Vết thương ngày 30 tháng 4

Nguyễn Gia Kiểng

“…Ngày 30 tháng 4, 1975 đã có thể là một ngày vui lớn của dân tộc, một ngày khởi hành vào một kỷ nguyên của tình anh em tìm lại, của cố gắng chung và của thành công chung…”

Tôi biết X từ đầu thập niên 1960 tại trường Chu Văn An. X nổi tiếng học giỏi. Sau đó X đi du học Mỹ, tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, rồi về nước dạy đại học và làm tổng giám đốc một công ty, cưới vợ đẹp, thông minh và thuộc gia đình lớn. Nói chung là một cuộc đời hoàn toàn thành công. Không bằng X nhưng tôi cũng khá may mắn. Ngày 30 tháng 4, 1975 đã ập tới, đánh một dấu chấm hết tàn bạo lên sự nghiệp của chúng tôi và kéo chúng tôi xuống vực thẳm.

Khi tôi đi cải tạo về, tôi lại gặp X, được trả tự do cách đó ít lâu. Chúng tôi làm cùng một cơ quan và ngồi cùng một phòng. Trong hơn một năm liền, hai đứa cả ngày gặp nhau và tâm sự. Chúng tôi theo đuổi cùng một dự định là vượt biên, nhưng còn chia sẻ với nhau một dự định khác to lớn hơn nhiều là thay đổi dòng lịch sử. Quyết tâm của chúng tôi là ra đi để tìm đường cứu nước chứ không phải để mưu tìm cuộc sống tiện nghi cá nhân.

Thời thế tạo anh hùng, một thư sinh như X mà hoàn cảnh đẩy đưa tới những thành tích khó tưởng tượng. Có lần trong hai ngày X bị bắt ba lần và đều vượt ngục được. Lần áp chót, X tổ chức đánh cướp một chiếc tàu nhà nước nhưng thất bại, bị bắt và trèo tường vượt ngục ngay tại Sài Gòn. Tôi phải giúp X lẩn trốn và tìm đường cho X vượt biên thoát vòng truy nã của công an. Ðang loay hoay thì X cho hay đã tìm được một chuyến đi. Và lần này X đi lọt. Tôi nhận được thư báo tin mừng khoảng một hai tuần sau đó. Ðó là cuối năm 1980.

Tôi kể câu chuyện này dài dòng như vậy chỉ để nói lên một điều: chúng tôi rất gắn bó với nhau và những kỷ niệm của chúng tôi chỉ có thể là sống để bụng chết mang theo.

Hai năm sau tôi cũng ra được nước ngoài và không hề nghe ai nhắc đến X. Tôi vốn đã ngạc nhiên ngay từ khi còn ở Việt Nam vì thấy X bặt tăm luôn. Tôi xin được địa chỉ của X nhưng không liên lạc, chờ tìm hiểu xem tại sao có sự bỏ cuộc đó. Tôi đánh mất địa chỉ X mấy lần, xin lại được, rồi lại để đó. Cho tới gần đây tôi quyết định gọi điện thoại cho X. Ðiều tôi không thể ngờ là X hoàn toàn quên tôi, kể cả tên! Tôi cố nhắc lại những kỷ niệm ngày xưa, X chỉ còn nhớ mang máng. Tôi biết X không nói dối, hắn quên thực, hắn cố nhớ mà không được. Nhưng X không hề mất trí, hắn đang giữ một chức vụ quan trọng, lương cao, trong một công ty kỹ thuật hiện đại. Hắn chọn ở một thành phố không có người Việt và không tìm gặp một người Việt nào. Chắc chắn đã phải có một chấn động ghê gớm, kinh khủng đến nỗi X quyết định quên hết, kể cả tổ quốc Việt Nam mà trước khi ra đi hắn coi như là một lý tưởng để phục vụ. Ðiều cũng chắc chắn là chấn động kinh khủng đó đã không, hay ít nhất không hoàn toàn, xảy ra trong lúc vượt biên, bằng cớ là khi đến nơi X vẫn còn viết thư về cho tôi. Phải hiểu rằng chính khi đã bình tĩnh ngồi ôn lại đời mình, X đã thấy tất cả đều vô nghĩa và lấy quyết định xóa bỏ quá khứ.

Ê chề như nhau

Ngày 30 tháng 4, 1975 đã không đến trong niềm vui thống nhất đất nước, hòa giải và hòa hợp dân tộc mà mọi người mong ước. Sau ngày 30 tháng 4, 1975, tôi đã nói với các cộng sự viên của mình là một trang sử vừa lật qua, có những lúc phải chống nhau nhưng cũng có những lúc phải cố gắng để bắt tay nhau xây dựng đất nước. Tôi chấp nhận thất bại và bằng lòng trả giá cho sự thất bại đó bằng cách từ đây không đòi hỏi bất cứ một vinh dự nào. Tôi chỉ còn một tham vọng làm được một vài điều lợi ích cho đất nước trong vai trò của một chuyên viên. Nhưng chỉ vài ngày sau tôi hiểu là ngay cả cái ao ước rất tầm thường đó cũng không thực hiện được. Những loa phóng thanh đặt khắp đường phố suốt ngày phát ra những bài vừa đắc thắng vừa miệt thị. Mọi chức vụ tại các công sở, nhà thương, trường học đều bị xóa bỏ, mọi thâm niên công vụ, hưu bổng, trợ cấp phế tật cũng đều bị xóa bỏ. Các xí nghiệp tư cũng được “tiếp thu”. Thanh thiếu niên diện “ngụy quân ngụy quyền” bị đuổi khỏi trường học. Các đường phố, trường học mang tên những danh nhân miền Nam được đổi thành những đường mang tên liệt sĩ cộng sản, có khi chỉ là những tay khủng bố rất tầm thường. Sài Gòn cũng mất tên. Người chết cũng không yên, tượng tử sĩ ở nghĩa trang quân đội cũng bị giật sập. Khoai mì từ đây phải gọi là sắn, bắp là ngô, heo là lợn, nhà bảo sanh là nhà đẻ, hay xưởng đẻ. Người miền Nam mất tài sản, địa vị và vai trò. Miền Nam mất ngôn ngữ, mất tên và mất cả căn cước. Ðây không phải là một cuộc thống nhất, mà là một cuộc chiếm đóng. Hòa giải và hòa hợp dân tộc được hiểu một cách giản dị là tha chết cho kẻ chiến bại.

Cho tới nay vẫn còn một số rất đông người cho là đảng cộng sản không hiểu gì về tổ chức của xã hội miền Nam khi bắt các sĩ quan biệt phái đi học tập cải tạo trong khi trên thực tế họ đã giải ngũ và chỉ là những người dân sự mà thôi. Làm sao đảng cộng sản lại không hiểu? Họ hiểu, và họ hiểu rất rõ tổ chức của miền Nam. Nhưng chính sách tập trung cải tạo nhắm một mục đích khác: đánh gục vĩnh viễn miền Nam. Những sĩ quan biệt phái không bị bắt giam vì đã bị coi lầm là sĩ quan hiện dịch, họ bị tập trung cải tạo vì họ đã được huấn luyện quân sự và có khả năng chỉ huy một đơn vị quân đội. Bắt giam họ là để tiêu diệt mọi tiềm năng chống đối. Cũng không phải chỉ có họ, tất cả viên chức từ cấp phó giám đốc trở lên, rồi đến các doanh nhân có một chút tầm vóc và các văn nghệ sĩ, nói chung là tất cả những ai có thể có một vai trò lãnh đạo trực tiếp hay gián tiếp, dù là chính trị, quân sự, kinh tế hay văn hóa. Mục đích của chính sách cải tạo là để tiêu diệt đại bộ phận thành phần tinh nhuệ và trí tuệ của miền Nam. Không tàn sát, nhưng đập tan ý chí bằng cách đày đọa, và nhất là làm nhục.

Kế hoạch này không thể không thành công. Những năm dài tù tội đói khổ, sự thèm thuồng cục đường, trái chuối, củ khoai, miếng cơm cháy, và việc cất giấu đồ thăm nuôi, trùm chăn ăn lẻ làm con người mất sự tự trọng, hay ít nhất sự kính trọng lẫn nhau. Những đêm trằn trọc thương con, xót vợ. Những buổi “làm việc” ê chề với những câu hỏi khiêu khích (ăn hối lộ bao nhiêu? Hiếp dâm bao nhiêu lần? Bắt bao nhiêu con gà? v.v…), kèm theo những lời quát tháo, lăng mạ. Những bản tự khai phải viết đi viết lại nhiều lần vì không thành thật khai báo, không đủ ăn năn hối cải. Những bài giảng chính trị của các cán bộ giảng dạy ngớ ngẩn, hách dịch và đắc chí. Một người bình thường không thể chống cự được quá một năm mà không thành phế nhân về một khía cạnh nào đó, trong khi thời gian giam cầm trung bình của một sĩ quan, công chức, doanh nhân hay trí thức lại không phải là một năm, mà là năm năm.

