CXN*_072012_1659_Nếu (02) Qua vụ 3 Dũng bị buộc phải thôi chức Thủ Tướng, 90 triệu dân VN phải rút kinh nghiệm

Đăng lần đầu: 20.07.2012
Châu Xuân Nguyễn
Bài học kinh nghiệm thứ 2 mà 90 triệu dân VN phải học là bằng bất cứ cách nào có thể, phải buộc CP công khai, minh bạch, rạch ròi và không bóp méo những con số thống kê kinh tế.
Những sự bóp méo, phù phép, bưng bít này làm nguy cơ cả một nền kinh tế sụp đổ, tức là chén cơm manh áo của 90 triệu dân đều bị ảnh hưởng.
Cái thí dụ thứ nhất và ngay trước mắt, hiển hiện trước mặt tất cả mọi người là tháng này qua tháng nọ, ĐCS phù phép rằng CPI lạm phát thấp, lạm phát lùi v.v….nhưng hỏi bất cứ bà nội trợ nào, họ đều nói rằng giá cả con cá, bó rau, chai dầu ăn đều lên giá phi mã (thịt thà thì lâu lắm rồi họ không dám nhìn tới). Chính vì lạm phát thực rất cao này mà người dân tập trung tất cả thu nhập mỗi ngày để đi chợ, mua nhu yếu phẩm cho cái dạ dày v.v…tiền chợ vậy mà còn thiếu lên hụt xuống thì làm gì người dân có tiền mua đôi giày mới, cái áo mới, cái quần mới, xe gắn máy mới, TV mới, tủ lạnh mới, CD mới v.v…đó là sức mua của người dân thật sự suy giảm đến cùng cực. Chính vì không tiêu thụ nhiều nên người sản xuất giày, áo quần, nhà nhập cảng xe gắn máy, tủ lạnh, TV đều tồn động hàng trong kho…khi hàng tồn đọng trong kho thì nhà sản xuất giày, áo quần v.v.. phải ngưng sản xuất. Khi họ ngưng sản xuất thì lãi suất có giảm bao nhiêu (nếu có thanh khoản nhà băng, đằng này không có thanh khoản nhà băng) họ cũng không thèm vay để sản xuất, họ chọn đóng cửa hay phá sản DN, chính vì vậy hiện nay hàng loạt DN đóng cửa, hàng triệu người thất nghiệp chỉ vì con số CPI không chính xác của ĐCS. Còn nữa, những DN nhẹ dạ, ngỡ là CPI tốt, vay tiền sản xuất rồi bán hàng không được, tồn kho nhiều, rồi họ kiệt quệ vì trả lãi cho vật tư và lao động để sản xuất ra món hàng mà không tiêu thụ được, cuối cùng họ sẽ kiệt quệ và khi thị trường khá hơn, họ không gượng nỗi nữa thì hàng trăm ngàn DN thay vì tái sinh, hồi sinh lại phải đóng cửa vĩnh viễn, đó là hiện tượng ngày hôm nay.
Cái thí dụ thứ 2 là nợ xấu NH. Chính sự bưng bít hàng mấy năm nay, ngày càng phồng lên nhiều mà những người có trách nhiệm không ai biết hay là không ai dám biết. Nếu nó được phơi bày ra từ hồi năm 2010, lúc đó chưa có bùng nổ BĐS, khoảng vài chục ngàn tỉ do Vinashin (86 ngàn tỉ). Những thông tin nợ xấu hệ thống NH phải báo cáo QH để còn gióng lên tiếng chuông báo động thì bây giờ đâu có lên đến 740 ngàn tỉ. Bên Tây Âu gọi là “monitoring the situation” tức là phải theo dõi khi thấy bất ổn. Nếu đến giữa năm 2010, lúc Vinashin bể thì có báo động thì những thằng chủ nhà băng thương mại biết tình hình nguy ngập về tín dụng thì chúng đâu dại gì rút tiền bá tánh ra, tự cho mượn rồi xây căn hộ đâu…vì nếu biết khi nợ xấu đến thì nhà băng không thâu hồi nợ của DNNN thì ít nhất ko bị nợ xấu của BĐS.
Nhưng vì 3 Dũng dấu nhẹm nợ xấu, người người, nhà nhà thổi giá BĐS, vay tiền NH xây BĐS để tới bây giờ là kẹt hằng 200 ngàn căn hộ dư thừa, nọ đọng 740 ngàn tỉ, DNNN nợ 1 triệu tỉ thì làm sao giải quyết ??? Lấy đâu ra 70 tỉ usd để giải quyết cục máu đông nợ xấu đây ???? Đó còn chưa kể đến 1 triệu tỉ nợ của DNNN mà CP công nhận, số nợ thực là 120 tỉ usd, đến 2 triệu 400 ngàn tỉ. Bây giờ làm sao giải quyết món nợ xấu này ?????
Nếu tất cả thông tin về nợ xấu NH, nợ của DNNN, CPI lạm phát không bị bóp méo, phù thủy thì những người Doanh Nhân sẽ biết nhiều hơn về nhu cầu, về thị trường thì Bầu Đức, Quốc Cường Gia Lai đâu có vay tiền hằng chục ngàn tỉ vnd xây hàng chục ngàn căn hộ để bây giờ Bầu Đức hay QCGL bán phá giá cũng không ai mua. Nếu những con số thật được nêu ra thì 400 ngàn DN đâu có mất tiền vô cớ vì mong đợi sự phục hồi tín dụng, sự phục hồi sức mua nên họ bỏ ra hằng triệu usd lease (mướn) máy đặc dụng về rồi không có tiền trả hằng tháng, phải cầm nhà cha mẹ cho rồi mất luôn những căn hộ đó. Những máy làm gạch men, làm bàn cầu, làm cửa sổ, làm cửa cái, làm bếp v.v..bây giờ vì nợ xấu mà không thanh khoản cho nhà, căn hộ, Vật liệu xây dựng v.v..Không bán được bàn cầu, cửa sổ, gạch men thì tiền đâu trả tiền mướn máy ??? Ai làm ra chuyện này, lỗi có phải là ở 3 Dũng và tập đoàn bất tài, tham nhũng của chúng hay không ????
Melbourne
20.07.2012
Châu Xuân Nguyễn

