Trung tướng Phạm Xuân Thệ: 36 năm, chuyện bây giờ mới kể

Trung tướng Phạm Xuân Thệ

Hoài Hương thực hiện

LTS: Bài phỏng vấn dưới đây được đăng trên Tuần Việt Nam ngày 29-4-2011, nhưng sang ngày 1-5 thì bị gỡ bỏ, nay xin đăng lại ở đây.

36 năm sau ngày chiến thắng 30.4.1975, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, người áp giải Tổng thống chính quyền Sài Gòn ra Đài phát thanh tuyên bố đầu hàng quân cách mạng, Đại úy Phạm Xuân Thệ ngày ấy, bây giờ là Trung tướng Phạm Xuân Thệ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, đã có một cuộc đối thoại thú vị với VietNamNet.

Ngày 14.4.2011, theo quyết định số 541, do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký, phong tặng Trung tướng Phạm Xuân Thệ danh hiệu Anh hùng lưc lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ.

Thưa ông, cảm xúc khi nhận được quyết định phong tặng danh hiệu cao quý của Nhà nước cho một quân nhân?

Rất xúc động. Được Đảng, Nhà nước cùng đồng chí đồng đội trao tặng phần thưởng cao quý mang lại vinh dự cho bản thân tôi, gia đình, quê hương và nhất là những đồng đội đã cùng tôi sát cánh trong chiến trận, cả người còn sống và người đã hy sinh.

Phạm Xuân Thệ cùng ban chỉ huy E66 bàn phương áng đánh vào Sài Gòn

Lúc nào tôi cũng nghĩ những người còn sống qua cuộc chiến tranh như chúng tôi, là đang sống cả phần cuộc đời của những đồng đội đã hy sinh. Vâng, theo như trong suy nghĩ của tôi, tất cả những người như chúng tôi trực tiếp cầm súng, trực diện chiến đấu trên trận tuyến đánh quân thù đều là anh hùng.

Trận đánh đầu tiên và trận đánh cuối cùng

Thưa ông, khi nhập ngũ và là một tân binh mang quân hàm binh nhì, ông có nghĩ cuộc đời binh nghiệp sẽ mang ông đến vị trí một vị tướng trận?

Tôi nhập ngũ vào ngày 5.8.1967, lúc đó ước mơ trở thành một sĩ quan đã là một ước mơ lớn, làm chỉ huy là ước mơ không dám mơ..Nhưng rồi qua chiến trận, qua sự trưởng thành thử thách trong chiến đấu, dần dần tôi đã được cấp trên tín nhiệm giao cho các vị trí chỉ huy lần lượt từ cấp trung đội (B phó) lên dần Đại đội (C trưởng), rồi Trung đoàn (E phó E.66), Sư đoàn (F trưởng F.304), Tư lênh Quân đoàn 2, và Tư lệnh Quân Khu 1.

Trận đánh đầu tiên trong ký ức của ông như thế nào?

Khi đó tôi mới nhập ngũ, được tăng cường vào C11, D9. Trận đánh đầu tiên vào ngày 2.5.1968, với nhiệm vụ tập kích đại đội lính Mỹ ở điểm cao 425, phía tây Khe Sanh. Đơn vị tôi sau khi tiêu diệt địch đã làm chủ trận địa, một số đơn vị rút về phía sau, riêng trung đội của tôi thì được lệnh chốt giữ. Và 2 ngày đêm ác chiến sau đó thật dữ dội vì bộ binh Mỹ tấn công hòng chiếm lại cao điểm.

Lần đâu ra trận tôi cũng rất sợ, không biết khi thấy kẻ địch mình sẽ như thế nào. Nhưng rồi khi tiếng sung vang lên khai hỏa trận chiến thì tôi không cảm thấy sợ, mà chỉ nghĩ hãy nhanh chóng phát hiện kẻ địch và tiêu diệt.

Phạm Xuân Thệ gặp Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh tại bậc cầu thang Dinh Độc Lập

Được biết ông có một biệt danh “Cơn lốc động Cô Tiên”?

À, đó là anh em trong đơn vị vui đùa và yêu mến đặt cho biệt danh. Nhưng đó cũng là một kỷ niệm chiến trận: Lần đầu tôi bị thương khắp người ở vai, cổ, tay… do đạn cối cá nhân của đối phương. Nhưng đó là trận đánh tôi không thể quên.

Ngày 2,6.1970, tiểu đoàn của tôi đã đánh tan 1 tiểu đoàn và sở chỉ huy của E56 quân Sài Gòn vừa nhảy dù xuống động Cô Tiên, bác Quảng Trị. Có thể do lúc đó ở vị trí chỉ huy, tôi đưa ra cách đánh xông xáo, táo bạo, dũng cảm và lần đầu tiên một tiểu đoàn của ta tiêu diệt gọn một tiểu đoàn của địch.. được Bộ Tư lệnh QK Trị Thiên công nhận, nên đồng đội đặt cho biệt danh.

Thế còn trận chọc thủng “Mắt ngọc” Thượng Đức?

Đây là trận đánh lớn nhất của tôi cho tới lúc bấy giờ. Tôi ở vị trí Tiểu đoàn trưởng D9. Khoảng tháng 6-7.1974, E66, F304 nhận được lệnh từ BTL Quân đoàn 2 vào mặt trận Quảng Đà, cùng các đơn vị thuộc Quân khu 5 tiến đánh và giải phóng quận lỵ Thượng Đức ở phía Tây TP Đà Nẵng (nay là huyện Đại Lộc, Quảng Nam). Thượng Đức lúc đó được Tỉnh trưởng Quảng Nam mệnh danh là “Cánh cửa thép” của Đà Nẵng, còn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của chính phủ Sài Gòn thì ví căn cứ này là “Mắt ngọc của đầu rồng”. 10 ngày chiến đấu kiên cường và ác liệt, từ 5.30 giờ ngày 29.7.1974 đến 8.30 giờ ngày 7.8.1974, ta đã làm chủ Thượng Đức. Nhưng cái giá phải trả cũng khá đắt, địch bị tiêu diệt 2000 quân, bên ta hy sinh 1.028 đồng chí.

Khuấy đục Nước Trong có phải là trận đánh cuối cùng?

Chính xác là trận đánh căn cứ Nước Trong, Long Bình là trận đánh lớn cuối cùng. Vì sau trận này, đơn vị chúng tôi tiến quân áp sát Sài Gòn, chỉ đánh lẻ tẻ trên đường. Ngày 21.4.1975, E66 được lệnh đánh chiếm cứ điểm này. Tôi được lệnh trực tiếp chỉ huy D8, đánh cầu Bình Tuy thọc vào thị xã Hàm Tân, sau 2 giờ giao tranh, ta làm chủ thị xã. Sáng 23.4.1975 đến đồn điền cao su Ông Quế cách Sài Gòn 60km, lúc này tôi mới biết đơn vị đang tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn.

E phó Phạm Xuân Thệ đưa TT Dương Văn Minh ra xe đến Đài phát thanh Sài Gòn

Theo kế hoạch tác chiến của chiến dịch, để tiến đánh Sài Gòn từ phía Đông, Quân đoàn 2 cần thành lập một binh đoàn thọc sâu, E66 cùng các đơn vị tiến đánh căn cứ Nước Trong và tổng kho Long Bình. Khi các E9, E24 đánh xong trận Nước Trong, một phần tổng kho Long Bình thì cùng E66 tiến thẳng vào nội đô TP Sài Gòn. Đích cuối cùng là Đài phát thanh Sài Gòn, Bộ Tư lệnh Hải quân quân đội Sài Gòn và Dinh Độc lập.