Nhưng cái nhục lớn nhất không phải ở trong trại tù mà ở ngoài xã hội. Phải thụ động chứng kiến cả một công trình đập phá đất nước và đập phá chính đời mình. Phải nhìn sự ngu dốt và xảo trá ngự trị trên chính quyền, và còn phải hoan hô!

Một lần tôi đi công tác với một cán bộ đảng ủy đến làm việc với một xí nghiệp “công tư hợp doanh.” Nói là công tư hợp doanh nhưng thực ra đó là xí nghiệp của một tư nhân lập ra, sau này được nhà nước “cho hợp doanh” bằng cách cướp trắng xí nghiệp, giáng ông giám đốc chủ nhân xuống làm phó giám đốc và cử một đảng viên hoàn toàn không biết gì về nghề nghiệp cũng như về quản trị xí nghiệp làm giám đốc. Xí nghiệp lúc đó còn hoạt động cầm chừng. Anh đảng ủy, một người rất chất phác và dễ mến, nói “bây giờ còn làm việc được, nhưng vài tháng nữa sẽ phải đi vào nền nếp và lúc đó là hết sản xuất.” Anh ta nói một cách rất thản nhiên và thành thực. Hình như anh ta thấy việc phá hoại một xí nghiệp là bình thường, cũng như việc nhà nước cướp trắng một cơ nghiệp của một người dựng ra bằng mồ hôi nước mắt. Tôi liếc nhìn ông phó giám đốc cựu chủ nhân và gặp mắt ông ta cũng nhìn tôi. Tôi chắc ông ấy muốn hét lên, văng tục, đập phá nhưng vẫn phải làm ra vẻ tán thành. Người miền Nam đã mất tất cả, mất nước trên chính quê hương mình, không có cả quyền khóc và không có cả quyền buồn.
Không phải chỉ đập phá vì ngu dốt mà còn vì nhẫn tâm. Ông Võ Văn Kiệt khi làm bí thư thành ủy Sài Gòn đã lấy quyết định “giải tỏa” nghĩa trang Mạc Ðỉnh Chi. Hàng đêm ông cho bọn côn đồ vào đập phá mồ mả để cho người ta đau xót mà phải tự động dời mộ thân nhân đi. Tôi vào giúp người bạn cải táng mộ mẹ anh và chứng kiến hàng ngàn ngôi mộ bị đập phá tan tành, mỗi ngôi mộ thường là của cả gia đình với hàng chục hài cốt, có những người qua đời đã trên trăm năm. Rất nhiều gia đình đang di tản hài cốt thân nhân. Nhiều phụ nữ khóc sụt sùi, nhưng nói chung mọi người đều im lặng. Ánh mắt nào cũng đầy một hận thù ghê gớm. Không ai chửi mặc dầu không có công an ở đấy, mà dù có cũng không sao vì trong hoàn cảnh ấy ai cũng thông cảm. Nhưng người ta không chửi vì hình như sợ nếu chửi sẽ bớt căm thù. Mục đích của ông Kiệt chỉ là để chiếm một khu đất rộng xấp xỉ một hecta.

Chỉ có một số ít người có phương tiện để vượt biên. Nhưng vượt biên có thể là một tủi nhục còn lớn hơn. Một người, dù mệt mỏi và say sóng đến đâu, nhưng nếu đã phải chứng kiến một phụ nữ, có khi là chính vợ con mình, bị hải tặc hãm hiếp mà không thể can thiệp sẽ không thể giữ được trọn vẹn lòng tự hào trong phần còn lại của đời mình. Sau đó là cuộc sống rẻ rúng trên các trại tị nạn, những buổi xếp hàng ghi danh xin trợ cấp xã hội, cuộc sống buồn tẻ lầm lũi với những công việc không tương xứng tại xã hội tiếp cư.

Không phải ai cũng có điều kiện để quên hết như anh bạn X của tôi. Phần đông cũng rất muốn quên mà không được. Họ vẫn phải sống trong những khu đông người Việt, vẫn phải nghe tới và nói tới Việt Nam. Họ vật vã để quên một cách khác. Họ coi những khu đông người Việt như những vùng đất Việt Nam còn giữ được, có vai trò thay thế cho đất nước Việt Nam mà họ đã rời bỏ. Tôi hiểu sự phẫn nộ của những người xuống đường biểu tình trong vụ Trần Văn Trường tháng 2 vừa rồi tại Bolsa. Sự tức giận của họ có thể tóm tắt như thế này: “Ta đã bỏ cho nó cả nước Việt Nam, ta đã mất tất cả, mà nó cũng không để ta yên.” Nếu không thì không thể giải thích được tại sao các cuộc mít-tinh biểu tình vì tự do, dân chủ và nhân quyền đã chỉ thưa thớt vài trăm người trong khi một tên khùng lại có thể làm cả chục ngàn người xuống đường.

Các bạn tôi ở Mỹ cố gắng giải thích rằng Trần Văn Trường chỉ là ngòi nổ, người Việt Nam ở Cali đã xuống đường vì một cái gì đó sâu sắc hơn. Nhưng họ không giải thích được rõ rệt cái sâu sắc hơn đó là cái gì. Lý do sâu xa đó có lẽ một cựu sĩ quan ở Paris đã diễn tả đúng. Anh nói “nếu tôi ở Cali, tôi cũng đi biểu tình vì vụ này nó nhắc lại cho tôi một quá khứ mà tôi không muốn nhớ lại nữa.” Người ta phẫn nộ vì chính mình đã phải treo cờ cộng sản và ảnh Hồ Chí Minh trong một thời gian dài; trong lòng nguyền rủa mà bề ngoài vẫn phải ra vẻ tự nguyện. Ðó đã là một cuộc cưỡng hiếp hàng ngày.

Các bạn bên Mỹ báo tin: các cuộc biểu tình bây giờ đã thay đổi định hướng, đã vượt lên khỏi cờ và ảnh để trở thành những cuộc biểu tình thắp nến vì dân chủ và nhân quyền, với sự nhập cuộc của tuổi trẻ. Tôi phân vân. Có thể đẹp như vậy được sao? Nhưng sau đó thì cuộc “đấu tranh” cũng mất dần khí thế. Ðộng cơ của nó chỉ là sự tức tối, khi gạt bỏ sự tức tối nó cũng mất sức mạnh. Thực chất đó vẫn chỉ là những cuộc biểu tình chống treo cờ cộng sản và ảnh Hồ Chí Minh ở một khu được hoang tưởng hóa thành phần đất bất khả xâm phạm của những người nghĩ rằng mình đã mất tất cả. Khu đất đó cho tới nay có vai trò là để giúp người ta khỏi phải bận tâm với đất nước Việt Nam đã bỏ lại đằng sau như một kỷ niệm đen tối.

Ðối với những người còn lại trong nước, đất nước lại càng nhức nhối hơn. Nó là một sự bất lực hàng ngày, một sự khiêu khích và thách đố thường trực, trong khi không nhìn thấy một hy vọng nào. Lại càng phải cố gắng để quên đi bằng cách tập trung mọi ưu tư vào việc mưu sinh vốn đã khó khăn, để yên phận tù đày. Như câu thơ đầu bài của Thanh Tâm Tuyền, người Việt Nam rũ bỏ ký ức và ra đi. Ði ra nước ngoài, nhưng cũng có thể “đi” ngay trên đất nước. Vẫn ở đấy mà vắng mặt.