http://vnr500.com.vn/2012-07-11-kinh-te-vn-van-de-lon-sau-nhung-cau-chuyen-nho

Kinh tế Việt Nam: Vấn đề lớn sau những câu chuyện nhỏ

– Kinh tế Việt Nam đang hứng chịu nhiều khó khăn. Các chuyên gia tốn rất nhiều thì giờ mổ xẻ và kê ra nhiều toa thuốc, song đây là những vấn đề nhỏ, có thể giải quyết được. Còn hai vấn đề lớn hơn chưa ai nói đến.

Tuần vừa rồi, tôi đi quanh vài nước Á châu để huy động vốn cho hai công ty Việt. Sự khác biệt trong nhận thức tình hình giữa các nhà đầu tư ngoại và nội làm tôi khá ngạc nhiên. Nhu cầu kiếm tiền đều giống nhau tại mọi nơi, nhưng số lượng và khả năng hấp thụ thông tin tạo nên một sai biệt đáng kể. Theo những chuyên gia tài chính ngoại, các vấn đề lớn của nền kinh tế Việt Nam có thể tóm lược như sau:

Con số thống kê rất mù mờ

Ai cũng biết rằng hệ thống ngân hàng Việt đang đối diện với số lượng nợ xấu và tính thanh khoản khá trầm trọng. Khi bong bong bất động sản vỡ tung thì các vấn đề này sẽ lũy tiến gấp chục lần. Tuy nhiên, hình như từ các cấp, bộ ngành đến tư nhân không ai nắm rõ con số nợ xấu thực sự của các ngân hàng thương mại, công và tư.

Ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa tuyên bố là nợ xấu chiếm khoảng 10% dư nợ thì vài ngày sau đó, thống kê của NHNN đưa ra chỉ là 4,6% . Trong khi đó, Fitch Rating ước tính con số 13% chưa cộng vào nợ xấu từ các doanh nghiệp nhà nước (chỉ Vinashin và Vinalines đã tổng cộng đến 6 tỷ USD). Tư liệu của một ngân hàng tư nhân ước tính không kiểm chứng được là 27%. Vì số dư nợ tuyên bố là 2 triệu 580 ngàn tỷ (khoảng 123 tỷ USD) nên xê xích 1% cũng khác nhau tới 25.000 tỷ. Thêm vào đó, mọi người vẫn “bó tay” về số nợ xấu thực sự cùa các xí nghiệp nhà nước và của ngân hàng nhà nước ngoài hệ thống (như Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB).

