CXN_052112_1522_Nguyễn Văn Giàu đang liên kết với tư Sang và Trọng Lú chỉa 3D đây

Châu Xuân Nguyễn
CP 3 Dũng yêu cầu hạ thấp chỉ tiêu, NV Giàu chặn lại. Lý do: tháng 10.2012 hôi nghi lần 4 thì sẽ thấy rõ 3D không theo đúng chỉ tiêu, thế là bất tín nhiệm v.v…
Nên nhớ là 3D đẩy NV Giàu khỏi ghế Thống Đốc ngon ăn để qua ngồi chơi xơi nước bên Ủy Ban Kinh Tế Quốc hội, đem thằng NV Bình vào, tên này lại phản thùng và theo phe Mafia banking…
Khi tiền 3D hết thì những thằng đàn em sẽ quay lại thịt 3 D.
Cứ việc chém nhau, ai nhờ tôi mài dao thì tôi mài dùm cho, free of charge.
Melbourne
21.05.2012
Châu Xuân Nguyễn

http://cafef.vn/2012052101016982CA33/ong-nguyen-van-giau-chua-can-dieu-chinh-chi-tieu-tang-truong-2012.chn

A+ A- A-Kiểu đọc sáchThứ 2, 21/05/2012, 13:04

Ông Nguyễn Văn Giàu: Chưa cần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng 2012

Ảnh Internet
Nhiệm vụ đặt ra trước mắt là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết những khó khăn trong sản xuất-kinh doanh…

Trong phiên làm việc sáng 21/5, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đã trình bày Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2011, tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2012.Chỉ có 1 chỉ tiêu không đạt

Theo Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011, đến nay, đánh giá lại kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 9 tháng và ước thực hiện 3 tháng cuối năm 2011, có 15/22 chỉ tiêu đạt và vượt theo Nghị quyết của Quốc hội, so báo cáo tại Kỳ họp thứ 2 chỉ có thêm 1 chỉ tiêu không đạt theo Nghị quyết.

Sau khi đánh giá khái quát kết quả thực hiện; phân tích nguyên nhân thành công trong điều hành, phát triển kinh tế thời gian qua, một số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế, ý kiến của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đề nghị cần đánh giá sâu sắc hơn các mặt tồn tại, về từng chỉ tiêu đạt, không đạt, nguyên nhân đối với các chỉ tiêu không đạt theo kế hoạch đề ra, nhất là các nguyên nhân chủ quan. Có ý kiến đề nghị cần báo cáo giải trình thêm về một số số liệu như tỷ lệ giảm nghèo, tạo việc làm mới, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh… để thấy rõ thực trạng, có giải pháp khắc phục và tăng tính thuyết phục hơn.

Một số ý kiến cho rằng, lạm phát rất cao, tác động lớn đến sản xuất và đời sống. Trong báo cáo có nêu nguyên nhân là do cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng chưa hợp lý, do nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ trong nhiều năm, nhưng đề nghị cần đánh giá một cách toàn diện hơn, vì trong vài năm qua với các nguyên nhân này mà kiểm soát lạm phát vẫn chưa ổn định, có năm rất cao, có năm lại thấp.

Đối với quản lý ngân sách, mặc dù áp dụng cắt giảm chi thường xuyên 10%, chi ngân sách năm 2011 vẫn vượt 13,8% so với dự toán và hơn 28,58% so với năm 2010 (so với 642,2 nghìn tỷ đồng), trong đó chi đầu tư phát triển đã tăng 27,5% so với dự toán, chủ yếu là tăng chi đầu tư do tăng thu từ đấu giá quyền sử dụng đất. Một số ý kiến đề nghị cần xem xét, báo cáo về chất lượng công tác lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, tính bền vững của các nguồn thu, vấn đề kỷ luật ngân sách. Có ý kiến đề nghị Chính phủ tiếp tục dành thêm một phần vượt thu để ưu tiên giảm bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 xuống mức thấp hơn.

Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù chỉ tiêu giảm nghèo đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, nhưng giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, người có thu nhập thấp, các đối tượng chính sách và tình trạng tái nghèo có chiều hướng gia tăng. Chi phí y tế tăng nên người dân vẫn phải chi trả khoảng 50% cho việc khám chữa bệnh; vốn trái phiếu Chính phủ bố trí cho bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh gặp nhiều khó khăn, bệnh viện chuyên khoa ở Trung ương chỉ đạt 78%, cùng với việc cắt giảm đầu tư công đã dẫn tới đầu tư dở dang một số công trình bệnh viện, gây lãng phí. Tình trạng quá tải ở các bệnh viện công (150%-200%) vẫn là vấn đề bức xúc trong xã hội, một số dịch bệnh chưa được ngăn chặn triệt để. Việc thực hiện nhiệm vụ, bố trí ngân sách trong lĩnh vực khoa học và công nghệ còn bộc lộ một số hạn chế: hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí chưa cao; sự phối hợp giữa các bộ, ngành có liên quan trong việc phân bổ, sử dụng còn bất cập; việc xây dựng và sử dụng Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ gặp nhiều khó khăn, đa số địa phương chưa thành lập được quỹ này; rất ít doanh nghiệp dành 10% lợi nhuận trước thuế cho phát triển khoa học và công nghệ.

Theo đánh giá chung của Ủy ban Kinh tế, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp, những kết quả đạt được trong thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2011 là rất quan trọng, là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, với một số chỉ tiêu chủ yếu không đạt, trong đó đáng chú ý có 2 chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng thực hiện thấp so với Kế hoạch, chưa tạo đà cho 4 năm còn lại của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm; cùng với chỉ tiêu tạo việc làm mới thấp hơn mức kế hoạch, số liệu về lượng hàng tồn kho và số doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng lên cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn cho năm 2012, nhất là quá trình tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đang trong giai đoạn chuẩn bị, nền kinh tế nước ta chưa tạo được bước đột phá về công nghệ, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng để tăng năng suất, hiệu quả đầu tư, nguồn vốn huy động cho sản xuất, kinh doanh còn hạn chế, phụ thuộc quá nhiều vào kênh tín dụng ngân hàng trong điều kiện ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Tập trung ổn định vĩ mô

Theo ông Nguyễn Văn Giàu, các thành viên Ủy ban Kinh tế, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội nhất trí với nội dung Báo cáo của Chính phủ, chưa đặt ra yêu cầu điều chỉnh các chỉ tiêu chủ yếu nhưng đề nghị Chính phủ cần có các phương án để chủ động trong điều hành, quyết định chính sách kịp thời, hợp lý phù hợp với diễn biến tình hình.

Ổn định kinh tế vĩ mô của nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều thách thức. Trong điều kiện đang tiến hành khởi động mạnh quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, việc xử lý giữa mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý cho năm 2012 đặt ra yêu cầu kết hợp thật chặt chẽ, liên tục giữa các cơ chế, chính sách, giải pháp trước mắt và cho cả trung, dài hạn, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo quyết liệt, tập trung, thống nhất hơn để phát huy tối đa sức mạnh nội lực của cả đất nước, trong đó duy trì và củng cố niềm tin, kịp thời thông tin chính xác, đưa ra các tín hiệu chính sách vĩ mô đúng để định hướng thị trường và tạo điều kiện cho thị trường tự vận động theo quy luật khách quan là yếu tố quan trọng.

Việc duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng là góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Do vậy, đề nghị tiếp tục kiên định mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội mà Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra cho năm 2012, nhưng cần điều hành linh hoạt, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, khắc phục tình trạng hàng hóa tồn kho tăng cao; quan tâm nhiều hơn đến phát triển thị trường trong nước; ưu tiên tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động.

