Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài

 

Ông Huỳnh Nhật Hải (phải) và ông Huỳnh Nhật Tấn (trái)
Phạm Hồng Sơn thực hiện

(Phỏng vấn Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn)

pro&contra: Hai anh em, ông Huỳnh Nhật Hải sinh năm 1943, ông Huỳnh Nhật Tấn sinh năm 1946, là những người, vào cuối năm 1988, đã cùng nhau tự ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đồng thời từ bỏ luôn những chức vụ đang đảm nhiệm kèm theo những tiềm năng rất lớn về quyền lực, quyền lợi: Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên (đối với ông Huỳnh Nhật Hải) và Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh ủy viên dự khuyết (đối với ông Huỳnh Nhật Tấn). Điều gì đã khiến hai đảng viên cộng sản đầy tiềm năng của một gia đình có truyền thống cách mạng từ trước năm 1945 lại có quyết định chia tay cách mạng khi sự nghiệp “cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”đã thành công hoàn toàn?

___________________

Phạm Hồng SơnHai ông có thể cho biết con đường nào đã đưa các ông đến với ĐCSVN?

Huỳnh Nhật Hải: Có thể nói hai anh em chúng tôi đã được “nhuộm đỏ” từ bé. Chúng tôi đã có thiện cảm, tinh thần ủng hộ, và làm những việc có lợi cho những tổ chức của cách mạng như Việt Minh hay Mặt trận Dân tộc Giải Phóng miền Nam Việt Nam (Mặt trận) ngay từ khi còn rất nhỏ tuổi. Vì ba má tôi là một gia đình tư sản ủng hộ Việt Minh tại Đà Lạt từ trước năm 1945. Ba tôi là hội viên Công hội Đỏ và tham gia cướp chính quyền tại Đà Lạt vào năm 1945 và sau đó trở thành đảng viên bí mật của Đảng Cộng sản Đông Dương (tên gọi lúc đó của ĐCSVN). Hai anh trai tôi là những người đi tập kết ra Bắc sau năm 1954.

Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói là ngay từ nhỏ, mở mắt ra là chúng tôi đã được nghe, được thấy, được sống trong tinh thần của cách mạng, tôi cứ tạm gọi là “cách mạng” đi. Đó là những năm thơ ấu của chúng tôi ở trong “vùng tự do” liên khu 5, khi gia đình chúng tôi phải tránh sự truy lùng của Pháp từ khoảng cuối 1945 đến năm 1954, và cả thời gian sau đó khi ba má tôi trở lại Đà Lạt (sau Hiệp định Genève) để tiếp tục nhiệm vụ ủng hộ bí mật cho ĐCSVN và Mặt trận dưới hình thức là một gia đình tư sản.

Phạm Hồng SơnHai ông có nhớ đã có ảnh hưởng nào đến từ ngoài gia đình không?

Huỳnh Nhật Tấn: Có, những trí thức như giáo sư, nhà văn, nhạc sĩ có tên tuổi lúc đó mà đi với Việt Minh hay Mặt trận cũng gây cho chúng tôi sự lôi cuốn, cảm hứng âm thầm nhưng rất lớn. Đặc biệt là qua quan sát, tiếp xúc với những cán bộ hoạt động bí mật đã sống ở nhà tôi thì hai anh em tôi thấy đó là những con người rất đáng khâm phục, họ vừa có tinh thần kỷ luật, chịu đựng, hy sinh rất lớn vừa có những lý tưởng rất cao đẹp là quyết giành lại độc lập cho đất nước và tự do cho dân tộc.

Huỳnh Nhật Hải: Một yếu tố nữa cũng làm cho chúng tôi ủng hộ Mặt trận là sự xuất hiện của quân đội Mỹ tại miền Nam. Sự xuất hiện đó làm cho những người như chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm về chủ quyền dân tộc. Chúng tôi cảm thấy là miền Nam đang bị người Mỹ xâm lăng và cần phải chống lại họ và chính quyền thân Mỹ tại miền Nam.

Phạm Hồng SơnThời gian từ khi Mặt trận được thành lập (năm 1960) cho tới năm 1975 các ông làm những việc gì để ủng hộ “cách mạng”?

Huỳnh Nhật Hải: Công việc của cả hai anh em chúng tôi đều cùng có hai giai đoạn khác nhau, trước và sau khi chúng tôi “nhẩy núi”, tức là phải bỏ gia đình để vào tận căn cứ trong rừng sâu để hoạt động. Tôi “nhảy núi” vào đúng mồng 3 Tết Mậu Thân 1968 còn em tôi, Huỳnh Nhật Tấn, “nhảy núi” trước đó vài tháng khi đã bị lộ.

Huỳnh Nhật Tấn: Trước khi “nhảy núi”, anh em chúng tôi làm công tác liên lạc, vận động trong giới thanh niên, học sinh, sinh viên tại Đà Lạt để thành lập các nhóm, tổ chức, đoàn thể hoặc in, tán phát truyền đơn hay khẩu hiệu đấu tranh cho Mặt trận.