Chiều 27.4.1975, tôi chỉ huy D9 bộ binh lên tăng cường cho E9 tiếp tục đánh chiếm căn cứ Nước Trong. Đến trưa 28.4.1975 quân ta hoàn toàn làm chủ căn cứ Nước Trong. Đây là trận đánh quan trọng góp phần đưa các binh đoàn của ta triệt tiêu sinh lực địch, áp sát Sài Gòn.

Tiếp đó, ngày 29.4.1975, binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 gồm E66, Lữ đoàn xe tăng 203, pháo binh, công binh, đặc công và các binh chủng phục vụ chuẩn bị tiến đánh vào Sài Gòn. 17giờ ngày 29.4.1975, 400 xe của binh đoàn hành quân vào nội đô.

Sáng 30.4.1975, binh đoàn thọc sâu chiến đấu một trận ác liệt tại cầu Sài Gòn, cửa ngõ của nội đô. 11 giờ 30 phút, cờ quân giải phóng tung bay trên nóc dinh Độc lập báo hiệu phút đầu tiên của hòa bình.

Những chuyện bây giờ mới kể

Thưa ông, trong một số tài liệu tổng kết chiến dịch Hồ chí Minh có ý kiến cho rằng một số trận đánh của ta là không cần thiết, như đánh Xuân Lộc, đánh cầu Rạch Chiếc… thương vong của ta rất nhiều, mà không cần phải chiếm giữ những nơi đó ta vẫn vào Sài Gòn được. Ý kiến ông như thế nào?

Thật ra đây là vấn đề thuộc cấp cao hơn cho ý kiến vì còn nhiều vấn đề tranh cãi do cách nhìn nhận khác nhau trận đánh. Nhưng theo ý riêng của tôi, thì lúc đó, dù có 5 mũi đánh vào Sài Gòn, không mũi này thì mũi kia, song không chỉ huy cánh quân nào chịu “lùi” hay “dừng” nhường cho cánh quân khác vào Sài Gòn. Vì tất cả chiến dịch tập trung vào một mục tiêu là Sài Gòn, cũng là trận quyết chiến cuối cùng để dành toàn thắng. Ai cũng muốn vào Sài Gòn nên bất kỳ gì cản trở cho mũi tấn công của mình là phải đánh chiếm nhằm giải phóng đường tiến quân.

Lúc đó thế lực của ta đều mạnh nhưng sao lại hy sinh nhiều thế ở 2 trận chiến đó?

Ở Xuân Lộc do công tác trinh sát thiếu sót nên không báo cáo đầy đủ hỏa lực địch. Đây là nơi mà cho tới lúc đó tập trung gần như sức mạnh vũ khí của quân đội Sài Gòn và lực lượng quân đội Sài Gòn ở đây thì quyết tâm tử thủ.

Còn trận đánh cầu Rạch Chiếc, theo tôi là quân Sài Gòn đã bị dồn tới đường cùng, bất chấp lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh không được bắn nhau với quân giải phóng. Nên chúng điên cuồng chống trả, quyết giữ cây cầu vào Sài Gòn nên mới xảy ra giao tranh dữ dội ở đây với đơn vị giữ cầu.

Khi ngồi trên chiếc xe Jeep lao vào dinh Độc Lập, khi bước vào phòng khánh tiết để bắt gọn toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn, khi áp giải Tổng thống chính quyền Sài Gòn ra Đài phát thanh, khi có mặt và giám sát lúc Tổng thống Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng…ông có nghĩ lúc đó mình đã trở thành nhân vật gắn với sự kiện lịch sử kết thúc chiến tranh Việt Nam?

Không, lúc đó tôi chẳng nghĩ gì ngoài việc làm đúng nhiệm vụ cấp trên đã quán triệt khi vào chiến dịch. Trong tôi chỉ nghĩ làm sao nhanh nhất đưa được Tổng thống chính quyền Sài Gòn ra Đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân cách mạng.

Chính vì thế mà tôi không ý thức được việc phải giũ lại “vật chứng” là mảnh giấy thảo lời tuyên bố đầu hàng để Tổng thông Dương Văn Minh đọc, gây ra nhiều tranh cãi về sự kiện đó sau này. Vâng, chiều đó tôi đã tắm giặt (sau bao nhiêu ngày không được tắm), mảnh giấy nhét trong túi áo đã bị vò nát.

Ngay cả chiếc xe Jeep chiến lợi phẩm lấy ở sân bay Đà Nẵng, chở Tổng thống Dương Văn Minh ra Đài phát thanh Sài Gòn trưa 30.4.1975, sau đó mang ra Hà Nội, rồi bị hỏng, và thành đống sắt vụn bán phế liệu. Cái trong bảo tàng bây giờ chỉ là xe “phiên bản”.

Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ áp giải TT Dương Văn Minh ra Đài phát thanh Sài Gòn trưa 30.4.1975

Kỷ niệm nào ông nhớ nhất mà bây giờ mới kể vào ngày 30.4.1975?

Một kỷ niệm mà cho tới lúc này tôi cũng không hiểu tại sao lúc đó tôi lại bị mắng té tát, thậm chí bị dọa đưa ra tòa án binh. Vâng, sau khi đưa Tổng thống chính quyền Sài Gòn trở lại Dinh Độc Lập, thì lúc đó toàn bộ ban chỉ huy, bộ tư lệnh Quân đoàn 2 có mặt gồm các tướng Nguyễn Hữu An, tướng Hoàng Đan, Phó chính ủy Quân đoàn Công Trang.

Phó Chính ủy Công Trang khi thấy tôi đã quát thẳng vào mặt: “Anh ở đâu? Anh ở đơn vị nào? Ai cho phép anh tự ý đưa Tổng thống Dương Văn Minh đến Đài phát thanh? Nếu anh làm sai tôi cách chức anh, bỏ tù anh…”. Tôi tức cũng quát lại (vì không biết ông ta là ai, hồi đó không phải lính nào cũng biết mặt các chỉ huy cấp trên): “Tôi đưa Tổng thống Dương Văn Minh đi đọc tuyên bố đầu hàng, anh làm gì mà nhắng lên”. Lúc đó tôi nhìn thấy mặt ông ta rất tức giận.

May mà có sư trưởng trực tiếp của tôi là Nguyễn Ân (F.304) nói: “Nó là thằng Thệ, E phó E66. Sai đâu để sau. Cho nó về chỉ huy đơn vị”. Thế là tôi chạy một mạch ra chiếc xe Jeep, chạy thẳng về đơn vị đang đóng quân ở quân cảng Sài Gòn.

Thế rồi câu chuyện ra sao?

Tối đó, chúng tôi được ăn rất ngon, có thịt gà tươi, rượu champagne, nhưng đêm đó tôi không thể ngủ được dù rất mệt. Tôi nghĩ lại vụ buổi chiều, lo lắng không biết cấp trên xử ra sao. Sáng hôm sau, Sư trưởng Nguyễn Ân cho tôi hay, ban chỉ huy và cấp trên cho ý kiến việc tôi xử lý như vậy rất tốt. Thế là tôi thở phào, yên tâm.