Đa số ý kiến đề nghị cần tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết của Quốc hội; cơ bản tán thành với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp bổ sung cần tập trung thực hiện trong những tháng còn lại của năm 2012 trong Báo cáo của Chính phủ, đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp như kiên định với mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; Thực hiện các biện pháp triệt để tiết kiệm, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư, sản xuất, kinh doanh, đồng thời tăng cường các biện pháp phát triển thị trường, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm tình trạng tồn đọng hàng hóa; Tổng kết, đánh giá việc thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế đối với một số ngành, lĩnh vực đã triển khai; Khẩn trương hoàn thành và triển khai thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; Rà soát cơ chế, chính sách, pháp luật để tăng cường hiệu lực quản lý, kiểm soát chặt chẽ vốn và tài sản nhà nước; Tiếp tục đẩy nhanh triển khai các chính sách liên quan đến vấn đề lao động việc làm, an sinh xã hội, đặc biệt là hỗ trợ lao động tại các khu công nghiệp tập trung, các làng nghề…/.

Theo Vũ Hạnh – Ngọc Thành

VOV

12 comments on “CXN_052112_1522_Nguyễn Văn Giàu đang liên kết với tư Sang và Trọng Lú chỉa 3D đây

  1. Có 3 thằng chơi chung với nhau. Thằng nhỏ hơn luôn bị hai thằng lớn kia bắt nạt. Một hôm thấy hai thằng lớn đánh nhau, thằng nhỏ la lớn lên : ê tụi bay đánh nhau không được cắn nghe chưa, nghe vậy hai thằng lao vào cắn nhau túi bụi. Thấy vậy thằng nhỏ la lên, ê tụi bay cắn nhau không được bóp cổ nghe chưa, tới đây hai thằng lại lao vào nhau bóp cổ như điên.

    http://www.businessinsider.com/robert-greenes-48-laws-of-power-2012-4#assume-formlessness-48

    • VN-Index mất mốc 430 điểm
      24/05/2012 15:17
      (TNO) Khép lại phiên giao dịch ngày 24.5, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục giảm mạnh trên hai sàn: VN-Index rời mốc 430 điểm khi giảm 9,83 điểm; VN30-Index giảm 6,87 điểm. Bên sàn Hà Nội, HNX-Index quay đầu tăng nhẹ 0,05 điểm.

      >> Chuẩn bị áp dụng chỉ số HNX 30

      Mở cửa thị trường, tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, giao dịch trên sàn vẫn tiến triển không mấy tích cực.

      Số mã giảm giá trên sàn vẫn chiếm chủ yếu, trong đó có rất nhiều mã lớn và mã “nóng” thuộc ngành bất động sản, khoáng sản, xây dựng…

      Nhiều trụ cột trên VN-Index giảm sàn với lượng thanh khoản thấp khiến chỉ số này giảm mạnh trong phiên hôm nay – Ảnh: Ngọc Thắng

      Mã GAS ngay từ đầu phiên đã giảm giá khá lớn, gần tới giá sàn. Lượng giao dịch mã này tương đối sôi động do các nhà đầu tư nước ngoài tích cực thu gom.

      Khép lại đợt một, VN-Index xuống gần sát mốc 430 khi giảm thêm 5,36 điểm, xuống còn 431,39 điểm. Khối lượng khớp lệnh đạt 2,2 triệu đơn vị, giá trị tương ứng trên 30,8 tỉ đồng.

      Bước sang đợt khớp lệnh liên tục lần một, các thông tin tích cực từ bên ngoài như giá xăng giảm không mấy tác động tới các nhà đầu tư. Thanh khoản tiếp tục giảm, trong khi lượng mua rất hạn chế, lượng bán vẫn áp đảo trên sàn.

      Nhóm mã có mức vốn hóa lớn như GAS, VCB, BVH, MSN… giảm giá mạnh khiến cho biên độ giảm điểm của VN-Index nới rộng hơn rất nhiều.

      Cụ thể, tới đợt này, GAS đã giảm giá sàn khi mất 1.900 đ/CP, VCB giảm 1.200 đ/CP, BVH giảm 2.000 đ/CP, MSN giảm 1.500 đ/CP, VNM giảm 1.000 đ/CP…

      Cuối phiên buổi sáng, VN-Index giảm 9,8 điểm, xuống còn 426,94 điểm.