Ngày 30 tháng 4, 1975 không phải chỉ là một tủi hận cho người miền Nam. Ðối với người miền Bắc, đặc biệt là đối với những người đã đóng góp cho guồng máy cộng sản, sự tủi hận có lẽ còn lớn hơn. Họ không chịu đựng từ 1975, mà từ hai mươi năm về trước. Họ đã phải im lặng trong đợt cải cách ruộng đất, đã phải chà đạp lên chính lương tâm mình để đánh hôi nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm, nhóm Xét Lại Chống Ðảng. Họ không những chỉ là những nạn nhân chịu đau mà không dám than khóc, họ còn bị bắt buộc phải làm đồng lõa cho cái tồi bại. Khi một đứa con bị bắt buộc phải chỉ vào mặt mẹ mà quát, “Con này, mày có biết tao là ai không?” thì không phải chỉ có đứa con và người mẹ là khốn khổ, không phải chỉ có chế độ là đểu cáng, mà cả dân tộc cũng bị làm nhục. Và nhục nhã nhất là chính những người phải tiếp tay cho guồng máy ghê tởm đó. Nhân cách và sự tự trọng không thể sống sót, người ta sau đó không còn cả lòng tự hào để nghĩ đến chống lại nữa. Những tiếng gào thét “chống Mỹ cứu nước,” “giải phóng miền Nam” chỉ có thể là thành thực với một số nhỏ, đối với đa số nó chỉ là sự phục tùng trước bạo lực, đối với những người có ý thức nó chỉ là cuộc chạy trốn chính lương tâm mình. Ðối với đa số người miền Bắc, đặc biệt là đối với trí thức, ngày 30 tháng 4, 1975 đã là một hy vọng lớn. Biết đâu sau khi nhu cầu chiến tranh không còn nữa, đất nước đã thống nhất, đảng lại không thay đổi, lại không có tự do hạnh phúc thực sự, hòa giải dân tộc thực sự, đất nước lại chẳng khởi hành vào một kỷ nguyên mới? Thất vọng lại càng lớn, sự tủi nhục lại càng lớn, vì mình không phải chỉ là nạn nhân mà còn là đồng lõa của sự gian ác, một sự đồng lõa cực kỳ vô duyên vì nó chẳng hề đem lại một lợi ích cá nhân nào. Kết quả của chiến thắng 30 tháng 4, 1975 đối với đại đa số đảng viên kỳ cựu chỉ là thiếu tá vá xe, đại tá bán chè.

Rồi hơn hai mươi năm xã hội chủ nghĩa. Hai mươi năm nội chiến từng ngày nhường chỗ cho hai mươi bốn năm cưỡng hiếp từng ngày. Mọi người đều mất và mất hết, ê chề như nhau. Sự thất vọng và chán chường, không phải của riêng miền Nam và những người chống cộng mà của mọi người trên cả nước, đã quá to lớn và dai dẳng. Nó đã biến thành sự chán chường đối với chính đất nước. Ðại đa số người Việt không còn muốn nghĩ tới đất nước nữa.

Tại sao?

Tại sao người ta có thể có những liều lĩnh ghê gớm như bán nhà lấy tiền đem vợ con vượt biên trên những con thuyền mong manh, làm mồi cho công an, hải tặc và sóng gió mà lại không dám đứng lên tranh đấu đổi đời?

Tại sao các chế độ độc tài trên thế giới, kể cả những chế độ độc tài đã khá thành công về mặt kinh tế và dân sinh, theo nhau sụp đổ trong khi chế độ cộng sản Việt Nam vẫn không gặp chống đối nào đáng kể, dù nó đã thất bại trong mọi địa hạt và trên mọi phương diện?

Có phải tại chế độ quá mạnh đến nỗi người ta không thể tưởng tượng có thể chống đối lại nó hay không? Chắc chắn là không. Ai cũng biết nó phân hóa, tham nhũng, mất phẩm chất, chao đảo, mâu thuẫn nội bộ. Chính ban lãnh đạo đảng cộng sản cũng không chối cãi. Có phải nó quá hung bạo đến nỗi làm người ta khiếp sợ không? Cũng không nốt. Trong ba năm qua, kể từ 1996, chế độ cộng sản đã chỉ bắt giam một trí thức đối lập là Nguyễn Thanh Giang và đã chỉ quản chế ba người là Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc và Tiêu Dao Bảo Cự. Họ cũng đã chỉ khai trừ một mình Trần Ðộ và cắt điện thoại của khoảng mười người. Theo tiêu chuẩn quốc tế hiện nay, chế độ cộng sản Việt Nam không nằm trong danh sách những chế độ vi phạm nhân quyền hung bạo nhất.
Vấn đề là người Việt Nam không tranh đấu chứ không phải là không thể tranh đấu.

Và tại sao lại không tranh đấu? Ðó là vì dân tộc ta đã rã hàng, mỗi người tự thấy mình cô đơn, có muốn cũng chẳng làm được gì. Ðó cũng là vì đã quá chán đất nước, đã mệt mỏi, đã mất ý chí và lòng tự hào.

Ðảng cộng sản không phải chỉ đánh gục phe quốc gia, hay miền Nam. Họ đã đánh gục được cả dân tộc Việt Nam. Chúng ta đã bị đả thương quá đau nên không thể đứng dậy.

Hai nhận định giải thoát

Dân tộc nào cũng trải qua những giai đoạn tan nát mà chỉ có một trấn tĩnh tinh thần mới cho phép nhìn ra lối thoát. Chúng ta cần trước hết là một sự hiểu biết về chính mình. Ít nhất chúng ta cần hai suy tư.

Suy tư thứ nhất là dân tộc ta không hèn mà chỉ là một dân tộc bị đả thương quá nặng. Chúng ta tự giam hãm trong mặc cảm hèn nhát và bất lực, đến nỗi mất lòng tin và ý chí, vì chúng ta không nhìn rõ gánh nặng lịch sử đè lên mình.

Từ đầu thế kỷ 16 chúng ta đã tiếp xúc với phương Tây, sự tiếp xúc đó là một khúc quanh đặc biệt quan trọng. Người phương Tây đem đến cùng với hàng hóa và kỹ thuật cả một văn hóa mới. Ðặc biệt các giáo sĩ đem đến một nhân sinh quan và một vũ trụ quan mới. Cuộc va chạm này đã tác động rất mạnh lên xã hội Việt Nam. Khổng Giáo, nền tảng của chế độ quân chủ tuyệt đối, không còn giữ được vai trò độc tôn nữa, nó đã bị lung lay. Chế độ quân chủ chao đảo trong nền tảng, mất dần sự chính đáng, suy yếu đi, kéo theo loạn lạc, đói kém. Xã hội Việt Nam tan rã và sụp đổ. Trong khoảng trống toàn diện đó, một lực lượng bạo loạn – anh em Tây Sơn – đã nắm được chính quyền bằng bạo lực và cai trị bằng bạo lực, để rồi cũng bị tiêu diệt bằng bạo lực. Nhà Nguyễn làm chủ đất nước, không ý thức được sự thay đổi văn hóa xã hội đã và đang diễn ra trước mắt họ, đã thi hành chính sách mù quáng bài phương Tây và cấm đạo, làm chia rẽ trầm trọng hơn nữa một dân tộc vốn đã hoang mang và phân hóa cùng độ. Hậu quả là chúng ta đã mất nước. Riêng sự kiện một số rất nhỏ người Pháp đã có thể dùng chính người Việt Nam để thống trị Việt Nam đủ chứng tỏ dân tộc Việt Nam đã rã hàng đến mức nào rồi. Tủi nhục nhất là suốt trong Thế Chiến II, một nắm nhỏ người Pháp đã thua trận và đã mất nước vẫn tiếp tục thống trị được người Việt một cách hung bạo. Họ đã chỉ bị Nhật, chứ không phải người Việt Nam, đánh đổ. Ðến khi Nhật thua trận và đầu hàng thì chính quyền Việt Nam hoàn toàn bỏ ngỏ và một lực lượng hung bạo mới, đảng cộng sản, nắm được chính quyền với vài khẩu súng. Sau đó là ba mươi năm nội chiến giữa một tập đoàn cộng sản theo đuổi một triết lý chính trị tệ hại và các chính quyền quốc gia hoàn toàn không có một ý thức chính trị nào cả. Chiến tranh đã tàn phá sức sống còn lại của ta. Sau đó là một bạo quyền vận dụng mọi sáng kiến và thủ đoạn để đập tan mọi ý chí cá nhân và mọi giềng mối trong xã hội để có thể duy trì ách thống trị trên một dân tộc bất lực vì phân hóa. Không một dân tộc nào có thể chịu đựng những đập phá và chà đạp kéo dài như thế mà không bị thương tổn nặng.

Chúng ta không hèn nhát và cũng không có lý do để hổ thẹn, chúng ta đã chỉ là nạn nhân của những thảm kịch tích lũy trong gần bốn thế kỷ. Nếu chúng ta vẫn còn giữ được một chút ý chí đấu tranh và một chút ý thức dân tộc như hiện nay thì đó quả đã là một phép mầu. Một dân tộc bình thường chắc chắn đã tiêu vong lâu rồi.