Tôi vẫn chọn binh nghiệp

Có một câu nói: “Người lính nào đi qua chiến tranh cũng có một nỗi buồn”. Riêng ông có nỗi buồn nào không khi đã gần như đạt được mọi ước mơ của cuộc đời binh nghiệp?

Nỗi buồn trong tôi chính là khi nghĩ về đồng đội. Nghĩ về những trận chiến mà mình chỉ huy đã không tốt để đồng đội thương vong nhiều. Ví dụ như trận Thượng Đức, khi tôi trở lại nơi đây năm 2010, tôi đã cúi đầu tạ lỗi trước vong linh đồng đội hy sinh nơi này.

Trong chiến tranh điều gì ông cho là quan trọng nhất?

Tinh thần và sự chấp hành quân lệnh.

Với con mắt của một tướng trận, theo ông sức mạnh của một đội quân là ở đâu?

Vũ khí là quan trọng. Con người là quyết định.

Tổng thống Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng tại Đài phát thanh trưa 30.4.1975

36 năm chiến tranh đã lùi xa, có khi nào trong ông không còn nghĩ gì về chiến tranh?

Không, tôi vẫn luôn nghĩ về chiến tranh. Vì Việt Namlà một đất nước có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực, luôn ở vị thế đầu sóng ngọn gió. Vì đất nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh trong lịch sử, nên không thể không nghĩ về chiến tranh. Và hiện giờ trên thế giới, vẫn có nhiều cuộc chiến tranh đang diễn ra dù dưới nhiều hình thức khác nhau hay mục đích gì.

Nếu như Việt Nam xảy ra chiến tranh trong tương lai?

Cũng phải tùy thuộc vào đối tượng tác chiến, tùy vào thời điểm, quy mô mà ta có hình thức đáp trả. Nhưng điều quan trọng nhất đã được đúc kết từ lịch sử và trải qua thực tế hai cuộc chiến tranh chống Pháp- Mỹ, nghệ thuật quân sự của ta chính là chiến tranh nhân dân. Chính điều này kiến tạo nên chiến thắng và sẽ chiến thắng bất kể kẻ  nào dù có mạnh đến đâu.

Ông có thể nói một điều gì với những đồng đội thế hệ trẻ?

Lúc nào cũng phải sẵn sàng chiến đấu, luôn cảnh giác, không được mơ hồ ảo tưởng vào hòa bình. Phải biết vận dụng khoa học kỹ thuật, làm chủ phương tiện vũ khí hiện đại, làm chủ chiến trận, khả năng tác chiến cao, giành thế chủ động trong mọi tình huống. Luôn học tập phát huy truyền thống bảo vệ tổ quốc của cha ông các thế hệ đi trước.

Nhà báo Đậu Ngọc Đản và Trung tướng Phạm Xuân Thệ.

Nếu cho chọn lưa lại, ông sẽ chọn nghề gì?

Vẫn chọn binh nghiệp. Dù đất nước hòa bình thì vẫn cần phải bảo vệ nền hòa bình ấy thật bền vững. Vẫn cần những người lính như chúng tôi.

Ông thích được gọi là “Tướng trận” hay ..?

Tôi thích được gọi là “Cựu chiến binh”. Dù là tướng thì cũng vẫn là người lính của Quân đội Nhân dân ViệtNam.

Cảm ơn ông về cuộc đối thoại này. Chúc ông sức khỏe và chúc mừng ông được phong tặng danh hiệu anh hùng LLVTND nhân dịp kỷ niệm ngày 30.4.2011, ngày chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, Việt Nam hòa bình thống nhất./.

 Theo: VSK.

10 comments on “Trung tướng Phạm Xuân Thệ: 36 năm, chuyện bây giờ mới kể


  1. Hiệp ước Paris năm 1973 kết thúc chiên tranh nhưng không đem lại Hòa bình thực sự

    vì sau đó gần 3 triệu người dân Việt phải bỏ xứ ra đi, 1 triệu chết ngoài biển khơi,
    1 triệu người bị Việt Cộng cho đi học tập và trên mấy trăm nghìn chết sống, chết dỡ trong các trại giam của những xứ Á châu.

    Thảm cảnh của Dân tộc Việt này khiến ta nhớ đến lời nói nổi tiếng Nhà Viết Sử Tacitus phê bình Đế Quốc La Mã
    ” Đế Quốc La Mã đã tạo ra một sa mạc thế mà họ gọi đó là Hòa bình!”
    Nhà Chiến lược Clausewitz xem chiến tranh như phương tiện duy lý để thực hiện chính sách quốc gia
    Việt Cộng đã khởi động ba cuộc chiến ở Đông Dương để hoàn tất Độc lập và Thống nhất.
    Cuộc chiến thứ nhất, từ 1950 đến 1954 chống Pháp
    Cuộc chiến thứ hai, từ 1956 đến 1975, để xâm chiếm Miền Nam
    Cuộc chiến thứ ba, năm 1979để xâm lăng Cambốtchia
    Tại hai miền Nam và Bắc VN, có 3,000.000 người chết, dân và quân, không kể trên nhiều triệu bị thương tích và cửa nát nhà tan.
    Trong cuộc chiến Việt nam, Hoa kỳ có trên 58.000 quân tử thương, 300.000 bị thương, tổn thất 900 tỷ mỹ kim, chưa kể uy tín quốc tế và trong xã hội Mỹ vì cuộc chiến Việt nam nhân tâm chia rẻ trầm trọng.

    Đại Hàn, Úc, Tân Tây Lan, Phi và Thái Lan,…là đồng minh của Hoa kỳ thiệt hại gần 60.000 binh sĩ.

    “Les Héros sont Ceux qui furent grands par le Cœur.
    Anh hùng là những Con Người lớn nơi Trái tim”
    Jean-Christophe (1904-1912)
    Nhà Văn Romain Rolland (1866 – 1944 ) Nobel Văn chương 1915

    “NHẤT TƯỚNG CÔNG ĐẠI THÀNH VẠN CỐT KHÔ”
    Nhất tướng công thành vạn cốt khô và Tướng Võ Nguyên Giáp – Tướng Giáp có công hay có tội ?
    Nhất tướng công thành vạn cốt khô và Phơi thây trăm họ vì tham vọng của một người như Thành Cát Tư Hãn, Alexander Đại Đế hay Đại Đế Napoléon