      Sang tới đợt giao dịch buổi chiều, giao dịch ít có chuyển biến đáng ghi nhận so với các đợt buổi sáng.

      Khép lại đợt hai, VN-Index giảm ở mức 9,57 điểm so với phiên trước đó, xuống còn 427,18 điểm. Khối lượng khớp lệnh lúc này đạt trên 52,3 triệu đơn vị.

      Mức độ giảm điểm này tới cuối phiên bị nới rộng thêm gần 0,3 điểm so với đợt hai.

      Kết thúc phiên hôm nay, VN-Index giảm tổng cộng 9,83 điểm, xuống chốt ở mức 426,92 điểm (tương đương với mức giảm 2,25%).

      Tổng khối lượng khớp lệnh toàn thị trường đạt hơn 58 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 949,6 tỉ đồng (giảm hơn 8 triệu đơn vị và trên 168 tỉ đồng so với phiên hôm qua).

      Toàn sàn có 42 mã tăng giá, 36 mã đứng giá tham chiếu, còn lại 231 mã giảm giá.

      VN30-Index phiên hôm nay cũng đã lùi về rất sát mốc 500 điểm khi giảm thêm 6,87 điểm, xuống còn 501,58 điểm (tương đương với mức giảm 1,35%).

      Tổng khối lượng khớp lệnh toàn thị trường đạt hơn 18,2 triệu đơn vị, giá trị tương ứng trên 403,8 tỉ đồng.

      Trong 30 mã thuộc nhóm, phiên này có 2 mã tăng giá, 4 mã đứng giá tham chiếu, còn lại 24 mã giảm giá.

      Tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, HNX-Index tăng nhẹ 0,05 điểm, lên mức 73,66 điểm (tương đương với mức tăng 0,07%).

      Tổng khối lượng khớp lệnh toàn thị trường đạt hơn 51,5 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 502 tỉ đồng.

      Toàn sàn có 80 mã tăng giá, 65 mã đứng giá tham chiếu, còn lại 164 mã giảm giá.

      Hồng Minh

      >> Công bố 30 cổ phiếu tham gia chỉ số VN30
      >> VN30-Index giảm điểm trong ngày đầu ra mắt
      >> Thanh khoản giảm, chứng khoán lao dốc
      >> VN-Index quay đầu giảm điểm
      >> Thanh khoản giảm, chứng khoán lao dốc
      >> VN-Index quay đầu giảm điểm
      >> VN-Index mất mốc 450 điểm
      http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120524/vn-index-mat-moc-430-diem.aspx

  2. Giới trí thức VN suy nghĩ sao về việc này ?
    Chẳng lẽ chỉ vì miếng cơm manh áo tầm thường mà cam chịu là “ trí thức chỉ là cục c…của xã hội chủ nghĩa ” ( Lenine ) sao ?

    Đảng bí mật mới Thúc đẩy Dân chủ, Chấm dứt sự cai trị của chế độ Trung Quốc

    Thời báo Đại Kỷ Nguyên đã biết được một số nhà trí thức và khoa học gia trẻ ở Bắc Kinh gần đây đã thành lập một đảng được gọi là “Đảng các Khoa học gia Dân chủ Tự do Trung Quốc”. Học thuyết hướng dẫn là giá trị phổ quát của nền dân chủ “.”. Nó nhằm mục đích sử dụng phương tiện hòa bình để thực hiện một cuộc cách mạng từ cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và tháo dỡ nội bộ ĐCSTQ để thiết lập một nền dân chủ lập hiến.
    Nếu đảng mới có quyền lực, nó sẽ làm việc để đảm bảo công dân Trung Quốc có tự do, các quyền chính trị, và một hệ thống pháp luật thật sự dựa trên một hiến pháp là luật tối cao, với tất cả các công dân được đối xử bình đẳng trước pháp luật. Nó sẽ thiết lập một chính phủ hợp hiến với phân chia quyền lực giữa các ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp
    Nó cũng sẽ quốc hữu hóa quân sự, mà bây giờ được kiểm soát trực tiếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

