CXN_052212_1526_Tại sao cổ đông Habubank bị sát nhập, bị mất thương hiệu mà lại vui mừng như thế ????

 
Châu Xuân Nguyễn
Đây là hạ cánh an toàn trong Doanh Nghiệp đây. Không có gì sướng hơn cục nợ 4.000 tỉ của Vinashin được những thằng ngu bên SHB lãnh dùm, bây giờ sát nhập rồi, bán cổ phiếu, lấy tiền làm chuyện khác thôi. Còn giữ cp Habubank với 4000 tỉ nợ thì hàng năm lãi bao nhiêu phải trả nợ, xem ra với 1000 tỉ lãi 1 năm thì 5 năm mới trả hết. Vèo một cái, mấy thằng ngu bên SHB với 1250 tỉ lời mỗ năm gánh nợ hết, chúng nó chỉ còn lãi 250 tỉ mỗi năm trong 5 năm nữa.
Nên nhớ, món nợ 4066 tỉ vnd này tiếng Anh gọi là “complte write – off” tức là mất trắng, không lấy lại được 1 vnd vậy mà HĐQT SHB ăn đút lót từ HĐQT của HBB bao nhiêu mà lừa cổ đông SHB sát nhập thì quá hay, hay hơn Hồ chí Minh kêu gọi dân miền Bắc giải phóng anh em miền Nam bị Mỹ Ngụy kiềm kẹp, những cái ngu bao giờ cũng phải trả giá đắt trong thương trường, nhìn qua BĐS thì tràn lan những bài học cho chử NGU.
Có một cổ đông rất lớn cũ của SHB cũng bán hết cổ phiếu vì không muốn gánh nợ cho Habubank

http://thitruongtaichinh.vn/index.php?r=public/index&news_id=25432

Có 4 điều ngu mà tôi quên mất rồi, trong đó có gánh nợ….

KT – 714 – 050312 – Cho Vinashin vay, nợ xấu Habubank lên 16,06%

Melbourne
22.05.2012

Châu Xuân Nguyễn
————————————————-

Thứ Hai, 21/05/2012 – 15:41
Vợ Chủ tịch Habubank “xả” gần 15 triệu cổ phiếu “nhà”
(Dân trí) – Bà Vương Thị Vân, vợ ông Nguyễn Văn Bảng đăng ký bán 15 triệu cổ phiếu HBB và mua vào 5 triệu cổ phiếu song chỉ thực hiện bán ra, không mua vào. Kết thúc quý I, HBB thông báo ngân hàng mẹ lãi 29 tỷ đồng.
 >>  Trên 99% cổ đông SHB “nhấn nút” sáp nhập Habubank
 >>  SHB – Habubank và câu chuyện minh bạch với cổ đông
Sau khi sáp nhập vào SHB, tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu của cổ đông HBB sẽ theo tỉ lệ 0,75.
Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank, mã CK: HBB) vừa có báo cáo kết quả giao dich cổ phiếu của người có liên quan đến Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Theo đó, bà Vương Thị Vân, vợ ông Nguyễn Văn Bảng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Habubank đã đăng ký bán 15 triệu cổ phiếu và mua 5 triệu cổ phiếu HBB từ 13/3 đến 11/5.
Tuy nhiên, sau thực hiện, bà Vân bán thành công 14,9 triệu cổ phiếu HBB nhưng không mua cổ phiếu nào.
Sau giao dịch, lượng cổ phiếu bà Vân nắm giữ là 100.000 đơn vị.
Mới đây, Habubank đã được cổ đông đồng ý sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), đề án này cũng đã được Ngân hàng Nhà nước thông qua về mặt chủ trương.
Trong dịp xin sáp nhập này, Habubank buộc phải công bố bảng báo cáo tài chính không mấy đẹp mắt với mức thua lỗ 4.066 tỷ đồng tại thời điểm 29/2.  Sau khi đã tính toán việc trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản cho vay và đầu tư vào trái phiếu Vinashin trong vòng 5 năm, thay vì trích lập đầy đủ trong năm 2012 và đã được kiểm toán soát xét đặc biệt theo yêu cầu của NHNN thì con số này được “cắt” xuống còn 1.829 tỷ đồng – vẫn là một con số khổng lồ.
Ngân hàng mẹ bão lãi 29 tỷ đồng trong quý I
Tuy nhiên, tại báo cáo tài chính riêng lẻ quý I vừa công bố mới đây, Habubank vẫn cho kết quả lãi 29,3 tỷ đồng. Mức lãi này giảm 76% so cùng kỳ năm trước.
Mảng kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn nhất cho Habubank trong quý vừa rồi là mua bán chứng khoán đầu tư với khoản lãi 212,2 tỷ đồng, gấp 57 lần cùng kỳ năm 2011.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối quý I lỗ 1,2 tỷ đồng, có cải thiện so mức lỗ cùng kỳ tới 95,3 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ở lĩnh vực hoạt động chủ chốt là cho vay, dịch vụ thì ngân hàng lại bị “hụt” đi đáng kể, với mức thu nhập thuần từ lãi cả quý đạt 136,4 tỷ đồng, giảm 59% so với cùng kỳ. Lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 4,8 tỷ đồng, giảm 56%.
Với chi phí hoạt động trong kỳ cao gấp 2 lần cùng kỳ năm trước (240 tỷ đồng) cùng mức chi lương và phụ cấp cho nhân viên gấp 2,5 lần cùng kỳ(85 tỷ đồng), chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng hơn 21 lần, lên 90 tỷ đồng đã kéo lợi nhuận của ngân hàng giảm sút.
Cuối quý I/2012, tổng dư nợ cho vay của Habubank giảm 5,9% so cuối năm 2011 xuống còn 16.770 tỷ đồng.
Kết quả đáng lo ngại của Habubank tại thời điểm công bố đề án sáp nhập đã khiến Moody’s cảnh báo sẽ tính đến phương án hạ bậc tín nhiệm với SHB.
Trong khi đó, CTCP Chứng khoán MB công bố buộc phải loại cổ phiếu HBB ra khỏi danh mục cho vay từ 11/5 do cho rằng, việc sáp nhập này sẽ có ảnh hưởng tới việc niêm yết của cổ phiếu HBB trên sàn giao dịch.
Hiện thị giá của HBB đang là 5.500 đồng/cp, tăng 300 đồng/cp tương ứng tăng 5,8%. Chốt phiên, HBB dư mua trần 1 triệu cổ phiếu.
Mai Chi

1 comments on “CXN_052212_1526_Tại sao cổ đông Habubank bị sát nhập, bị mất thương hiệu mà lại vui mừng như thế ????

Bình luận về bài viết này