    Mỗi khi xâm lược ngoại bang tàn phá Tổ Quốc Việt Nam đã và sẽ có các bậc Anh hùng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung..
    Các người CS cuồng tín THƯỜNG TÂNG BỐC : «  Đại tướng Võ Nguyên Giáp là niềm tự hào của dân tộc Việt nam » ngụy biện dẫn chứng ngay trong chính trận Điện Biên Phủ đại tướng đã ra một quyết định “khó nhất trong cuộc đời” là không áp dụng chiến thuật “biển người”, dám chịu trách nhiệm trước toàn bộ mặt trận, bộ chỉ huy và cố vấn Trung quốc.
    Theo Việt cộng, Võ nguyên Giáp cùng với Phạm văn Đồng tháng 5 năm 1940 sang Tàu tìm gặp Hồ chí Minh và được Hồ kết nạp vào đảng Cộng sản
    Theo Việt cộng, thì Giáp Đồng và Hồ chí Minh về vùng biên giới Tàu Việt lập chiến khu chống Nhật
    Sự thật Hồ chí Minh không có đóng góp gì về việc Nhật đầu hàng đồng minh mặc dầu sách cộng sản lập lờ cho người đọc hiểu Hồ chí Minh Võ nguyên Giáp cùng với Phạm văn Đồng đóng góp vào việc đuổi Nhật ra khỏi nước, giải phóng dân tộc
    Đồng Minh chiến thắng phát xít Nhật, trả lại nền độc lập cho dân tộc Việt Nam, chứ không có một lực lượng nào của người Việt nam đóng góp vào việc dành lại độc lập từ tay người Nhật.
    Võ Nguyên Giáp là người sai lầm nhiều nhất vì Võ Nguyên Giáp là người có học có bằng cử nhân luật
    Đáng lẽ trí thức xuất thân con nhà Nho giáo phải thấy những mưu mô xảo quyệt của Hồ chí Minh mà ngăn chận, đằng này Võ Nguyên Giáp bất kể luật pháp bất kể lẽ phải, bất kể đạo lý.
    Đáng lẽ Võ Nguyên Giáp ngăn cản tham vọng của Hồ chí Minh

    Lập chánh phủ liên hiệp dấu tên cộng sản đổi thành đảng lao động Việt Nam, mời các thành phần yêu nước thành phần có tên tuổi quốc tế tham gia chánh phủ. Để rồi loại trừ các phần tử này, khủng bố sát hại các phần tử này, làm những người này phải bỏ ra nước ngoài. Trường hợp vua Bảo Đại, nhà văn Nhất Linh, Nguyễn Hải Thần
    Nếu Võ Nguyên Giáp là một trí thức yêu nước yêu dân tộc thì không bao giờ có những sai lầm ti tiện như vậy. Ngay từ ngày đầu Võ Nguyên Giáp được xem là người trong bộ chính trị, tức người cầm đầu đảng, và trong một thời gian ngắn tự phong đại tướng quân đội Việt Nam và bộ trưởng quốc phòng. Vì nông cạn dại dột nghe theo xảo kế của Hồ chí Minh đàn áp khủng bố các nhóm đối lập, nên những người này chạy sang Tàu thành lập chánh quyền lưu vong rồi trở về nước biến thành phe quốc gia.

    Nếu Võ Nguyên Giáp thực sự yêu nước thì năm 1945 khi Nhật đầu hàng, Võ Nguyên Giáp thành lập một chánh quyền liên hiệp đủ mọi sắc tộc mọi khuynh hướng mọi màu sắc tôn giáo….thì trên ba triệu người Việt nam khỏi chết oan vì chiến tranh kéo dài ba mươi năm.
    Nguyễn Tuân nói “ Tôi còn sống đến ngày nay vì tôi biết sợ”
    Vì sợ quá, người đảng viên cộng sản càng lâu năm càng có kinh nghiệm càng sợ sệt cho nên lúc nào Giáp cũng không dám biểu lộ nỗi bất bình trước một chánh quyền đang xâu xé cướp bóc, đang gây nhiều tội ác

    Võ nguyên Giáp thấy được cái điều Nguyễn Tuân thấy nên luôn luôn câm miệng trước nỗi bất bình của dân chúng trước những tội ác tày trời như việc buôn bán ma túy làm hư hại cả một thế hệ thanh niên, đàn áp dân chúng không cho dân chúng được tự do phát biểu ý muốn, nhượng đất bán đất bán rừng nơi biên giới và hải đảo cho Tàu cộng, luôn luôn kìm hãm bước tiến của dân tộc….
    Đuổi thực dân Pháp ra khỏi Đông dương tất cả người Việt nam đều vui mừng, nhưng nếu không có trận Điện biên Phủ thực dân Pháp cũng lui quân vì Pháp kiệt quệ đi đến chỗ phá sản. Không riêng gì Pháp cả Âu châu đều đi vào chỗ nguy khốn. Bởi vậy kế hoạch Marchal của Mỹ đã cứu các nước Âu châu.
    Như Algérie , Pháp phải lui quân có thể biến Việt nam thành một địa bàn hoạt động kinh tế, có thể như các tư bản Pháp đầu tư khai thác các tài nguyên của Việt nam và tận dụng nhân công rẻ nhưng khéo léo của Việt nam.
    Thực dân già nua như Pháp phải nhường chỗ cho tư bản Mỹ giàu có và đang tung hoành tranh ảnh hưởng với nước Liên bang Sô viết.

    HÃY GHI NHẬN nhận xét của tướng PHÁP Marcel Bigeard và tướng Mỹ Westmoreland về Võ nguyên Giáp trong tác phẩm The Victor in Vietnam của Peter McDonald

    Theo tác gỉa Peter McDonald thì cả hai ướng PHÁP Marcel Bigeard và tướng Mỹ Westmoreland công nhận Võ nguyên Giáp là một cấp chỉ huy có tài, nắm vững binh pháp, về chiến lược chiến thuật lẫn tiếp vận… Võ nguyên Giáp có đức tính sâu sắc và biết không tái phạm lổi lầm.

    Tuy nhiên theo ướng PHÁP Marcel Bigeard và tướng Mỹ Westmoreland, Võ nguyên Giáp coi thường sinh mạng, áp dụng phung phí chiến thuật biển người, hành quân hao binh và đôi khi, quá tự tin như trong vụ tấn công Tết Mậu thân.
    Trần Quốc Tuấn nói:” Quân quý ở tinh, không quý ở nhiều!”
    Westmoreland ghi nhận:” Nếu một tướng Mỹ thí quân như thế, y bay chức trong vòng ba tuần”. Và Westmoreland than phiền:” Người lính trẻ Hoa kỳ bị thiệt thòi vì không được dư luận Mỹ ủng hộ..Quyết định của Nixon rút binh ra khỏi Việtnam làm cho Quân đội Hoa kỳ mất tin tưởng.”

    Đó là khi vấn đề được đặt dưới lăng kính lý luận. Còn thực tế thì mọi sự đã quá rõ ràng. Cái mà người ta gọi là “kháng chiến chống Mỹ cứu nước” ấy thực chất chỉ là để giúp Trung Quốc “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Hay như Lê Duẩn từng nói : “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước XHCN, cho cả nhân loại”. Nói cho rõ ra, đó là cuộc chiến giúp cho chủ nghĩa Cộng sản bành trướng xuống Đông Nam Á theo tinh thần Quốc tế Cộng sản bất chấp tinh thần dân tộc, là giúp cho Trung Cộng dễ dàng Hán hoá một Việt Nam suy yếu sau cuộc chiến tương tàn khốc liệt
    Tướng Westmoreland bàn về về tướng Võ Nguyên Giáp

    “Ông ta là một đối thủ ghê gớm …nhưng với sự thừa nhận của chính ông ta, đến đầu năm 1969, theo tôi ông ta đã mất nửa triệu quân ?
    Ông ta đã báo cáo điều này. Việc coi thường mạng người lính như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ ghê gớm nhưng nó không tạo nên một thiên tài quân sự !.”