    Thời báo Đại Kỷ Nguyên đã có thể liên hệ với người đứng đầu của đảng mới này có tên Liu Yi (bí danh), người cho biết đảng sẽ công bố các bài viết của đảng trong tương lai gần.

    http://vietdaikynguyen.com/v2/china/1426-ng-bi-mt-mi-thc-y-dan-ch-chm-dt-s-cai-tr-ca-ch-trung-quc

  3. PHẢI CHĂNG ĐÂY LÀ BƯỚC CHUẨN BỊ ĐỂ HẤT CẲNG 3 DŨNG KHỎI CHIẾC GHẾ THỦ TƯỚNG ?

    Đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ đối với Thủ tướng, Bộ trưởng

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ với các thành viên Chính phủ để nâng cao trách nhiệm cơ quan điều hành đất nước; trong khi đoàn Phú Thọ đề xuất định kỳ ngắn hơn…

    http://dantri.com.vn/c20/s20-598218/de-xuat-bo-phieu-tin-nhiem-giua-nhiem-ky-doi-voi-thu-tuong-bo-truong.htm

  4. QUÁ GHÊ TỞM CHO CÁI CHÍNH QUYỀN MAFIA NÀY

    TIN NÓNG : Cựu Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình đã từng bị yêu cầu bỏ trốn

    “Điều bí mật này được tiết lộ ngày 31.03.2012 khi bà Phạm Thúy Hồng được bạn bè thông báo cho biết tin nóng: Cựu chủ tịch tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình đã tự sát trong trại giam, mà tin cho khi biết tin này mẹ đẻ của ông Cựu chủ tịch tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình đã ngất lên ngất xuống vì không biết đó là tin Cá tháng tư. Và bà Phạm Thúy Hồng do quá đau đớn trước tin đột ngột đã buột mồm nói ra điều bí mật này”

    Qua tìm hiểu chúng tôi được bà Phạm Thúy Hồng, nguyên trưởng phòng Công nghệ Gen Động vật – Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam đã nghỉ hưu, đồng thời là thành viên Hội Hung – tổ chức của các cựu sinh viên Việt nam tốt nghiệp tại Hungary (có cả ông TS. Nguyễn Quang A tham dự). Vợ của bị can Phạm Thanh Bình Cựu Chủ tịch tập đoàn Vinashin, người bị Tòa án Nhân dân Hải phòng trong phiên xử sơ thẩm kết án 20 năm tù giam cho biết, trước khi vụ án Vinashin chính thức bị khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với ông Phạm Thanh Bình – nguyên quán ở Bình định nhưng sinh ra ở Cà mau, về tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (theo Điều 165 Bộ luật Hình sự) để điều tra những sai phạm xảy ra trong thời gian giữ chức TGĐ Vinashin. Theo bà Phạm Thúy Hồng thì chồng bà cũng nhận được yêu cầu của người ĐỒNG HƯƠNG CÀ MAU đề nghị sẽ bố trí bỏ trốn sang Australia, Canada hoặc đoàn tụ ở đất nước mà Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) “bất lực”. Cũng theo bà Phạm Thúy Hồng, thì người đàn anh Cà mau động viên ông Phạm Thanh Bình khi lo xong yên chuyện thì quay về chẳng mấy hồi. Nhưng ông Phạm Thanh Bình và gia đình dứt khoát không chịu vì sợ có thể bị THỦ TIÊU, mà theo quan điểm ông Phạm Thanh Bình thì thà chịu bị bắt nhưng vẫn AN TOÀN hơn bỏ trốn…

    http://webwarper.net/ww/tintuchangngay8.wordpress.com/2012/05/21/nong-cuu-chu-tich-vinashin-pham-thanh-binh-da-tung-bi-yeu-cau-bo-tron/

    • Cái vụ Vinalines(Dương chí Dũng)nó là bổn cũ soạn lại của tên “Đồng Hương Cà Mau”đó….!Nhưng Dũng khôn hơn Vinashin vì sợ”bị Thắt cổ trong Kho lạnh”của chúng!
      Dàn dựng-Đạo Diễn là “Bản chất”sẵn có của tụi Vẹm mà!