Huỳnh Nhật Hải: Sau khi “nhảy núi”, hai anh em chúng tôi, mỗi người một nơi, nhưng đều ở bộ phận công tác phong trào thanh niên học sinh, sinh viên. Anh em chúng tôi thường phải đi vào những “vùng lõm“ (vùng dân cư mà ban ngày do chính quyền Việt Nam Cộng hòa kiểm soát còn ban đêm thuộc về lực lượng của Mặt trận) để bắt liên lạc, tiếp nhận hay vận động ủng hộ về vật chất, tinh thần cho Mặt trận.

Phạm Hồng SơnNhững công việc đó chắc phải rất mạo hiểm và hết sức khó khăn?

Huỳnh Nhật Tấn: Đúng thế, chúng tôi phải rất kiên trì, khôn khéo trong công tác vận động và không phải lần vận động nào cũng thành công. Cả hai anh em chúng tôi cũng đã bị phục kích hoặc chạm trán với lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa, nhưng rất may cả hai chỉ bị thương nhẹ trong một, hai lần.

Phạm Hồng SơnSau 30/04/1975 các ông được giữ ngay chức Phó Chủ tịch UBND Thành phố hoặc Phó Giám đốc Trường Đảng?

Huỳnh Nhật Hải: Không phải như thế. Sau 30/04/1975 tôi tiếp tục công tác ở Thành đoàn, sau đó mới chuyển qua công tác chính quyền. Năm 1977 tôi được kết nạp Đảng. Năm 1979 làm Chủ tịch khu phố I Thành phố Đà Lạt, rồi sau khi đi học Trường Đảng ở Tây Nguyên trong một năm đến năm 1981 là tôi trở thành Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Lạt, là Thành ủy viên.

Huỳnh Nhật Tấn: Tôi thì được kết nạp Đảng từ năm 1972 sau khi “nhảy núi”. Ngay tháng 10/1975 tôi đã được chọn vào số cán bộ đầu tiên gửi ra Bắc học ở Trường Tuyên huấn Trung ương ở khu Cầu Giấy, Hà Nội trong 3 năm rồi trở về giảng dạy môn kinh tế chính trị tại Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng. Và sau lần ra học tiếp ở Hà Nội tại Trường Tuyên Huấn Trung Ương trong 03 năm nữa, đến năm 1986 tôi được bổ nhiệm vào chức Phó Giám đốc trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, đồng thời được cơ cấu vào cấp Tỉnh ủy, là Tỉnh ủy viên dự khuyết.

Phạm Hồng SơnMột cách ngắn gọn, lý do gì đã khiến hai ông gần như đồng thời quyết định từ bỏ Đảng kiêm các chức vụ đó?

Huỳnh Nhật Tấn: Tôi còn nhớ trong lá đơn xin ra khỏi Đảng lúc đó tôi có viết một câu: “Tôi không tin ĐCSVN có thể lãnh đạo đưa đất nước đạt được những điều tốt đẹp như Đảng thường nói.”

Huỳnh Nhật Hải: Còn trong lá đơn của tôi viết sau ông em tôi một vài tháng, tôi nhớ đã viết là: “Tôi không còn động cơ để phấn đấu cho mục tiêu và lý tưởng của Đảng nữa.” Nhưng thực sự trong thâm tâm thì cũng giống như ông em tôi đã nói ở trên. Tôi không tin ĐCSVN nữa.

Phạm Hồng SơnQuá trình đi đến sự bất tín đó diễn ra như thế nào?

Huỳnh Nhật Hải: Đó là một quãng thời gian kéo dài khoảng 5-7 năm, thông qua những quan sát, tìm hiểu, trao đổi, bàn bạc và trằn trọc từ mỗi bản thân và gần như chỉ giữa hai anh em chúng tôi.

Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói chúng tôi đi đến sự bất tín vào ĐCSVN là dựa vào những gì chúng tôi thấy, chúng tôi gặp trên thực tế hơn là từ vấn đề lý luận.

Phạm Hồng SơnNhững “thực tế” nào quan trọng nhất khiến hai ông nhận thức lại ĐCSVN?

Huỳnh Nhật Tấn: Đó chính là những chính sách về quản lý xã hội, điều hành kinh tế và việc tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của người dân của ĐCSVN. Về quản lý xã hội, ĐCSVN đã không quản lý bằng pháp luật mà bằng sự tùy tiện, áp đặt, gần như hoàn toàn chỉ dựa theo các chỉ thị, ý muốn từ lãnh đạo Đảng. Ví dụ việc tịch thu nhà cửa, tài sản hay đưa đi “học tập cải tạo”, thực chất là bỏ tù con người, đều không dựa trên pháp luật hay xét xử của tòa án. Điều hành kinh tế thì lúc đó chúng tôi thấy những chính sách rất kỳ cục và phản khoa học, ví dụ như có những chỉ thị là Đà Lạt phải sản xuất bao nhiêu rau hay các huyện khác phải sản xuất bao nhiều mì[i] mà không cần  biết khả năng và lợi thế về thổ nhưỡng, thói quen canh tác của người dân hoặc việc giao quyền lãnh đạo kinh tế không dựa vào chuyên môn, kinh nghiệm mà lại dựa vào thành phần giai cấp và sự gắn bó với Đảng. Về các quyền tự do dân chủ của người dân, càng ngày chúng tôi càng thấy thực tế lại tồi tệ và khó khăn hơn rất nhiều so với thời Việt Nam Cộng hòa. Ví dụ như khi hoạt động trước 1975, chúng tôi đã từng cho một số viên chức chính quyền đọc cả cương lĩnh của Mặt trận nhưng những người đó không coi chúng tôi là thù địch, họ coi việc khác biệt quan điểm là chuyện hết sức bình thường. Nhưng sau năm 1975 mọi thứ không như thế nữa, tất cả mọi hoạt động, kể cả trong tư tưởng, mà khác với quan điểm của ĐCSVN thì đều không được chấp nhận. Báo chí tư nhân, biểu tình, bãi công, bãi thị đã hoàn toàn bị cấm ngặt mặc dù những bất công, nhu cầu lên tiếng của xã hội hết sức bức bối. Có thể nói điều lớn nhất để chúng tôi nhận thức lại ĐCSVN là sự độc tài toàn trị dựa trên bạo lực và không tôn trọng những quyền căn bản của người dân.