Kỷ niệm ngày 30 tháng 4, 1975 cũng là dịp để giải tỏa một tâm sự nặng nề cho người thuộc miền Nam và phe quốc gia cũ. Họ đã thất bại chủ yếu vì đã sáng suốt hơn đối thủ. Họ đã nhận ra sự vô lý của cuộc chiến và đã dừng tay, chẳng thà chấp nhận thất bại còn hơn tiếp tục tàn sát lẫn nhau giữa anh em ruột thịt. Ðó là một thái độ yêu nước. Thay vì cố gắng phủ nhận thất bại, đề cao sự oai hùng của quân đội miền Nam, chúng ta nên nhìn ra sự cao cả của quyết định khước từ cuộc chiến của thanh niên miền Nam. Ðó là một sự cao cả có thực, mà chắc chắn các công trình nghiên cứu mai sau sẽ phải nhìn nhận. Có lẽ trong bốn thế kỷ qua đó là phản ứng thông minh nhất của dân tộc ta.

Thay vì hổ thẹn, chúng ta hãy suy nghĩ về nguyên nhân của thảm kịch mà chúng ta đã và đang chịu đựng. Ðó là vì trong những giai đoạn chuyển hóa lớn dân tộc nào cũng cần được những nhà tư tưởng hướng dẫn, để biết mình nên nghĩ gì, đi hướng nào và làm gì. Ðiều bất hạnh cho chúng ta là trong suốt bốn thế kỷ đó chúng ta đã không có một nhà tư tưởng nào, chúng ta đã chỉ có những văn quan, võ tướng, anh hùng, liệt sĩ. Do đó chúng ta đã không có đồng thuận, đã hoang mang, bối rối, cãi cọ, xung đột và rã hàng, để rồi bị các tập đoàn hung bạo kế tiếp nhau chà đạp, dẫn đi từ thảm kịch này đến thảm kịch khác. Chúng ta đã trả giá đắt cho sự thiếu vắng một tư tưởng chính trị. Ðó chính là bài học đáng ghi nhận nhất.

Chúng ta có thể tìm kiếm một đồng thuận chính trị bằng cách học hỏi, suy nghĩ. Nhưng cũng có thể chỉ giản dị bằng thái độ, nghĩa là lắng nghe mọi ý kiến, thảo luận thành thực và tương kính với nhau. Chúng ta sẽ tìm ra được một đồng thuận dân tộc mới, sẽ kết hợp được và sẽ làm lại được đất nước.

Suy tư thứ hai là, dù muốn hay không, chúng ta bắt buộc phải tìm một giải pháp chung, chứ không thể chỉ tìm giải pháp cá nhân cho mỗi người. Sở dĩ chúng ta đã thất bại và tủi nhục là vì mọi người Việt Nam đã chỉ cố gắng tìm một giải pháp cá nhân cho mình. Vượt biên là một giải pháp cá nhân. Hối lộ là một giải pháp cá nhân. Chịu đựng và nhẫn nhục là một giải pháp cá nhân. Căm thù và nguyền rủa là giải pháp cá nhân. Tìm hãnh diện trong sự khá giả của gia đình và thành công của con cái là giải pháp cá nhân. Viết văn, làm thơ, in sách có thể cũng chỉ là giải pháp cá nhân.

Không phải giải pháp cá nhân nào cũng đáng trách, trái lại có nhiều giải pháp cá nhân rất chính đáng, cần thiết và đáng khuyến khích nhưng không thể chỉ có giải pháp cá nhân. Quay lưng lại với đất nước là một sai lầm tai hại ngay cả cho chính mình. Người trong nước không thể có giải pháp tự cứu nào ngoài một giải pháp chung cho đất nước, nhưng người ngoài nước cũng cần một nước Việt Nam dân chủ và giàu mạnh để có một chỗ dựa, để được kính trọng và để thành công. Ý thức được rằng phải có một giải pháp chung cho dân tộc là chúng ta đã đi được quá nửa đoạn đường ra khỏi bế tắc và tủi nhục. Năm trăm người trên một con thuyền vượt biên đã bị hai mươi tên hải tặc uy hiếp vì họ chỉ là năm trăm cá nhân. Tám mươi triệu người để cho một đảng cộng sản phân hóa và chao đảo khống chế cũng vì chỉ là tám mươi triệu người cô đơn.

Ngày 30 tháng 4, 1975 đã có thể là một ngày vui lớn của dân tộc, một ngày khởi hành vào một kỷ nguyên của tình anh em tìm lại, của cố gắng chung và của thành công chung. Thực tế nó đã chỉ là một thương tích nặng, và rất nặng, trên một cơ thể vốn đã bầm tím những vết đòn chí tử. Từ đó bệnh nhân không những không được săn sóc và chữa trị mà còn tiếp tục bị đày đọa và đả thương thêm. Không ai đo lường hết được mức độ trầm trọng của vết thương 30/4 và những tàn phá trên thể xác và tâm hồn Việt Nam.

Nhưng dầu sao cũng đã đến lúc phải đứng dậy.

Một thế kỷ và một thiên niên kỷ sắp qua. Thế kỷ 20 bắt đầu trong nô lệ và chấm dứt dưới ách độc tài, nó đã là thế kỷ của nhục nhằn, đổ vỡ, máu và nước mắt. Thế kỷ 21 phải khác, nếu không Việt Nam sẽ không còn. Mà Việt Nam vẫn phải còn, bởi vì không thể chỉ có những giải pháp cá nhân cho một khối tám mươi triệu người cùng một ngôn ngữ, cùng một quá khứ và cùng một thảm kịch.

Mở đầu thiên niên kỷ thứ hai, các vua nhà Lý đã chấm dứt một chính quyền hung bạo, mở ra kỷ nguyên tự chủ lâu dài. Bước vào thiên niên kỷ thứ ba, chúng ta cũng phải chấm dứt vĩnh viễn chế độ độc tài và mở ra kỷ nguyên của một nước Việt Nam dân chủ đa nguyên. Ðó là điều kiện để Việt Nam có thể tồn tại.

Tin và tìm một giải thoát chung trong tâm lý rã hàng hiện nay là điều rất khó, nhưng không phải là không thể làm được. Hai ngàn năm lịch sử sống chung, giữ nước và dựng nước chung vẫn còn để lại một vốn liếng đáng kể. Tôi tin rằng ở thời điểm này, khoảng một ngàn người có ý thức, đồng thuận, quyết tâm và chấp nhận kết hợp trong một tổ chức đủ để tạo ra một chuyển biến tâm lý, làm nòng cốt cho một phong trào dân chủ rộng lớn, đem lại lòng tin và biến những tức tối và tủi hờn tích lũy thành sức mạnh đổi đời.

Nguyễn Gia Kiểng
(Thông Luận số 126, tháng 5, 1999)

3 comments on “Vết thương ngày 30 tháng 4

  1. Hiệp ước Paris năm 1973 kết thúc chiên tranh nhưng không đem lại Hòa bình thực sự
    vì sau đó gần 3 triệu người dân Việt phải bỏ xứ ra đi, 1 triệu chết ngoài biển khơi,
    1 triệu người bị Việt Cộng cho đi học tập và trên mấy trăm nghìn chết sống, chết dỡ trong các trại giam của những xứ Á châu.

    Thảm cảnh của Dân tộc Việt này khiến ta nhớ đến lời nói nổi tiếng Nhà Viết Sử Tacitus phê bình Đế Quốc La Mã
    ” Đế Quốc La Mã đã tạo ra một sa mạc thế mà họ gọi đó là Hòa bình!”
    Nhà Chiến lược Clausewitz xem chiến tranh như phương tiện duy lý để thực hiện chính sách quốc gia
    Việt Cộng đã khởi động ba cuộc chiến ở Đông Dương để hoàn tất Độc lập và Thống nhất.
    Cuộc chiến thứ nhất, từ 1950 đến 1954 chống Pháp
    Cuộc chiến thứ hai, từ 1956 đến 1975, để xâm chiếm Miền Nam
    Cuộc chiến thứ ba, năm 1979để xâm lăng Cambốtchia
    Tại hai miền Nam và Bắc VN, có 3,000.000 người chết, dân và quân, không kể trên nhiều triệu bị thương tích và cửa nát nhà tan.
    Trong cuộc chiến Việt nam, Hoa kỳ có trên 58.000 quân tử thương, 300.000 bị thương, tổn thất 900 tỷ mỹ kim, chưa kể uy tín quốc tế và trong xã hội Mỹ vì cuộc chiến Việt nam nhân tâm chia rẻ trầm trọng.

    Đại Hàn, Úc, Tân Tây Lan, Phi và Thái Lan,…là đồng minh của Hoa kỳ thiệt hại gần 60.000 binh sĩ.