    Để trả lời gián tiếp Westmoreland và Bigeard, Võ nguyên Giáp giải thích như sau trong hồi ức, trang 188, chỉ thị của Hồ Chí Minh :
    ” Tại Triều tiên, chí nguyện quân Trung quốc dùng chiến thuật ” nhân hải” nên đã đẩy lui quân Mỹ về vĩ tuyến 38. Trung quốc có trên 400 triệu dân mới làm được như vậy. Ta phải đánh theo cách của ta. Phải hết sức tiết kiệm xương máu của chiến sĩ. Quân không cần đông. Dân ta nghèo, quân nhiều lấy gì mà nuôi?
    Trần Quốc Tuấn nói:” Quân quý ở tinh, không quý ở nhiều!”

    Theo Võ nguyên Giáp, Pháp và Mỹ đã thua tại VN vì xem thường Quân dội Nhân dân và thẩm lượng sai quyết tâm của dân tộc Việt. Vì kém hỏa lực nên Võ nguyên Giáp phải lập thăng bằng với quyết định tận dụng nhân lực, không có cách nào khác.


    Trên trang 218 trong hồi ký Đánh trận Điện Biên Phủ, Võ nguyên Giáp viết phê bình về Tướng Pháp De Lattre như sau:

    ” Đờ-Lát không chỉ vực dậy một bước tinh thần quân đội viễn chinh với những lời động viên mà còn đã giành được lòng tin của binh lính vì biết tập trung lực lượng nhanh chóng vào những điểm nóng, biết chấp nhận những thiệt hại nhỏ, kiên quyết khước từ giao chiến với ta trong những điều kiện bất lợi. Đờ-Lát đã phát huy tối đa sức mạnh những binh khí, kỹ thuật hiện đại để ngăn chặn ta trong đánh vận động cũng như đánh điểm. Và không phải chỉ có chừng ấy.

    Trong hoàn cảnh lúng túng của chính quyền Pháp, với uy tín cá nhân và những kinh nghiệm dày dạn của mình, viên tướng năm sao này đang thực thi tất cả những điểm trong kế hoạch Rơve (tức tướng Revers) trước đây, một kế hoạch đã được ta đánh giá là thực tế và nguy hiểm”.

    Sánh với các tướng Pháp và Mỹ, Võ nguyên Giáp có một điểm lợi vô song là Võ nguyên Giáp trực tiếp và tham gia trên 36 năm trong kế hoạch quân sự lẫn chính trị với cương vị tư lệnh tối cao và Ủy viên của cơ cấu đầu não CSVN.

    Tại VN lúc đó, không có tự do báo chí và truyền thông, không có truyền thanh lẫn truyển hỉnh được xem như xa xí phẩm trong thời chiến nên dân chúng không thể mục kích tận mắt những chết chóc và tổn hại trên chiến trường.

    Theo tác giả McDonald trong tác phẩm The Victor in Vietnam
    Đây là điều đáng tiếc ! Vì với kiến thức sẵn có, đáng lý Võ nguyên Giáp phải nhận thấy những vấn đề khó của chế độ và góp đề nghị giải quyết. Võ nguyên Giáp thích độc thoại, đôi khi trầm ngâm , không thố lộ bất mãn ngay đối với Lê Duẫn và Lê Đức Thọ và khi nhận đàm thoại, không có ý kiến gì mới mẻ và độc đáo.
    Theo tác giả McDonald trang 345 của tác phẩm The Victor in Vietnam
    Về thời cuộc bên ngoài, Võ nguyên Giáp tuyên bố vô thưởng, vô phạt:
    ” Chúng tôi muốn sống hòa bình và thân ái với tât cả quốc gia trên thế giới.”

    MacDonald ghi nhận Võ nguyên Giáp có hai tình yêu tối thượng: Tổ quốc Việt Nam và Xã hội chũ nghĩa.
    MacDonald kết thúc tác phẩm mình với một nhận xét bi thảm:
    ” Võ nguyên Giáp vẫn còn trung thành một cách nô lệ mù lòa với Thánh kinh Marx -Lenin-Hồ. Niềm tin mà Võ nguyên Giáp Giáp sùng bái nay không còn được tin tưởng !
    (The faith Giáp believes in is discredited !)”

    “NHẤT TƯỚNG CÔNG ĐẠI THÀNH VẠN CỐT KHÔ”

    Chiến thắng Điện biên phủ chỉ có giá trị ẢO tạo ra tiếng vang chiến thắng một đế quốc có một quá khứ hùng mạnh, tướng Võ nguyên Giáp rất có tài điều khiển chiến trận nhưng phải hi sinh hàng mấy chục ngàn thanh niên Việt Nam “NHẤT TƯỚNG CÔNG ĐẠI THÀNH VẠN CỐT KHÔ” như thế Võ nguyên Giáp trả một giá quá đắc và tàn nhẫn

    Về quân sự, Võ nguyên Giáp luôn luôn theo chiến thuật thường áp dụng của Mao trạch Đông. Đó là chiến thuật biển người. Chiến thuật này được áp dụng ở chiến tranh Triều tiên Mao đã thí một triệu thanh niên gia đình bần nông để thi đua với vũ khí của Mỹ.
    Theo Mao muốn thắng trận điều đầu tiên là đừng tiếc mạng sống của lính. Giáp nắm được bí quyết đó nên phần nhiều thắng trận. Như thế Võ nguyên Giáp cũng như đồng bọn lúc nào cũng xem mạng sống rất nhẹ nếu có chết đó là một vinh dự chết cho đảng cho lãnh tụ. Để bù lại cho đám thanh niên phải bỏ mạng “NHẤT TƯỚNG CÔNG ĐẠI THÀNH VẠN CỐT KHÔ” thì Võ nguyên Giáp sống trăm tuổi Phạm Văn Đồng trên 90 tuổi
    Tuy còn làm bộ trưởng quốc phòng nhưng cuộc chiến thắng năm 1975 chiếm trọn miền Nam Việt nam, vai trò Văn tiến Dũng nổi bật lấn át hình bóng người hùng Điện Biên. Võ nguyên Giáp lui vào bóng tối âm thầm lo đến mạng sống, vì hơn ai hết, Võ nguyên Giáp hiểu nội bộ của đám lãnh đạo cộng sản tranh giành địa vị quyền lợi
    Những cuộc tranh giành ở các nước đàn anh Liên bang sô viết, Trung quốc, các nước Đông Âu….là những bài học không bao giờ Võ nguyên Giáp dám quên.
    Tội chống đảng đồng nghĩa với tội chết, nên phe ưu thế trong Đảng bảo gì thì Võ nguyên Giáp ngoan ngoản nghe theo không dám yêu cầu xét lại. Vì thế từ bộ trưởng quốc phòng đưa sang làm phó thủ tướng coi về khoa học kỷ thuật Võ nguyên Giáp ngoan ngoản vâng lời
    Từ một Võ nguyên Giáp cả thế giới đều biết danh, thế mà đảng điều qua làm quản lý việc sinh đẻ có kế hoạch vào năm 1983 Võ nguyên Giáp vẫn ngoan ngoản tuân hành cho là một đại thắng lợi nhờ đảng vĩ đại nhờ giai cấp công nông tiên tiến, Võ nguyên Giáp nhận một công tác vô cùng quan trọng về việc cầm quần chị em ta cầm vành khuyên chị em ta
    Đồng chí của Võ nguyên Giáp hành hạ Võ nguyên Giáp và cả hai đều là tiểu nhân
    Nhớ Việt Câu Tiển ngày xưa nếm phân của vua Ngô phù Sai. Việt câu Tiển chịu nhục để phục quốc xây dựng nghiệp lớn, còn đại tướng Võ nguyên Giáp chiến thắng Điện Biên vì sợ chết nên chịu nhục.
    Võ nguyên Giáp không chết phải mở mắt xem gần đây đảng cộng sản mà suốt đời Võ nguyên Giáp cúc cung thờ phụng kêu gọi “ chống Mỹ cứu quốc” nay đua nhau xin làm tôi tớ cho « đế quốc Mỹ ».

