Nguyễn Thanh Giang – Nguyễn Gia Kiểng: Ăn năn vì Tổ Quốc

Tôi rất không bằng lòng, và nghĩ rằng có người đã phẫn nộ có lý khi đọc những dòng sau đây:

Nhân danh tổ quốc họ phát động cuộc chiến thôn tính miền Nam làm hàng triệu người chết và đất nước kiệt quệ. Tổ quốc đồng nghĩa với chiến tranh và chết chóc.

Toàn thắng rồi, tổ quốc xã hội chủ nghĩa quên phắt cam kết thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc. Tổ quốc bỏ tù và hạ nhục hàng triệu người. Tổ quốc đánh tư sản, tống cỗ con cái ngụy quân, ngụy quyền ra khỏi trường học và lùa đi vùng kinh tế mới. Tổ quốc khống chế và hăm dọa bằng công an thành, công an tỉnh, công an huyện, công an phường. Biết dân chúng không còn chịu đựng được nữa và muốn bỏ nước ra đi, tổ quốc đứng ra tổ chức vượt biên bán chính thức để lấy tiền chuộc mạng của những người muốn chạy trốn nanh vuốt của mình. Tổ quốc hành động như bọn giặc cướp. Đến khi bị dư luận thế giới lên án dữ dội vì hành động bỉ ổi này, tổ quốc dẹp luôn đợt vượt biên bán chính thức và dĩ nhiên không trả lại tiền. Tồ quốc đểu cáng và lật lọng.

Đối với những người ra đi, tổ quốc là sóng gió, hải tặc, là cái chết trong bụng cá, may mắn hơn là những ngày ê chề trong những trại tập trung trước khi tìm được một quê hương mới. Tổ quốc là một dĩ vãng cần quên đi. Đối với những người ở lại, tổ quốc đổi tiền mấy lần để cướp giật, tổ quốc sách nhiễu từng ngày. Tổ quốc nói trắng cũng được, nói đen cũng xong, cấm rồi lại cho phép, cho phép rồi lại cấm, muốn bắt hay tha tùy ý, người dân phải chịu đựng hết. Vì tổ quốc có súng” (1).

Để biện minh cho bản cáo trạng nặng nề vô lối đó, Nguyễn Gia Kiểng giải thich:

Người dân có thể cảm nhận về tổ quốc thế nào tuỳ ý, nhưng họ chỉ tiếp xúc thực sự với tổ quốc qua các chính quyền” (1).

Làm gì có sự tách bạch hoàn toàn giữa tiếp xúc với cảm nhận trong khi cảm nhận chỉ là hệ quả tổng hòa của tiếp xúc.

Thế mà, cùng cảm nhận và tiếp xúc nhưng, Tổ Quốc khi hiện lên trong tâm khảm người ta với “Những cánh đồng quê chẩy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều” thì vẫn nghe “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/ Những buổi ngày xưa vọng nói về” kia mà.

Tổ quốc, “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở (dẫu trong ngày ta ở có bao nhiêu điều phũ phàng, chua xót, thì)/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” kia mà.

Và, trong lòng ta, “Xưa yêu quê hương (đâu chỉ vì) có chim có bướm/ (mà còn vì) có những ngày trốn học bị đòn roi” kia mà.

Tổ quốc, ngay khi tưởng như: “Tuấn kiệt như sao buổi sớm/ Nhân tài như lá mùa thu” thì vẫn có những “Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông/ Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả” (2) kia mà.

Phải chăng chỉ NGK đã cả giận mất khôn!

Tuy nhiên, nỗi bất bình dường như tiêu tan khi ta nghe ông tâm sự:

Trước hết mỗi người Việt nam phải ăn năn và sám hồi. Ăn năn vì chúng ta, mỗi người chúng ta, đã ngây thơ coi tổ quốc như là vô tận, không thể hao mòn và đã không quan tâm làm cho tổ quốc ngày một vững mạnh hơn và đáng yêu hơn. Hay vì chúng ta đã khờ khạo nghĩ rằng mình có thể tự giải quyết các vấn đề cá nhân của mình bằng những giải pháp cá nhân như luồn lách, móc ngoặc, hối lộ, bỏ nước ra đi, v.v…” (1)

Đấy không chỉ là lời “hiệu triệu” mà còn là lời tự phê rất nghiêm khắc vì chính NGK “đã khờ khạo nghĩ rằng mình có thể tự giải quyết các vấn đề cá nhân của mình bằng những giải pháp cá nhân như… bỏ nước ra đi” (1).

Phải nói NGK là người dũng cảm và chân thành. Tuy nhiên, tai vạ thường đến với ông chỉ vì ông chủ trương:

Quan niệm của tôi là không nhắc lại những gì mình nghĩ là đa số đã đồng ý để chỉ tập trung thảo luận về những gì mà nhiều người chưa đồng ý và nhất là những gì mà đa số không chấp nhận. Tôi nghĩ nên cố gắng đề nói ra những điều mới, và nếu trong mười điều mới nói ra có tới chín điều sai và chỉ một điều đúng thì cũng còn có ích hơn là nói mười điều đúng cả mười nhưng đều là những điều đã biết. Khi không chấp nhận một ý kiến, người ta hay cho rằng ý kiến đó là sai, là dở. Nhiều độc giả sẽ thấy nhiều điều nói ra trong những trang sau là sai và đánh giá tác giả là dở. Tôi chấp nhận sự kiện đó. Tôi cho rằng nói ra những điều mình nghĩ là đúng dù biết rằng sẽ có nhiều người cho là sai và đánh giá thấp mình là một thái độ khiêm tốn. Đó là cách khiêm tốn của tôi” (1).

Có lẽ thần tượng của NGK là Socrates. Theo truyền thuyết, Socrates đã tuyên bố khi phiên tòa Athens kết thúc rằng: “Bây giờ chúng ta chia tay, quí vị để tiếp tục sống còn tôi để chết. Ai đúng chỉ có Trời biết, nhưng một cuộc đời không suy luận là một cuộc đời không đáng sống“.

Dường như NGK có ý thức phấn đấu làm một trí thức kiểu như thế, và thực tế ông đã là một trí thức tên tuổi, theo cái định nghĩa của chính ông:

Tóm lại nếu phải định nghĩa người trí thức thì ta có thể nói: trí thức là những người do được đào tạo hay tự học đã đạt tới một trình độ hiểu biết và lý luận trên trung bình, quan tâm tới những vấn đề chính trị và xã hội, suy nghĩ một cách lương thiện, biết tự đặt cho mình những câu hỏi và tìm câu trả lời của mình cho những câu hỏi đó và sẵn sàng thách thức mọi thế lực để bảo vệ quan điểm của mình. Người trí thức phải suy nghĩ một cách độc lập và do đó không thể chấp nhân một sự chỉ đạo tư tưởng nào cả” (6).

Cho nên tôi đồng ý với nhà văn Nhật Tuấn khi ông đánh giá:

Nhưng nhìn chung, tác phẩm Tổ Quốc Ăn Năn đã đưa ra nhiều cách nhìn táo bạo và đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ. Có những phát hiện của ông, có thể mang tác dụng uốn nắn được cách nhìn, cách suy nghĩ, cách hành xử của một số người. Nhưng cũng không thiếu những điều sẽ làm cho người đọc phẫn nộ. Bởi vì ông đã đi quá đà khi đưa ra nhiều kết luận liều lĩnh dựa trên những tiền đề chưa đủ tầm vóc để có sự thuyết phục” (3).