    “Les Héros sont Ceux qui furent grands par le Cœur.
    Anh hùng là những Con Người lớn nơi Trái tim”
    Jean-Christophe (1904-1912)
    Nhà Văn Romain Rolland (1866 – 1944 ) Nobel Văn chương 1915

    “NHẤT TƯỚNG CÔNG ĐẠI THÀNH VẠN CỐT KHÔ”
    Nhất tướng công thành vạn cốt khô và Tướng Võ Nguyên Giáp – Tướng Giáp có công hay có tội ?
    Nhất tướng công thành vạn cốt khô và Phơi thây trăm họ vì tham vọng của một người như Thành Cát Tư Hãn, Alexander Đại Đế hay Đại Đế Napoléon

    Mỗi khi xâm lược ngoại bang tàn phá Tổ Quốc Việt Nam đã và sẽ có các bậc Anh hùng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung..
    Các người CS cuồng tín THƯỜNG TÂNG BỐC : «  Đại tướng Võ Nguyên Giáp là niềm tự hào của dân tộc Việt nam » ngụy biện dẫn chứng ngay trong chính trận Điện Biên Phủ đại tướng đã ra một quyết định “khó nhất trong cuộc đời” là không áp dụng chiến thuật “biển người”, dám chịu trách nhiệm trước toàn bộ mặt trận, bộ chỉ huy và cố vấn Trung quốc.
    Theo Việt cộng, Võ nguyên Giáp cùng với Phạm văn Đồng tháng 5 năm 1940 sang Tàu tìm gặp Hồ chí Minh và được Hồ kết nạp vào đảng Cộng sản
    Theo Việt cộng, thì Giáp Đồng và Hồ chí Minh về vùng biên giới Tàu Việt lập chiến khu chống Nhật
    Sự thật Hồ chí Minh không có đóng góp gì về việc Nhật đầu hàng đồng minh mặc dầu sách cộng sản lập lờ cho người đọc hiểu Hồ chí Minh Võ nguyên Giáp cùng với Phạm văn Đồng đóng góp vào việc đuổi Nhật ra khỏi nước, giải phóng dân tộc
    Đồng Minh chiến thắng phát xít Nhật, trả lại nền độc lập cho dân tộc Việt Nam, chứ không có một lực lượng nào của người Việt nam đóng góp vào việc dành lại độc lập từ tay người Nhật.
    Võ Nguyên Giáp là người sai lầm nhiều nhất vì Võ Nguyên Giáp là người có học có bằng cử nhân luật
    Đáng lẽ trí thức xuất thân con nhà Nho giáo phải thấy những mưu mô xảo quyệt của Hồ chí Minh mà ngăn chận, đằng này Võ Nguyên Giáp bất kể luật pháp bất kể lẽ phải, bất kể đạo lý.
    Đáng lẽ Võ Nguyên Giáp ngăn cản tham vọng của Hồ chí Minh

    Lập chánh phủ liên hiệp dấu tên cộng sản đổi thành đảng lao động Việt Nam, mời các thành phần yêu nước thành phần có tên tuổi quốc tế tham gia chánh phủ. Để rồi loại trừ các phần tử này, khủng bố sát hại các phần tử này, làm những người này phải bỏ ra nước ngoài. Trường hợp vua Bảo Đại, nhà văn Nhất Linh, Nguyễn Hải Thần
    Nếu Võ Nguyên Giáp là một trí thức yêu nước yêu dân tộc thì không bao giờ có những sai lầm ti tiện như vậy. Ngay từ ngày đầu Võ Nguyên Giáp được xem là người trong bộ chính trị, tức người cầm đầu đảng, và trong một thời gian ngắn tự phong đại tướng quân đội Việt Nam và bộ trưởng quốc phòng. Vì nông cạn dại dột nghe theo xảo kế của Hồ chí Minh đàn áp khủng bố các nhóm đối lập, nên những người này chạy sang Tàu thành lập chánh quyền lưu vong rồi trở về nước biến thành phe quốc gia.

    Nếu Võ Nguyên Giáp thực sự yêu nước thì năm 1945 khi Nhật đầu hàng, Võ Nguyên Giáp thành lập một chánh quyền liên hiệp đủ mọi sắc tộc mọi khuynh hướng mọi màu sắc tôn giáo….thì trên ba triệu người Việt nam khỏi chết oan vì chiến tranh kéo dài ba mươi năm.
    Nguyễn Tuân nói “ Tôi còn sống đến ngày nay vì tôi biết sợ”
    Vì sợ quá, người đảng viên cộng sản càng lâu năm càng có kinh nghiệm càng sợ sệt cho nên lúc nào Giáp cũng không dám biểu lộ nỗi bất bình trước một chánh quyền đang xâu xé cướp bóc, đang gây nhiều tội ác

    Võ nguyên Giáp thấy được cái điều Nguyễn Tuân thấy nên luôn luôn câm miệng trước nỗi bất bình của dân chúng trước những tội ác tày trời như việc buôn bán ma túy làm hư hại cả một thế hệ thanh niên, đàn áp dân chúng không cho dân chúng được tự do phát biểu ý muốn, nhượng đất bán đất bán rừng nơi biên giới và hải đảo cho Tàu cộng, luôn luôn kìm hãm bước tiến của dân tộc….
    Đuổi thực dân Pháp ra khỏi Đông dương tất cả người Việt nam đều vui mừng, nhưng nếu không có trận Điện biên Phủ thực dân Pháp cũng lui quân vì Pháp kiệt quệ đi đến chỗ phá sản. Không riêng gì Pháp cả Âu châu đều đi vào chỗ nguy khốn. Bởi vậy kế hoạch Marchal của Mỹ đã cứu các nước Âu châu.
    Như Algérie , Pháp phải lui quân có thể biến Việt nam thành một địa bàn hoạt động kinh tế, có thể như các tư bản Pháp đầu tư khai thác các tài nguyên của Việt nam và tận dụng nhân công rẻ nhưng khéo léo của Việt nam.
    Thực dân già nua như Pháp phải nhường chỗ cho tư bản Mỹ giàu có và đang tung hoành tranh ảnh hưởng với nước Liên bang Sô viết.

    HÃY GHI NHẬN nhận xét của tướng PHÁP Marcel Bigeard và tướng Mỹ Westmoreland về Võ nguyên Giáp trong tác phẩm The Victor in Vietnam của Peter McDonald

    Theo tác gỉa Peter McDonald thì cả hai ướng PHÁP Marcel Bigeard và tướng Mỹ Westmoreland công nhận Võ nguyên Giáp là một cấp chỉ huy có tài, nắm vững binh pháp, về chiến lược chiến thuật lẫn tiếp vận… Võ nguyên Giáp có đức tính sâu sắc và biết không tái phạm lổi lầm.

    Tuy nhiên theo ướng PHÁP Marcel Bigeard và tướng Mỹ Westmoreland, Võ nguyên Giáp coi thường sinh mạng, áp dụng phung phí chiến thuật biển người, hành quân hao binh và đôi khi, quá tự tin như trong vụ tấn công Tết Mậu thân.
    Trần Quốc Tuấn nói:” Quân quý ở tinh, không quý ở nhiều!”
    Westmoreland ghi nhận:” Nếu một tướng Mỹ thí quân như thế, y bay chức trong vòng ba tuần”. Và Westmoreland than phiền:” Người lính trẻ Hoa kỳ bị thiệt thòi vì không được dư luận Mỹ ủng hộ..Quyết định của Nixon rút binh ra khỏi Việtnam làm cho Quân đội Hoa kỳ mất tin tưởng.”

    Đó là khi vấn đề được đặt dưới lăng kính lý luận. Còn thực tế thì mọi sự đã quá rõ ràng. Cái mà người ta gọi là “kháng chiến chống Mỹ cứu nước” ấy thực chất chỉ là để giúp Trung Quốc “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Hay như Lê Duẩn từng nói : “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước XHCN, cho cả nhân loại”. Nói cho rõ ra, đó là cuộc chiến giúp cho chủ nghĩa Cộng sản bành trướng xuống Đông Nam Á theo tinh thần Quốc tế Cộng sản bất chấp tinh thần dân tộc, là giúp cho Trung Cộng dễ dàng Hán hoá một Việt Nam suy yếu sau cuộc chiến tương tàn khốc liệt
    Tướng Westmoreland bàn về về tướng Võ Nguyên Giáp

    “Ông ta là một đối thủ ghê gớm …nhưng với sự thừa nhận của chính ông ta, đến đầu năm 1969, theo tôi ông ta đã mất nửa triệu quân ?
    Ông ta đã báo cáo điều này. Việc coi thường mạng người lính như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ ghê gớm nhưng nó không tạo nên một thiên tài quân sự !.”

