Mua nợ xấu – Cứu ai hay lại ăn cướp đợt 2 ???

Quanlambao – Sau khi đi thôn tính hàng loạt ngân hàng và Doanh nghiệp, các nhóm lợi ích với hai bàn tay trắng nay bỗng chốc trở thành những ông chủ, bà chủ tỷ phú đô la Mỹ. Song tham vọng chưa dừng lại, cái đề án đang đặt nhiều dấu hỏi mà Nhà nước sẽ bỏ ra 100.000 tỷ đồng thành lập công ty mua bán nợ, thực chất là để tước đoạt các dự án của các doanh nghiệp còn lại mà nhóm lợi ích chưa đủ sức thâu tóm trong giai đoạn 1. Thờì gian qua, Chính sự chi phối của các nhóm lợi ích gắn bó với quan chức NHNN đã làm cho chủ trương tái cấu trúc ngân hàng bị méo mó, dẫn đến hàng trăm ngàn doanh nghiệp bị phá sản và hàng trăm ngàn doanh nghiệp khác đang chờ chết. Cái đề án này sẽ là con kền kền đến hốt những gì còn sót lại mà nhóm lợi ích chưa kịp thâu tóm.  Kịch bản sẽ diễn ra sau đó: Cái công ty mua bán nợ này sẽ ‘bán lại’ các doanh nghiệp, các dự án ‘ngon’ cho các nhóm lợi ích sau một thời gian nữa, họ có thể vẫn duy trì cho Công ty mua bán nợ một chút lợi nhuận, nhưng giá bán cho các nhóm lợi ích sẽ rẻ bèo… Đây là con đường tuyệt vời để thâu tóm toàn bộ nền kinh tế mà lại giúp các nhóm lợi ích giảm bớt căng thẳng vì vốn vay và phải trả lãi.  Hơn nữa giai đoạn ồn ào mua lại các ‘nợ xấu’ mà thực chất là các dự án tiềm năng của các doanh nghiệp cả đời tạo dựng thì sẽ do Công ty mua bán nợ của Nhà nước sẽ tránh được tiếng xấu và người ta sẽ khó thấy sự lộ diện của nhóm lợi ích. Sang bước 2, tài sản từ Công ty mua bán nợ chuyển sang cho các nhóm lợi ích sẽ diễn ra trong bóng tối và sẽ không có ai được biết … Ai sẽ mua được các dự án này nếu không phải chính là nhóm đã đẻ ra cái sản phẩm là Công ty mua bán nợ?Một kịch bản hoàn hảo.
Mua nợ xấu: Cứu ai và cứu vì cái gi?