Tôi ngạc nhiên khi thấy NGK dám bác bỏ một nhận định đã thành chính thống rằng Nhật Bản đã vượt lên trên Phương Đông được là nhờ Minh Trị Thiên hoàng, và đã phải ngẫm nghĩ khi ông suy luận:

Xã hội Nhật do các lãnh chúa thống trị dựa trên giai cấp hiệp sĩ. Các lãnh chúa và các hiệp sĩ cực kỳ kiêu căng không thèm hòa trộn với dân chúng mà để mặc quần chúng tự tổ chức lấy cuộc sống của mình, miễn là nộp đủ thuế. Trong tình trạng ấy, quần chúng Nhật tuy ở sát nhưng thực ra lại sống rất xa giai cấp thống trị. Họ không thể tổ chức thành chính quyền nếu không muốn lãnh búa rìu và họ phải tìm cách sinh sống với nhau trong đồng thuận để tránh những can thiệp của bọn hiệp sĩ. Một cách tiệm tiến và thầm lặng, một sinh hoạt tự do đã hình thành giữa quần chúng với nhau, dưới sự giám sát từ xa của các lãnh chúa. Đó là lý do khiến xã hội Nhật đã phát triển, rồi chính sự phát triển này đã tạo ra áp lực buộc giới cầm quyền Nhật nhượng bộ dần dần” (4).

Tôi thường tâm niệm cái điều nhiều người đến nay vẫn tâm niệm rằng: Chủ nghĩa Marx ít ra cũng còn được cái lõi Biện chứng pháp, nhưng NGK thì xổ toẹt:

Tuy không định nghĩa một cách chính xác thế nào là một tiền đề, một phản đề và một tổng hợp nhưng Hegel còn ý thức được sự mơ hồ của mình và biết dừng lại ở chỗ chỉ sử dụng biện chứng để giải thích lịch sử. Marx đã liều lĩnh hơn, coi vai trò của biện chứng không phải chỉ là để giải thích mà còn là để thay đổi lịch sử, nghĩa là để hành động” (5).

Tôi không đủ trình độ phán định khi nghe ông lên án:

Điều thực sự mới của Marx so với Hegel là về mặt đạo đức, Hegel tuy không bàn tới đạo đức nhưng cũng không phủ nhận các giá trị đạo đức. Khi Hegel nói rằng kết quả của mỗi giai đoạn biện chứng đều là một tình trạng hoàn chỉnh hơn trước, khái niệm “hoàn chỉnh” còn có một ý nghĩa bởi vì các giá trị đạo đức vẫn còn đó để có thể được sử dụng như những tiêu chuẩn đánh giá, Marx trái lại phủ nhận hoàn toàn các giá trị đạo đức như là sản phẩm của giai cấp thống trị; như vậy khi Marx nói rằng mỗi kết thúc của một giai đoạn đấu tranh giai cấp – từ xã hội cộng sản nguyên thủy đến xã hội cộng sản qua các chế độ nô lệ, quân chủ, phong kiến, tư bản – đều là những tiến bộ, khái niệm “tiến bộ“ này hoàn toàn mơ hồ vì không có những tiêu chuẩn để định nghĩa.

Đó là một sự tùy tiện tuyệt đối, với hậu quả là kẻ có bạo lực có thể làm tất cả. Mọi đảng cộng sản vì thế đều có bản chất khủng bố, đó là lý do chính tạo ra sức mạnh của chúng. Cũng nên lưu ý là sự phủ nhận các giá trị đạo đức của Marx đã đạt tới mức độ lạnh lùng dễ sợ. Marx không coi việc giai cấp thống trị bóc lột giai cấp bị trị là một tội ác, trái lại ông coi nó là một lẽ tự nhiên, cũng tự nhiên như việc giai cấp bị trị phải vùng dậy tiêu diệt giai cấp thống trị (5).

Triết lý Mác-Lênin quan trọng ở chỗ nó tạo ra cả một văn hoá và một tâm lý cộng sản. Biện chứng duy vật là một lối lý luận rất sơ đẳng. Nó tạo ra ảo tưởng rằng ngay cả những người vô học cũng có thể lý luận trên tất cả mọi vấn đề, và do đó đảm nhiệm những vai trò lãnh đạo, nếu biết biện chứng duy vật. Từ đó hình thành một tâm lý võ biền coi thường kiến thức. Chính Lenin cũng đã có tâm lý này” (5)

Tôi ngỡ ngàng để thích thú trước những phát hiện nhờ sức tổng hợp khái quát cao:

Trong suốt lịch sử của phong trào cộng sản thế giới chưa hề có một đảng cộng sản nào thắng một cuộc bầu cử lương thiện nào. Cũng chưa hề có một đảng cộng sản nào đem lại phồn vinh cho một quốc gia nào. Không hề có một phát minh hay sáng tác thực sự đáng kể nào trong các chế độ cộng sản, một vài tác phẩm văn học lớn đều là của những người đối lập (7).

Ở mọi nơi mà nó đã được thử nghiệm chủ nghĩa cộng sản đã chỉ là nghèo khổ, khủng bố và tội ác… Chế độ cộng sản khác với mọi chế độ bạo ngược đã có trong lịch sử thế giới, nó là chế độ duy nhất bách hại và tàn sát nhân dân của chính mình. Tuyệt đại đa số nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản là những người dân của các chế độ cộng sản (7).

Và đây nữa:

Chế độ này chắc chắn sẽ bị đào thải. Không phải chỉ vì đàn áp và bóc lột tự nhiên làm nảy sinh ra chống đối. Có những chế độ bạo ngược kéo dài rất lâu. Nó sẽ sụp đổ nhanh chóng hơn vì một lý do khác. Đó là vì không một đoàn thể nào có thể tồn tại nếu không có một mục tiêu chung hoặc những giá trị đạo đức chung. Đảng cộng sản không có cả hai. Nó sẽ nhanh chóng trở thành một đấu trường hoang dại. Chính những đảng viên cộng sản sẽ xâu xé nhau” (5).

Và đây nữa:

Coi nhẹ các giá trị dân chủ và nhân quyền còn là một sai lầm lớn nếu hoà bình là điều cần được trân quý nhất. Trong lịch sử thế giới các cuộc chiến đã chỉ xảy ra hoặc giữa các nước độc tài với nhau hoặc giữa một nước độc tài và một nước dân chủ. Chưa có trường hợp hai nước dân chủ chiến tranh với nhau. Dân chủ và nhân quyền là nền tảng của hoà bình (8).

Song, đôi khi tôi cũng đã sửng sốt trước sự hồ đồ và tự mâu thuẫn của NGK:

Phải nhìn nhận rằng trên thế giới này khó tìm ra một dân tộc bạc nhược như vậy. Mà có phải con người Việt Nam bạc nhược đâu. Cũng những con người ấy khi được tổ chức và chỉ huy đã đánh bại quân Tống, quân Nguyên, quân Thanh, đã từng chiến thắng vẻ vang tại Điện Biên Phủ” (4).

