CXN_062012_1600_Khi Ngân hàng lời to, chia chác, khi lỗ, dùng thuế dân mua nợ xấu để cứu.

Châu Xuân Nguyễn
Tất cả DN đều phải bình đẳng trong con mắt của Luật DN.
Khi nhà sản xuất bán thiếu chịu cho cửa hàng, cửa hàng phá sản, không trả được nợ, DN ôm nợ, ráng làm việc cực khổ hơn để gở nợ, ngay cả Ngân hàng cũng điếu thèm cứu, ngó lơ cho DN chết. Đó là rủi ro trong kinh doanh, ai kinh doanh cũng chấp nhận (DN phải đóng thuế để sau này 3 Dũng dùng thuế này để cứu Ngân Hàng)
Nhà băng cũng là DN, khi phòng Kinh Doanh cho vai bừa bãi, lại quả bỏ túi, lãi suất khác biệt cao (thay vì 3% khác biệt từ huy động tới cho vay). DN bị lãi quá cao, phá sản. Đó là rủi ro kinh doanh của NH. Vậy mà 3 Dũng ngang nhiên, không xin phép mà lấy tiền thuế của dân, của DN để lập cty mua nợ 100 ngàn tỉ, tức là 5 tỉ usd để giải cứu NH, như thế có công bình cho người đóng thuế hay không ???

CXN_061712_1593_Ba Dũng có được phép của 90 triệu dân lấy ngân sách lập cty mua bán nợ để cứu nhà băng chưa ??

100 ngàn tỉ này (5 tỉ usd) theo Alan Phan là muối bỏ biển, phải cần 70 tỉ usd mới tạm đủ…đây là món nợ mà đời người này của 90 triệu dân không trả hết, đời sau chưa chắc hết.
Như món tiền lỗ của Vinashin là 4 tỉ usd, 86 ngàn tỉ vnd đâu có biến mất đâu, nó hiện lên 4 ngàn tỉ trong sổ sách của Habubank khi Habubank sát nhập với SHB. Ai trả món nợ này ??? 90 triệu dân chứ ai, thông qua NHNN tái cấp vốn cho SHB với lãi suất thấp để SHB bù lỗ, tức là lợi nhuận lãi suất của NHNN thay vì cao bay giờ phải mất đi cho HSB, vậy là bao nhiêu bệnh viện, trường học, an sinh xã hội sẽ mất phần cho 4 ngàn tỉ này ??? Tất cả Vinashin nợ là 86 ngàn tỉ. Tất cả DNNN nợ 2.4 triệu tỉ, ai trả nợ này ????

KT* – 779 – 052512 – Habubank lỗ, lộ nợ xấu ngân hàng

Melbourne

20.06.2012
Chau Xuan Nguyen

——————————————————————————————-

http://thitruongtaichinh.vn/index.php?r=public/index&news_id=27644

“Sốc” doanh nghiệp lỗ nặng, ngân hàng lời to

Thứ Hai, 18/06/2012, 15:25 GMT+7 Bản in Email

(ThiTruongTaiChinh) – Trong khi doanh nghiệp “gào khóc”, vật vã, “thừa sống thiếu chết” thì ngân hàng lại hồ hởi với kết quả kinh doanh của mình bởi họ đã thu về lợi nhuận khá cao. Đây chính là điều bất thường của nền kinh tế, nhiều chuyên gia cho rằng cần phải thay đổi cơ chế vận hành hiện nay…

Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, tổng doanh thu của các doanh nghiệp là 7,5 triệu tỉ đồng, tuy nhiên tổng chi phí đã lên tới 7,2 triệu tỉ đồng Đáng lưu ý, trong tổng chi phí trên, riêng chi phí trả lãi vay đã lên tới 466.000 tỉ đồng.

Cũng theo Tổng cục Thuế, lợi nhuận của hệ thống ngân hàng rất  “khủng”. Nhiều người có thể bị “sốc” nặng.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (chưa trừ trích lập dự phòng rủi ro) năm 2011 lên tới trên 97.000 tỉ đồng, tăng gần 45% so với năm 2010. Ngay cả khi đã trích lập dự phòng, tốc độ tăng lợi nhuận cũng lên đến gần 30%.

Chỉ trong trong quý I/2012, khi có tới 70% trong tổng số 258.000 doanh nghiệp khảo sát thua lỗ, với số lỗ lên tới trên 40.000 tỉ đồng, thì các ngân hàng vẫn theo xu hướng lãi. Về cơ bản, các ngân hàng đều vẫn có doanh thu từ hoạt động kinh doanh tín dụng với xu thế tăng cả về quy mô và tỉ lệ.