  5. “Cứ việc chém nhau, ai nhờ tôi mài dao thì tôi mài dùm cho, free of charge.”
    Melbourne
    21.05.2012
    Châu Xuân Nguyễn
    Tôi “khoái(thích) anh Châu”về điểm này!

  6. Tên Chí Dũng kia bỏ trốn thì nắm chắc cái chết ( Thủ tiêu) bịt đầu mối, để rồi xem!

  7. Khía cạnh chính trị của vụ Vinalines

    Giáo sư Carl Thayer
    Gửi cho BBCVietnamese.com từ Úc
    Cập nhật: 09:40 GMT – thứ tư, 23 tháng 5, 2012
    Facebook
    Twitter
    Chia sẻ
    Gửi cho bạn bè
    In trang này

    Dư luận đang chú ý vào ông Dương Chí Dũng và bà Đặng Thị Hoàng Yến
    Trong nhiều năm nghiên cứu chính trị Việt Nam, tôi chưa bao giờ lại chứng kiến một nỗ lực kiểm soát thông tin về hành xử nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam ‘tốt’ như những năm gần đây.
    Giới chức cộng sản đã thành công trong việc làm nhụt báo giới nước ngoài ở Việt Nam, và còn chỉ còn vài ba phóng viên thường trú ở Hà Nội nay dám cả gan tường thuật về chính trị nội bộ theo cách của những người đi trước như Murray Hiebert (Far Eastern Economic Review) và Robert Templer (AFP).
    Các bài liên quan
    Phát lệnh truy nã cựu chủ tịch Vinalines
    Bà Hoàng Yến không dự khai mạc Quốc hội
    Cựu chủ tịch Vinalines bị truy nã
    Chủ đề liên quan
    Tham nhũng
    Đảng gia tăng kiểm soát các cơ quan tuyên truyền và hạn chế truyền thông Việt Nam tiếp xúc các hội nghị và cuộc họp của Đảng.
    Nhận định của tôi về kiểm soát thông tin quanh các quyết định nội bộ trong Đảng được chứng minh qua cách tường thuật tranh luận về sửa đổi Hiến pháp, chiến dịch chống tham nhũng và chỉnh đốn Đảng.
    Toàn bộ các tường thuật của báo giới Việt Nam về kết quả Hội nghị Trung ương 5 gây thất vọng vì thiếu chi tiết. Điều này báo hiệu rằng có mâu thuẫn lớn cả về chính sách và cá nhân.
    “Rõ ràng phong cách tùy hứng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngày càng tập trung quyền lực vào văn phòng thủ tướng, đã khiến Đảng và các cơ quan của Đảng bị giảm quyền lực để giám sát và kiểm soát hiệu quả. Mạng lưới rộng rãi của Thủ tướng vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong nền kinh tế Việt Nam.”
    Mạng lưới quyền lực
    Việt Nam hẳn phải choáng vì những bê bối nhiều tỉ đôla liên quan tập đoàn nhà nước Vinashin và Vinalines. Hai bê bối này đánh thẳng vào trung tâm chính trị Việt Nam hiện nay vì chúng liên quan mạng lưới ngầm của quyền lực kinh tế và chính trị.
    Nói cách khác, Vinashin và Vinalines không chỉ dính líu tới các chủ tịch, giám đốc, nhân viên mà các ông bầu chính trị đằng sau họ.
    Các tập đoàn này đã được tung hoành theo cách hoàn toàn không minh bạch và thiếu giám sát có hiệu quả. Năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải xin lỗi trước Quốc hội vì bê bối Vinashin.

