KT – 631 – 041512 – Nói và làm: Khi cả làng phá sản

Hoàng Quang – Hà Anh

        Theo: Vef-VN
(Lời bình): – Chuyện phá sản bây giờ không có gì là ầm ĩ nữa của VN rồi. Vận hành kinh tế như 3 Dũng mà không phá sản mới là lạ.
Vận hành kiểu ù ù cạc cạc thì khi mở cửa hội nhập là phải kéo nền kinh tế đi xuống thôi.
Vận hành kinh tế thị trường thì không đơn giản như kinh tế bao cấp đâu. Tôi sẽ có một bài viết về sự khác biệt này.
Những làng nghề là phải chịu chết thôi, vay tiền không được, đầu ra không có vì sức mua của người dân giảm mạnh, xuất khẩu thì ì ạch…Ngày nào còn CS là ngày đó còn khổ dài dài, chỉ tội nghiệp cho dân VN thôi.
Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
13.04.2012

———————————————————————————–

http://vef.vn/2012-04-08-noi-va-lam-khi-ca-lang-pha-san

Nói và làm: Khi cả làng phá sản

Tác giả: Lê Khắc
Bài đã được xuất bản.: 09/04/2012 05:00 GMT+7
(VEF.VN) – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam liên tiếp lên tiếng về tình trạng ngày càng đi xuống của các làng nghề. Nhẹ thì gặp khó khăn đầu ra do thị trường thu thu hẹp, lợi nhuận suy giảm khi chi phí và lãi vay tăng lên… nặng thì dừng sản xuất, cắt giảm nhân công.
Và thậm chí, không ít người đóng xưởng, bán máy… giải thể cơ sở để khỏi nặng gánh chi phí nợ nần.
Xã Phú Túc – Phú Xuyên – Hà Nội có nghề mây tre đan. Xứng với cái tên đó, làng nghề này đã có một thời nổi tiếng hưng vượng với nghề truyền thống làm mây tre đan xuất khẩu, ở làng mà như một khu công nghiệp, người giàu có tiền tỷ cũng chả thua nơi nào… Người dân sống sung túc trê chính mảnh đất và nghề nghiệp của cha ông mà không không phải ly hương. Thế nhưng, Phú Túc bây giờ không còn được như xưa, cảnh sôi động sản xuất một thời đã lùi xa, người lao động và gia đình của họ từng được sống ung dung trên tại quê nhà đành chấp chấp nhận ly tán, tha hương kể kiếm ăn.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những khó khăn của kinh tế trong nước, năng lực cạnh tranh yếu đã dồn Phú Túc đến chỗ khó khăn. Đầu ra, các thị trường xuất khẩu lớn ngày càng co hẹp, giảm giá, trong khi khi chi phí đầu vào từ nguyên liệu, lãi vay, các chi phí khác đều tăng cao… khiến cho sản xuất của làng nghề ngày càng đi xuống. Người dân ở đây cũng rất lo ngại, nếu không có một biện pháp nào đó Phú Túc sẽ rơi vào số phận như nhiều làng nghề khác đã chết hẳn.
Câu chuyện Phú Túc gợi nhờ lại một sự kiện buồn ở Quảng Nam. Trước tết, tỉnh này đã phải hỗ trợ mấy chục tấn gạo cho người dân cho những người dân ở làng nghề nổi tiếng nổi tiếng về dệt lụa ở Duy Xuyên, khi sản xuất kinh doanh ở đây đã đình đốn trong những năm qua khiến cho người dân nơi đây rơi vào khốn khó. Làng nghề nổi tiếng một thời với hàng ngàn máy dệt, thu hút lao động của cả một vùng rộng lớn làm ra những sản phẩm nức tiếng Bắc – Nam thì nay đã gần như tê liệt khi hàng chục cơ sở sản xuất bán máy móc, những DN nào cố cầm cự cũng phải cắt giảm nhân công, sản xuất… chỉ hoạt động cầm chừng.
Những câu chuyện của hai làng nghề trên chỉ là điển hình nhỏ cho tình trạng khó khăn của các làng nghề Việt Nam hiện nay. Danh sách những làng nghề như thế không hề ít, thậm chí, đến cả những làng nghề nổi tiếng về giàu, làm ăn lớn từ thủ công mây trẻ đến may mặc hay lớn hơn là công nghiệp chế biến giấy, sản xuất và buôn bán đồ gỗ… đều chung cảnh khó khăn và suy giảm.
