mà hãy nói rằng những con nghiện đã đến lúc cần phải có và phải chịu sự quản lí nghiêm nghặt của các thiết chế xã hội. Thiết chế đó không phải là tự do con nghiện đặt ra bằng nghị quýêt bằng nghị định, bẳng chỉ thị, mà thiết chế đó là hiến pháp của quốc gia, có đầy đủ thẩm quyền có đầy đủ tư cách và đầy đủ uy nghiêm để xét xử và trừng tru6 nghiêm minh bất kỳ cá nhân, thành phần tổ chức sống trong xã hội Việt nam.

  3. Vấn đề Luật đất đai mù mờ và các quyết định thu hồi sau 20 năm cho thuê vào năm 2013 (1993-2013) chắc chắn là sẽ tạo ra nhiều bi kịch không thua gì vụ Tiên Lãng khi những ruộng đất tốt bị cán bộ thu hồi một cách tùy tiện, giao lại ruộng xấu cho nông dân canh tác

    . Ngoài ra, CSVN còn để một số tỉnh cho Trung Quốc thuê rừng đầu nguồn để khai thác trong thời hạn từ 50 đến 90 năm quá dài so với 20 năm mà nông dân được thuê nên vì thế không một ai muốn cải thiện để trồng trọt lâu dài, và sự bất mãn âm ỉ chỉ chực chờ bùng nổ đồng loạt khi hợp đồng thuê đáo hạn vào năm tới.

    Việt cộng cho Tàu thuê đất trồng rừng giá mười tô phở một mẫu
    ===============================

    Từng gốc cây rừng bao máu xương

    Tổ tiên quyết tử giành biên cương

    Máu đào Bốn ngàn Năm giữ Nước

    Cộng phỉ tham nhũng không tiếc thương

    Cho thuê đất trồng biển người Khựa ! !

    Giá bèo mười tô phở mẫu đất Quê Hương ! ! !

    Rừng Việt đang khai thác cạn kiệt

    Đồi trọc không đủ đất cho Dân lương

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Chỉ riêng InnovGreen, thuộc Hồng Kông, Trung Quốc
    đã thuê tới 274 ngàn 848 ha, chiếm 87% diện tích đất thuê.

    Theo một báo cáo của Ủy Ban Khoa Học-Công Nghệ và
    Môi Trường của Quốc Hội CSVN, về giá cho thuê, chỉ riêng
    công ty InnovGreen, với 8 ngàn 123 ha đã được cấp, công
    ty này nộp ngân sách 77 ngàn 946 đô la, giá thuê đất trồng
    rừng trung bình 9.58 đô la/ha, tương đương 180 ngàn
    đồng, bằng 10 tô phở so với thời giá hiện nay.

    Mức giá thuê này, theo Ủy Ban Khoa Học-Công Nghệ và
    Môi Trường là khó tin được.

    Chính phủ CSVN cũng cho biết, cả 8 dự án trồng rừng
    có 100% vốn đầu tư nước ngoài là 24,65 tỷ đồng.

    Hà Nội chi bao nhiêu tỷ cho Đại lễ ?

    Thứ Sáu, 29/10/2010

    Con số “khủng” 94.000 tỉ đồng chi trong Đại lễ
    câu hỏi mà nhiều phóng viên đã dành cho ông Hồ Quang
    Lợi – Thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia về Đại lễ.

    Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội ĐÃ KIẾM CHÁC
    trên THUẾ DÂN vào dịp Đại lễ VÀ LÀM VỪA LÒNG
    quan thầy TRUNG QUỐC

    KHAI MẠC ngày 01/10/2010 là NGÀY QUỐC KHÁNH
    TÀU BẮC KINH !!

    BẾ MẠC ngày 10/10/2010 là NGÀY QUỐC
    KHÁNH TÀU ĐÀI BẮC !!

    HOAN HÔ Tô Hô ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ con cháu
    BÓAC HÙ muỐn nẰm ! ! !

    HOAN HÔ Tô Hô ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ con cháu
    BÓAC HÙ muỐn nẰm ! ! !