Phạm Hồng SơnCác ông đã quen biết những nhân vật như ông Hà Sĩ Phu hay ông Mai Thái Lĩnh,…những cư dân tại Đà Lạt lúc đó chưa?

Huỳnh Nhật Hải: Chúng tôi chưa biết ông Hà Sĩ Phu, còn ông Mai Thái Lĩnh thì chúng tôi đã biết nhau từ hồi cùng “nhảy núi” nhưng sau 30/04/1975 chúng tôi gần như chưa trao đổi hay bàn luận gì với nhau cả. Anh em chúng tôi trước khi quyết định bỏ về đã nói với nhau là “chúng ta đi làm cách mạng không phải để xây dựng nên một nhà nước chuyên chính độc tài như thế này.”

Phạm Hồng SơnGia đình, những người thân và bạn bè đồng chí của các ông có phản ứng gì trước quyết định đó?

Huỳnh Nhật Hải: Lúc đó ba má tôi đều đã qua đời nhưng chúng tôi tin rằng nếu còn sống ba má tôi cũng ủng hộ việc từ giã ĐCSVN của chúng tôi. Hai bà xã của chúng tôi ủng hộ hoàn toàn quyết định về nhà tự làm ăn của chúng tôi.

Phạm Hồng SơnThế còn hai anh trai, những người đã đi tập kết sau 1954, và những đồng chí thân quen của hai ông?

Huỳnh Nhật Tấn: Anh trai cả của chúng tôi thì gần như không có ý kiến gì, còn người anh trai thứ hai thì không đồng ý. Còn những đảng viên đồng sự khác và các cấp lãnh đạo lúc đó hoàn toàn ngạc nhiên, gần như tất cả mọi người đều khuyên chúng tôi xem xét lại. Có người lúc đó đã nói với tôi là nếu về thì cuộc sống sẽ rất khó khăn, nhưng tôi xác định trong lòng là trước đây khó khăn nguy hiểm như thế mà còn chịu được thì lẽ nào bây giờ lại không.

Phạm Hồng SơnKhi “trằn trọc” để đi đến quyết định cuối cùng, hình ảnh hay tư tưởng của lãnh tụ Hồ Chí Minh có vấn vương trong “trằn trọc” đó?

Huỳnh Nhật Tấn: Có. Chúng tôi lúc đó cũng thấy cần phải xem lại cả ông Hồ Chí Minh – lãnh tụ, người sáng lập ra ĐCSVN.

Phạm Hồng SơnCác ông thấy thế nào?

Huỳnh Nhật Hải: Sau khi cùng tìm hiểu, trao đổi, bàn luận chúng tôi nhận thấy tình trạng mất tự do, phi dân chủ hay có thể nói là cuộc sống kìm kẹp, đau thương của nhân dân, của giới trí thức sau chiến thắng 30/04/1975 ở miền Nam hoàn toàn là sự lặp lại y nguyên tình trạng ở miền Bắc sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 – thời kỳ mà ông Hồ Chí Minh vẫn hoàn toàn ở trên đỉnh cao quyền lực.

Huỳnh Nhật Tấn: Tôi đã từng tự hỏi là mục tiêu sâu xa của ông Hồ Chí Minh là gì? Với những gì lịch sử đã diễn ra khi ông Hồ Chí Minh còn sống thì tôi thấy mục tiêu của ông Hồ Chí Minh vì quyền lực là chính, còn mục tiêu độc lập cho đất nước hay tự do, dân chủ cho dân tộc, cho xã hội Việt Nam đã bị ông Hồ Chí Minh coi nhẹ. Hai mục tiêu tốt đẹp đó chỉ là những ngọn cờ để ĐCSVN lôi kéo, tập hợp quần chúng và giới trí thức cho mục đích giành quyền lực cho ĐCSVN. Thực tế chính quyền dưới thời ông Hồ Chí Minh đã biểu hiện đi ngược lại hoàn toàn hai mục tiêu tốt đẹp đó, độc lập cho dân tộc và tự do, dân chủ cho nhân dân.

Phạm Hồng SơnVâng, về vấn đề tự do, dân chủ cho nhân dân thì đã rõ, nhưng còn về độc lập dân tộc, xin ông nói rõ thêm?

