KT* – 658 – 042112 – Tái cơ cấu kinh tế: Đầu tiên…tiền đâu?

Đăng lần đầu: 21.04.2012

Chí Hải.

        Theo:thịtruongtaichinh
(Lời bình): – Tôi đã tính ra chỉ 2 ngành này thôi sẽ là:
1. Giải quyết nợ xấu NH- 37 tỉ usd
2. DNNN là 120 tỉ usd
————————
Tổng cộng 157 tỉ usd để tái cơ cấu kinh tế. Đây là số tiền cần có để trả nợ trước khi tái cơ cấu.

CXN*_121611_1342_Nợ xấu của hệ thống NH là bao nhiêu, ai phải trả và trả bao lâu


Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
21.04.2012

———————————————————————————–

http://thitruongtaichinh.vn/index.php?r=public/index&news_id=23609

Tái cơ cấu kinh tế: Đầu tiên…tiền đâu?

Thứ Tư, 18/04/2012, 15:08 GMT+7 Bản in Email

(ThiTruongTaiChinh) – Hiện nay, nhiều chính sách đang được triển khai để thúc đẩy nền kinh tế, dấy lên vấn đề phải tái cấu trúc mạnh mẽ nền kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế lại một vấn đề nữa đặt ra là chi phí tái cấu trúc đó tìm ở đâu và cần bao nhiêu?

Chúng ta hẳn còn nhớ tới buổi thảo luận về việc tái cấu trúc ngân hàng, TS Nguyễn Thị Kim Thanh – Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng  trình bày tham luận “Tổng quan về tái cơ cấu hệ thống tài chính tiền tệ”. Tuy tham luận dài 8000 chữ nhưng rất kín kẽ, tập trung chủ yếu nói đến vấn chính trị. Bà khẳng định quyết tâm chính trị quyết định đến 70% – 80% sự thành công của việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên vấn đề chi phí để cải tổ hệ thống ngân hàng là bao nhiêu thì TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói rằng “Xin nói thật là Tôi không biết”.

Mới đây có tin đồn đoán rằng, phải cần 3,4 tỷ USD  mới có thể cơ cấu lại toàn bộ hệ thống ngân hàng trong nước. Mỗi việc tái ngân hàng đã phải ngốn từng ấy chi phí thì để tái cấu trúc một nền kinh tế liệu Việt Nam chúng ta cần bao nhiêu?

Chính ông Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, một trong những chuyên gia chắp bút cho Đề án Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020  cũng đã thừa nhận điều này.

Hơn nữa, việc tái cấu trúc kéo theo nhiều hệ lụy. Theo ông Cung trong quá trình tái cơ cấu, hàng loạt câu hỏi được đặt ra, với việc tạo ra một cơ chế phân bố nguồn lực mới, tất yếu sẽ dẫn tới một giai đoạn không thể tăng trưởng nhanh và chúng ta, liệu có chấp nhận đánh đổi không? Nếu còn vương vấn bài toán đánh đổi, thì tư duy nhiệm kỳ, chuyện nhóm lợi ích có thể sẽ là cản trở lớn nhất cho quá trình này.

Thêm vào đó, trong quá trình tái cơ cấu, không ít doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất – kinh doanh, đầu tư. Cộng thêm chuyện cắt giảm đầu tư công, sẽ có một bộ phận không nhỏ người lao động thiếu việc làm, mất đi thu nhập chính đáng của mình. Vậy Chính phủ có sẵn sàng bù đắp cho lợi ích chính đáng của họ, cũng như để họ ủng hộ quá trình tái cơ cấu hay không? Khi rất nhiều dự án dang dở phải đình hoãn, thậm chí là không thể đầu tư nữa, thì kinh phí đã bỏ ra, thì ai là người phải gánh chịu? Nhà nước có sẵn sàng đứng ra chi trả khoản đầu tư đó hay không?… Rất nhiều câu hỏi tương tự cần phải đặt ra.

“Kết quả của tái cơ cấu kinh tế là hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động hơn, có năng lực cạnh tranh cao hơn và có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn”, ông Cung nói. Vì vậy,Việt Nam cần nhanh chóng tính toán chi tiết, cẩn thận nguồn chi phí để có thể tái cấu trúc mạnh mẽ nền kinh tế.

Chí Hải

Bình luận về bài viết này