Văn hóa, ngôn ngữ và cán cộng!

Theo:baotoquoc

Khi chúng tôi đang ngồi nói chuyện với nhau về vụ Tiên Lãng, bất ngờ một người bảo:

– Láo, thằng này đại láo. Dám bảo đồng chí lãnh đạo hùa vào “thằng Vươn” à!

Chưa ai hiểu rõ ý, anh ta tiếp: – làm chó gì có chuyện đồng chí hùa vào thằng Vươn! Ngữ pháp đã sai mà tư cách xã hội củng không đúng. Có chăng là thằng nọ hùa vào thằng kia! Như thế phải đổi chữ đồng chí thành chử thằng thì mới đúng cách! Những đôi mắt đều đổ dồn về phía anh.

Thật ra, từ mấy chục năm qua, người ta đã biết rõ hơn là nghi ngờ về một nền giáo dục rất ư là vô văn hóa, phản giáo dục của cộng sản đã nhồi nhét cho các thế hệ trẻ Việt Nam. Đặc biệt là đã đặt, đúc khuôn mẫu cho các đoàn đảng viên của chúng để tạo khả năng làm băng hoại nền luân lý, đạo đức của xã hội Việt Nam. Tuy thế, người ta chỉ thấy những việc làm của họ biểu lộ ra cái phong cách kém cỏi, vô văn hóa, vô đạo nghĩa hơn là nghe thấy những lời lẽ phản giáo dục trong cách xử thế công khai.

Nay thì khác rồi, chỉ vì cái đầm tôm Tiên Lãng mà một người được đảng cộng sản nhào nặn, đúc khuôn đưa lên, đặt vào cái ghế bí thư thành ủy, chủ tịch UBNH/tp, trong bản lý lịch cá nhân kê khai ba mảnh bằng nhớn, tiến sỹ kinh tế, cử nhân luật, cử nhân anh văn, chả biết do ai cấp phát, khéo mà lại qua móc ngoặc hay vài lờp nghiệp vụ, đã công khai hóa cái “giáo dục” của đảng, của cá nhân, của nhà nước Việt cộng ra bằng cách gọi ngưòi dân là thằng, “ thằng Vươn”. Đã thế, còn, đem các cấp lãnh đạo cao nhất của đảng mà Y phục vụ ra mà đặt ngang hàng với thằng, trong lời phát biểu giữa hội trường,

Thoạt nghe thì người ta thấy lạ, chói tai, nhưng xem ra đó là phong cách thường nhật của các đoàn đảng viên Việt cộng trong xử thế. Họ tự cho mình ở trên mọi ngưòi nên bạ ai cũng kêu là thằng, là con, không kiêng nể gì. Theo đó, Đoàn văn Vươn, dẫu là một cựu binh cũng không có ngoại lệ. Nếu có khác, có lạ là do cái ý của câu nói. Nó hàm chứa một ẩn ý ngon lành, bảnh hơn việc kêu người dân ( không quyền hành) Đoàn văn Vươn là “ thằng Vươn”. Nghĩa là, làm gì có chuyện “ các đồng chí Lê đức Anh, Phạm hùng Võ… hùa vào thằng Vươn”, chỉ có thằng nọ hùa vào thằng kia thôi. Nên mười phần ăn đủ chục, ý của Nguyễn văn Thành là, những kẻ nào “hùa vào thằng Vươn “, dù có quyền hay không có quyền, đều bị gọi là thằng hết. Tại sao? Đơn giản là vì Thành đang là bí thư thành ủy quyền uy, và là vì:

1. Văn hóa Việt với chữ “thằng”.

Trong một nền văn hóa có giáo dục, có đạo đức, có luân lý, con người luôn luôn được giáo hóa về việc tôn trọng nhân phẩm và tương kính lẫn nhau. Đặc biệt là trong nền văn hóa cổ truyền của Á Đông mà Việt Nam là một điển hình. Từ sách vở đến đời sống, luôn đề cập đến vấn đề giáo dục con người đặt trọng tâm vào Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Theo đó một ngưòi không hành sử những công việc, những bổn phận ngưòi trong khuôn khổ cần thiết của Nhân, Lễ, Nghĩa Trí, Tín, dù ở trong bất cứ vai trò nào, phương vị nào cũng là những kẻ bại hoại, nếu như không muốn nói là đáng bị nguyền rủa, đáng bị loại trừ ra khỏi cái cương vị mà nó có.