    Để trả lời gián tiếp Westmoreland và Bigeard, Võ nguyên Giáp giải thích như sau trong hồi ức, trang 188, chỉ thị của Hồ Chí Minh :
    ” Tại Triều tiên, chí nguyện quân Trung quốc dùng chiến thuật ” nhân hải” nên đã đẩy lui quân Mỹ về vĩ tuyến 38. Trung quốc có trên 400 triệu dân mới làm được như vậy. Ta phải đánh theo cách của ta. Phải hết sức tiết kiệm xương máu của chiến sĩ. Quân không cần đông. Dân ta nghèo, quân nhiều lấy gì mà nuôi?
    Trần Quốc Tuấn nói:” Quân quý ở tinh, không quý ở nhiều!”

    Theo Võ nguyên Giáp, Pháp và Mỹ đã thua tại VN vì xem thường Quân dội Nhân dân và thẩm lượng sai quyết tâm của dân tộc Việt. Vì kém hỏa lực nên Võ nguyên Giáp phải lập thăng bằng với quyết định tận dụng nhân lực, không có cách nào khác.


    Trên trang 218 trong hồi ký Đánh trận Điện Biên Phủ, Võ nguyên Giáp viết phê bình về Tướng Pháp De Lattre như sau:

    ” Đờ-Lát không chỉ vực dậy một bước tinh thần quân đội viễn chinh với những lời động viên mà còn đã giành được lòng tin của binh lính vì biết tập trung lực lượng nhanh chóng vào những điểm nóng, biết chấp nhận những thiệt hại nhỏ, kiên quyết khước từ giao chiến với ta trong những điều kiện bất lợi. Đờ-Lát đã phát huy tối đa sức mạnh những binh khí, kỹ thuật hiện đại để ngăn chặn ta trong đánh vận động cũng như đánh điểm. Và không phải chỉ có chừng ấy.

    Trong hoàn cảnh lúng túng của chính quyền Pháp, với uy tín cá nhân và những kinh nghiệm dày dạn của mình, viên tướng năm sao này đang thực thi tất cả những điểm trong kế hoạch Rơve (tức tướng Revers) trước đây, một kế hoạch đã được ta đánh giá là thực tế và nguy hiểm”.

    Sánh với các tướng Pháp và Mỹ, Võ nguyên Giáp có một điểm lợi vô song là Võ nguyên Giáp trực tiếp và tham gia trên 36 năm trong kế hoạch quân sự lẫn chính trị với cương vị tư lệnh tối cao và Ủy viên của cơ cấu đầu não CSVN.

    Tại VN lúc đó, không có tự do báo chí và truyền thông, không có truyền thanh lẫn truyển hỉnh được xem như xa xí phẩm trong thời chiến nên dân chúng không thể mục kích tận mắt những chết chóc và tổn hại trên chiến trường.

    Theo tác giả McDonald trong tác phẩm The Victor in Vietnam
    Đây là điều đáng tiếc ! Vì với kiến thức sẵn có, đáng lý Võ nguyên Giáp phải nhận thấy những vấn đề khó của chế độ và góp đề nghị giải quyết. Võ nguyên Giáp thích độc thoại, đôi khi trầm ngâm , không thố lộ bất mãn ngay đối với Lê Duẫn và Lê Đức Thọ và khi nhận đàm thoại, không có ý kiến gì mới mẻ và độc đáo.
    Theo tác giả McDonald trang 345 của tác phẩm The Victor in Vietnam
    Về thời cuộc bên ngoài, Võ nguyên Giáp tuyên bố vô thưởng, vô phạt:
    ” Chúng tôi muốn sống hòa bình và thân ái với tât cả quốc gia trên thế giới.”

    MacDonald ghi nhận Võ nguyên Giáp có hai tình yêu tối thượng: Tổ quốc Việt Nam và Xã hội chũ nghĩa.
    MacDonald kết thúc tác phẩm mình với một nhận xét bi thảm:
    ” Võ nguyên Giáp vẫn còn trung thành một cách nô lệ mù lòa với Thánh kinh Marx -Lenin-Hồ. Niềm tin mà Võ nguyên Giáp Giáp sùng bái nay không còn được tin tưởng !
    (The faith Giáp believes in is discredited !)”

    “NHẤT TƯỚNG CÔNG ĐẠI THÀNH VẠN CỐT KHÔ”

    Chiến thắng Điện biên phủ chỉ có giá trị ẢO tạo ra tiếng vang chiến thắng một đế quốc có một quá khứ hùng mạnh, tướng Võ nguyên Giáp rất có tài điều khiển chiến trận nhưng phải hi sinh hàng mấy chục ngàn thanh niên Việt Nam “NHẤT TƯỚNG CÔNG ĐẠI THÀNH VẠN CỐT KHÔ” như thế Võ nguyên Giáp trả một giá quá đắc và tàn nhẫn

    Về quân sự, Võ nguyên Giáp luôn luôn theo chiến thuật thường áp dụng của Mao trạch Đông. Đó là chiến thuật biển người. Chiến thuật này được áp dụng ở chiến tranh Triều tiên Mao đã thí một triệu thanh niên gia đình bần nông để thi đua với vũ khí của Mỹ.
    Theo Mao muốn thắng trận điều đầu tiên là đừng tiếc mạng sống của lính. Giáp nắm được bí quyết đó nên phần nhiều thắng trận. Như thế Võ nguyên Giáp cũng như đồng bọn lúc nào cũng xem mạng sống rất nhẹ nếu có chết đó là một vinh dự chết cho đảng cho lãnh tụ. Để bù lại cho đám thanh niên phải bỏ mạng “NHẤT TƯỚNG CÔNG ĐẠI THÀNH VẠN CỐT KHÔ” thì Võ nguyên Giáp sống trăm tuổi Phạm Văn Đồng trên 90 tuổi
    Tuy còn làm bộ trưởng quốc phòng nhưng cuộc chiến thắng năm 1975 chiếm trọn miền Nam Việt nam, vai trò Văn tiến Dũng nổi bật lấn át hình bóng người hùng Điện Biên. Võ nguyên Giáp lui vào bóng tối âm thầm lo đến mạng sống, vì hơn ai hết, Võ nguyên Giáp hiểu nội bộ của đám lãnh đạo cộng sản tranh giành địa vị quyền lợi
    Những cuộc tranh giành ở các nước đàn anh Liên bang sô viết, Trung quốc, các nước Đông Âu….là những bài học không bao giờ Võ nguyên Giáp dám quên.
    Tội chống đảng đồng nghĩa với tội chết, nên phe ưu thế trong Đảng bảo gì thì Võ nguyên Giáp ngoan ngoản nghe theo không dám yêu cầu xét lại. Vì thế từ bộ trưởng quốc phòng đưa sang làm phó thủ tướng coi về khoa học kỷ thuật Võ nguyên Giáp ngoan ngoản vâng lời
    Từ một Võ nguyên Giáp cả thế giới đều biết danh, thế mà đảng điều qua làm quản lý việc sinh đẻ có kế hoạch vào năm 1983 Võ nguyên Giáp vẫn ngoan ngoản tuân hành cho là một đại thắng lợi nhờ đảng vĩ đại nhờ giai cấp công nông tiên tiến, Võ nguyên Giáp nhận một công tác vô cùng quan trọng về việc cầm quần chị em ta cầm vành khuyên chị em ta
    Đồng chí của Võ nguyên Giáp hành hạ Võ nguyên Giáp và cả hai đều là tiểu nhân
    Nhớ Việt Câu Tiển ngày xưa nếm phân của vua Ngô phù Sai. Việt câu Tiển chịu nhục để phục quốc xây dựng nghiệp lớn, còn đại tướng Võ nguyên Giáp chiến thắng Điện Biên vì sợ chết nên chịu nhục.
    Võ nguyên Giáp không chết phải mở mắt xem gần đây đảng cộng sản mà suốt đời Võ nguyên Giáp cúc cung thờ phụng kêu gọi “ chống Mỹ cứu quốc” nay đua nhau xin làm tôi tớ cho « đế quốc Mỹ ».