    Võ nguyên Giáp mở mắt để thấy các đồng chí trong bộ chánh trị của đảng Võ nguyên Giáp thờ phụng, biến thành những tay tư bản đỏ vì tham nhũng vì ăn cướp ruộng đất nhà cửa của dân chúng. Vì đồng tiền ăn cướp nên sống xa hoa tội ác chưa từng có trong lịch sử xã hội Việt nam.
    Võ nguyên Giáp không chết phải mở mắt xem một xã hội đồi trụy đến cùng cực : mãi dâm gái điếm, trộm cướp, ăn chơi xì ke ma túy …chưa bao giờ nhiều bằng hiện nay, chẳng những ở chốn độ thị lớn mà còn nhan nhản ở thôn quê đồng ruộng, tiến bộ đến nỗi ở miền thượng núi rừng heo hút vẫn có những ổ điếm do cán bộ đảng khai thác.
    Võ nguyên Giáp phải mở mắt thấy cuộc sống của người lao động lầm than đến thế nào. Có người phải bán máu để mua gạo cho con. Học sinh bỏ học vì không tiền đóng học phí. Bỏ học để theo cuộc sống lưu manh cướp giật hư hỏng ở các đô thị.

    Võ nguyên Giáp phải mở mắt để thấy các cấp chánh quyền các cấp cán bộ đảng thông suốt đường lối mới, tham nhũng , ăn cướp đất ruộng của dân làm giàu, tạo một cuộc sống xa hoa cách biệt quá xa với giới lao động cần cù.
    Võ nguyên Giáp mở mắt để thấy đám thiếu nữ thất thế trong xã hội phải đi làm điếm ở nước ngoài để có cuộc sống khá hơn và giúp đỡ gia đình đang đói khổ ở quê nhà.
    Võ nguyên Giáp phải mở mắt thấy nền giáo dục phá sản cùng cực trở thành nền vô giáo dục. Nạn bán bằng cấp tràn lan muốn tiến sĩ có tiến sĩ muốn cử nhân có cử nhân. Có thể nói không có giá trị bằng một phần trăm so với nền giáo dục của thực dân Pháp đặt ra ở Việt nam trước 1945 mà Võ nguyên Giáp đã học, đã thành danh, và đã lên án đó là nền giáo dục ngu dân.

    AI nổi danh Hèn tướng bằng VÕ NGUYÊN GIÁP chỉ là NGÀN NĂM BIA MIỆNG

    LỊCH SỬ và VIỆT SỬ luôn luôn CÔNG BẰNG

    Thượng bất chính, hạ tất loạn. TỪ NGAY

    TRẦN DÂN TIÊN & HCMeo đã LƯU MANH HÓA chính trường Việt Nam từ trước 1945 …thì dẫn đến bọn LÊ ĐỨC ANH hiệp ước THÀNH ĐÔ 1991 bán Nước, LÊ KHẢ PHIÊU nhượng Biển đảo , đất liền ẢI NAM QUAN , nửa Thác Bản Giốc và đến thằng TRỌNG ‘lú’ miệng quan, trôn trẻ
    LÀ ĐIỀU dễ hiểu



    Những phát ngôn ngớ ngẩn của NGHỊ GẬT Trần Tiến Cảnh

    Bác Mao không ở đâu xa,
    Bác HỒ ta đó chính là Bác Mao.
    Chế Lan Viên


    CỨ nhìn CÁO HỒ ôm hôn LÃO mao xếnh xáng BÉP PHÌ mà tởm
    Bác Mao không ở đâu xa,
    Bác HỒ ta đó chính là Bác Mao.
    Chế Lan Viên
    RẤT TIẾC có những con Người khí phách dũng cảm THẾ NÀY ĐÂY

    thì TRẦN DÂN TIÊN & HCMeo và đồng bọn đã BẮT GIAM NGỤC !!!!!

    TRUNG TÁ Trần Anh Kim
    NHÂN CÁCH gấp triệu 1.000.000 lần
    nhân cách Đại tướng VÕ (không còn) NGUYÊN GIÁP
    “NHẤT TƯỚNG CÔNG ĐẠI THÀNH VẠN CỐT KHÔ”
    tướng Giáp NHỜ SỰ HY SINH của hàng triệu Chiến sĩ HY SINH …có lẽ ngày nay thấy Đất Nước thế này CHẮC CHẮN Vong Linh Vong hồn hàng triệu Liệt sĩ CHẮC VÔ CÙNG buồn lắm !!!!!!!!!!!!!!


    Anh Hùng Trần Anh Kim Thời chống Tàu – Tù nhân Lương tâm vì Dân chủ
    =============================================
    Thân tặng Tù nhân Lương tâm bất khuất đang trong tù ngục Cộng sản vì Dân chủ và Tự do của Tổ Quốc Việt Nam ….

    Anh trọn đời vì Nước vì Dân
    Ý thức viễn kiến trằn trọc trở trăn
    Bất khuất chấp nhận mất Tất cả
    Niềm tin sắt đá như Bảo kiếm trần
    Hiên ngang bước vào ngưỡng tù ngục
    Làm Tấm gương cao Vệ Quốc quân
    Giữa Mùa Giáng Sinh trân trọng nhớ
    Tù nhân Lương tâm bạt ngàn Xuân

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    LÀM DÂN CHỦ thật sự LÀ XÂY DỰNG Xã hội Dân sự , Luật pháp công bằng như Tổng thống Pháp CHIRAC vừa bị tù tro 2 năm HAY con ruột của Tổng thống Pháp MITTERRAND là VỊ TỔNG THỐNG tầm cỡ LỚN của PHÁP chỉ sau De Gaulle

    và bà DANIELLE MITTERRAND là VĨ NHÂN còn vượt tầm ảnh hưởng của chồng bà …..thế mà tay Jean-Christophe Mitterrand vẫn bị kết án tù !

    ẨN SỐ của phong tào Dân chủ Việt Nam nằm trong SỐ NHÀ hoạt động DÂN CHỦ …nhưng sau khi BA LAN sụp thì lòi RA RẤT NHIỀU thằng hoạt động DÂN CHỦ “cuội” NẰM VÙNG ngay cả đến 50 % trong lãnh đạo CÔNG ĐOÀN ĐOÀN KẾT ….Bọn CS lưu manh ĐANG TRÁ HÌNH thành ÁC QUỶ đội lốt DÂN CHỦ để tiếp tục HỦY DIỆT Tương lai TỔ QUỐC VIỆT NAM sau Thời Hậu CS và Thời Hậu Tư bản ĐỎ …………

    Vaclav Havel quan tâm bảo vệ số Việt Kiều ở Tcheque và giúp đỡ họ ra được hai tờ báo đấu tranh cho Tự do Dân chủ.