Thực tế, liên tiếp trong nhiều năm qua, có thể lấy mốc khủng hoảng kinh tế từ 2008 đến nay, rất nhiều làng nghề  đã bị tác động và gặp nhiều khó khăn và rơi vào cảnh bi đát. Hiệp hội Làng nghề Việt Nam liên tiếp lên tiếng về tình trạng ngày càng đi xuống của các làng nghề. Nhẹ thì gặp khó khăn đầu ra do thị trường thu thu hẹp, lợi nhuận suy giảm khi chi phí và lãi vay tăng lên… nặng thì dừng sản xuất, cắt giảm nhân công và thậm chí không ít người đóng xưởng, bán máy… giải thể cơ sở để khỏi nặng gánh chi phí nợ nần.
Và một khi hạt nhân tại các làng nghề là các DN, các cơ sở sản xuất bị đình đốn thì kéo theo hàng loạt đơn vị cung cấp nguyên liệu, làm dịch vụ đều phải nghỉ theo. Và theo một phản ứng dây chuyền, khi sản xuất đình trệ thì mọi hoạt động đời sống xã hội của từng gia đình tới cả cộng đồng làng xã ở đó đều bị bị xuống… Đặc biệt, hàng trăm ngàn lao động và gia đình của họ vốn có việc làm và thu nhập ngay tại quê nhà nay trở nên thất nghiệp và cuộc sống bấp bênh… Tình cảnh đó được không ít người ví von là: cả làng phá sản.
Làng nghề và các cơ sở sản xuất tại làng không thể và không bao giờ so sánh về quy mô và lợi nhuận với các DN sản xuất công nghiệp lớn, càng không thể so sánh với những ngành kinh doanh như: ngân hàng hay bất động sản…  Nhưng làng nghề lại luôn có một vị thế đặc biệt nhìn từ vị trí và sự đóng góp của nó đối với phát triển kinh tế – xã hội và nhất là đảm bảo an sinh cho mỗi địa phương. Với khả năng tạo việc làm và sử dụng lao động tại chỗ nên hàng chục, hàng trăm ngàn lao động đã có được việc cuộc sống ổn định tại quê nhà. Dưới góc độ đó, những đóng góp của làng nghề vào giữ vững an sinh và phát triển xã hội rất lớn.
Tuy nhiên, với tình cảnh hiện nay, không chỉ các cơ sở sản xuất, người lao động bị tác động trực tiếp mà các động lực phát triển nông thôn, một nguồn lực an sinh xã hội đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thực trạng đó đã diễn ra, những hậu quả cũng đã nhìn thấy nhưng dường như việc phản ánh tình trạng này còn rất mở nhạt, những tiếng kêu cứu cho các làng nghề thường đơn lẻ và quá yếu ớt nếu so với những phản ứng chính sách, kêu ca khó khăn của những DN bất động sản, những công ty chứng khoán thua lỗ.
Và thực tế, trong thời gian qua, khi BĐS từng bước thành công trong việc được gỡ khó về vốn, có thêm các chính sách hỗ trợ để khỏi phá sản. Thậm chí, hàng bị ế còn có cơ hội sẽ được nhà nước mua lại để thoát cảnh nợ nần. Dường như, ai kêu to thì đang được thưởng lớn. Kế hoạch kêu to, la lớn của giới BĐS đang dần có hiệu quả khi từ chỗ bí bách đến nay lối ra của họ đã dần được mở cả về vốn lẫn các chính sách hỗ trợ.
Dân BĐS đã có hàng chục năm trời làm mưa làm gió thị trường nhà đất, kiếm lợi nhuận khủng khiếp và giàu to nhờ đẩy giá nhà đất cao đến mức khó chấp nhận, là nguyên nhân chính gây ra sự bất ổn của BĐS rồi kéo dây sang cả các ngân hàng… nay lại có thể ung dung chờ đợi những cơ hội kiếm ăn mới. Có lẽ vì thế mà các DN Bất  động sản vẫn không chịu giảm giá đề chờ đợi một cơ hội kiếm lời lớn hơn trong tương lai. Còn những làng nghề, với số phận hàng ngàn cở sản xuất nhỏ, nơi trông đợi của hàng chục ngàn lao động và gia đình họ, động lực phát triển của nhiều vùng nông thôn vẫn bí bách chưa có cách nào để tìm hướng ra. Lo ngại về thảm cảnh cả làng phá sản vẫn còn đó