Không thể không bảo NGK là thiếu chín chắn khi dám tuyên dương:

Tôi biết hai ký giả Pháp khá nổi tiếng. Họ không phải là những nhà văn nhà báo lớn nhất của nước Pháp, nhưng trình độ nhận thức của họ cao hơn hầu hết các chính trị gia Việt Nam. Đặc điểm chung của họ là rất tha thiết đối với đất nước và con người Việt Nam, do đó họ hiểu biết đất nước Việt Nam hơn hẳn các chuyên gia về Việt Nam khác” (4).

Một trong hai ký giả đó tên là Michel Tauriac, đã nói rất lếu láo:

Chế độ cộng sản Việt Nam chẳng mạnh gì, vấn đề là người Việt Nam không có ý chí tranh đấu gì cả, người ta có cảm tưởng đó là một đàn cừu” (4).

Gần đây NGK còn phóng tay mạc mặt cho chủ nghĩa cá nhân:

Chủ nghĩa cá nhân coi mục đích của tổ chức xã hội, trong đó quan trọng nhất là chính quyền, là tạo điều kiện để mỗi cá nhân xây dựng hạnh phúc của mình. Nói cách khác, cá nhân là cứu cánh, mọi tổ chức trong xã hội kể cả nhà nước chỉ là phương tiện … Bản tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc 1948 chỉ qui định những bổn phận của nhà nước đối với cá nhân chứ không qui định một bổn phận nào của cá nhân đối với nhà nước. Tài liệu này mặc nhiên coi cá nhân là giá trị cao nhất; tổ chức xã hội, trong đó có nhà nước, có mục đích sau cùng là phục vụ cá nhân; nó có thể được coi như là bản tuyên cáo của chủ nghĩa cá nhân và đem lại cho chủ nghĩa cá nhân một nội dung cụ thể” (15)

Chủ nghĩa cá nhân biểu hiện tư tưởng triết học Max Stirner và Nietzche. Nó đã góp phần giải phóng con người khỏi những xiềng xích của chủ nghĩa phong kiến và của giáo hội cổ đại. Hết cái sứ mệnh giai đoạn lịch sử, cá nhân chủ nghĩa hoặc dẫn đến vô chính phủ, hoặc dẫn đến độc tài.

Ở đây, khi NGK nói: “Cá nhân phải được hiểu là con người được nhìn một cách độc lập với tư cách thành viên của một tập thể nào đó. Con người này vừa trừu tượng vừa phổ cập, vì không là riêng ai cả nhưng lại hiện diện trong mọi người, nó được coi là giá trị cao nhất. Mỗi cá nhân là một thể hiện cụ thể của con người này…” (15) thì đối tượng nói đến không phải là cá nhân cụ thể từng người mà là con người chỉ mang đặc tính bất biến của con người mà ta phải viết hoa: Con Người. Con Người này là sự trừu tượng hóa con người, siêu thoát khỏi mọi ràng buộc của kết cấu chính trị, xã hội như: mầu da, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch…

Tuyên ngôn Nhân quyền đặt vấn đề đối với “Con Người” (chứ không phải cá nhân), nhà nước có trách nhiệm với “con người” trong quốc gia mình (chứ không phải với từng cá nhân)

Song, vì Tuyên ngôn Nhân quyền đặt vấn đề đối với “Con Người” nên các nhà nước đã ký vào Tuyên ngôn không thể ngụy biện rằng họ chỉ cần ban phát quyền “con người”.

(Năm 1999 khi thấy tôi công khai xiển dương “Nhân quyền cao hơn chủ quyền”, ông Đỗ Mười – tổng bí thư ĐCSVN lúc ấy – đã ra lệnh tống tù tôi!)

Như tất cả những ai vượt thoát được khỏi mụ mị lú lẫn do bị tuyên truyền nhồi sọ quá lâu, NGK chua xót ngẫm lại nguồn cơn những cuộc chiến tranh đã xẩy ra trên đất nước Việt Nam suốt thế kỷ qua:

Mọi người đều biết nó không cần thiết và hơn nữa còn là một thảm kịch cho đất nước nhưng nó đã diễn ra vì độc lập không phải là mục tiêu của đảng cộng sản, lực lượng áp đảo lúc đó. Độc lập chỉ là một biện minh, mục tiêu thực sự của đảng cộng sản là áp đặt chế độ cộng sản. Mục tiêu này không chấp nhận được cho nhiều người Việt Nam và cũng là một thách thức đối với khối dân chủ tư bản, do đó chiến tranh là điều không tránh khỏi. Ngày nay, khi chủ nghĩa cộng sản đã hiện nguyên hình như một sai lầm đẫm máu và hơn thế nữa một chủ nghĩa tội ác về bản chất, cuộc chiến này phải bị lên án, ít nhất như một sự cuồng dại… Họ đã hành động vì chủ nghĩa cộng sản, độc lập dân tộc và quyền lợi đất nước không phải là động cơ của họ” (9).

Cuộc chiến 1954 – 1975, mà đảng cộng sản gọi là cuộc chiến tranh chống Mỹ lại càng vô lý hơn. Đứng trên quan điểm dân tộc, nó là một sự ngu xuẩn tuyệt đối. Mỹ hoàn toàn không phải là một đế quốc thực dân, trái lại còn là một cường quốc chống chủ nghĩa thực dân. Từ ngày lập quốc họ chưa hề đánh chiếm để sáp nhập hay thống trị một nước nào. Mỹ là một cường quốc không gian, hàng hải và thương mại cần thị trường chứ không cần thuộc địa. Cho tới nay họ vẫn từ chối sáp nhập Porto Rico dù không ai, kể cả người Porto Rico, chống lại; họ trả độc lập cho Philippines sau khi mua lại quần đảo này từ Espana. Sự hiện diện của Mỹ tại Việt Nam đáng lẽ đã phải được coi là một may mắn lớn, nó đem lại cho chúng ta sự hợp tác tận tình của cường quốc mạnh nhất, giầu nhất, tân tiến nhất và sáng tạo nhất thế giới mà không hề có nguy cơ mất nước. Cuộc chiến này đã chỉ xảy ra vì quyền lợi dân tộc không phải là ưu tư của đảng cộng sản. Ưu tư của họ là áp đặt chế độ cộng sản trên cả nước” (9).

Tuy nhiên, khác với những ai hận thù mù quáng, giận cá chém thớt, căm ghét tất cả những người từng ở bên kia chiến tuyến, dù là đồng bào mình, NGK thật thấu tình, thật bao dung:

Phải nói thật rõ: đại bộ phận những người đã chiến đấu dưới lá cờ đỏ sao vàng trong cuộc chiến này đã chiến đấu vì lòng yêu nước, họ phải được tôn vinh; những người phải bị lên án là những người đã quyết định cuộc chiến này” (9)

Chúng ta vẫn không được quên là đã có hàng trăm nghìn người lương thiện, yêu nước và dũng cảm đã hy sinh dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ trong niềm tin rằng mình đang chiến đấu cho một tương lai Việt Nam tự do và dân chủ. Cờ vàng vì vậy phải được tôn trọng, không phải vì những người đã tạo ra nó, hay vì chế độ Việt Nam Cộng Hòa, mà vì những người đã hy sinh cho đất nước. (Một lý luận tương tự cũng phải được áp dụng cho lá cờ đỏ sao vàng của chế độ cộng sản Việt Nam)” (10).