Câu hỏi lớn nhất lúc này là: Nguồn tiền 100.000 tỷ đồng của công ty nợ xấu sẽ do ai chi trả? Và quan trọng hơn hết, tại sao lại đề xuất một khoản tiền lớn đến như vậy để cứu các ngân hàng?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã bàn thảo về việc xây dựng đề án lập công ty mua bán nợ xấu ngân hàng, sẽ xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. Công ty này dự kiến sẽ có đủ nguồn lực để làm sạch khoảng 100.000 tỷ đồng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.
Câu hỏi lớn nhất lúc này và chưa có bất cứ một thông tin nào để lý giải là: Nguồn tiền 100.000 tỷ đồng sẽ do ai chi trả? Và quan trọng hơn hết, tại sao lại đề xuất một khoản tiền lớn đến như vậy để cứu các ngân hàng, trong khi các doanh nghiệp trong nước cũng đang đứng trước những khó khăn song những biện pháp hỗ trợ vẫn còn hạn chế?
Càng băn khoăn hơn khi nguồn lực quốc gia hiện nay quá eo hẹp. Dù việc thành lập công ty chỉ dùng một phần nhỏ vốn từ Nhà nước, còn lại phát hành trái phiếu và huy động từ tư nhân thì việc làm trên liệu có khả thi hay không khi thực tế nguồn ngân sách nhà nước đã phải chi rất nhiều để duy trì, điều tiết nền kinh tế cũng như phục vụ cho đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển quốc gia. Hơn nữa, có ai dám mua trái phiếu của một công ty xử lý nợ nếu không có sự bảo lãnh của Nhà nước.
Thực tế, để có thể tập hợp được một khối lượng lớn tiền như vậy là việc không hề đơn giản, đòi hỏi phải có những chính sách hợp lí và hiệu quả. Biện pháp giao quyền cho các công ty mua bán nợ huy động vốn, Chính phủ tung trái phiếu huy động đã được đặt ra. Nhưng tính hiệu quả của biện pháp này vẫn còn gây tranh cãi khi không đảm bảo được lượng trái phiếu bán ra.
Bên cạnh đó là hàng loạt vấn đề khác nảy sinh, như tính hấp dẫn khi đầu tư vào trái phiếu này sẽ như thế nào; liệu có diễn ra tình trạng “nợ chỗ này bù nợ chỗ kia” hay không bởi về cơ bản thì sử dụng trái phiếu cũng là một hình thức vay nợ; liệu Ngân hàng Nhà nước có hỗ trợ vào khoản tiền 100.000 tỷ này để “cứu ngược” hệ thống ngân hàng hay không?
Đã từng có lập luận cho rằng ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp với đầy đủ những đặc trưng cơ bản. Và cứu ngân hàng, thực chất cũng là cứu doanh nghiệp, thông qua đó góp phần khôi phục nền kinh tế. Bên cạnh đó, người ta cũng vin vào lý do: giữ vững hệ thống, không để đổ vỡ ngân hàng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả nền kinh tế để thúc đẩy đề án này.
Nhưng thực tế có lẽ không đơn giản như vậy. Ngân hàng vẫn là một loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Theo lẽ đó, những gì doanh nghiệp gặp phải như: mắc nợ, lỗ vốn, thậm chí phá sản, thì ắt hẳn các ngân hàng cũng phải chạm trán với những vấn đề tương tự. Trong thời điểm hiện nay, hiện tượng các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không phải là hiếm gặp, và các ngân hàng đôi khi cũng lâm vào cảnh khó khăn như vậy. Nguy cơ phá sản là điều hoàn toàn có thể diễn ra.
Một khi các ngân hàng đang đứng trước gánh nặng về vốn và thanh khoản thì có thể tuyên bố phá sản. Việc làm này có ý nghĩa quan trọng trong việc tái cấu trúc các ngân hàng, cải tổ lại phương pháp hoạt động. Chúng ta chỉ cần có những phương án và cơ chế để bảo vệ người gửi tiền chứ không thể bằng mọi cách và mọi nguồn lực để giữ các ngân hàng yếu kém, sắp phá sản mà lỗi là do sai lầm và lòng tham của họ gây ra.
Tuy nhiên, trong một chiều ngược lại, chuyên gia từ Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận xét trong một hội thảo đại ý rằng, tái cấu trúc đồng nghĩa với “sự đau đớn”, với sự thay đổi lớn về con người, mô hình kinh doanh. Tuy vậy, biện pháp “sốc” hiện nay không phải là lựa chọn cho Việt Nam thông qua việc cho đóng cửa hay phá sản bất kỳ ngân hàng nào. Khác với “sự hủy diệt mang tính sáng tạo” (creative destruction) mà phá sản doanh nghiệp mang lại.
Về điều này, nhà kinh tế học Joseph Schumpeter lập luận, một “sự hủy diệt” tương tự thông qua phá sản ngân hàng lại đem đến nhiều hệ quả không tiên đoán được. Chỉ cần nhìn lại cuộc khủng hoảng Mỹ năm 2008 vừa qua với nguyên nhân chủ yếu là các ngân hàng đột ngột mất tính thanh khoản trầm trọng khi các nhà đầu cơ đất đai không kịp trả những khoản nợ khổng lồ. Hệ lụy kéo theo đó là cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu vẫn kéo dài cho đến thời điểm hiện nay. Rõ ràng, một hiệu ứng dây chuyền là điều mà mọi người quan ngại. Là bộ phận cung máu cho thân thể, khi máu ứ, hoặc ngắc quản thì toàn bộ nền kinh tế sẽ có vấn đề.
Vì thế, có thể hiểu được phần nào nguyên nhân của dự kiến thành lập công ty mua nợ xấu với số vốn 100.000 tỷ đồng để cứu các ngân hàng.
Bài toán hiện nay là tiến hành như thế nào để những mục tiêu chính do Ngân hàng Nhà nước đề ra như tháo gỡ sự ngưng trệ lưu chuyển dòng vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp theo nguyên tắc bảo toàn vốn, tạo thanh khoản nhất định cho các tổ chức tín dụng.
Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Indonesia sau khủng hoảng châu Á 1997 cho thấy quá trình mua bán nợ cũng như tái cấu trúc ngân hàng phải quyết liệt, nhanh chóng. Đặc biệt, các ngân hàng phải tính đến một khoản mất mát tài sản nhất định trong và sau khi quá trình này diễn ra.
Điều quan trọng hơn sau khi phục hồi khả năng thanh khoản là cần hướng tới việc nâng cao các hoạt động và thiết chế trung chuyển vốn cho cả nền kinh tế. Mức tăng tín dụng lên quá cao trong thời gian dài vừa qua mà chủ yếu là do các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, và do những đầu tư mang tính đầu cơ vào các dự án bất động sản, chính là nguyên nhân khiến cho các ngân hàng gánh nhiều nợ xấu.
Vì thế “cứu ai và cứu vì cái gì” phải là câu hỏi thường trực từ khâu khởi động, tiến hành và thẩm định cả quá trình, để không bị lệch pha thành cứu các nhóm lợi ích đặc quyền đang kẹt chân vào thị trường chứng khoán hay bất động sản.
Theo Vân NhânVEF
Được đăng bởi vào lúc 17:40

