KT* – 755 – 051112 – Ngân hàng “ôm” đất chờ phát mãi

Đăng lần đầu: 11.05.2012

Đan Chi 

Theo:thitruongtaichanh

( Lời bình): – Chuyện NH ôm đất và ôm căn hộ là không phải chuyện vui mừng gì cho họ đâu, vì họ phải tốn tiền bảo quản, nếu không sẽ xuống cấp. Mà tình hình BĐS mạnh ai nấy phá giá thì nỗi lo của họ càng nhiều nữa. Họ chỉ muốn tiền mặt thôi chứ không cần thâu tóm để 7 năm sau bán giá gấp đôi (chuyện này chắc chắn là không có rồi).
Khi có tiền mặt, nếu họ dùng để giảm thiểu vay mượn thì mỗi năm họ tiết kiệm được 17, 18%. Nếu họ không nợ nần thì họ cũng cho vay được 15%, tiền nở ra. Còn lấy BĐS thời buổi này thì ngày đêm đánh lô tô thôi, Bầu Đức, QCGL, DN BĐS rồi bây giờ đến nhà đầu cơ thứ cấp xã hàng thì giá cả làm sao giữ vững được.
Chính vì vậy đừng nên nhầm lẫn là NH bung tiền ra thâu tóm, ai bung tiền thâu tóm thì NH rất vui vẻ mà đẩy hàng tồn kho.

KT – 754 – 051112 – Dân đầu cơ BĐS bán tháo, chủ đầu tư xanh mặt

Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
11.05.2012

———————————————————————————–


http://thitruongtaichinh.vn/index.php?r=public/index&news_id=23903

Ngân hàng “ôm” đất chờ phát mãi

Thứ Hai, 23/04/2012, 13:57 GMT+7 Bản in Email

(ThiTruongTaiChinh) – Do không tiêu thụ được bất động sản trong khi vẫn trả lãi ngân hàng, nhiều doanh nghiệp đành “giao con” của mình cho ngân hàng phát mãi tài sản. Hơn nữa, nhiều đại gia vay vốn thế chấp bằng BĐS nên hiện nay nhiều ngân hàng có trong tay rất nhiều bất động sản là điều đương nhiên.

Những ngân hàng lớn mạnh như Ngân hàng BIDV, Vietcombank, Sacombank, Agribank, ACB, Vietinbank, Phương Tây, Nam Việt…là những cái tên trong danh sách những “đại gia” vay vốn có tài sản là bất động sản.

Thông tin trên sàn chứng khoán cho biết hiện nay có nhiều đại gia thua lỗ nặng, như Công ty CP Quốc Cường Gia Lai, Công ty CP Công nghệ viễn thông Sài Gòn – Saigon Tel. Lãnh đạo Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (QCG) cho rằng nguyên nhân dẫn đến thua lỗ phần lớn do không tiêu thụ được bất động sản, trong khi đó vẫn phải trả lãi vay ngân hàng.

Trong năm 2011, QCG đã vay của Vietcombank  khoảng 11 tỷ đồng (lãi suất 16,5%). Với tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất lô số 1265 và 772 tại Phường Bình Trưng Tây, Quận 2, TP.HCM; quyền sử dụng đất tại lô A5-1 Khu Đảo Xanh, Tp Đà Nẵng; quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại căn hộ số 12, ngõ 62 đường Cù Chính Lan, Tp Hà Nội với tổng trị giá là trên 12 tỷ đồng. Ngày đáo hạn là 24/11/2011.

Cùng năm, QCG vay Ngân hàng Liên doanh Việt Nga khoảng trên 40 tỷ đồng (lãi suất từ 12-17%/năm) cũng với một số tài sản đảm bảo là bất động sản. Ngân hàng BIDVcũng cho QCG vay khoảng 50 tỷ đồng.