    Vaclav Havel là người đầu tiên công khai ủng hộ khối 8406 của Việt Nam.

    Sự thật và Tình yêu phải chiến thắng dối trá và hận thù.

    Tổng Thống & Triết gia Vaclav Havel

    Cuộc chiến đấu vì Tự do và Dân chủ của Havel là không thể quên, giống như tính Nhân văn cao cả của ông

    Thủ tướng Đức Angela Merkel

    QUỐC TÁNG Vaclav Havel có nhiều Lãnh đạo thế giới

    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cùng chồng, cựu tổng thống Bill Clinton, có mặt.
    Tổng thống Pháp và Đức cũng đến cùng Thủ tướng Anh David Cameron.
    Người cùng thời, nhà đối kháng và sau này là tổng thống Ba Lan, Lech Walesa, có mặt cùng các lãnh đạo hiện nay của Đông Âu.
    Quan tài của ông Havel đã được đặt ở Lâu đài Prague trong nhiều ngày để hàng ngàn người đến viếng.

    Kể từ khi qua đời ông Vaclav Havel nhận được rất nhiều lời ca ngợi của các lãnh đạo và trí thức quốc tế.

    Chỉ riêng sự có mặt của Đức Giáo Hoàng Benoit XVI, các nguyên thủ quốc gia như : Sarkozy, Cameron và các Nhà Ngoại Giao , nhà chính trị đủ mọi mầu sắc như Madeleine Albrigt, vợ chồng cựu tổng thống Bill Clinton, thậm chí cả những đối thủ chính trị cũng đều tề tựu đông đảo về Praha

    để chào tiễn biệt Vaclav lần cuối

    Vaclav Havel là người Anh hùng Cách mạng Nhung chống Chủ nghĩa Cộng sản thắng lợi

    Vaclav Havel là nhà phiêu lưu mạo hiểm cho Dân chủ , nhà Nhân văn tiên tri cởi mở và sáng suốt nhất

    Sự dũng cảm và cái nhìn tiên tri sáng suốt của Vaclav Havel có thể làm lay chuyển cả núi đá

    Trưa hôm qua thứ sáu , 23 tháng 12 năm 2011 cả thế giới không cộng sản đều hướng về Praha , thủ đô nước Cộng Hòa Tcheque để tiễn đưa một con người nghệ sỹ-chính trị gia vĩ đại nhất thế kỷ XX, tác giả của cuộc Cách Mạng Nhung lật đổ chủ nghĩa cộng sản độc tài không bằng bạo lực, bằng trả thù mà bằng TÌNH YÊU VÀ SỰ THẬT.

    Tình yêu và Sự Thật sẽ chiến thắng dối trá và hận thù đó mà sau này khi chỉ còn là tổng thống có một nước Tcheque (từ 1992 đến 2003), ông vẫn được nhân dân hai nước mới tách rời coi ông như người có công lớn trong Cuộc Cách Mạng Nhung , không một tiếng súng , không trả thù, không tính sổ nhau để cùng sống trong TÌNH YÊU VÀ SỰ THẬT !

    Vì Vaclav Havel sống cùng một lúc hai kiếp Người vạn kiếp Người bình thường lẫn Vĩ nhân Danh nhân cũng không chê rượu bia Người đẹp nhưng trong Đạo đức và Luật pháp cho phép và sự thỏa thuận của Người đẹp sau khi vợ ông qua đời ….

    VÕ NGUYÊN GIÁP chết

    chắc LẠI 1 LŨ VÔ LOẠI cắc kè kỳ nhông VIỆT GIAN như LÊ CHIÊU THỐNG nguyễn chí vịnh LÊ Hồng Anh 2 tên TRÙM SÒ VIỆT GIAN đầu sỏ được chính HỒ CẨM ĐÀO và TẬP CẬN BÌNH tuyển chọn

    như LÊ CHIÊU THỐNG nguyễn chí vịnh ĐỘC điếu văn trước quan tài PHẠM XUÂN ẨN ….để lấy tiếng mua danh DỄ NÚP BÓNG TRÙM SÒ VIỆT GIAN đầu sỏ được chính HỒ CẨM ĐÀO và TẬP CẬN BÌNH và tập đoàn BẮC KINH tuyển chọn LÊ CHIÊU THỐNG nguyễn chí vịnh

    VÕ NGUYÊN GIÁP chết

    sẽ có BI HÀI KỊCH như ten tội đồ Dân tộc TRẦN DÂN TIÊN & HCMeo như cha con KIM NHẬT THÀNH Kim Chính Nhật bên Triều Tiên BẮC HÀN …. khóc lóc của MỘT BỌN đạo đúc giả CÀY hèn mạt giòi bọ ….

    Ngay ĐỒNG CHẤY chúng hãm hại lẫn nhau ….VÕ NGUYÊN GIÁP viết kiến nghị lên kiến nghị xuống CHÚNG VỨT VÀO cầu tiêu BỂ PHỐT phân sân bay quốc tê NỘI BÀI

    TỔ QUỐC VIỆT NAM chưa bao giờ VÔ CẢM VÔ NHÂN VÔ TÌNH như thế


    Hậu quả Cộng sản – cuộc phá sản toàn diện !
    ==================================

    Một niên kỷ Bắc thuộc bạo tàn

    Một thế kỷ thuộc địa dã man

    Dân Việt còn anh hùng bất khuất

    Năm thập kỷ Cộng sản ghé ngang

    Chúng hủy hoại tất cả truyền thống

    Nhân bản bao dung dũng khí tan

    Trí ngủ cung văn thi nô thỏ cáy

    Bi hài kịch vĩ đại Nước Nam !

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    TỔ QUỐC VIỆT NAM chưa bao giờ VÔ CẢM VÔ NHÂN VÔ TÌNH như thế …ĐẠI HIỂM HỌA mất Nước như TRIỆU TẤN tỉ tấn TREO ĐẦU SỢI TÓC MAI ….

    ĐẠI HÁN không mất 1 viên đạn

    May thay có các TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM

    Đỗ Thị Minh Hạnh, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hòang Hải, Phạm Thanh Nghiên, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Hùynh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ…..

    và tất cả Tù nhân Lương tâm vô danh khác 

    đã may ra thức tỉnh VÔ CẢM VÔ NHÂN VÔ TÌNH của hàng triệu bọn tiêu thụ HÀNG DỎM hàng giả HÀNG NHÁI đi xe gắn máy, đầu đội mũ bảo hiểm, điện thoại di động cầm tay, nội y …TẤT CẢ đều MADE IN CHINA …VÔ CẢM VÔ NHÂN VÔ TÌNH
    qua lại nhìn hai biểu ngữ dành cho LS Cù Huy Hà Vũ

    CHỒNG TÔI VÔ TỘI

    ANH TÔI VÔ TỘI

    Sao dÂN vIỆT mình BÂY GIỜ HÈN NHÁT nhu nhược dến thế so với DÂN TỘC ANH HÙNG SYRIA chết hơn 10,000 người vẫn LAO LÊN chống xe tăng chống làn đạn độc tài