    Tổng diện tích đất lâm nghiệp cho nhà đầu tư nước
    ngoài thuê để trồng rừng theo hình thức 100% vốn nước
    ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư là 288.974 ha.

    Trong đó, diện tích đã cho thuê là 18.571 ha, diện tích đã
    đưa vào sử dụng 15.268 ha, diện tích đã triển khai trồng
    thực tế 13.871 ha, diện tích đã cho xây dựng nhà xưởng,
    công trình 1.397 ha.

    Diện tích đất nhà đầu tư nước ngoài liên doanh liên kết
    với nhà đầu tư trong nước để trồng rừng là 21.657,51 ha,
    trong đó đã triển khai hợp tác trồng rừng 6.058,21 ha.

    Có công ty đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư quy mô
    lớn như Công ty InnovGreen (Hồng Kông) với diện tích
    là 274.848 ha, chiếm 87% diện tích đất của các doanh
    nghiệp nước ngoài được cấp phép đầu tư trồng rừng.

    Về giá cho thuê, trong trường hợp InnovGreen với 8.123
    ha đã được cấp, công ty này nộp ngân sách 77.946 USD,
    trung bình 9,58 USD/ha (khoảng 180 ngàn đồng/ha).

    Mức giá này, theo Ủy ban KHCN&MT là quá thấp.


  4. Trọng tâm chiến lược chuyển từ Trung Đông sang Châu Á-Thái Bình Dương
    ===============================================

    “Trong những thập niên tới, vùng Thái Bình Dương sẽ trở thành nơi năng động và quan trọng nhất đối với lợi ích của Hoa Kỳ, bởi vùng này chiếm hơn một nửa dân số thế giới, là nơi Mỹ có những đồng minh chính yếu, nơi có nhiều cường quốc đang lên và có những thị trường kinh tế quan trọng nhất
    Để đối phó với những chuyển biến sâu sắc tại Châu Á, chúng tôi sẽ triển khai một mô hình ngoại giao, kinh tế và an ninh phù hợp với tình hình mới”.

    Thứ trưởng ngoại giao Mỹ William J.Burns đã tuyên bố vào ngày 04/11/2011

    The growing economic and political ties across the Pacific are part of a broader narrative of the politics of integration of the 21st century that stretches and challenges traditional geographic concepts and bureaucratic structures. In each of these regions, the United States is bolstering relationships with existing strategic partners, and enlisting emerging powers to address global problems and join us in crafting the 21st century rules of the road.
    Asia’s rise has been so dramatic that it is not just remaking Asia’s cities and economies — it is redrawing the geostrategic map.
    As Asia undergoes profound changes, we need to develop the diplomatic, economic and security architecture that can keep pace. U.S. leadership in implementing such an architecture will pay us dividends this century and help the Pacific to reach its full potential, just as our investment in building a comprehensive and lasting network of institutions and relationships across the Atlantic has paid off many times over.
    Asia, the Americas, and U.S. Strategy for a New Century
    William J. Burns
    Deputy Secretary
    Washington, DC
    November 4, 2011
    http://www.state.gov/s/d/2011/176667.htm

    Trọng tâm từ Trung Đông đến Biển Đông
    Chiến lược quân sự mới ưu tiên quốc phòng
    Thế kỷ 21 Bàn cờ thế giới hiện tình mới
    Mục tiêu nhắm khử Kẻ thù tiềm năng !
    Ngũ Giác Đài hướng Thái Bình Dương tăng tốc
    Giữ thế thượng phong vùng then chốt hành tinh
    Tập trung chiếm ưu thế trên không trên biển
    Trong Chiến tranh Mạng + Vũ trụ tiến trình
    Vượt Thời xuống dốc Bá chủ không phải dễ ?
    Bài học Anh – Pháp – Liên Xô đổ thất kinh :
    Phiêu lưu mạo hiểm tăng tốc đường xuống dốc !
    Đỉnh điểm cường thịnh sa sút nhanh quá trình
    Tự sát cứ nhắm mắt có mặt mọi lúc mọi nơi thế giới
    Bao Đế chế Đế quốc phai tàn theo viễn chinh…

    TỶ LƯƠNG DÂN
    PARIS, ngày 08/11/2011

Bình luận về bài viết này