Công ty CP Công nghệ viễn thông Sài Gòn – Saigon Tel cũng chịu thua lỗ trên lĩnh vực cho thuê đất, bán và cho thuê nhà xưởng. Tính đến khoảng thời gian cuối tháng năm 2011, đầu năm 2012 Công ty SGT vẫn còn tới hơn chục dự án dở dang với tổng giá trị lên tới gần 700 tỷ đồng. SGT vay và nợ dài hạn 3 ngân hàng, ngân hàng Phương Tây hơn 135 tỷ dồng, ngân hàng Nam Việt hơn 98 tỷ đồng, ngân hàng Công Thương 35 tỷ đồng. Thêm một ngân hàng nữa SGT nợ là ngân hàng Đầu tư và Phát triển CN Bắc Sài Gòn.

Khoản vay dài hạn tại ngân hàng TMCP Nam Việt vào giữa tháng 8/2009, với hạn mức tín dụng là 21 tỷ đồng, thời gian vay là 60 tháng (ân hạn lãi phần nợ gốc). Khoản vay này nhằm thực hiện dự án đầu tư xây dựng KCN Tân Phú Trung, Củ Chi. Tài sản đảm bảo bằng chính tài sản hình thành từ nguồn vốn vay.

Cũng ký với NH Nam Việt một hợp đồng khác vào giữa tháng 6/2011, với số tiền vay khoảng 50 tỷ đồng, lãi suất 25,42%. Khoản vay này dung vào việc đền bù, giải tỏa mặt bằng dự án KCN Đại Đồng- Hoàn Sơn giai đoạn II, tỉnh Bắc Ninh. Một khoản khác mà ngân hàng Nam Việt cho SGT vay hồi đầu tháng 12/2011, với số tiền là hơn 41 tỷ đồng, lãi suất 25,42%, thời gian vay là 84 tháng. Khoản vay này lại được đảm bảo bằng hơn 11 triệu cổ phiếu của ngân hàng TMCP Phương Tây.

“Đại gia” Hoàng Anh Gia Lai có một hệ thống đồ sộ gồm nhiều công ty con, trong đó có cả công ty lĩnh vực xây dựng, bất động sản.  HAGL cũng vay khá nhiều ngân hàng trong đó phải kể đến Ngân hàng BIDV, Vietcombank, Sacombank, Agribank, ACB, Vietinbank. Trong số này ngân hàng BIDV đã cho HAGL vay khoản tiền khá lớn so với các ngân hàng khác.

Các khoản vay dài hạn của HAGL chiếm khá nhiều tài sản đảm bảo là bất động sản, như, toàn bộ tài sản dự án Đắck Psi 2B; Quyền sử dụng đất tại 33 Nguyễn Công trứ, Tp. Buôn Mê Thuật, Đắk Lawk; Toàn bộ tài sản nhà máy bê tong giai đoạn 1; Trạm trộn bê tong; Toàn bộ tài sản của khách sạn HAGL; Tòa nhà hội sở chính HAGL tại Gia Lai; Giá trị quyền sử dụng đất và toàn bộ tài sản lien quan đến đất của dự án căn hộ Đầm sinh thái Quy Nhơn; quyền sử dụng đất của dự án An Tiến; Giá trị quyền sử dụng đất và tài sản liên quan đến đất của dự án New Sài Gòn; Dự án Đà Nẵng Plaza; dự án Dawsk Srong 2.

Theo lời lãnh đạo một ngân hàng, nhiều khoản nợ của các “đại gia” đã được trả nhưng còn nhiều khoản khác vẫn tiếp tục phải trả trong dài hạn. Kinh doanh là phải vay vốn, đó là điều hết sức bình thường ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tài sản thế chấp là bất động sản trong giai đoạn này quả là thách thức lớn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp.

Hiện còn nhiều ngân hàng khác đang chịu cảnh “ôm” đất chờ phát mãi vì nguy cơ không thu hồi được nợ.

Đan Chi

Bình luận về bài viết này