Cách riêng, trong ngôn ngữ, tiếng Việt Nam có rất nhiều nhân xưng đại danh từ để nói về ngôi thứ ba. Ông ấy, bà ấy, cô ấy , bác, dì, dượng, anh ấy, chị ấy… nó, chúng nó, thằng ấy. Nửa phần trên là những ngôn từ mà một người dù không đi học, không cắp sách đến trường, nhưng có nhân phẩm, đều hiểu và luôn luôn xử dụng khi phải nhắc đến nhân vật thứ ba. Ông ấy, bà ấy, anh ấy, chị ấy, bác ấy. Không một người nào có học, được giáo dục mà lại gọi ngưòi thứ ba là thằng. Trừ ra đó là kẻ không được giáo dục về luân lý và đạo đức, không biết gì về nhân bản xã hội và xử thế. Hoặc đó là thành phần hạ cấp, không biết tôn tri thứ bậc, thứ đầu đường xó chợ, trộm cắp, đĩ điếm. Cứ mở miệng ra là thằng nọ thằng kia, con này con khác. Nhặng cả lên!

Tuy là thế, cũng nên trừ ra vài ba trường hợp riêng rẽ. Trường hợp ngưòi thứ ba đã có những hành động bị xã hội lên án và ai ai cũng gọi nó theo cái việc nó làm. Thí dụ, Thằng ăn trộm, thằng cướp của giết ngưòi. Hoặc trong nhân gian, đa phần dân chúng vẫn quen gọi “thằng Việt cộng”, “con hộ lý”. Xét chung, đây là thành phần đem tai họa đến cho dân. Họ có gọi thế cũng thật khó trách. Tuy nhiên, ngôn ngữ vẫn dừng lại trong sinh hoạt đời thường, không ai đem vào trong lời phát biểu công khai trước cử toạ ngồi nghe.

Bên cạnh một chữ “thằng” không được coi trọng ấy, cũng có một chữ thằng khá thân thương, thường được xử dụng trong nhóm bạn bè thân thiết khi họ gặp nhau và hỏi thăm về một ngưòi trong nhóm hiện vắng mặt. “ thằng H… bây giờ nó ra sao, đã vợ con gì chưa?”. Nhưng thường là xử dụng khi còn trẻ hơn là khi đã trưởng thành. Lại có trường hợp, khi hai ba người, một nhóm người ngồi chuyện trò với nhau có thể đề cập tới nhóm này hay nhóm nọ và không quên thêm vào đó chữ thằng. Thí dụ như nhóm thằng A, nhóm thằng B. Chữ thằng ở đây chưa vị tất là một sự kiện bị chê bai, tách rời.

2, Văn hóa Việt và chữ “huà”

Hùa là hùa theo, vào hùa, về hùa. Ý nói là những người này hùa vào với người kia trong một câu chuyện, hay một diễn biến nào đó. Sự thưòng, những người hùa vào với nhau, đều nằm chung trong một thành phần xã hội hay có chung quyền lợi. Thí dụ như: các bác sỹ hùa theo các Y tá để tranh đấu đòi quyền lợi. Các giáo chức hùa theo học sinh bãi trưòng. Nghị sỹ này về hùa với một số dân biều khác chống dự thảo luật. Toàn dân hùa vào nhau lật đổ bạo quyền. Nhóm này hùa với nhóm khác. Thằng này hùa với thằng kia. Thằng A hùa với thằng B. Ông C hùa theo bà D.