From: tcdrafting Nguyen <tcdrafting9@gmail.com>
To: tcdrafting9 <tcdrafting9@gmail.com>
Sent: Monday, April 9, 2012 8:36 AM
Subject: Inner: Anh Tran VA gửi bài này….Hơn 5.000 công nhân phải nghỉ việc luân phiên

Tôi cám ơn và welcome những ai đọc báo KT thấy bài nào hay copy nguyên con, và link gửi về tôi. 9 /10 là hệ thống điểm báo của chúng ta gửi cho tôi rồi, dư thì delete nhưng thiếu là mình có thể thiếu 1 bài hay để đánh bọn nó,

Như tôi nói, báo lề phải bây giờ cật lực, nhưng họ chờ lead (hướng dẫn) của tôi nên ngày ngày tôi phải viết 5 hay 6 bài KT nhỏ về tất cả kinh tế như BDS, TTCK, NH, DNNN, thất nghiệp, phá sản….
Châu
———- Forwarded message ———-
From: Viet-Anh Tran <………………..>
Date: 2012/4/9
Subject: Hơn 5.000 công nhân phải nghỉ việc luân phiên
To: tcdrafting Nguyen <tcdrafting9@gmail.com>

BAO LAO DONG
CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI:
Hơn 5.000 công nhân phải nghỉ việc luân phiên
Thứ Bảy, 7.4.2012 | 09:31 (GMT + 7)
Đó là số liệu đưa ra tại Hội nghị BCH Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam (GTVT VN) mở rộng lần thứ 10, họp tại Hà Nội ngày 6.4. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Hoàng Ngọc Thanh dự và chỉ đạo hội nghị.
CNLĐ ngành GTVT cần được ổn định việc làm, đảm bảo thu nhập.
CNLĐ ngành GTVT cần được ổn định việc làm, đảm bảo thu nhập.
Trong bối cảnh các DN ngành GTVT (nhất là khối XDCB) còn gặp nhiều khó khăn, CĐ ngành đặt ra mục tiêu đẩy mạnh thi đua vượt khó, phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2012, đảm bảo đời sống, việc làm cho NLĐ.

DN nợ lương, BHXH trên 200 tỉ đồng

Trong 3 tháng đầu năm 2012, do nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông bị cắt giảm, dẫn đến SXKD của các DN (nhất là khối XDCB) gặp không ít khó khăn. Theo Chủ tịch CĐ GTVT Việt Nam Tạ Đăng Mạnh, tuy đã được các cấp CĐ cùng cơ quan quản lý đồng cấp có nhiều cố gắng tìm cách khắc phục, nhưng từ đầu năm 2012 đến nay, tình trạng thiếu việc làm, nợ tiền lương, nợ đóng BHXH cho NLĐ so với cuối năm 2011 vẫn chưa chuyển biến tích cực.