Tuy nhiên, vấn đề không phải là con số lớn đến thế nào, mà vấn đề là những mối nguy hiểm từ sự mù mờ. Một là cơ quan chức năng không nắm rõ, “không biết” chứng tỏ sự yếu kém về cách quản lý rủi ro của hệ thống. Hai là “biết mà giấu” đồng nghĩa với một thói quen không thể chấp nhận được theo kỷ cương của thị trường tài chính quốc tế. Bác sĩ nào cũng có thể kê đơn thuốc, nhưng việc cho thuốc bậy vì các chỉ số khi thử máu khi bị ngụy tạo hay sai lầm, sẽ mang lại hệ quả chết người.

Việt Nam không thể phát triển bền vững và mạnh mẽ nếu doanh nhân còn trông chờ vào sự ban phát (ảnh minh họa  – britannica)

Những ống loa không cần thiết

Các nhà đầu tư bài bản của thị trường chứng khoán thường rất lo ngại về hiện tượng “thổi giá để tháo chạy” (pump and dump). Khi mọi người nhận rõ là công ty đang gặp khó khăn mà các nhà quản lý quá lạc quan và cổ vũ cho cổ phiếu, thì kết quả của các chiêu PR này thường là đi ngược với dự định “thổi giá” của họ.

Một quản lý quỹ ở Shanghai (Thượng Hải) đã đầu tư khoảng 18 triệu USD vào Việt Nam cho biết ông đang tìm cách thoái vốn khi đọc các tin PR của các quan chức Việt khuyên dân mua bất động sản hay “phán” là nền kinh tế đang hồi phục mạnh mẽ.

Mỗi người mỗi tính, nhưng cá nhân tôi không bao giờ mua một món hàng mà người bán quá hào hứng, quá nhanh nhẩu, quá cố gắng… kiểu Sơn Đông mãi võ. Lý do tôi không dùng thuốc Tàu vì tờ quảng cáo trên hộp thuốc luôn bảo đảm là thuốc này trị cả trăm thứ bệnh, từ bệnh trĩ đến bệnh đau đầu.

Im lặng trước những tin đồn

Năm 1982, món hàng bán chạy nhất của hãng dược Johnson và Johnson là Tylenol bị đồn là bị bọn khủng bố bơm thuốc độc (chỉ vài chai thuốc trị giá chưa đến 10 USD). Trong vài giờ đồng hồ, vị CEO xác nhận tin đồn, thu hồi tất cả hàng trên thị trường, xin lỗi công chúng và công ty phải chịu lỗ hơn 170 triệu USD cho sự cố này. Bất cứ một công ty nào ở Âu Mỹ, lớn hay nhỏ, công cộng hay tư hữu, đều phản ứng rất nhanh lẹ trước những tin đồn ảnh hưởng đến sản phẩm, khách hàng, hoạt động hay ban quản lý của công ty.

Gần đây trên mạng Internet, rất nhiều tin đồn gây sốc được lan tỏa rộng rãi. Các tin này còn được phổ biến bằng Anh ngữ đến các nhà đầu tư ngoại có làm ăn với Việt Nam. Theo kỷ cương quốc tế, nhà hữu trách và các cá nhân bị nêu đích danh trong ngành ngân hàng nên tổ chức họp báo để nêu ra các sai lầm và bằng chứng ngụy tạo của các tin dồn này. Tuy nhiên, tất cả đều im lặng ngay cả khi nhận các câu hỏi từ báo giới hay các cổ đông.

Sự im lặng này mang những thông điệp rất bất lợi cho sự phân tích khoa học và chính xác về hiện tình kinh tế.

Bình cũ rượu cũ

Khi thực hiện đổi mới cách đây 25 năm, Việt Nam được kỳ vọng là con rồng mới của Á châu dựa trên cá tính năng động của doanh nhân Việt. Các chuyên gia tài chính thế giới tiên đoán một tương lai tốt đẹp và các nhà đầu tư ngoại hăng hái đổ tiền vào Việt Nam. Kết quả tài chính có lẽ đã làm thất vọng nhiều người, nhưng vấn đề chưa thành nghiêm trọng nếu nền kinh tế tiếp tục sáng tạo, đổi mới, trung thực và minh bạch. Các nhà đầu tư ngoại vẫn có thể kiên nhẫn đợi chờ.

Tuy nhiên, thói quen làm ăn dựa trên quan hệ và ân huệ của doanh nhân, bộ máy hành chính càng ngày càng quan liêu, cách quản lý liều lĩnh từ tư duy OPM (tiền người khác) đã làm thui chột mọi thiện chí. Kinh tế Trung Quốc vẫn có thể hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại vì thị trường 1,3 tỷ dân và hệ thống cung cấp phụ kiện tiện lợi. Việt Nam không có sức hút này.