Hãy trả lại cho lá cờ vàng ba sọc đỏ chỗ đứng đúng đắn của nó. Nó có thể có chỗ đứng trong gia đình để ghi nhớ một quãng đời. Đối với nhiều người, trong đó có kẻ viết bài này, nó là kỷ vật của một ước vọng ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và xây dựng một nước Việt Nam có tự do và dân chủ, có chỗ đứng và tiếng nói ngang nhau cho mọi người và được quản trị một cách hợp lý. Giấc mơ dù không thành nhưng vẫn đáng tự hào. Chỗ đứng của cờ vàng là chỗ đứng của một kỷ niệm của một giai đoạn lịch sử đau buồn vừa phải quên vừa phải nhớ. Nhớ đến những người đã hy sinh vì đất nước, nhớ đến những nạn nhân của cuộc chiến, nhớ để lịch sử đừng lặp lại. Và quên đi những thù hận đã tàn phá đất nước và còn có thể giam hãm chúng ta trong chia rẽ và bất lực” (10).

Ông cũng tỏ ra thật khách quan, thật công tâm, không chỉ thấu tình mà còn đạt lý:

Chúng ta có thể, và phải, tôn trọng cờ vàng vì những người đã hy sinh dưới lá cờ này, nhưng không phải vì thế mà gán cho nó một ý nghĩa mà trong suốt thời gian tồn tại nó chưa bao giờ có, nghĩa là dùng nó làm biểu tượng cho cuộc đấu tranh vì dân chủ. Nếu coi cờ vàng là tiêu biểu cho dân chủ thì phải hài lòng với một thứ dân chủ giả dối và bệnh hoạn. Cờ vàng càng không thể dùng làm biểu tượng cho cuộc đấu tranh cho dân chủ vì một lý do khác: cuộc đấu tranh nào cũng đòi hỏi ý chí, quyết tâm, lòng tự hào và lòng tin vào thắng lợi, do đó không thể lấy lại lá cờ của một chế độ bạc nhược đã thất bại và đầu hàng” (10).

Vả lại, trên thực tế, cờ vàng cũng chưa bao giờ là một quốc kỳ Việt Nam mà chỉ là cờ của một trong hai phe trong một cuộc nội chiến, cũng tương tự như cờ đỏ sao vàng trước năm 1975, nhưng với một sự chính đáng kém hẳn (cờ đỏ sao vàng vào lúc ra đời đã được hầu hết mọi thành phần dân tộc nhìn nhận)” (10).

Không chỉ tỏ ra sáng suốt khi đứng nhìn hai đại khối dân tộc đã từng chia thành địch thủ mà ông còn rất thấu tình khi nhìn vào trong lòng đảng Cộng sản Việt Nam:

Mà đảng cộng sản cũng không phải là của hai triệu đảng viên cộng sản. Những đảng viên, ngay cả các đảng viên cao cấp, cũng không tự do hơn người khác, có khi còn bị trói buộc hơn, càng cao cấp lại càng phải phục tùng đảng hơn trong lời nói và hành động. Đảng là một cái gì đó rất vô hình vì không là ai cả, nhưng lại rất cụ thể như công an, tòa án và nhà tù” (4).

Đây chính là cơ sở hình thành tư tưởng Hòa Giải Hòa Hợp Dân tộc rất đáng trân trọng của Nguyễn Gia Kiểng.

Tôi tìm đến ông để khai sinh Tập san Tổ Quốc có phần hướng theo tư tưởng đó.

Trong đấu tranh vì sự nghiệp dân chủ hóa chúng tôi cùng có mối tâm giao ở chủ trương rằng kích động quần chúng nổi dậy phải hết sức thận trọng, để bảo vệ quần chúng, đặc biệt để tránh nguy cơ hy sinh oan uổng những phần tử tiên phong đầy nhiệt huyết:

Kêu gọi quần chúng đứng dậy khi chưa có tổ chức sẽ không được hưởng ứng, như một vài lời kêu gọi vừa chứng tỏ, mà còn có tác dụng ngược là làm mất lòng tin của quần chúng vào sự nghiêm chỉnh của phong trào dân chủ, chưa kể là còn có nguy cơ hy sinh oan uổng những phần tử nhiệt thành quí hiếm” (11).

Chủ trương “cao biền dậy non” khuyến khích anh em trẻ trống dong cờ mở, công khai xưng hùng xưng bá khi lực lượng quá mỏng, thậm chí chưa có gì, là sự dại dột tội lỗi.

Đấu tranh lý luận-tư tưởng dù hết sức khó khăn, phức tạp vẫn phải làm trước một bước dù vô cùng gian khó, dù phải kiên trì đến bao lâu. Dù bị hiềm khích dè bỉu là “chính trị sa lông” thì cũng phải quyết làm vì chính đấy là sứ mệnh thiêng liêng.

Để giành thắng lợi dứt khoát về mặt tư tưởng và lý luận Nguyễn Gia Kiểng chủ trương:

Chúng ta phải đập tan lập luận xuyên tạc cho rằng dân chủ sẽ đưa tới hỗn loạn. Chúng ta sẽ chứng minh rằng dân chủ là điều kiện căn bản để bảo đảm không có hỗn loạn, là phương thức sinh hoạt cho phép xã hội tiến hóa và đổi mới không ngừng trong trật tự.

Chúng ta phải đập tan lập luận cho rằng muốn phát triển cần có kỷ luật và muốn có kỷ luật cần hy sinh dân chủ, giới hạn tự do và nhân quyền.

Chúng ta phải đập tan lập luận cho rằng xã hội phương Đông khác với xã hội phương Tây, và do đó không thể chấp nhận những giá trị của phương Tây như tự do cá nhân, dân chủ và nhân quyền. Chúng ta cần phơi bày sự sai trái của lập luận cho rằng các giá trị văn hóa châu Á có lợi cho phát triển hơn các giá trị văn hóa phương Tây.

Chúng ta cũng cần phải cực lực bác bỏ một thứ “chủ nghĩa kinh tế” mà một số chính quyền muốn che dấu quyền lực độc tài, trong đó có Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, đang lấy làm lý cớ để phủ nhận hoặc giới hạn tự do, dân chủ và nhân quyền.

Một cố gắng khác, rất quan trọng, là chứng minh cho những đảng viên cộng sản và cán bộ của nhà nước còn đang phân vân và ngờ vực, rằng họ hoàn toàn không có lý do chính đáng nào để lo ngại sự cáo chung của chế độ độc tài đảng trị cả. Trái lại họ còn có mọi lý do để vui mừng trước những thắng lợi của dân chủ. Danh dự, nhân phẩm và những quyền lợi hợp pháp của họ sẽ được tôn trọng” (12).

Tôi gọi công cuộc này là đấu tranh cải tạo nhận thức xã hội. Đấu tranh tư tưởng-lý luận tốt để cải tạo nhận thức xã hội thật triệt để (trong quàn chúng, trong đảng viên, trong BCH TƯ, trong Bộ Chính trị…) thì sẽ có diễn biến hòa bình êm đẹp, chẳng những không cần đổ máu mà cũng không cần quần chúng nổi dậy.