Phần lớn lợi nhuận của ngân hàng đều thu được từ lãi vay doanh nghiệp. Chênh lệch giữa lãi suất ngân hàng huy động và cho doanh nghiệp vay đã lên tới 3,5 – 4,5%.

Chính vì lãi cao nên ngân hàng mới có doanh thu “khủng” như vậy. Tổng cục Thuế kiến nghị NHNN cần đảm bảo biện pháp giảm lãi suất đi vay và đem cho vay của các ngân hàng từ mức 3,5 – 4,5% hiện tại xuống mức 2,2 – 2,5%.

TS Nguyễn Đại Lai, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng cho rằng cần áp dụng mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động theo một cách “có đạo lý” hơn. Theo ông Lai, các ngân hàng có thể đã làm vênh các con số để đưa mức dự phòng rủi ro lên cao, đẩy lãi suất lên, trong khi nếu quản trị tốt nguồn vốn đã có thể giảm rủi ro.

Không chỉ có vậy, trong khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, ban lãnh đạo không nhận được một đồng xu dính túi thì các lãnh đạo ngân hàng vẫn được hưởng tiền thù lao triệu đô.

Theo Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, thu nhập bình quân đầu người trong ngân hàng đã tăng từ 7 triệu đồng/người/tháng năm 2007 lên 15-21 triệu đồng/người/tháng năm 2011, gấp 2 – 3 lần mức lương bình quân toàn nền kinh tế. “Nguyên nhân chủ yếu do cơ chế chính sách tín dụng giúp các ngân hàng có mức lãi lớn thời gian qua” – cơ quan thuế nhấn mạnh.

Cơ quan thuế cũng đã có lời kiến nghị với NHNN có những quy định chặt chẽ hơn về tiền lương, cần thiết có sự khống chế ở mức hợp lý đối với lương được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh nhằm tạo bình đẳng cho các thành phần kinh tế và tránh thất thu ngân sách nhà nước.

Đan Chi

6 comments on “CXN_062012_1600_Khi Ngân hàng lời to, chia chác, khi lỗ, dùng thuế dân mua nợ xấu để cứu.

  1. TẨY CHAY KHU ĐÔ THỊ ECOPARK
    NHỮNG AI CÓ Ý ĐỊNH MUA NHÀ Ở KHU ĐÔ THỊ ECOPARK XIN HÃY CẨN THẬN .
    chúng tôi là người dân Văn giang thề quyết tâm đấu tranh cho công bằng xã hội .nếu bè lũ độc tài cố tình bảo kê cho ecopark thì chúng tôi buộc lòng phải dùng võ bẩn :rải phân tươi trường kỳ khắp các ngả đường ra vào khu ecopark ,biến khu đô thị sinh thái thành khu đô thị phế thải .

  2. Dear Mr Chau! Chú phỉnh đã bị “GỘP BẺ” rồi nên không thể bơi được nữa, và cũng không một ai (dân) ra cứu hết… Hiện giờ tất cả nó giống như một đại gia đình, cha mẹ có sai bảo cách mấy, thì con – cháu trong nhà hầu như không ai muốn làm cả, đúng hơn là ù lì thì phải…

  3. Lấy của dân trả 14% rồi cho vay đến 24% chia chác nhau; chỉ cho bọn cướp ngày vay mới có được lãi 24% rồi lại còn lót tay bên ngoài nữa. Chúng ăn cả bít tất rồi phần vốn đem trôi sông đó chúng lại bảo lấy tiền dân để đậy lại. Dân VN vừa ngu muội vừa vô cảm. Chưa nói phương tây, chỉ với Thái Lan thôi, làm như vậy là tiêu luôn với dân rồi.
    Phản đối cực lực việc đem tiền thuế cứu bọn ngân hàng cướp cạn.
    Sao họ không nói ngắn gọn, thẳng thắn là không thể đem tiền của dân cứu mấy thằng tư bản đỏ đó. Trước tiên chúng hãy lấy tài sản của chúng ra mà đậy vào đấy đã. Rồi đi ăn mày mà làm lại từ đầu. Chết đến đít rồi vẫn còn âm mưu bóc lột của dân thêm nữa. Bọn Khốn.

Bình luận về bài viết này