Huỳnh Nhật Tấn: Có thể nói ông Hồ Chí Minh đã đưa đất nước thoát khỏi sự phụ thuộc, đô hộ của người Pháp nhưng lại để đất nước trở lại sự phụ thuộc, khống chế và thôn tính của Trung Quốc cộng sản. Nếu không có sự đồng ý, chủ kiến ngoại giao của ông Hồ Chí Minh thì không thể có tình hữu nghị Việt-Trung như “môi với răng” và cũng không thể có Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng. Một cách ngắn gọn, có thể nói ông Hồ Chí Minh đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm lăng, thôn tính của Trung Quốc cộng sản đối với Việt Nam như chúng ta đang chứng kiến.

Phạm Hồng SơnLiệu có công bằng không khi tình trạng mất độc lập, mất chủ quyền hiện nay qui hết cho Hồ Chí Minh?

Huỳnh Nhật Tấn: Đúng là tình trạng lâm nguy của đất nước hiện nay không thể qui hết cho ông Hồ Chí Minh. Nhưng bất kỳ một lãnh tụ, một nhà sáng lập của một đảng, một tổ chức chính trị nào cũng đều có ảnh hưởng rất căn bản tới tầm nhìn, hành động của các thế hệ kế tiếp, dù xấu hay tốt. Tôi nhớ ngay trong văn kiện, khẩu hiệu của ĐCSVN vẫn luôn khẳng định ông Hồ Chí Minh là người sáng lập, tổ chức, lãnh đạo, rèn luyện “Đảng ta”, tức là ông Hồ Chí Minh đã là kiến trúc sư cho mọi chính sách, đường lối của ĐCSVN cũng như thể chế, cung cách quản lý xã hội của ĐCSVN.

Huỳnh Nhật Hải: Đúng như thế, theo tôi, mặc dù ông Hồ Chí Minh đã mất rồi nhưng tư tưởng, đường lối chính trị của ông ấy vẫn được tiếp tục kế thừa trong ĐCSVN. Không phải ngẫu nhiên mà ĐCSVN hiện nay vẫn hô hào học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.

Phạm Hồng SơnNhưng nhiều người cho rằng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là rất tốt đẹp, đáng học theo?

Huỳnh Nhật Hải: Đúng, rất tốt đẹp và đáng học nếu chỉ căn cứ vào lời nói và khẩu hiệu như ông Hồ Chí Minh đã đề ra. Và đúng là ĐSCVN hiện nay cũng đang thực hiện đúng như thế, các khẩu hiệu, lời nói, mục tiêu của họ hiện nay cũng rất hoặc khá tốt đẹp, nhưng hành động và thực tế thì lại hoàn toàn ngược lại – cũng như ông Hồ Chí Minh.

Huỳnh Nhật Tấn: Nếu chỉ căn cứ vào truyền thống nhân ái của người Việt Nam thông thường thôi thì cũng thấy đáng lý ra, với cương vị là người có quyền hành cao nhất, ông Hồ Chí Minh phải ra lịnh không được giết hoặc hãm hại ân nhân của mình như vụ xử bắn bà Nguyễn Thị Năm và nhiều người khác trong Cải cách Ruộng đất. Hoặc những vụ bắt bớ, thanh trừng các đồng sự, các ân nhân của ĐCSVN sau này mà không qua xét xử thì ông Hồ Chí Minh không thể không biết là trái đạo lý. Nếu ông Hồ Chí Minh thực sự là người vì nước vì dân thì sau khi lên nắm quyền, điều đầu tiên ông Hồ Chí Minh phải làm là phải để nhân dân và giới trí thức có nhiều tự do hơn thời thực dân Pháp chớ.

Phạm Hồng SơnNếu được sống lại thời tuổi trẻ một lần nữa, các ông có tiếp tục ủng hộ và đi theo Việt Minh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam hay ĐCSVN?

Huỳnh Nhật Hải: Không, không bao giờ.

Huỳnh Nhật Tấn: Tôi sẽ phải bình tĩnh hơn, tìm hiểu xem họ có ủng hộ và có tư tưởng dân chủ thực sự không, chứ không thể chỉ căn cứ vào lời nói và tuyên truyền của họ. Theo tôi, vấn đề dân chủ phải được đặt cao hơn vấn đề dân tộc vì chỉ có dân chủ mới giúp cho dân tộc được tự do đúng nghĩa và khi đó đất nước mới có nền độc lập bền vững.

Phạm Hồng SơnNgày 30/04/1975 các ông đang ở đâu và cảm xúc như thế nào?

Huỳnh Nhật Tấn: Lúc đó tôi đang ở Đà Lạt. Tôi đã trở về Đà Lạt từ ngày 03/04/1975 với tư thế của người chiến thắng.

Huỳnh Nhật Hải: Tôi về Đà Lạt sau ông em tôi một ngày, ngày 04/04/1975. Cảm xúc của tôi là sung sướng vô cùng, nhất là khi gặp lại má tôi – má đã tưởng tôi hy sinh từ năm 1971 và đã đưa ảnh tôi lên bàn thờ.