    Võ nguyên Giáp mở mắt để thấy các đồng chí trong bộ chánh trị của đảng Võ nguyên Giáp thờ phụng, biến thành những tay tư bản đỏ vì tham nhũng vì ăn cướp ruộng đất nhà cửa của dân chúng. Vì đồng tiền ăn cướp nên sống xa hoa tội ác chưa từng có trong lịch sử xã hội Việt nam.
    Võ nguyên Giáp không chết phải mở mắt xem một xã hội đồi trụy đến cùng cực : mãi dâm gái điếm, trộm cướp, ăn chơi xì ke ma túy …chưa bao giờ nhiều bằng hiện nay, chẳng những ở chốn độ thị lớn mà còn nhan nhản ở thôn quê đồng ruộng, tiến bộ đến nỗi ở miền thượng núi rừng heo hút vẫn có những ổ điếm do cán bộ đảng khai thác.
    Võ nguyên Giáp phải mở mắt thấy cuộc sống của người lao động lầm than đến thế nào. Có người phải bán máu để mua gạo cho con. Học sinh bỏ học vì không tiền đóng học phí. Bỏ học để theo cuộc sống lưu manh cướp giật hư hỏng ở các đô thị.

    Võ nguyên Giáp phải mở mắt để thấy các cấp chánh quyền các cấp cán bộ đảng thông suốt đường lối mới, tham nhũng , ăn cướp đất ruộng của dân làm giàu, tạo một cuộc sống xa hoa cách biệt quá xa với giới lao động cần cù.
    Võ nguyên Giáp mở mắt để thấy đám thiếu nữ thất thế trong xã hội phải đi làm điếm ở nước ngoài để có cuộc sống khá hơn và giúp đỡ gia đình đang đói khổ ở quê nhà.
    Võ nguyên Giáp phải mở mắt thấy nền giáo dục phá sản cùng cực trở thành nền vô giáo dục. Nạn bán bằng cấp tràn lan muốn tiến sĩ có tiến sĩ muốn cử nhân có cử nhân. Có thể nói không có giá trị bằng một phần trăm so với nền giáo dục của thực dân Pháp đặt ra ở Việt nam trước 1945 mà Võ nguyên Giáp đã học, đã thành danh, và đã lên án đó là nền giáo dục ngu dân.

    AI nổi danh Hèn tướng bằng VÕ NGUYÊN GIÁP chỉ là NGÀN NĂM BIA MIỆNG

    LỊCH SỬ và VIỆT SỬ luôn luôn CÔNG BẰNG

    Thượng bất chính, hạ tất loạn. TỪ NGAY

    TRẦN DÂN TIÊN & HCMeo đã LƯU MANH HÓA chính trường Việt Nam từ trước 1945 …thì dẫn đến bọn LÊ ĐỨC ANH hiệp ước THÀNH ĐÔ 1991 bán Nước, LÊ KHẢ PHIÊU nhượng Biển đảo , đất liền ẢI NAM QUAN , nửa Thác Bản Giốc và đến thằng TRỌNG ‘lú’ miệng quan, trôn trẻ
    LÀ ĐIỀU dễ hiểu



    Những phát ngôn ngớ ngẩn của NGHỊ GẬT Trần Tiến Cảnh

    Bác Mao không ở đâu xa,
    Bác HỒ ta đó chính là Bác Mao.
    Chế Lan Viên


    CỨ nhìn CÁO HỒ ôm hôn LÃO mao xếnh xáng BÉP PHÌ mà tởm
    Bác Mao không ở đâu xa,
    Bác HỒ ta đó chính là Bác Mao.
    Chế Lan Viên
    RẤT TIẾC có những con Người khí phách dũng cảm THẾ NÀY ĐÂY

    thì TRẦN DÂN TIÊN & HCMeo và đồng bọn đã BẮT GIAM NGỤC !!!!!

    TRUNG TÁ Trần Anh Kim
    NHÂN CÁCH gấp triệu 1.000.000 lần
    nhân cách Đại tướng VÕ (không còn) NGUYÊN GIÁP
    “NHẤT TƯỚNG CÔNG ĐẠI THÀNH VẠN CỐT KHÔ”
    tướng Giáp NHỜ SỰ HY SINH của hàng triệu Chiến sĩ HY SINH …có lẽ ngày nay thấy Đất Nước thế này CHẮC CHẮN Vong Linh Vong hồn hàng triệu Liệt sĩ CHẮC VÔ CÙNG buồn lắm !!!!!!!!!!!!!!


    Anh Hùng Trần Anh Kim Thời chống Tàu – Tù nhân Lương tâm vì Dân chủ
    =============================================
    Thân tặng Tù nhân Lương tâm bất khuất đang trong tù ngục Cộng sản vì Dân chủ và Tự do của Tổ Quốc Việt Nam ….

    Anh trọn đời vì Nước vì Dân
    Ý thức viễn kiến trằn trọc trở trăn
    Bất khuất chấp nhận mất Tất cả
    Niềm tin sắt đá như Bảo kiếm trần
    Hiên ngang bước vào ngưỡng tù ngục
    Làm Tấm gương cao Vệ Quốc quân
    Giữa Mùa Giáng Sinh trân trọng nhớ
    Tù nhân Lương tâm bạt ngàn Xuân

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    LÀM DÂN CHỦ thật sự LÀ XÂY DỰNG Xã hội Dân sự , Luật pháp công bằng như Tổng thống Pháp CHIRAC vừa bị tù tro 2 năm HAY con ruột của Tổng thống Pháp MITTERRAND là VỊ TỔNG THỐNG tầm cỡ LỚN của PHÁP chỉ sau De Gaulle

    và bà DANIELLE MITTERRAND là VĨ NHÂN còn vượt tầm ảnh hưởng của chồng bà …..thế mà tay Jean-Christophe Mitterrand vẫn bị kết án tù !

    ẨN SỐ của phong tào Dân chủ Việt Nam nằm trong SỐ NHÀ hoạt động DÂN CHỦ …nhưng sau khi BA LAN sụp thì lòi RA RẤT NHIỀU thằng hoạt động DÂN CHỦ “cuội” NẰM VÙNG ngay cả đến 50 % trong lãnh đạo CÔNG ĐOÀN ĐOÀN KẾT ….Bọn CS lưu manh ĐANG TRÁ HÌNH thành ÁC QUỶ đội lốt DÂN CHỦ để tiếp tục HỦY DIỆT Tương lai TỔ QUỐC VIỆT NAM sau Thời Hậu CS và Thời Hậu Tư bản ĐỎ …………

    Vaclav Havel quan tâm bảo vệ số Việt Kiều ở Tcheque và giúp đỡ họ ra được hai tờ báo đấu tranh cho Tự do Dân chủ.

    Vaclav Havel là người đầu tiên công khai ủng hộ khối 8406 của Việt Nam.

    Sự thật và Tình yêu phải chiến thắng dối trá và hận thù.

    Tổng Thống & Triết gia Vaclav Havel

    Cuộc chiến đấu vì Tự do và Dân chủ của Havel là không thể quên, giống như tính Nhân văn cao cả của ông

    Thủ tướng Đức Angela Merkel

    QUỐC TÁNG Vaclav Havel có nhiều Lãnh đạo thế giới

    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cùng chồng, cựu tổng thống Bill Clinton, có mặt.
    Tổng thống Pháp và Đức cũng đến cùng Thủ tướng Anh David Cameron.
    Người cùng thời, nhà đối kháng và sau này là tổng thống Ba Lan, Lech Walesa, có mặt cùng các lãnh đạo hiện nay của Đông Âu.
    Quan tài của ông Havel đã được đặt ở Lâu đài Prague trong nhiều ngày để hàng ngàn người đến viếng.

    Kể từ khi qua đời ông Vaclav Havel nhận được rất nhiều lời ca ngợi của các lãnh đạo và trí thức quốc tế.

    Chỉ riêng sự có mặt của Đức Giáo Hoàng Benoit XVI, các nguyên thủ quốc gia như : Sarkozy, Cameron và các Nhà Ngoại Giao , nhà chính trị đủ mọi mầu sắc như Madeleine Albrigt, vợ chồng cựu tổng thống Bill Clinton, thậm chí cả những đối thủ chính trị cũng đều tề tựu đông đảo về Praha

    để chào tiễn biệt Vaclav lần cuối

    Vaclav Havel là người Anh hùng Cách mạng Nhung chống Chủ nghĩa Cộng sản thắng lợi

    Vaclav Havel là nhà phiêu lưu mạo hiểm cho Dân chủ , nhà Nhân văn tiên tri cởi mở và sáng suốt nhất

    Sự dũng cảm và cái nhìn tiên tri sáng suốt của Vaclav Havel có thể làm lay chuyển cả núi đá

    Trưa hôm qua thứ sáu , 23 tháng 12 năm 2011 cả thế giới không cộng sản đều hướng về Praha , thủ đô nước Cộng Hòa Tcheque để tiễn đưa một con người nghệ sỹ-chính trị gia vĩ đại nhất thế kỷ XX, tác giả của cuộc Cách Mạng Nhung lật đổ chủ nghĩa cộng sản độc tài không bằng bạo lực, bằng trả thù mà bằng TÌNH YÊU VÀ SỰ THẬT.