Read more: Quan Lam Bao: MUA NỢ XẤU – CỨU AI HAY LẠI ĂN CƯỚP ĐỢT 2? http://quanlambao.blogspot.com/2012/06/mua-no-xau-cuu-ai-va-cuu-vi-cai-gi-cau.html#ixzz1yOVPzw6C
Under Creative Commons License: Attribution Non-Commercial

8 comments on “Mua nợ xấu – Cứu ai hay lại ăn cướp đợt 2 ???

  1. Hết cái để ăn rồi , bây giờ bọn chúng ăn vào ngón tay , ngón chân trên cơ thể mình…

    Giám đốc phòng giao dịch ngân hàng đi mua tiền giả
    Thứ Năm, 21/06/2012 15:38
    (NLĐO) – Sau khi mua được 500 triệu đồng tiền giả, Duy “ém hàng” chờ ngày đưa đi tiêu thụ. Tuy nhiên, sau đó Duy ra đầu thú vì sợ.
    Ngày 21-6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu đã khởi tố vụ án, khởi tố và tạm giam 2 bị can trong vụ án tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.
    Đó là Lê Anh Duy (33 tuổi, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng TMCP Kiên Long chi nhánh tại huyện Hồng Dân) và Phan Văn Hiếu (33 tuổi, ngụ ấp 15, xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu).

    Trước đó, Duy đưa 255 triệu đồng cho Tạ Ngọc Thương (tự Sáu, ngụ huyện Hòa Bình) lên TPHCM mua 500 triệu đồng tiền giả. Mua về, Thương giao lại cho Hiếu giữ và bảo khi thuận tiện sẽ đưa ra tiêu thụ.
    Trước thông tin Công an tỉnh Trà Vinh và tỉnh Sóc Trăng đang đấu tranh với bọn tội phạm tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả làm Duy sợ nên kêu Hiếu tiêu hủy số tiền giả trên. Tuy nhiên, ngày 19- 6, Duy đã đến Công an huyện Hồng Dân đầu thú.
    Kh. Châu theo báo Người lao động

  2. Thông đồng thủ quỹ để thụt két
    Thứ Tư, 20/06/2012 22:52
    (NLĐ) – TAND tỉnh Phú Yên tuyên phạt Ngô Văn Ký (SN 1978, ngụ xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa) 15 năm tù và Nguyễn Bảo Toàn (SN 1982, ngụ xã Hòa Hiệp Bắc, huyện Đông Hòa – Phú Yên) 7 năm tù về tội tham ô tài sản tại phiên xử ngày 20-6.
    Từ năm 2008 đến 2011, Ký là kế toán trưởng kiêm kế toán chi nhánh Công ty Cổ phần Tân Hưng tại huyện Tuy An – Phú Yên đã thông đồng cùng Toàn (nhân viên thủ quỹ) thu tiền khách hàng nhưng không nộp vào công ty, chiếm dụng gần 778 triệu đồng để tiêu xài cá nhân.