Phạm Hồng SơnDịp 30/04 hàng năm vẫn là một trong những ngày lễ lớn của cả đất nước, cảm xúc của các ông ra sao trong những ngày này?

Huỳnh Nhật Hải: Buồn. Nếu không có cuộc chiến tranh tương tàn giữa hai miền trước 1975 thì dân tộc này không có cái bất hạnh, đau khổ như ngày hôm nay.

Huỳnh Nhật Tấn: Buồn. Một ngày quá buồn. Cái chiến thắng 30/04 chỉ đem lại một sự áp bức trên mọi phương diện cho nhân dân, đất nước và lại nặng nề hơn cả thời Pháp thuộc.

Phạm Hồng SơnNếu bây giờ vô tình hai ông gặp lại một người là cựu viên chức cũ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và người đó chính là “kẻ thù” của ông trước 1975, điều trước tiên hai ông muốn nói là gì?

Huỳnh Nhật Tấn: Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay. Và nếu xét về những căn bản để bảo đảm tự do cho nhân dân và độc lập cho dân tộc thì tôi cũng đã vô tình góp công sức đưa những người mang danh là “cách mạng” nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ một chế độ đã được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam Việt Nam.

Huỳnh Nhật Hải: Bây giờ nhìn lại, con đường chúng tôi đã đi trước 1975 là một con đường sai lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó của chúng tôi đã đem lại bất hạnh hơn là hạnh phúc cho dân tộc.

Phạm Hồng SơnXin trân trọng cảm ơn ông Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn.

© 2012 pro&contra


[i] “Mi” tức là “sắn” theo tiếng miền Bắc

10 comments on “Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài

  1. Làm người chân chính chắc cũng như là người phát tâm nguyện ở chùa, hay ở nhà thờ hay…
    Lòng mình được thanh thản, không hổ thẹn với lòng mình và với tổ tiên là quá đủ cho một đời làm con người
    Lợi ích vật chất dù có nhỏ nhoi, nhưng nếu phải chà đạp đồng bào mình mà có, thì thà là ăn lá cây rừng mà sống, để không bị người đời nguyền rủa là loài súc sinh

  2. Tôi cũng trân trọng kính chào ông Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn và các anh em cs đã từ bỏ lý thuyết cs
    Tuy chúng ta không gọi nhau là đồng chí nhưng cũng gọi nhau là đồng bào, là anh em cùng cội cùng nguồn

  3. Cá Kèo :
    Bác nói rõ hơn được không em chưa hiểu rõ ý bác.Còn về “dân tình có khổ không? Có bị oan sai không?” chả nhẽ bác cho rằng dân đang ăn vạ.Tiền bồi thường 1 sào đất chỉ bằng lợi nhuận của một năm (vấn đề này bác biết em xin miễn dẫn chứng)

    => Thu hồi đất Văn Giang là đúng Luật nhưng về việc huy động 3,000 công an được trang bị vũ khí tận răng tấn công dân thì đúng hay sai? Vì đây là công trình của doanh nghiệp tư nhân.
    http://vn.360plus.yahoo.com/thai_hien12121981

  4. NGUYỄN THỊ DOAN : VIỆT NAM TA DÂN CHỦ GẤP VẠN LẦN DÂN CHỦ CỦA TƯ SẢN .

    Nổi loạn tại trại giam ở Khánh Hòa sau khi một phạm nhân bị đánh chết

    Theo các thông tin từ báo chí chính thức tại Việt Nam, ngày 28/4/2012, tại Trại giam A2 ( Bộ Công An ) nằm ở xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, một phạm nhân tên là Dương Chí Dũng đã chết trong trại. Hai phạm nhân khác bị chấn thương, phải cấp cứu tại trạm xá của trại.
    …Một bản tin khác của tờ Giáo dục Việt Nam vừa cho biết là sáng nay, một lãnh đạo Bộ Công An đã trực tiếp chỉ đạo vụ này và đã « thương thuyết ổn thỏa », thi thể của phạm nhân Dũng đã được đưa ra ngoài và « thực hiện xử lý theo quy định pháp luật ». Nhưng phóng viên của tờ báo này ghi nhận là chiều hôm qua có 3 xe tải chở cảnh sát cơ động chạy về hướng trại giam A2, gián tiếp xác nhận là đã xảy ra chuyện nghiêm trọng tại trại giam này.

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120429-noi-loan-tai-trai-giam-o-khanh-hoa-sau-khi-mot-pham-nhan-bi-danh-chet

  5. 10h30′ Tin tiếp theo – Vãn hồi trật tự Trại giam A2 – Bộ Công an:

    “Lúc 8h30 sáng 29-4, các tù nhân Phân trại 1 (K1 – Khu 1) cho biết, từ 7h sáng, Trung tướng Cao Ngọc Oánh, Tổng cục trưởng Tổng cục 8 – Bộ Công an và ông Phạm Xuân Bình (chưa rõ cấp bậc, cán bộ Tổng cục 8, nguyên lãnh đạo Trại A2), được rất đông cảnh sát cơ động Khánh Hòa hộ tống, đã vào thương thảo với tù nhân K1. Tù nhân K1 đã chấp nhận về buồng giam. Tiếp đó, đoàn ông Oánh đến K2 (nơi có tù nhân Dương Chí Dũng – SN 1977, người Nha Trang, án mua bán ma túy, bị đánh chết và 2 tù nhân khác bị trọng trương, cùng một cán bộ trại cũng trọng thương) thương thảo.
    Lúc 10h cùng ngày, tù nhân K2 cho biết, cuộc thương thảo kết thúc lúc 9h50. Tù nhân K2 chấp nhận cho cán bộ trại vào lấy xác Dũng đi khám nghiệm tử thi. Có sự chứng kiến của đại diện gia đình.
    Tù nhân A2 chuyển lời TRI ÂN các nhà báo, các báo “LỀ PHẢI ” và “KHÔNG LỀ ” đã quan tâm đến số phận hèn mọn khốn khổ của hàng nghìn tù nhân A2.”

    http://anhbasam.wordpress.com/

  6. Trước mặt lợi ích cá nhân thì Lê Trần, Beo Hồng, NVQ, VTTT…hết sức khoe sở trường của mình, vạch sở đoản của người khác, rêu rao cái xấu của Dân làm báo…Chúng chạy chọt khắp nơi, trăm phương ngàn kế lôi người khác xuống chen lên trên. Thế giới nội tâm của loại người này phơi bày đến chân răng kẻ tóc trước lợi ích cá nhân.
    Đa số còm ở đây đều là những người chí công vô tư, xem trọng tình người. Nhưng đứng trước lợi ích thì mỗi người khó che giấu được linh hồn mình. Cho nên, lúc này là thời điểm tốt để hiểu biết nhân tâm. Và thời gian sẽ chứng minh all.
    Khi anh quyền cao chức trọng mà tụi nó luôn luôn tìm cách lấy lòng anh thì đa số là họ chỉ kết giao với địa vị và quyền lực của anh mà thôi. Loại người này khó lòng giúp đỡ khi anh hoạn nạn. Ví dụ như anh Châu đã cùng đám người cao thủ đông như kiến vạch ra 1 mảng trời riêng. Đó là điều mà kẻ tầm thường không bao giờ làm được!
    http://tintuchangngay4.wordpress.com/2012/04/28/nguy%E1%BB%85n-t%E1%BA%A5n-dung-nguy%E1%BB%85n-thanh-ph%C6%B0%E1%BB%A3ng-va-ecopark-l%E1%BB%A3i-d%E1%BB%A5ng-v%E1%BA%A5n-d%E1%BB%81-xa-h%E1%BB%99i-d%E1%BB%83-pha-ho/#comment-124535

  7. Chỉ nói đến 2 từ”Việt Cộng”thôi thì nó đã mang đủ hàm nghĩa rồi……!Nếu không thế thì Cố TT.Nguyễn văn Thiệu sẽ không bao giờ nói câu bất hủ mà đã đi vào Lịch Sử miền Nam VN!
    Câu nói ấy đã chứng minh rất cụ thể và chính xác đến từng ly từng chút của Việt cộng ngày nay!!Xét tận cùng cội rễ của VC thì đó là do tên Hồ dâm dật gây ra…..cho dân tộc VN nói chung và cho miền Nam VN nói riêng……!