Tính đến tháng 3.2012, số CNLĐ ngành GTVT phải nghỉ việc do thiếu việc làm thường xuyên là 2.724 người; số LĐ phải nghỉ việc luân phiên là trên 5.000 người; tổng số tiền các DN nợ lương NLĐ, nợ BHXH là gần 200 tỉ đồng. Tình trạng khó khăn chủ yếu tập trung ở các đơn vị xây dựng công trình giao thông đường bộ, đường thủy và sản xuất công nghiệp… do thiếu vốn để sản xuất và các công trình đình hoãn, sản phẩm tiêu thụ chậm. Chủ tịch CĐ TCty Xây dựng đường thủy Trần Nam Tung cho biết: “TCty gặp rất nhiều khó khăn do các công trình cũ bị đình lại, không có công trình mới; các tàu, thuyền ngừng hoạt động, NLĐ không đủ việc làm. Có thời điểm 2/3 trong số gần 3.000 CNLĐ trong TCty phải nghỉ việc. Hiện nay, TCty đang nợ lương NLĐ gần 10 tỉ đồng, nợ BHXH gần 20 tỉ đồng…”.

Tăng cường thực hiện tốt chính sách 

Theo CĐ GTVT VN, để động viên NLĐ vượt qua giai đoạn khó khăn, trong quý I/2012, CĐ ngành đã hỗ trợ 45 triệu đồng xây dựng 3 nhà “mái ấm CĐ” cho CNLĐ trong ngành có hoàn cảnh khó khăn; chi 46 triệu đồng từ quỹ xã hội tổ chức thăm hỏi, động viên 23 gia đình các thuyền viên gặp nạn đắm tàu Vinalines Queen; phối hợp với Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động tặng 1.968 chiếc áo cho CNLĐ nghèo vùng sâu, vùng xa…

Trong quý II/2012, CĐ ngành tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, TƯLĐTT và các chế độ chính sách với NLĐ. Để giảm bớt khó khăn cho DN và NLĐ, Chủ tịch CĐ TCty XDCTGT 8 (Cienco 8) Vũ Chí Thọ nêu kiến nghị: “Trong thi công các dự án XDCB, việc giải phóng mặt bằng thường chậm, kéo dài, cùng với việc bổ sung, sửa đổi thiết kế cho phù hợp với yêu cầu thực tế đã gây nên sự chờ đợi, lãng phí thiết bị, nhân lực cũng như sự biến động của nguyên vật liệu, làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, đời sống CN. Đề nghị CĐ ngành có ý kiến với các cấp có thẩm quyền và chủ đầu tư nhanh chóng thanh toán kinh phí của các công trình đã hoàn thiện và bàn giao xong…”.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch CĐ GTVT VN Tạ Đăng Mạnh cho biết: “CĐ ngành sẽ tích cực phối hợp với cơ quan quản lý vận động cán bộ CNVCLĐ tích cực tham gia phong trào thi đua LĐ giỏi, LĐ sáng tạo; động viên khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích trong vượt khó, tham gia đóng góp xây dựng ngành…”.

Hoàng Quang – Hà Anh

 

3 comments on “KT – 631 – 041512 – Nói và làm: Khi cả làng phá sản

  1. Ai mua Trang toi ban trang cho… Chung no khong con gi de cuu van nua roi, chac nay mai no se “ban” luon cai DCS de ma ton tai su song con cua chung.

  2. Càng CHỈNH càng ĐỐN
    ================

    Càng CHỈNH càng ĐỐN

    Càng SỬA càng SAI

    Càng THUỐC càng BỆNH

    Càng CHỮA càng HƯ

    Chỉ còn một đường :

    Đem chôn nghĩa địa ! ! !

    Như chôn giặc HỒ ! …..

    Chẳng còn tiếc thương !

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

Bình luận về bài viết này