Chẳng bao giờ có việc ông, bà này hùa với thằng kia ( không cùng thành phần xã hội). Cũng không bao giờ có sự việc. Quân đội vào hùa với những thằng ăn trộm, cướp của giết người để làm hại đồng bào. Sẽ chẳng có đồng chí A, đồng chí B hùa vào thằng tội phạm, nổ súng chống người thi hành công vụ. Nhưng có những trường hợp: Có vài ba quân nhân đào ngũ hùa theo bọn trộm cướp về cướp của giết người. Có thằng tên A thằng tên B hùa vào thằng tên C, nổ súng chống đối ngưòi thi hành công vụ. Theo đó, khi nói A hùa vào B thì hai vế A và B thường mang tính cách cân bằng trong cả vị thế, hay tư cách thành phần trong xã hội.

Cái lý luận sơ đẳng trong giao tiếp này ai cũng biết. Một người bình thường, không bị bệnh tâm thần, mất trì đều hiểu được lý lẽ căn bản của chữ thằng, chữ hùa và xử dụng rất chuẩn mực. Nghiã la khồng cần cử nhân, tiến sỹ mới biết. Nhưng nay, Nguyễn văn Thành, một lãnh đạo, một bí thư thành ủy, một chủ tịch của UBNH/ tp do một tay đảng và nhà nước Việt cộng đào tạo, đang ngồi trên cổ vạn dân, hưởng toàn những bổng lộc cao sang, quyền qúy, là bổng lộc quyền tước từ mồ hôi nước mắt và lao nhọc của ngưòi dân tạo thành lại không biết cái lý lẽ ấy. Liệu trường hợp của Thành có là ngoại lệ, hay nó có một hàm ý khác mà Thành chỉ muốn nói ra một nửa, phần còn lại thì dành cho người nghe đưa ra kết luận?

Có lẽ là do cái ý thứ hai. Bởi vì Thành đã vung tay lên, tiếng nói như chê trách, phản bác, thách đố: “các đồng chí Lê đức Anh, đồng chí Phạm hùng Võ và một số những người khác hùa vào thằng Vươn luôn”. Nói thế có khác gì Nguyễn văn Thành bảo cho mọi ngưòi phải đọc ra cái ý của Thành là:” thằng Lê đức Anh, thằng Phạm hùng Võ, và một số thằng khác nữa hùa vào thằng Vươn luôn”. Có cái chữ “thằng” ở đây thì nó mới ra câu chuyện và đúng ngữ pháp chứ. Nó đúng cả với chữ “ hùa” và chữ “thằng” trong một câu nói.

Đó là phạm trù cấu trúc của câu nói, nhưng ngưòi công dân Đoàn văn Vươn có đáng bị gọi là “ thằng” hay không? Theo tôi thì không. Bởi lẽ, Đoàn văn Vươn là một người dân Việt Nam. Hơn thế, là một ngưòi trí thức xã hội. Anh là một kỹ sư nông ngiệp, là một người nông dân cần cù bán mặt cho đất mấy chục năm qua. Anh không phải là một kẻ ăn trộm, kẻ cưóp của giết người để bị xã hội lên án và bị gọi là thằng Vươn. Việc làm của anh, nếu bảo là có sai vì không tuân thủ luật lệ của cường đồ thì cũng vẫn chưa bị tòa lên án, và cũng không đáng bị xã hội gọi là thằng. Nói cách khác, anh là một người dân, một nhân phẩm cần cù với cuộc sống, một thành viên của dân tộc Việt Nam không bị tòa án hay xã hội lên án loại bỏ. Vậy, tại sao chủ tịch của một cái gọi là UBND/tp lại công khai gọi anh, trước một cử toạ có đến mấy cán bộ đảng viên dự khán, bằng một ngôn từ đầy tính cách phỉ báng cá nhân là thằng Vươn?