  8. Tự nhiên tui chống tham nhũng, có bằng chứng rành rành còn bưng bít, không xử mà nói là ai mà không tham nhũng, làm lợi cho bọn phản động???Ủa, tham nhũng làm nghèo đất nước. Ai tố cáo nó phải hoan nghênh người ta và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong dân chứ sao kì vậy? Không lẽ không tố tham nhũng để ai cũng ăn tham hết thì đất nước này sẽ đi về đâu?
    We do need the U.S Court! Đây là con cháu thủ tướng Dũng tham nhũng nhưng được bao che bưng bít và đẩy trách nhiệm cho người khác giống Vinashin?
    I would like to tell you as a Vietnamese fact story
    Dear Sir or Madam,
    I would like to tell you as a Vietnamese fact story that: Mr. NMT manager of a Eximbank in Viet Nam always make illegal and wrong things like he makes many decisions, issues reports without laws evidents cause harmful to the rights of labors in Viet Nam because he is a relative of a high level leader…he never does business efficiently because he does not care about the others. He just wants to have money and benefits. If he does wrong things, he always makes me to stand for his responsibilities. Certaintly, employees do not agree, he will make harmful things to them like fire employees, cut salaries of the employees if he does not have benefits or money from them,…
    He ussually tells lies and reports wrong fact to the public because he is a relative of the high leader.
    I stand for the labors send to you these problems and hope that our life will be better in future with good leaders!!
    Sincerelly yours,
    Chúng tôi nghĩ rằng: Nếu ông ta làm lãnh đạo mà tham lam, độc tài, phát xít, bắn và giết dân giống Gaddafi, thì Mỹ là lãnh đạo cho nhân quyền trên thế giới này sẽ không tha cho bọn độc ác này. Nếu ông ta bắn dân, Mỹ có quyền bắn vào ông ta để cứu nhân loại!
    We think: If he is the leader but the greedy leadership, dictatorship, fascism, beacause of his benefits he always do wrong, illegal things like: shooting and killing people like Gaddafi, the U.S. leader for human rights around the world will not forgive this evil tyranny. If he shot people, Americans do have the right to shoot him to save humanity!
    This is Non-Human Righs in working place in Vietnam. I have enough documents, record, evidences!
    Tiền ko mất đi đâu, nó chỉ chuyển từ túi dân nghèo qua túi tham quan phải không?
    Đây là con cháu thủ tướng Dũng tham nhũng nhưng được bao che bưng bít và đẩy trách nhiệm cho người khác giống Vinashin?
    The Descendants of the Prime Minister Dung corruption but was concealed , covered up and hushed up responsibility to other like Vinashin?
    I suspect they (Eximbank Lieu Branch) hooked up with Vietcombank Branch in Soc Trang corruption, edit documents and transfer of electronic inter-bank money.
    Tôi nghi ngờ họ (Eximbank Bạc Liêu Branch) móc nối với Vietcombank Sóc Trăng Branch tham nhũng, sửa chứng từ và chuyển tiền điện tử liên ngân hàng.
    Có quyền nghi ngờ!
    DEAR SIR OR MADAMN,
    Người quản lý phải am tường tất cả các nghiệp vụ. Nếu ông là quản lý nhà hàng Phở mà ông chỉ biết có nấu ăn giỏi chỉ lo cắm cúi vô nấu ăn và lựa chọn gia vị mà bỏ qua các khâu như: tiếp đãi khách, quảng cáo, thu chi sổ sách…thì ông cũng sẽ “Tưng bừng khai trương và âm thầm dẹp tiệm mà thôi. Giống như giám đốc ngân hàng mà chỉ biết có kế toán nhưng toàn lo tham nhũng và dự tính sai bét, kết quả toàn sai số so với thực tế mà không biết cách quản lý con người, cách tổ chức vận hành bộ máy công ty, cách thu hút kêu gọi các nhà đầu tư…cứ lo ăn và tham nhũng hoài thì núi còn lở huống chi là ngân hàng? Ví dụ:
    Những kỷ lục như “Cú đấm thép,cú đá thép” (Vinashin) sau:
    Xây tàu thì tàu chìm ( Vinasink), xây cầu thì cầu sập (cầu Cần Thơ), đầu tư chứng khoán thì bị khùng (Những đại gia phải nhập viện tâm thần vì đầu tư chứng khoán- Vietnamnet), bị “tái” và có khả năng bị nuốt chửng như Sacombank, bị cháy nhà thiêu rụi mọi thứ vì lỗ như EVN…
    Người dân nghĩ rằng:”
    1. Vì tiền vay ODA là tiền “mồ hôi công sức” của các nhà đầu tư nước ngoài cho Việt Nam vay, không phải tiền “chùa”.
    2. Người dân Việt Nam phải trả tiền gốc + lãi cho họ = những giọt “mồ hôi + máu + nước mắt”…
    Vậy nếu mua vũ khí và điều hành kinh tế nên để cho người dân có quyền “đánh giá” và “chọn lựa” người lãnh đạo có uy tín, không tham nhũng và có ý thức đạo đức trách nhiệm đứng ra “quản lý vũ khí”=>để tránh “làm bừa”->
    có thể gây thương vong và chết chóc không đáng cho người dân vô tội!
    * Vì bây giờ không phải là thời đại phong kiến, không phải là tiền của riêng mình.