    Một số người xem vụ điều tra ông Dương Chí Dũng (trái) là nhắm đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (đứng sau)
    Rõ ràng là phong cách chỉ đạo tùy hứng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sự tập trung quyền lực ngày càng lớn vào Văn phòng Chính phủ đã khiến Đảng và các cơ quan của Đảng bị giảm quyền thế để có thể giám sát và kiểm soát hiệu quả. Mạng lưới rộng rãi của Thủ tướng vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong nền kinh tế Việt Nam.
    Cần nhớ rằng chính ông Nguyễn Tấn Dũng đã thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng do ông đứng đầu, sau khi ông được bầu làm Thủ tướng nhiệm kỳ đầu tiên.
    Tại Hội nghị Trung ương 5, quyết định thành lập một Ban Chỉ đạo Trung ương mới chống tham nhũng có vẻ là một trong các bước đầu tiên của Đảng nhằm tái lập kiểm soát với chính phủ.
    Nếu các tin tức là chính xác, Thủ tướng sẽ thôi chức trưởng ban và vị trí này rơi vào tay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ban Nội chính Trung ương, vừa được tái lập, trở thành cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo mới.
    Hai trường hợp
    Nếu chính trị Việt Nam hiện thời phản ánh cả chính sách lẫn cá nhân, nó có thể giải thích cơn khốn khó của đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến và cuộc truy bắt Dương Chí Dũng, cựu lãnh đạo Vinalines.
    Bà Hoàng Yến được cho là thân cận với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Sự nghiệp kinh doanh lên như diều gặp gió của bà được nhấn bằng nhiều lần xuất hiện và chụp hình cùng ông Sang.
    Đơn xin từ nhiệm của bà bị Thường vụ Quốc hội bác bỏ với lý do các đại biểu đánh mất lòng tin nhân dân chỉ có thể do Quốc hội bãi nhiệm. Nếu bà Yến từ nhiệm, câu chuyện đã kết thúc. Nay bà sẽ phải chịu cuộc bỏ phiếu bẽ mặt tại Quốc hội.
    Thủ tướng Dũng thì chịu trách nhiệm với toàn bộ các tập đoàn kinh tế nhà nước. Lệnh bắt giữ ông Dương Chí Dũng và các viên chức khác của Vinalines có thể được xem là nhằm giảm bớt phe cánh của Thủ tướng, tương tự như khi các lãnh đạo Vinashin bị truy tố.
    Cuộc đấu đá nội bộ ngầm giải thích vì sao đã xảy ra thanh trừng đáng kể nhắm vào các blogger và phóng viên kể từ sau Đại hội Đảng XI.
    Giới chức an ninh, sau khi đã thuần phục truyền thông nước ngoài, quay sang bịt miệng nguồn thông tin khác còn lại duy nhất về chính trị nội bộ của Việt Nam.
    Cần có các quyết định lớn về cải cách, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, vấn đề sở hữu đất đai và chống tham nhũng lan tràn. Các quyết định này sẽ tác động tới các mạng lưới quyền lực và bảo trợ ở mọi cấp độ.
    Nếu vụ Đặng Thị Hoàng Yến và Dương Chí Dũng bật mí một phần chia rẽ nội bộ trong Đảng vì chính sách và cá nhân, Việt Nam có vẻ sẽ bước vào giai đoạn bất an chính trị. Tình hình này sẽ càng trầm trọng thêm vì một nền kinh tế uể oải.
    Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một chuyên gia nghiên cứu lâu năm về Việt Nam và hiện là giám đốc hãng tư vấn Thayer Consultancy ở Úc.
    BấmTrở về đầu trang
    Facebook
    Twitter
    Chia sẻ
    Gửi cho bạn bè
    In trang này
    Thêm về tin này
    Các bài liên quan
    Phát lệnh truy nã cựu chủ tịch Vinalines22.05.12, THAM NHŨNG
    Bà Hoàng Yến không dự khai mạc Quốc hội21.05.12, CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
    Cựu chủ tịch Vinalines bị truy nã19.05.12, KINH TẾ VIỆT NAM
    Chủ đề liên quan
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120523_thayer_vn_politics.shtml

  8. KINH DOANH> CHỨNG KHOÁNThứ năm, 24/5/2012, 11:52 GMT+7
    E-mail Bản In
    GAS giảm sàn, Vn-Index mất mốc 430 điểm

    Thông tin giảm giá xăng chiều tối qua không giúp nhà đầu tư hứng khởi hơn trên thị trường chứng khoán. Thanh khoản thấp, cả 2 sàn cùng mất điểm, Vn-Index mất mốc 430 điểm.
    > Cổ phiếu mất điểm hàng loạt
    > Những cổ phiếu tăng ‘nóng’