Nếu vì nhà cầm quyền quá lì lợm ngoan cố, không thể không nổi dậy thì cũng phải bất thình lình tổng nổi dậy mới mong giành thắng lợi. Nổi dậy manh mún, lẻ tẻ chỉ tổ làm mồi cho chính quyền đàn áp, như đã thấy, dễ như trở bàn tay.

Hô hào chống tham nhũng nhưng chỉ hướng quần chúng trút căm phẫn lên đầu mấy ông cán bộ xã, cán bộ huyện hay đến cả trung ương… thì chỉ có biểu tình cỡ trăm, cỡ nghìn người là cùng, nhưng nếu làm cho quần chúng hiểu chính là đường lối sai lầm của Đảng đã và đang mở đường và bao che cho tham nhũng thì quần chúng sẽ hiểu: muốn chống tham nhũng phải chống Đảng.

Cho rằng đất nước tụt hậu, đời sống đói nghèo, xã hội đầy tệ đoan … vì đất nước trải qua quá nhiều chiến tranh do Đảng có công giành độc lập, thống nhất nên dẫu thế nào đi nữa cũng phải đời đời nhớ ơn Đảng. Nhưng, nếu làm cho quần chúng hiểu đúng bản chất phi lý, vô nghĩa của các cuộc chiến đó thì quần chúng ít ra cũng đồng lòng khẳng định phải có đảng khác có đường lối đúng đắn hơn.

V.v…

Công tác Tư tưởng-Văn hóa phải làm sao đủ tốt để đạt được mộng ước của Nguyễn Gia Kiểng, và cũng là của chúng tôi:

Mộng ước của mọi người Việt Nam hôm nay là đổi hướng đi của lịch sử và mở ra một kỷ nguyên của tiến bộ và hạnh phúc. Đó là một cuộc đổi đời rất lớn. Nhưng có cuộc đổi đời nào không đòi hỏi một thay đổi lớn về tâm lý? Nếu biết nhỏ lệ xót thương cho số phận của đất nước ta, biết dứt khoát tiêu diệt cái bản năng chiến tranh trong con người của mỗi chúng ta, biết lấy đối thoại, tương kính, tương nhượng làm căn bản dựng nước mới là chúng ta đã rút được bài học lịch sử quí giá nhất và đã vượt được trở ngại kinh khủng nhất” (13).

Và chúng ta tâm niệm rằng:

Hạnh phúc của một dân tộc không phải chỉ là lợi tức trung bình trên mỗi đầu người, càng không phải là tỷ lệ tăng trưởng 5 hay 10% mỗi năm. Còn những điều cao hơn, và cao hơn nhiều. Đó là phẩm giá, là quyền được nói và làm điều mình muốn, là quyền được sống mà không sợ bị bắt giam vô cớ, được phát triển khả năng của mình mà không cần đút lót, và được tham dự vào những quyết định quan trọng cho cộng đồng” (4).

Với tất cả những ưu, khuyết, nhược điểm có trong Nguyễn Gia Kiêng, tôi vẫn nghĩ như học giả Trương Nhân Tuấn:

Riêng tôi nhận thấy ông Kiểng là một người yêu nước nồng nàn. Ông đã cống hiến rất nhiều thời gian trong đời mình, cống hiến rất nhiều trí tuệ của mình cho đất nước. Tư tưởng của ông đã được rất nhiều thành phần người Việt đón nhận. Tổ chức do ông sáng lập (Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên) là một tổ chức có tầm vóc, kỳ cựu, có kinh nghiệm đấu tranh, tập hợp nhiều người có tư cách và tận tụy với đất nước. Tổ chức của ông Kiểng cũng là một tổ chức trong sáng, chưa hề gạt gẫm một ai, chưa hề quyên góp, lem nhem tiền bạc với người nào” (14).

Tiểu sử Nguyễn Gia Kiểng tìm được trên Google như sau:

Nguyễn Gia Kiểng sinh ngày 8 -11-1942 tại Thái Bình trong một gia đình nông dân, cha và các chú bác đều là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, một đảng chống Pháp giành độc lập đã thất bại trong cuộc tổng khởi nghĩa 1930 với hậu quả là các lãnh tụ chính bị chế độ thuộc địa Pháp hành quyết. Sau Cách Mạng tháng 8 đảng CSVN mở đợt khủng bố tiêu diệt VNQDĐ, hai người chú bị thủ tiêu, cha bỏ trốn…

Trong thời gian tại Pháp Nguyễn Gia Kiểng làm chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris năm 1965 và chủ tịch Liên Minh Sinh Viên và Công Nhân Việt Nam tại Châu Âu năm 1968. Ông là người lãnh đạo sinh viên và công nhân Việt Nam có ảnh hưởng lớn nhất tại Pháp cho đến khi về nước. Về nước ông làm chuyên viên ngân hàng và dạy môn kinh tế chính trị tại đại học Minh Đức Sài Gòn rồi làm phụ tá bộ trưởng kinh tế với hàm thứ trưởng cho đến ngày 30-4-1975.

… Nguyễn Gia Kiểng viết rất đều trên nguyệt san Thông Luận và trang Web Thông Luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên từ hơn hai mươi năm qua chung quanh các chủ đề triết lý chính trị, kinh tế, vận động dân chủ, và đôi khi lịch sử. Nguyễn Gia Kiểng đặc biệt chú trọng hô hào cho văn hóa tổ chức, coi xã hội dân sự với những tổ chức không thuộc chính quyền như một điều kiên bắt buộc cho tiến trình dân chủ hóa. Ông là tác giả cuốn sách chính trị bằng tiếng Việt được đọc nhiều nhất trong những thập niên gần đây: Tổ Quốc Ăn Năn (đã được Nguyễn Ngọc Phách dịch sang tiếng Anh: Whence… Whither… Viêtnam?). Dù luôn luôn tự khẳng định là một người hành động, Nguyễn Gia Kiểng là một trong những nhà lý luận chính trị có ảnh hưởng nhất Việt Nam hiện nay và đã đem lại cho tiếng Việt nhiều từ ngữ chính trị đã trở thành quen thuộc. Tổ chức mà ông lãnh đaọ, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, được coi là tiêu biểu cho khuynh hướng hoà giải dân tộc.