Có phải đảng và nhà nước Việt cộng, qua Nguyễn văn Thành, đã công khai hóa việc coi người dân Việt Nam như là một tập thể thằng, không đáng được tôn trọng? Hay trong mắt họ, ngưòi dân Việt Nam còn tệ hơn cả những tên nô lệ đang phải cúi mặt mà phục vụ cho chế độ này? Nếu đây là cái chủ đích của đảng và nhà nước Việt cộng thì rõ ràng Việt cộng là một tập thể phản phúc. Gọi là phản phúc vì nếu không có những ngưòi dân Việt Nam thì Hồ chí Minh và cái tập đoàn ăn bờ ở bụi kia sống được đến ngày hôm nay ư? Rồi khi, họ đối xử với dân ta như thế, dân ta phải có thái độ nào cho xứng hợp?

Sách có viết: “vua quan coi dân như cỏ rác, dân coi vua quan như chó, lợn! Điều này khá dễ hiểu. Bởi theo tinh thần Dân Chủ, cải cách, ngày nay người ta có một cái nhìn, hay một quan niệm về xã hội về con người và về tập thể lãnh đạo nhà nước một cách rất rõ ràng, phân minh.

DÂN VI QUÝ : Mọi sự việc đều đặt nặng về việc lấy dân làm gốc, làm cơ bản để xây dựng xã hội. Một xã hội tiến bộ không thể không có sự cộng tác tích cực từ người dân. Ngưòi Việt Nam ta thường nói, dân giàu nước mạnh.

XÃ TẮC THỨ CHI, nhà nước là một công sở điều hòa quyền lợi và nghĩa vụ của các tầng lớp dân chúng, trong mục đích tạo điều kiện và đem lại phúc lợi cho dân. Theo đó, không thể thiết lập nhà nước tư bản hay nhà nước cộng sản trong mưu đồ tước đoạt tự do và tài sản của dân. Muốn có nước mạnh, phải biết xây dựng đời sống ổn định và phúc lợi cho nhân dân trước.

QUÂN VI KHINH, Nói lên cái quyền truất phế chính phủ từ nhân dân, bằng cuộc nổi dây lật đổ các thể chế bạo quyền, hay thay đổi chính phủ bằng những hình thức dân chủ qua các kỳ bỏ phiểu công khai định kỳ. Người Việt ta đã từng bảo: quan nhất thời, dân vạn đại cũng là cái ý này. Và trong lịch sử từ xưa đến nay, chưa có một kẻ nào, chưa có một chế độ nào vô lễ với đồng bào của mình mà có thể tồn tại.

Rồi Nguyễn văn Thành còn cao giọng: “thưa các đồng chí, anh em đi thi hành công vụ như thế, bất biết câu chuyện đúng sai, không có bất cứ một bài báo nào nói đến chuyện các đồng chí ấy…thì tôi xin thưa đây là một nguy cơ, nếu xảy ra sau này ai sẽ đứng ra xả thân mà bảo vệ….. bảo vệ đảng, bảo vệ nhà nước”.

Việc bảo vệ đảng cộng. Thành muốn phân giải gì? Có phải là Thành muốn bảo: Nếu không vinh danh, hay để yên cho các đảng viên ác ôn côn đồ ở dịa phương tác oai tác quái, kể cả việc cướp của giết người, đánh chết ngưòi trong đồn công an, coi dân như cỏ rác, mặc tình thao túng trong xã hội thì không còn đảng viên nào trần mình ra mà bảo vệ đảng nữa chăng? Hay, nếu không để yên cho chúng lộng hành, bóc lột dân chúng. Làm giàu hưởng lộc trên cổ nhân dân thì chúng không thèm bảo vệ đảng nửa. Đảng chết thì nhớn nhỏ đều chết chăng?