    Với 3 phiên mất điểm liên tiếp, Vn-Index đã giảm gần 20 điểm. Ảnh: Hoàng Hà.
    Sàn TP HCM mất 7,64 điểm trong phiên giao dịch chỉ có 38 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tương đương hơn 605 tỷ đồng. Gần 90 mã cổ phiếu giảm sàn, tập trung chủ yếu ở ngành khoáng sản, địa ốc, xây dựng kéo chỉ số sàn HOSE mất điểm phiên thứ 3 liên tiếp, xuống dưới mốc 430 điểm, thấp nhất kể từ 13/3.

    KSA, KSH, KSS, TNT là những cổ phiếu khoáng sản giao dịch ở mức giá sàn ngay từ đầu phiên. NKG là mã duy nhất ngược xu hướng trong nhóm này, giữ giá tăng trần đến cuối phiên với lượng chuyển nhượng chỉ hơn 110.000 đơn vị.

    GAS giảm sàn phiên thứ hai liên tiếp, giá chỉ còn 38.900 đồng, tăng 8% so với phiên chào sàn. Trong khi lượng giao dịch trên sàn của GAS chỉ đạt gần 800.000 đơn vị thì khối ngoại đã gom tới 630.000 cổ phiếu.

    Dẫn đầu lượng đặt mua bán giá sàn trên HOSE là nhóm cổ phiếu bất động sản. ITA, LCG dư mua giá sàn tới hơn 300.000 đơn vị mỗi mã. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2012, cả ITA và LCG đều có lợi nhuận sau thuế giảm hơn 90% so với cùng kỳ năm ngoái.

    GMD là mã tăng giá duy nhất trong nhóm VN30, trong khi CII và OGC tiếp tục giảm sàn. BVH, MSN, VCB giảm hơn 1.000 đồng mỗi đơn vị, VIC, REE, KDC giao dịch quanh mốc tham chiếu. VN30 mất gần 7 điểm, xuống sát 501 điểm với khối lượng giao dịch chiếm hơn 27% số cổ phiếu chuyển nhượng trên HOSE.

    Giảm 1,19 điểm, HNX-Index xuống thấp nhất trong hơn 2 tháng qua, đóng cửa tại 72,42 điểm. Cổ phiếu Sông Đà tiếp tục dẫn đầu mức giảm giá với 6 mã giảm sàn, 5 mã giảm trên 200 đồng. SDJ là mã duy nhất thuộc ngành tăng trần, giao dịch chỉ 100 đơn vị. Sàn Hà Nội chuyển nhượng 26,5 triệu cổ phiếu, tương đương 277 tỷ đồng, thấp nhất kể từ đầu tháng 2/2012.

    Áp lực bán gia tăng trong phiên chiều ở nhóm cổ phiếu chứng khoán, thực phẩm, xây dựng, địa ốc đẩy Vn-Index rơi sâu thêm 2 điểm nữa, lùi về 426,92 điểm. So với phiên sáng nay, sàn TP HCM có thêm gần 40 cổ phiếu giảm về giá sàn, chủ yêu là các mã tài chính như ARG, BSI, SBS,… Giá trị giao dịch trong cả ngày tại HOSE thậm chí không đạt 1.000 tỷ đồng, với 58 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng.

    KLS, VND bất ngờ tăng nhẹ trong phiên chiều giúp HNX-Index lấy lại toàn bộ số điểm đã mất trong buổi sáng, tăng nhẹ thêm 0,05 điểm, chốt tại 73,66 điểm. VND là mã được sang tay nhiều nhất, gần 4,5 triệu đơn vị, chiếm gần 9% tổng khối lượng chuyển nhượng sàn Hà Nôi.

    Quỳnh Anh
    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/chung-khoan/2012/05/gas-giam-san-vn-index-mat-moc-430-diem/

Bình luận về bài viết này