    Tình yêu và Sự Thật sẽ chiến thắng dối trá và hận thù đó mà sau này khi chỉ còn là tổng thống có một nước Tcheque (từ 1992 đến 2003), ông vẫn được nhân dân hai nước mới tách rời coi ông như người có công lớn trong Cuộc Cách Mạng Nhung , không một tiếng súng , không trả thù, không tính sổ nhau để cùng sống trong TÌNH YÊU VÀ SỰ THẬT !

    Vì Vaclav Havel sống cùng một lúc hai kiếp Người vạn kiếp Người bình thường lẫn Vĩ nhân Danh nhân cũng không chê rượu bia Người đẹp nhưng trong Đạo đức và Luật pháp cho phép và sự thỏa thuận của Người đẹp sau khi vợ ông qua đời ….

    VÕ NGUYÊN GIÁP chết

    chắc LẠI 1 LŨ VÔ LOẠI cắc kè kỳ nhông VIỆT GIAN như LÊ CHIÊU THỐNG nguyễn chí vịnh LÊ Hồng Anh 2 tên TRÙM SÒ VIỆT GIAN đầu sỏ được chính HỒ CẨM ĐÀO và TẬP CẬN BÌNH tuyển chọn

    như LÊ CHIÊU THỐNG nguyễn chí vịnh ĐỘC điếu văn trước quan tài PHẠM XUÂN ẨN ….để lấy tiếng mua danh DỄ NÚP BÓNG TRÙM SÒ VIỆT GIAN đầu sỏ được chính HỒ CẨM ĐÀO và TẬP CẬN BÌNH và tập đoàn BẮC KINH tuyển chọn LÊ CHIÊU THỐNG nguyễn chí vịnh

    VÕ NGUYÊN GIÁP chết

    sẽ có BI HÀI KỊCH như ten tội đồ Dân tộc TRẦN DÂN TIÊN & HCMeo như cha con KIM NHẬT THÀNH Kim Chính Nhật bên Triều Tiên BẮC HÀN …. khóc lóc của MỘT BỌN đạo đúc giả CÀY hèn mạt giòi bọ ….

    Ngay ĐỒNG CHẤY chúng hãm hại lẫn nhau ….VÕ NGUYÊN GIÁP viết kiến nghị lên kiến nghị xuống CHÚNG VỨT VÀO cầu tiêu BỂ PHỐT phân sân bay quốc tê NỘI BÀI

    TỔ QUỐC VIỆT NAM chưa bao giờ VÔ CẢM VÔ NHÂN VÔ TÌNH như thế


    Hậu quả Cộng sản – cuộc phá sản toàn diện !
    ==================================

    Một niên kỷ Bắc thuộc bạo tàn

    Một thế kỷ thuộc địa dã man

    Dân Việt còn anh hùng bất khuất

    Năm thập kỷ Cộng sản ghé ngang

    Chúng hủy hoại tất cả truyền thống

    Nhân bản bao dung dũng khí tan

    Trí ngủ cung văn thi nô thỏ cáy

    Bi hài kịch vĩ đại Nước Nam !

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    TỔ QUỐC VIỆT NAM chưa bao giờ VÔ CẢM VÔ NHÂN VÔ TÌNH như thế …ĐẠI HIỂM HỌA mất Nước như TRIỆU TẤN tỉ tấn TREO ĐẦU SỢI TÓC MAI ….

    ĐẠI HÁN không mất 1 viên đạn

    May thay có các TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM

    Đỗ Thị Minh Hạnh, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hòang Hải, Phạm Thanh Nghiên, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Hùynh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ…..

    và tất cả Tù nhân Lương tâm vô danh khác 

    đã may ra thức tỉnh VÔ CẢM VÔ NHÂN VÔ TÌNH của hàng triệu bọn tiêu thụ HÀNG DỎM hàng giả HÀNG NHÁI đi xe gắn máy, đầu đội mũ bảo hiểm, điện thoại di động cầm tay, nội y …TẤT CẢ đều MADE IN CHINA …VÔ CẢM VÔ NHÂN VÔ TÌNH
    qua lại nhìn hai biểu ngữ dành cho LS Cù Huy Hà Vũ

    CHỒNG TÔI VÔ TỘI

    ANH TÔI VÔ TỘI

    Sao dÂN vIỆT mình BÂY GIỜ HÈN NHÁT nhu nhược dến thế so với DÂN TỘC ANH HÙNG SYRIA chết hơn 10,000 người vẫn LAO LÊN chống xe tăng chống làn đạn độc tài


    Nỗi buồn hàng năm Quốc Hận lại tràn về
    ======================

    Hàng năm Quốc Hận lại về
    Tháng Tư oan nghiệt não nề tâm can
    Ngày Ba mươi lệ ly tan
    Nước Non từ đấy điêu tàn lưu vong
    Triệu đồng bào quyết một lòng
    Giã từ Quê Mẹ long đông lưu đày
    Tháng Tư gẫy súng buồn thay
    Trại tù cải tạo đọa đày trần gian
    Mọc như nấm độc bạo tàn
    Tháng Tư huyết lệ dâu tang Quê Nhà
    Trùng khơi hải tặc phong ba
    Đứng đầu sóng cả chiều tà biển giông
    Hải trình Tự Do mênh mông
    Nhìn về Quê Mẹ ngàn trùng đã xa

    Tháng Tư buồn hận thương ca
    Tháng Tư xương trắng Nước Nhà tang thương
    Tháng Tư Quốc Hận đọan trường !
    Phi nhân chủ nghĩa máu xương bội tình
    Tháng Tư chưa dứt Chiến chinh ?
    Tháng Tư một lũ âm binh hiện hình
    Vùng Kinh tế Mới mà kinh !
    Đọa đày tang tóc bất bình gieo cao
    Tháng Tư phản bội tào lao !
    Tháng Tư Quốc Hậnmãi vào Sử xanh
    Ba mươi Trừ tịch bất lành
    Cả Tòan Dân tộc thất thanh rụng rời
    Kỷ niệm buồn ! Ký ức ơi ?
    Nỗi đau còn đó một Thời chưa quên ! …
    Đất Mẹ như thể xóa tên !
    Lòng Dân nghiêng ngả miếu đền tang hoang

    Bạo tàn chuyên chính nghênh ngang
    Lý tình thua kém lỡ làng
    Cướp thành dễ hơn chinh phục dân gian
    Nếu như …không có bẽ bàng Tháng Tư !…

  2. Ta không thể giết kẻ chiến bại bằng cách dí súng vào đâu họ,nhưng ta có cách khác để giết họ, đó là buộc họ phải chết dần chết mòn bằng những hình phat mà ta có thể tự nghỉ ra .để trừng phạt họ.đó là cách trả thù tôt nhất .

  3. Đưa Dự Luật Phạt VN Vì Phạm Nhân Quyền Do các DB Zoe Lofgren, Loretta Sanchez…
    Chúng tôi nghĩ rằng: Nếu ông ta làm lãnh đạo mà tham lam, độc tài, phát xít, bắn và giết dân giống Gaddafi, thì Mỹ là lãnh đạo cho nhân quyền trên thế giới này sẽ không tha cho bọn độc ác này. Nếu ông ta bắn dân, Mỹ có quyền bắn vào ông ta để cứu nhân loại!
    We think: If he is the leader but the greedy leadership, dictatorship, fascism, beacause of his benefits he always do wrong, illegal things like: shooting and killing people like Gaddafi, the U.S. leader for human rights around the world will not forgive this evil tyranny. If he shot people, Americans do have the right to shoot him to save humanity!
    This is Non-Human Righs in working place in Vietnam. I have enough documents, record, evidences!
    Tiền ko mất đi đâu, nó chỉ chuyển từ túi dân nghèo qua túi tham quan phải không?
    Đây là con cháu thủ tướng Dũng tham nhũng nhưng được bao che bưng bít và đẩy trách nhiệm cho người khác giống Vinashin?
    The Descendants of the Prime Minister Dung corruption but was concealed , covered up and hushed up responsibility to other like Vinashin?
    I suspect they (Eximbank Lieu Branch) hooked up with Vietcombank Branch in Soc Trang corruption, edit documents and transfer of electronic inter-bank money.
    Tôi nghi ngờ họ (Eximbank Bạc Liêu Branch) móc nối với Vietcombank Sóc Trăng Branch tham nhũng, sửa chứng từ và chuyển tiền điện tử liên ngân hàng.http://vn.360plus.yahoo.com/thai_hien12121981

Bình luận về bài viết này