Hay qua lời phát biểu đầy vẻ bất mãn và trách cứ này, Thành đã nói toạc ra cái thực chất của đảng, nào có phải là vì dân vì nưóc đâu. Tất cả là vì cái đầm tôm, cái mặt bằng, cái quy hoạch là bỗng lộc mà đoàn đảng viên phải được chia chác, riả rói, nên mới trần lưng ra mà bảo vệ đảng, bảo vệ nhau. Anh đi trước, ăn no rồi thì phải tới phiên tôi bóc, gặm chứ? Lẽ nào anh no rồi, anh quay lại phá tôi? Phá tôi thì còn ai trần lưng ra bảo vệ cho các anh ngồi yên. Đã thế, chết thì cùng chết! Mặc cho lời lý giải, thách đố ấy đúng hay sai, đây là chyện của riêng họ, tôi không muốn nhắc đến.

Nhưng việc Thành nói là bảo vệ nước thì không thể không nói đến. Bởi vì, đất biên giới, Bản Giốc, Lão Sơn, Tục Lãm của Việt Nam nhờ băng đảng Việt cộng bảo vệ bằng các hiệp thương, hiệp định biên giới nay thành đất của Tàu. Hoàng Sa, Trường Sa bao đời của Việt Nam nhờ Việt cộng bảo vệ “nước” theo kiểu Phạm văn Đồng mà nay là hải đảo của Tàu! Ấy là chưa kể đến biết bao nhiêu gói thầu béo bở trên cả nước đang nằm trong tay của Trung cộng, biết bao nhiêu hecta rừng đầu nguồn cũng theo qủan lý của Tàu? Phần người dân Việt thì giống như là những kẻ nô lệ sống ở trên đất nước mình. Nếu Việt cộng không ra sức bảo vệ nước thì hẳn nhiên là dân ta không còn cảnh lầm than khốn khổ như hôm nay, Theo đó cái chuyện Thành kể công là bảo vệ nước thì xin miễn đi, đừng nhắc đến. Chỉ làm nhục cho đồng bào Việt Nam mà thôi!

Tóm lại, như tôi đã có dịp viết trong những bài trước, chuyện đầm tôm Tiên Lãng chưa dừng lại và sẽ còn Vươn lên mãi. Hơn thế, còn trở thành một mốc điểm của một cuộc tranh đấu từ nhân dân chống lại bọn cưòng quyền. Trước mắt, từ tiếng súng lệnh ấy đã tạo ra sự sợ hãi cho cộng sản để các đồng chí của đảng cộng sản nhảy vào chém giết lẫn nhau. Đến nay, mới có hàng tép, hàng tôm ở huyện Tiên Lãng, Vinh Quang bị ngưng chức, xa thải, để mong che mắt hay làm xoa dịu bớt sự phẫn uất của người dân. Nhưng câu chuyện đến đây là chưa chấm dứt. Bởi lẽ, với lời kết luận mạnh mẽ của Nguyễn văn Thành, bí thư thành ủy kiêm chủ tịch UBND/TP Hải Phòng công bố và được hiểu là: “ thằng Lê đức Anh, thằng Phạm hùng Võ và nhiều thằng khác hùa vào thăng Vươn luôn”, là Nguyễn văn Thành đã định rõ được tội danh của những người vào hùa với Đoàn văn Vươn. Nay Đoàn văn Vươn, Đoàn văn Qúy đã bị bắt vào tù, dù chưa có xét sử, nhưng chắc là Nguyễn văn Thành, Đỗ hữu Ca cũng không thể tha cho những thằng vào hùa với “ thằng Vươn? Người dân đang chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra?

Nhưng dù cái kết qủa là thế nào trong vụ việc này đi nữa, người dân đều thấy tủi hổ lây vì những nét văn hóa và ngôn ngữ đặc sản của nền văn hóa không phẩm hạnh, không luân lý, không đạo đức của tập đoàn cộng sản đã đem vào đất nước Việt nam. Nói cách khác, người người đều muốn xa lánh chúng. Nói cho rõ hơn, muốn đào thải nó ra khỏi xã hội nhân bản Việt Nam.

Nam Hải

Bình luận về bài viết này