    Nỗi buồn hàng năm Quốc Hận lại tràn về
    ======================

    Hàng năm Quốc Hận lại về
    Tháng Tư oan nghiệt não nề tâm can
    Ngày Ba mươi lệ ly tan
    Nước Non từ đấy điêu tàn lưu vong
    Triệu đồng bào quyết một lòng
    Giã từ Quê Mẹ long đông lưu đày
    Tháng Tư gẫy súng buồn thay
    Trại tù cải tạo đọa đày trần gian
    Mọc như nấm độc bạo tàn
    Tháng Tư huyết lệ dâu tang Quê Nhà
    Trùng khơi hải tặc phong ba
    Đứng đầu sóng cả chiều tà biển giông
    Hải trình Tự Do mênh mông
    Nhìn về Quê Mẹ ngàn trùng đã xa

    Tháng Tư buồn hận thương ca
    Tháng Tư xương trắng Nước Nhà tang thương
    Tháng Tư Quốc Hận đọan trường !
    Phi nhân chủ nghĩa máu xương bội tình
    Tháng Tư chưa dứt Chiến chinh ?
    Tháng Tư một lũ âm binh hiện hình
    Vùng Kinh tế Mới mà kinh !
    Đọa đày tang tóc bất bình gieo cao
    Tháng Tư phản bội tào lao !
    Tháng Tư Quốc Hậnmãi vào Sử xanh
    Ba mươi Trừ tịch bất lành
    Cả Tòan Dân tộc thất thanh rụng rời
    Kỷ niệm buồn ! Ký ức ơi ?
    Nỗi đau còn đó một Thời chưa quên ! …
    Đất Mẹ như thể xóa tên !
    Lòng Dân nghiêng ngả miếu đền tang hoang

    Bạo tàn chuyên chính nghênh ngang
    Lý tình thua kém lỡ làng
    Cướp thành dễ hơn chinh phục dân gian
    Nếu như …không có bẽ bàng Tháng Tư !…

  2. Có lẽ bài báo bị rút xuống một phần vì chi tiết sau đây trong bài của cộng tướng Phạm Xuân Thệ:

    Tại sao lại tấn công Thượng Đức tháng, 6-7/1974 vì Hiệp định Paris đã có hiệu lực từ 27/1/1973. Phạm Xuân Thệ quá hăng say nói về “chiến công xâm lăng” Miền Nam của ông ta nên “mất cảnh giác” để lộ dã tâm xâm lăng Miền Nam mọi nơi, mọi lúc của Việt cộng; tất cả những hiệp ước, thỏa thuận chỉ là những mảnh giấy vô nghĩa đối vối cộng sản Hà nội.

    Đúng là “gian mà không ngoan,” và “cây kim trong bọc có ngày lòi ra” vì láo khoét là bản tính của cộng sản.
    —————————-

    “Thế còn trận chọc thủng “Mắt ngọc” Thượng Đức?

    Đây là trận đánh lớn nhất của tôi cho tới lúc bấy giờ. Tôi ở vị trí Tiểu đoàn trưởng D9. Khoảng tháng 6-7.1974, E66, F304 nhận được lệnh từ BTL Quân đoàn 2 vào mặt trận Quảng Đà, cùng các đơn vị thuộc Quân khu 5 tiến đánh và giải phóng quận lỵ Thượng Đức ở phía Tây TP Đà Nẵng (nay là huyện Đại Lộc, Quảng Nam). Thượng Đức lúc đó được Tỉnh trưởng Quảng Nam mệnh danh là “Cánh cửa thép” của Đà Nẵng, còn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của chính phủ Sài Gòn thì ví căn cứ này là “Mắt ngọc của đầu rồng”. 10 ngày chiến đấu kiên cường và ác liệt, từ 5.30 giờ ngày 29.7.1974 đến 8.30 giờ ngày 7.8.1974, ta đã làm chủ Thượng Đức. Nhưng cái giá phải trả cũng khá đắt, địch bị tiêu diệt 2000 quân, bên ta hy sinh 1.028 đồng chí.”

  3. Đã không có nhân quyền, sỉ nhục phụ nữ, làm sai pháp luật tự ý cắt mạng kế toán, họp thì giấu biên bản, phân công người này làm sai nhưng bắt người khác chịu trách nhiệm và đổ tội cho dân oan. Đã vậy, còn thách thức em và mọi người làm gì được tụi nó không?
    http://vn.360plus.yahoo.com/thai_hien12121981

  4. Phạm xuân Thệ là người của chiến trường đúng nghĩa!
    Nhưng lên tướng quân khu, về hưu rồi; vẫn mang bệnh dóc láo như thường!
    Cuối tháng 7, đầu tháng 8/1974, Thệ là đại úy tiểu đoàn trưởng TĐ9, E66, F304( Điện Biên) đánh Thường Đức.
    Trận nầy, TĐ9 của Tuệ gần như tan nát cả, thiệt hại nặng nhất!
    Bắc quân chết khoảng 2000 quân, bị thương khoảng 5000
    (trong tổng lực lượng của khoảng 3 sư đoàn).
    Nam quân(VNCH) chết khoảng 500, bị thương khoảng 2000 (tổng hợp các dữ liệu trên internet).
    Tuệ lại láo là:
    “… 10 ngày chiến đấu kiên cường và ác liệt, từ 5.30 giờ ngày 29.7.1974 đến 8.30 giờ ngày 7.8.1974, ta đã làm chủ Thượng Đức. Nhưng cái giá phải trả cũng khá đắt, địch bị tiêu diệt 2000 quân, bên ta hy sinh 1.028 đồng chí… “

  5. Ngư dân việt nam lạy hải quân trung quốc TRONG VÙNG BIỂN lãnh hải của TỔ QUỐC !!!

    Các đồng chí CẢNH SÁT BIỂN hải quân biên phòng của Trung tướng Phạm Xuân Thệ ĐI ĐÂU MẤT RỒI ????

    Hàn Quốc bắt 9 ngư dân du thủ du thực Trung Quốc

    Ngư phủ Trung Quốc tấn công tuần duyên Hàn Quốc khi bị chận bắt vì đánh cá trái phép

    4 lính tuần duyên Nam Hàn bị thương trong cuộc đụng độ với thủy thủ Trung Quốc

    Từ diễn biến của vụ này và mấy vụ trước, có thể đoán ra được mức độ ngư dân Trung Quốc ngang nhiên đánh bắt hải sản trái phép trên vùng biển của VN ra sao

    Thêm thực tế tin tức trên báo chí LỀ PHẢI hầu như im vắng thì đoán được thái độ nhu nhược trong việc xử lý của phía chính quyền VN tới đâu.

    Nếu còn hồ nghi thì xin trở lại XEM VIDEO sau :

    Vụ cả trăm công nhân TÀU KHỰA làm loạn, đánh đập dân Việt ta năm 2008 mà tới giờ không nghe có bị xử lý hay không.

    Gần đây nhất là 2 chiếc tàu hút bùn TQ xâm phạm, bị bắt giữ từ hơn một tháng trước, giờ chưa nghe tin tức gì.

    Trung tướng Phạm Xuân Thệ NGHĨ GÌ ???? HY VỌNG ai đó CHUYỂN Ý KIẾN NÀY cho Trung tướng Phạm Xuân Thệ

Bình luận về bài viết này