    H.Ánh

  3. Trích của Kami:…”Ai đã từng theo dõi trong phần điểm tin các ngày 13/6, 14/6, 15/6, 16/6, 17/6 trên trang Nhật báo Ba Sàm của blogger Anh Ba Sàm sẽ thấy rõ sự thoái lui trong việc đánh giá sự kiện trên. Từ khẳng định như đinh đóng cột rằng phong trào “Con đường Việt nam” là cạm bẫy, là chim mồi hay là kịch bản của chính quyền dựng lên để bắt những người bất đồng chính kiến nếu tham gia. Để rồi ngay 19/6 thì lại tự rút lui nhưng cố vớt vát danh dự (trích) “Vậy là cho tới hôm nay, sau chỉ có 10 ngày, cái gọi là phong trào “Con đường VN” được dựng lên vội vã, vụng thối vụng nát, đã nhanh chóng lộ ra bản chất trước bàn dân thiên hạ, đủ để kết thúc một màn kịch. Cám ơn các vị nhân sĩ, trí thức, nhà hoạt động đã tỉnh táo, nhanh chóng phản hồi, phản đối có chừng mực, các độc giả cũng đóng góp nhiều ý kiến sáng rõ.

    Ba Sàm xin phép được khép lại chủ đề này vào cuối ngày hôm nay, không điểm tiếp những bài viết liên quan và không khuyến khích bàn luận, dẫu có đề cập lại thì cũng chỉ để nói về ý thức cảnh giác, để bà con mình được rảnh tâm trí, đỡ mất thời gian, còn phải quan tâm tới bao vấn đề hệ trọng, nóng bỏng hàng ngày của đất nước.”

    Xin hỏi thế nào là phong trào “Con đường VN” được dựng lên vội vã, vụng thối vụng nát, đã nhanh chóng lộ ra bản chất trước bàn dân thiên hạ, đủ để kết thúc một màn kịch? Thế nào là các vị nhân sĩ, trí thức, nhà hoạt động đã tỉnh táo, nhanh chóng phản hồi, phản đối có chừng mực, các độc giả cũng đóng góp nhiều ý kiến sáng rõ?”
    -> Lúc trước em nhận được quân lệnh là viết vài câu khích lệ tinh thần LTL. Nhưng sau này LTL bị mọi người cho là spy (xì-pai).
    Ở đây, mọi người có đề cao LTL quá không? Anh í là ai? 1 số cho là phe CS, 1 số thì bình lựng giống anh Kami và LPD. Vậy là chúng ta có 2 phe sao?
    Hết,
    Thân ái,
    Tui.
    http://tintuchangngay9.wordpress.com/2012/06/21/bua-blog/comment-page-1/#comment-3435

  4. Sắp tới Thủ Dũng của VN cũng như vậy:
    Cựu thủ tướng Romania tự sát khi bị bắt
    Thứ Năm, 21/06/2012 07:52
    (NLĐO) – Cựu Thủ tướng Romania Adrian Nastase, 61 tuổi, đã rút súng tự bắn mình ngày 20-6 khi cảnh sát tới bắt ông về thụ án tù 2 năm cho tội tham nhũng, theo Tòa án Công lý Bucharest.
    Một nhân chứng kể với Reuters rằng vị cựu thủ tướng từ năm 2000 – 2004 được khiêng ra khỏi nhà và được xe cấp cứu đưa đi. Còn báo chí địa phương đưa tin ông tự bắn bằng súng ngắn và bị thương ở cổ.

    Ông Natase được xe cấp cứu đưa đi. Ảnh: BBC

    Ông được cho là đã tự sát bằng súng ngắn. Ảnh: EU Times

    Đương kim Thủ tướng Victor Ponta, hoạt động cùng đảng với ông Nastase, vội vàng đến bệnh viện. “Các bác sĩ cho biết tình hình đang được kiểm soát” – ông Ponta thông báo.

    Trước đó, hồi tháng 3-2012, Tòa án tối cao Romania đã tuyên bố ông Natase phải ngồi tù 2 năm vì tội tham nhũng, khiến nhiều người ngạc nhiên vì các chính trị gia thường được hoãn thi hành án hoặc vẫn được tự do trong thời gian chờ xét xử kéo dài ở nước này.

    Theo các công tố viên, 2 triệu USD biến mất khỏi ngân khố năm 2004 có liên quan đến một công ty xây dựng đã hỗ trợ tài chính cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Natase. Năm đó, ông Natase thua cuộc về tay đương kim Tổng thống Traian Basescu. Ông Natase là chính trị gia cao cấp nhất từng bị buộc tội ở Romania kể từ năm 1989 dù ông phủ nhận hoàn toàn cáo buộc cũng như khẳng định có động cơ chính trị trong vụ việc.