Rút trong cuốn “ĐÊM DÀY LẤP LÁNH”
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Mobi: 0984 724 165

Ghi chú:

1- Nguyễn Gia Kiểng – Tổ Quốc ăn năn
2- Bình Ngô Đại cáo
3- Nhật Tuấn – Vài nhận xét về cuốn “Tổ Quốc ăn năn” của Nguyễn Gia Kiểng 4- Nguyễn Gia Kiểng – Đi tìm một mô thức phát triển đất nước 5- Nguyễn Gia Kiểng – Chúng ta đang ở giai đoạn hậu cộng sản? 6- Nguyễn Gia Kiểng – Trí thức là một khái niệm chính trị
7- Nguyễn Gia Kiểng – 1989, thế giới và Việt Nam
8- Nguyễn Gia Kiểng – Chủ nghĩa thực tiễn và trường hợp Obama 9- Nguyễn Gia Kiểng – 35 năm sau ngày 30-4-1975: Vài khẳng định cần thiết 10- Nguyễn Gia Kiểng – Tình cảm và chỗ đứng nào cho cờ vàng? 11- Nguyễn Gia Kiểng – Thân chào và cảm tạ
12- Dự án Chính trị Dân chủ Đa nguyên
13- Nguyễn Gia Kiểng – Mở mắt và nhỏ lệ
14- Trương Nhân Tuấn – Về những “Xét lại” của Nguyễn Gia Kiểng 15- Nguyễn Gia Kiểng – Vài ghi chú về chủ nghĩa cá nhân

8 comments on “Nguyễn Thanh Giang – Nguyễn Gia Kiểng: Ăn năn vì Tổ Quốc

  1. ngk đều co ly chi trừ một điều ;xách mé đứcvuua quang trung la giặc?theo lịch sử vua quang trung là môt anh hùng dan tộc vn vi đai sánh ngang trần hung đạo lê lợi

  2. Nguyễn Thanh Giang tên bồi bút!
    …….Nếu coi cờ vàng là tiêu biểu cho dân chủ thì phải hài lòng với một thứ dân chủ giả dối và bệnh hoạn.“
    Có thật công tâm khi nói điều trên không? hay chỉ là mị dân?
    Thật bệnh hoạn khi nghĩ rằng cờ Vàng là một “thứ dân chủ giả dối và bệnh hoạn”.
    Chúng ta hãy xác định lại cho thật rõ,
    Cờ Vàng đại diện cho một nước Việt Nam Tự do dân Chú nhất của VN từ xưa tới nay.
    Cờ Vàng là một nước của người dân yêu chuộng tự do và dân chủ họ đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
    Cờ Vàng đại diện cho nhân dân miền Nam, họ chiến đấu cho chính tự do và dân chủ của họ. Điều này đã thật rõ.
    Vậy xin hỏi, Cở đỏ chăng? vậy giữa cờ đỏ và cờ VÀNG cờ nào dân chủ và tự do hơn?
    Cờ đỏ đại diện cho tự do dân chủ …lại một ngụy biện,

  3. Trích: “……Nếu coi cờ vàng là tiêu biểu cho dân chủ thì phải hài lòng với một thứ dân chủ giả dối và bệnh hoạn.“

    @ Cháy nhà ra mặt chuột! Hóa ra Nguyễn gia Kiểng, Nguyễn thanh Giang là cái thứ trí thức ‘giả dối và bệnh hoạn’ !
    Bây giờ mới chịu lòi cái đuôi chuột ra!

  4. ONG NGUYEN THANH GIANG CHI LA MOT NGUOI DAN CHU GIA HIEU. TOI NHO CO MOT NGUOI KHI BI CHINH QUYEN CONG SAN BAT, CO HOI Y KIEN CUA ONG, ONG TA LAI BAO DUNG KHAI TEN ONG. NHUNG KE HEN NHU VAY NOI AI NGHE, CHANG QUA CUNG LA MOT PHUONG GIA AO TUI COM, TRI THUC GIA DANH, VO BOC CUA LUU MANH CONG SAN.

  5. Trích: “……Nếu coi cờ vàng là tiêu biểu cho dân chủ thì phải hài lòng với một thứ dân chủ giả dối và bệnh hoạn.“

    @ Cháy nhà ra mặt chuột! Hóa ra Nguyễn gia Kiểng, Nguyễn thanh Giang là cái thứ trí thức ‘giả dối và bệnh hoạn’ !
    Bây giờ mới chịu lòi cái đuôi chuột ra!

  6. Nguyễn gia Kiểng đã từng sang Mỹ để tuyên truyền cho cái gọi là ‘ Tập hợp dân chủ đa nguyên’ của ông ta; nhưng chống đối việc treo cờ của VNCH.
    Rốt cuộc bị đồng bào tẩy chay phải hủy bỏ buổi họp, cút đầu chạy về Paris!
    Bây giờ, thì có tiến sởi Nguyễn thanh Giang theo đóm ăn tàn!

    @ Nhóm Nguyễn gia Kiểng chôm “Chính đề Việt Nam” của ông Ngô đình Nhu làm ‘ bửu bối tư tưởng’ hoạt động, nhưng lại phủ nhận đó là công trình của ông Nhu!
    Một loại ‘trí thức giả hiệu’, ‘dân chủ đa nguyên giả hiệu’.
    * Phải gọi là “Nguyễn gia KẺNG” đúng với loại ‘trí thức giả hiệu’ nầy!

  7. Cai goi la tien si Nguyen Thanh Giang o Ha Noi hien nay la nha tranh dau dan chu, tu do la hoan toan khong dung. Boi vi ong ta that ra chi la con bai cua cong an CSVN nhao nan ra ma thoi, Thanh Giang la ke co hoi chinh tri, may chuc nam trong bien che nha nuoc CSVN trong nganh dia chat y da phan dau vao dang CSVN ma khong duoc, y da chay don chay dao muon duoc danh hieu anh hung lao dong XHCN ma khong duoc, y de xuat nhieu y kien de cung co bo may doc tai, xu ninh lanh dao ma khong duoc cat nhac len cao. Tu do y sinh ra han thu, bat mat chui lai che do CSVn da nuoi dung minh va len tieng qua mot so bai viet ve dan chu nhu thoi gian qua. Ngoai ra ong ta con an chan tien bac cua nhieu anh chi em dau tranh dan chu dang trong vong lao tu ma ben ngoai gui ve nho y chuyen giup nhu cac truong hop cua nha van Hoang Tien nam 1997, cua ong Tran Dung Tien nam 2003, cua nha bao Nguyen Khac Toan nam 2003, cua cuu trung ta Tran Anh Kim nam 2009, cua cu luat su Tran Lam nam 2011,…mot nhan cach xau xa, ban thiu nhu vay ma dong bao chong CS o hai ngoai van con dat niem tin, hy vong hay sao ?
    Vu Thi Binh- Hai Phong va Dong Nai

  8. Ông Nguyễn Thanh Giang … được triệu tập.

    Công an Hà Nội mới triệu tập ông Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, có xe ô tô đưa rước ông đi đi về về. Nội dung của buổi làm việc quá ngắn, người đọc có cảm tưởng chủ yếu ông Giang …được trút xả tâm tư!
    Có vẻ nội dung buổi làm việc này là về lý do ông ký Tuyên cáo của BS NĐQ và ông ký xác nhận với công an mấy chục tài liệu ông mới viết. Chấm hết. Nhưng cách ông trả lời lý do ký Tuyên cáo thì …ngô nghê khôn tả:
    “* Ông biết tất cả những người mà ông đòi thả vô điều kiện?

    – Một số trong họ tôi đã được gặp trực tiếp, số khác tôi biết qua internet, một vài người tôi không rõ lắm!

    * Không rõ sao vẫn ký tên đòi thả?

    – Tôi làm phép ngoại suy: Đa số trong danh sách nêu ởBản Tuyên cáo là đúng thì vài người kia chắc cũng giống thế. Và chăng, tôi đối chiếu từ chính bản thân mà ra.”