    Và phòng chống rửa tiền là ý thức trách nhiệm của mỗi công dân trên mỗi quốc gia.
    Vì Việt Nam đã gia nhập quốc tế, gia nhập WTO, APEC…nên phải tuân thủ theo đúng với nguyên tắc Luật pháp của quốc tế.
    Nên tôn trọng cộng đồng và quốc tế, không được tự tiện “thích làm gì thì làm” gây khổ cho dân oan ức!
    ĐÂY LÀ NHỮNG CHỨNG TỪ CŨ ĐÃ KIỂM TOÁN RỒI (2010 & THÁNG 6/2011) NHƯNG VẪN THIẾU…
    THESE ARE THE OLD DOCUMENTS HAVE OVER AUDIT (2010 & June / 2011) there is a lack …(assets)
    http://vn.360plus.yahoo.com/thai_hien12121981
    Đây là danh sách những khách hàng thiếu hồ sơ do chị Trang Ngọc Yến phó phòng DVKH Eximbank Bạc Liêu gây ra:
    BÁO CÁO
    (V/v thực hiện rà soát hồ sơ mở thông tin cá nhân và doanh nghiệp còn thiếu)
    Thực hiện theo chỉ đạo của Trưởng Phòng dịch Vụ Khách Hàng ngày 09 tháng 12 năm 2010 đã tiến hành rà soát hồ sơ mở thông tin cá nhân và doanh nghiệp. Nay xin báo cáo như sau:
    I. Hồ sơ mở thông tin khách hàng cá nhân:
    – CIF Nguyễn Thị Tuỵết mở ngày 19/07/2010 : chưa bổ sung CIF & CMND
    – CIF Châu Hoàng Đỉnh mở ngày 16/08/2010 : chưa bổ sung CIF & CMND
    – CIF Hồ Diễm Thi mở ngày 09/09/2010 : Chưa bổ sung CMND.
    II.Hồ sơ mở thông tin khách hàng doanh nghiệp:
    1. Công Ty CP XD Và KD Địa Ốc Bạc Liêu : Thiếu giấy chứng nhận đăng ký thuế
    2. Công Ty Bảo Việt Bạc Liêu : Thiếu giấy quyết định thành lập công ty
    3.Công Ty CP Chế Biến Thực Phẩm Ngọc Trí: Thiếu Giấy quyết định bổ nhiệm
    Lâm Phạm Tú Thanh (Bản sao y)
    4. Công Ty CP Chế Biến & XNK TS Thanh Đoàn:
    + Giấy đề nghị mở tài khoản (2 bản)
    + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế (Bản sao chứng thực)
    + Giấy quyết định Nguyễn Thị Đậm giữ chức vụ Kế Toán Trưởng (Bản sao y cty)
    + Giấy UQSD Tài Khoản Nguyễn Văn Tuấn (Bản chính)
    + Giấy UQSD Tài Khoản Nguyễn Ngọc Phương (Bản chính)
    + Giấy UQSD Tài Khoản Phạm Văn Luận (Bản chính)
    + Giấy UQSD Tài Khoản Võ Minh Hùng (Bản chính)
    + Giấy chứng nhận đăng ký thuế (Bản sao chứng thực)
    + Giấy chứng nhận đăng mã số XNK (nếu có)
    + Giấy CMND : Nguyễn Thanh Đoàn,Nguyễn Ngọc Phương, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thị Đậm, Phạm Văn Luận, Võ Minh Hùng (Bản sao)
    5. Công Ty CP CBTS XNK Việt Cường:
    – Thiếu giấy UQSD Tài Khỏan Nguyễn Tường Long (bản chính)
    – Thiếu giấy UQSD Tài khỏan Phan Thanh Tâm (bản chính)
    – Thiếu giấy UQSD Tài khỏan Lâm Chí Cường ( bản chính)
    6. Công Ty TNHH Nhật Đức:
    – Giấy UQSD Tài khỏan ký thay kế tóan trưởng Ngô Hồng Hải
    (Ngày không hợp lệ 01/03/2010)
    7. Công Ty CP Chế Biến & DVTS Cà Mau:
    – Giấy quyết định bổ nhiệm Châu Thành Bỉnh (Kế Toán trưởng) (Bản chính)
    8. Ban QLDA XD Dân Dụng & Công Nghiệp Tỉnh Bạc Liêu:
    – Thiếu CMND : Nguyễn Văn Thăm (GĐ), Châu Hòang Đỉnh (KTT)
    9. Công Ty TNHH Tấn Phát I:
    – Thiếu giấy UQSD Tài khỏan của Nguyễn Thị Thùy Dương.
    10. Công Ty CP CBTS & XNK Phương Anh:
    – Thiếu Giấy chứng nhận đăng ký thuế (Bản chứng thực)
    – Thiếu Giấy UQSD Tài khỏan Nguyễn Văn Năm (Bản chính theo mẫu Eximbank)
    11. Công Ty CP XNK TH Gía Rai:
    – Thiếu giấy ủy quyền Dương Hữu Trung
    – Thiếu giấy ủy quyền Nguyễn Văn Beo
    12. Công Ty CP CBTS Xuất Khẩu Tấc Vân:
    – Thiếu giấy thành lập cty
    – Thiếu giấy UQ TK Huỳnh Hữu Khương
    – Thiếu giấy UQ kế tóan Huỳnh Hữu Nhân, Lý An Hòa.
    Bạc Liêu, ngày 09 tháng 12 năm 2010
    Nhân Viên
    Trần Ngọc Nhi
    This is the relative of the P.M Dung having corruption? If he cannot educate him, how can the Vietnamse P.M Dung punish corruptional bank director in Viet Nam? How can we believe in him and China?
    Đây là người nhà của thủ tướng Dũng tham nhũng còn không trị được thì làm sao thủ tướng Dũng trị được tham nhũng nước Việt Nam?
    Do làm bậy rồi tự ý rút sạch tiền lương của tôi nên tôi không có tiền đóng thuế thu nhập cá nhân. Sao tụi con cháu thủ tướng Dũng (nghi ngờ) xem thường pháp luật quá vậy?
    Làm nhân viên Eximbank là cứ tham nhũng và trừ lương nhân viên là được, cứ trừ sạch sẽ lương trong tài khoản nhân viên là được!
    3 sai phạm của giám đốc Eximbank Bạc Liêu (nghi là con cháu thủ tướng Dũng) là: 1/. Tham nhũng: làm thiếu chứng từ (có văn bản + ghi âm), 2/. Làm sai pháp luật: giấu biên bản các cuộc họp, cắt mạng kế toán: có ghi âm+ văn bản, 3/. Sửa chứng từ xóa dấu vết (có những hành động đáng nghi ngờ!)

  9. Đưa Dự Luật Phạt VN Vì Phạm Nhân Quyền Do các DB Zoe Lofgren, Loretta Sanchez…http://vn.360plus.yahoo.com/thai_hien12121981

Bình luận về bài viết này