    Ông Natase là chính trị gia cao cấp nhất bị buộc tội từ năm 1989. Ảnh: Reuters

    Cũng trong tuần này, ông Nastase còn bị báo giới đề cập sau khi tạp chí khoa học Nature cáo buộc ông Ponta đạo văn trong luận án tiến sĩ luật. Luận án này do ông Nastase, một giáo sư luật, hướng dẫn và giữa hai ông có mối quan hệ thân thiết, chứng tỏ qua hành động nhanh chóng đến bệnh viện của ông Ponta.
    Bằng Vy (Theo Reuters, BBC)

  5. Tên y tá này không có can đảm “tự sát” như Cựu Thủ tướng Romania Adrian Nastase đâu…mà do bị Ám Sát chết!
    Ngày treo cờ “rũ”của nó cũng gần kề đến nơi rồi !CâyTre tôi dù muốn hay không cũng rất vui mừng và thành tâm chúc cho ông y tá sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc……

  6. Ngày treo cờ “rũ”của nó cũng gần kề đến nơi rồi ! vậy sao?
    Sao lại phải thương tiếc hạng người này?
    Với tôi, thì ngày đó là ngày ” đền tội cũa hắn, 3D và bè lũ tay sai ác nhân cũa hắn mà thôi
    Tôi và có lẻ nhiều người khác sẽ mở hội ăn mừng nữa là khác
    Mong ngày hội đó sớm đến, ngày dân tộc được thoát ách cùm cộng sản.
    Mọi người sẽ xây dựng lại cuộc sống mới , nước Việt Nam mới

  7. Thủ tướng không có theo dõi, kiểm tra sao?
    Điều tra là trách nhiệm của công an, có đầy đủ chứng cứ sao không điều tra tham nhũng, làm bậy, lạm dụng quyền lực không có đạo đức nghề nghiệp?
    Không phải tiền của mình thì đừng có lấy giống ông cán bộ kho bạc tham ô 44 tỷ đồng bị tử hình đó.

    Sửa tất.
    Nếu giám đốc Eximbank Nguyễn Mạnh Triều làm bậy, cắt mạng kế toán, gian lận phân công, sổ sách…ép tôi nhận tội thay, ỷ có mối quan hệ với thủ tướng mà không có đạo đức nghề nghiệp. Nếu họ đã cắt mạng của kế toán để sửa chứng từ, chuyển tiền điện tử liên ngân hàng, cho vay mở L/C…ở Việt Nam thì nên sửa luôn chứng từ L/C ở các ngân hàng nước ngoài luôn.
    Hành động làm bậy này đã không thực hiện thì thôi, nếu đã thực hiện thì phải triệt để. Nếu sửa ở Eximbank thì vẫn còn chứng từ ở nơi khác, như thế không có tác dụng gì đáng kể. Phải có hành động thống nhất cả nước…Nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Sửa hết chứng từ cho vay trong nước ta thì L/C ở các ngân hàng trên thế giới còn lưu trữ rất nhiều. Phải sửa tất cả L/C cho vay thủy sản thế giới. Sửa tất. Nếu không, khi CIA quốc tế điều tra ra. Khi họ đến Việt Nam , khi họ hỏi đến chứng từ L/C thì ông Nguyễn Mạnh Triều sẽ nhìn họ không đối đáp được. Thật là nực cười và nan giải quá phải không???
    Quan trọng là ai mua nợ xấu? Mua rồi sẽ xử lý như thế nào? Ai chịu trách nhiệm và truy thu rõ ràng, cụ thể…?
    Mỹ cho Việt Nam vay tiền là để phát triển đất nước và đời sống người dân được nâng cao chứ không ai muốn nhìn thấy họ làm cho người dân khổ đâu, hic…
    http://blog.yahoo.com/_MIGBSHJT6AS63B7H4GNPBUXNRA/articles/331615/index
    I think America likes long-term sustainability and focus on talent people to enrich and develop country, not poor as Vietnam due to envy and do not know how to use talent people!
    Tôi nghĩ là Mỹ quan trọng là bền vững và lâu dài nên chú trọng nhân tài, không giống Việt Nam nghèo hoài do đố kỵ và không biết sử dụng người tài!

Bình luận về bài viết này