    Gần đây ông Giang có hàng loạt bài mạt sát các anh em dân chủ trong nước, nhưng giờ đây chẳng ai …dám đối thoại với ông ta nữa. Bởi anh em nào chót nói một, thì ông nói mười, ông đay đi ngiến lại cả quanh năm suốt tháng không mỏi mệt. Ai cũng biết ông được …quyền rao giảng “chính nghĩa”!
    Tết đến năm nào công an Hà Nội mang quà đến biếu ông! Hàng tuần, hàng tháng, lúc nào mấy anh công an cũng đến nhà ông “thăm hỏi”.
    Ông sản xuất “Tập san Tổ quốc” đến cho ông Kiểng thỉnh thoảng công anđến hốt vài tạ, chắc để ông khỏi nhọc công tán phát!
    Hồi mấy năm trước, anh em dân chủ còn đông đúc hơn bây giờ, cứ mỗi đợt Tập san Tổ quốc ra lò, công an lại…rình trước nhà ông, tóm những ai mang báo TSTQ nàyđi ra, không ít những người từng bị lập biên bản tịch thu tài liệu đó đang …yên ổn trong trại “cải tạo”!
    Những người thân thiết, thân tín với ông Giang không ở tù, thì cũng đã chạy mất dép, trong đó phải kể đến ông Nguyễn Thượng Long vẫn bồi hồi mỗi khi nhớ lại cú “thoát hiểm lạ kỳ” sau khi định quay lưng lại với ông Giang đã lập tức lĩnh 9 ngày ăn ở với công an! Giờ đây thì ông trưởng và phó Tổng biên tập TSTQ đã mạnh ai đi đường nấy
    Viết những dòng này, tôi lại nhớ đến anh Lê Thanh Tùng, người chất phác, tác giả của một bài tiểu luận phơi bày trần trụi ông Giang. Anh Tùng này tuy không văn hay chữ tốt, con cà con kê, không có thủ thuật,thủ đoạn, nhưng những gì anh viết khiến người ta thấy tin. Xin đọc lại bài “NHỮNG SỰ THẬT VỀ ÔNG NGUYỄN THANH GIANG CẦN PHẢI ĐƯỢC ĐƯA ĐƯỢC RA ÁNH SÁNG CÔNG LUẬN !!!”
    tại địa chỉ mà tôi google được http://vn.360plus.yahoo.com/vanphongtran79/article?mid=1396&fid=-1 cùng bài viết tôi đã viết khi được đọc bài của anh Tùng. Khi chưa bị bắt, anh Tùng đã tán phát nhiều lần bài viết của tôi cùng với bài viết của anh như một sự chia sẻ “đồng thanh tương ứng” khi nhận xét về con người luôn tự nhận là “nhà dân chủ lão thành” này.

    Xin cứ theo dõi xem, trước sau mỗi lần công an “triệu tập”, ông Giang cực nổ! Nhớ có lần, ông tuyên bố, nếu công an dám bắt ông, ông sẽ tụt quần trước tòa…cho mà xem. Chỉ tiếc là có trong mơ, cũng chẳng bao giờ có ngày đó xảy ra, bởi ông ta đang là “mồi câu”hữu dụng, ông ta vẫn ngày ngày viết bài, trả lời phỏng vấn nhằm mục đích…phá nát phong trào dân chủ kia mà.

    Nguyễn Quang

    Việt Tân và Nguyễn Thanh Giang đồng lòng triệt hạ dân chủ ?

    Posted by hosodanchu in Thời sự dân chủ 12/04/2012

    Sau hàng tá bài viết châm chỉa, cạnh khóe các anh em đấu tranh dân chủ trong nước những tháng gần đây, có vẻ như thấy anh em không ai còn muốn dây với hủi nữa, ông Nguyễn Thanh Giang lại càng được đà, tiếp tục có màn phối hợp với đài Chân trời mới thực hiện clip phóng sự về “Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang”với quyết tâm thấy rõ, đánh bóng thương hiệu “lão thành dân chủ hàng đầu Việt Nam” mà ông Thanh Giang không ít lần tự nhận, thúc đẩy chiến dịch bôi bẩn, triệt hạ, phá nát anh em dân chủ trong nước đến cùng.

    Xin mời nghe tại link : http://ledinh.ca/2012%20Bai%20PV%20TS%20Nguyen%20Thanh%20Giang.html

    Sau màn MC Phan Đình Minh trình bày lý lịch với đủ thứ suy tôn các danh hiệuđầu tiên…,ở Việt Nam của ông Thanh Giang và để ông Giang có cơ hội tự khẳngđịnh mình (kiểu như năm 1989, ông Giang là người đầu tiên ở Việt Nam viết về vấn đề dân chủ, nhân quyền, đưa những vấn đề nhân quyền quốc tế vào Việt Nam!), tôi xin ghi lại chi tiết phần nội dung mà tôi thấy cần quan tâm hơn cả:

    “Phan Đình Minh: (…)Có một đôi người không đồng ý với ông, có dị ứng rất khắc nghiệt đối với ông, Ông nghĩ thế nào về hoàn cảnh này thưa ông, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang?

    Nguyễn Thanh Giang: Tôi biết có một số người không bằng lòng tôi. Tôi nghĩ rằng, đối với bất cứ ai cũng có người yêu có kẻ ghét, cái chuyện đó là chuyện bình thường. Nhưng tôi biết, có người không bằng lòng, cái chuyện bấtđồng chính kiến, chuyện khác ý kiến với nhau là phổ biến trên đời này. Không có bất cứ, trong gia đình cũng thế thôi(…).Nhưng nếu cái đó xuất phát từ cái nhậnđịnh thực sự…thì không có vấn đề gì cả. Tôi biết một số người trong nước, cũng như và ngoài nước không xuất từ vấn đề, không xuất từ nhận thức vấn đề mà xuất phát từ âm mưu cá nhân là họ muốn cần phải đạp người này xuống, bôi bẩn người kia. Thế và tiếc rằng ở ngoài nước, có những tên nó là đặc vụ, nó nằm vùng bên ngoài không kể, như cái loại Việt Thường, Việt thiếc tôi không biết anh ta là loại người như thế nào. Nhưng trong nước tôi biết, có những người, họ nhận, họbị công an lừa phỉnh, họ bị mua chuộc sau đấy và họ trở thành người kẻ thù của tôi một cách rất là oan uổng. Tôi nói rằng là, anh có thể không bằng lòng với người này hay người khác, vấn đề thì tôi không có chuyện gì cả. Nhưng mà vấn đềlà họ làm vô tình hay cố ý, do lòng đố kỵ, họ làm theo sự điều phối của công an. Nhưng tôi nói họ có thế mắng tôi, họ có thể phê phán tôi, chỗ này, chỗkhác, nhưng vấn đề là thậm chí lại có những người tệ hại ở chỗ, họ lại dựng chuyện họ xuyên tạc, họ bịa chuyện ra để họ vơ cho mình. thì cái đó là điều hết sức tệ hại, đau lòng. Cái đó lại càng đau lòng hơn nếu đó là kẻ thù, nếu là của lực lượng chuyên chính vô sản thì nó lại đi một nhẽ. Đây là cũng người cùng chiến tuyến với chúng tôi, đáng lẽ chúng ta phải thương yêu đùm bọc nhau, thì họ lại bịa ra những chuyện không có để họ bôi bẩn, hạ nhục chúng tôi, thì đó là điềuđau lòng gấp nhiều lần so với cái mà tôi bị lực lượng chuyên chính vô sản bôi bẩn”

    Một bài trả lời phỏng vấn sặc mùi khiêu chiến, nã thẳng vào những ai có ân oán với ông Giang, tự cho ông Giang cái vị trí trên cao để phán xét, giao giảngđạo hạnh. Có ai không biết rằng, phong trào dân chủ trong nước tan tác, chia năm sẻ bảy như nay đều có công lớn của Tiến sỹ Giang cả! Đến nay, thiên hạlại thấy “vai trò” của Việt Tân. Sự việc khiến ta không thể không liên hệ đến các việc làm của Việt Tân, gần đây nhất là vụ Thỉnh nguyện thư, cứ tướng là phong trào thiện nguyện của đài SBTN, hóa ra chẳng thoát khỏi bàn tay lông lá của Việt Tân. Phải chăng sau bao năm làm tan nát phong trào dân chủ, thì giờ đây Việt Tân và Thanh Giang lại có màn dạy bảo hỉ hả, khiêu khích mới trên đài Chân trời mới của chúng?

    Những người từng “bị công an lừa phỉnh, họ bị mua chuộc sau đấy và họtrở thành người kẻ thù” của ông Thanh Giang, xin lược kể: Hoàng Minh Chính, Dương Thu Hương, Trần Khuê, Hoàng Tiến, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Khắc Toàn, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Thượng Long, Trần Lâm, Trần Dũng Tiến,…(sic, không biết còn ai chưa thổ lộ công khai ra trên mạng nữa thôi). Gần hết các gương mặt có tên có tuổi trong phong trào dân chủ rồi. Với mỗi người được kể tên ra trên, phần lớn đều có những bài chiến, đấu khẩu trực tiếp, gián tiếp trên mạng Internet, còn ngoài đời thì “hận thù chồng chất” với ông Giang cả! Nói như ông Giang thì chắc cả phong trào dân chủ này công an đều đã mua chuộc cả, trừ ông ta ra, đểnay ông ta được thể đóng vai cha xứ thay mặt Chúa trời giao giảng triết lý, hành xử cho các nhà dân chủ trên đài Việt Tân!?!.

    Việt Tân thì giờ cũng đã mất uy tin nặng nề trong nước bởi vô số những hànhđộng giết người không dao, số ít những người dũng cảm trong đó đã và đang lật tẩy thì thiên hạ mới tỏ tường như vụ Chim Quốc Quốc lăng xê cuộc họp bí mật của anh em biểu tình trên paltalk, các cuộc đấu khẩu giữa Việt Tân với blogger MẹNấm, Người Buôn gió rộ lên không ngừng trong thời gian gần đây,…. Những trí thức biểu tình trong nước cũng công khai phản bác Việt Tân, khẳng định với dưluận trong nước họ không bao giờ dính dáng với Việt Tân, tiêu biểu là trường ông Tống Văn Công.Anh em trong nước phần đông đều rỉ tai nhau, cảnh giác với các vòi bạch tuộc trá hình của Việt Tân nhưng hiềm nỗi, Việt Tân giăng bẫy khắp nơi, khắp trốn, từ từ giằng buộc, rồi công khai khống chế con mồi lúc nào không hay. Thế nên dễ hiểu, Việt Tân và Thanh Giang – đầu nậu ở ngoài và đầu sỏ ởtrong liên kết với nhau hoàn hảo. Trần KHải Thanh Thủy sang Mỹ đã hết lòng cảmơn sư phụ Thanh Giang và Việt Tân đã không bỏ rơi cô ta trong tù. Có lẽ TKTT là trường hợp “may mắn” nên đang được Việt Tân dùng cho hết công suất

    Có thể thấy đây là bài PR cho Thanh Giang lố nhất từ trước đến nay. Qua clip phỏng vấn và bài viết đặt bên cạnh, có thể thấy, ông Nguyễn Thanh Giang có đủbộ sưu tập những cái đầu tiêu của Việt Nam, như: “là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên trong ngành địa chất được một tổ chức khoa học kỹ thuật của Liên Hiệp Quốc mời đọc báo cáo về Cổ từ học”; “trong thế hệ ông, ông là một trong số rất ít nhà khoa học Việt Nam được phương Tây biết đến sớm nhất”; “ là nhà khoa học Việt Nam DCCH đầu tiên đọc báo cáo khoa học tại Thủ đô Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”;“đã bắc nhịp cầu đầu tiên cho cây cầu nối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ qua việc mời mấy đoàn cán bộ khoa học Đại vật lý và Địa chất Dầu khí đầu tiên vào Việt Nam”…Thống kê sơ bộ bài PR đính kèm clip, bố con ông Thanh Giang chiếm đến 6 cái danh hiệu “đầu tiên” của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Một bài PR chuyên nghiệp, không khác gì lý lịch tranh cử Quốc hội hay công báo “thành tích” của mấy ông ủy viên Bộ Chính trị! Tiếc rằng, nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam không có giải thưởng Guiness, chứ không với bản lý lịch tự thuật này, gia đình ông Giang xứng đáng được vinh danh là gia đình dánh giá bậc nhất nước Việt (Sic).

    Có vẻ ông Thanh Giang ngày càng trưởng thành về khoản PR này. Trước đây, ông luôn miêng tự quảng cáo là “Viện sỹ Viện Hàm lâm khoa học Hoa Kỳ” gì đó, nhưng sau vụ bị ông Hoàng Tiến phui ra Viện sỹ trăm đô la (chỉ cần đóng hơn 100 đô hàng năm là được công nhận thành viên cái Viện hàn lâm Hoa Kỳ đó), nay thì ông không còn đả động đến, không biết ông Giang có còn đóng tiền định kỳ hàng năm vào quỹ đó nữa không?. Còn việc ông khoe là “người đầu tiên ở Việt Nam viết về vấn đề dân chủ, nhân quyền, đưa những vấn đề nhân quyền quốc tếvào Việt Nam” thì tôi thấy lố không tả nổi. Chắc các thế hệ như cùng ông Hà SỹPhu,Hoàng Minh Chính, Dương Thu Hương,.. thật thua kém ông Giang nhiều vềtruyền bá cho dân Việt khoản dân chủ, nhân quyền. Đó là tôi không dám nói đến thế hệ Phan Châu Trinh, Nguyễn Trường Tộ,…

    Chuyện nổ của ông Giang thì quá nhiều, nhưng chỉ lạ là lần này được đài Chân trời mới của Việt Tân nổ giùm. Hắn tới đây 2 cánh Việt Tân trong ngoài này công khai tung hứng cho nhau thì phong trào dân chủ trong nước sẽ…chao đảo lắm đây.

    Nguyễn Quang

    From: quang Nguyen
    To: DD Chinhnghia
    Sent: Thursday, April 12, 2012 4:23 PM
    Subject: (CHÍNH NGHĨA):

Bình luận về bài viết này