Theo góc nhìn và trải nghiệm của tôi, kinh tế Việt Nam đang hứng chịu nhiều vấn nạn gồm hệ thống ngân hàng, bong bóng tài sản, giá trị bản tệ, tình hình suy phát, doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu hành chính, kỷ cương đạo đức… Các chuyên gia hiện đã tốn rất nhiều thì giờ để mổ xẻ và kê nhiều toa thuốc khác nhau. Tuy nhiên, đây là những vấn đề nhỏ, có thể giải quyết được với ý chí và thời gian.

Hai vấn đề lớn hơn mà không ai nói đến là tư duy làm ăn của doanh nhân và niềm tin của các thành phần kinh tế với nhau. Tôi cho rằng, Việt Nam không thể phát triển bền vững và mạnh mẽ trong sự cạnh tranh toàn cầu nếu doanh nhân còn dựa vào sự ban phát (có điều kiện) của Chính phủ. Và khi không ai tin ai trong các giao dịch qua lời nói cũng như hành động, nội và ngoại, công và tư, thì mọi thủ thuật phù phép để lừa bịp đều là dụng cụ thiết yếu.

Nền kinh tế thị trường đặt cơ sở trên niềm tin. Khi niềm tin không còn, tôi nghĩ nền kinh tế chỉ huy và bao cấp có thể thích hợp hơn cho xã hội. Chúng ta không cần thuốc men gì cho một con bệnh đã tuyệt vọng.

Ngày 2/8/2012, tại khách sạn Sheraton Hà Nội, lần thứ tư liên tiếp Hội nghị thường niên Vietnam CEO Summit 2012 do báo VietNamNet và Vietnam Report phối hợp tổ chức. Đây là dịp để lãnh đạo các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam sẽ tiếp tục thảo luận, đóng góp ý kiến về các nhóm giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Để biết thêm chi tiết vui lòng truy cập: www.vietnamreport.net.

________________________

TS. Alan Phan là doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.

TS. Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa

Minh bạch hóa thông tin – bài thuốc phòng ngừa rủi ro

Thứ Sáu, 13/07/2012, 10:14 GMT+7 Bản in Email

Ngày mai (14/7/2012), 50 trong số 700 doanh nghiệp niêm yết tham gia Cuộc Bình chọn Báo cáo thường niên tốt nhất năm 2012 sẽ được tôn vinh tại Lễ trao giải và kỷ niệm 5 năm cuộc bình chọn báo cáo thường niên tốt nhất.

Đây là sự kiện thường niên do Cơ quan Báo Đầu tư, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital phối hợp tổ chức.

Có thể nói, chưa bao giờ, yêu cầu minh bạch thông tin, cả trên bình diện kinh tế vĩ mô và vi mô lại được đặt ra một cách bức bách như hiện nay.

Không phải ngẫu nhiên mà cả giới nghiên cứu kinh tế và các nhà kinh doanh hoang mang khi chỉ trong vòng có vài ngày, con số nợ xấu mang ý nghĩa then chốt, dẫn hướng của nền kinh tế thay đổi đến chóng mặt. Nguyên do có thể do sai số, do tính toán, nhưng cách ứng xử với số liệu thống kê thiếu minh bạch, không rõ ràng từ một số cơ quan quản lý nhà nước buộc người ta phải hồ nghi về chất lượng của không ít đề xuất chính sách.

Thị trường có quyền đặt câu hỏi về cả chất lượng của các dự báo kinh tế vốn được coi là kim chỉ nam cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hàng trăm nghìn doanh nghiệp, hàng triệu nhà đầu tư.

Ở cấp độ doanh nghiệp, có thể hệ luỵ của không minh bạch thông tin được giới hạn trong các mối quan hệ nội bộ, mối quan hệ với cổ đông, bạn hàng, đối tác…, song tác động tiêu cực và độ lan toả của nó lại không dễ kiểm soát. Tần xuất và số lượng các vụ khiếu kiện, lừa đảo, đổ vỡ tăng mạnh ở mọi quy mô, lĩnh vực và loại hình doanh nghiệp.

Thậm chí, những điều tiếng khó cứu vãn của khu vực doanh nghiệp nhà nước, sự sa chân quá đà của Vinashin, Vinalines, sự u ám của thị trường bất động sản, cũng có nguyên nhân quan trọng từ sự thiếu trách nhiệm trong thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác của chính các doanh nghiệp.

Tổn phí mà nền kinh tế phải trả trong thời gian qua là quá lớn do thiếu thông tin đầy đủ, chính xác, cập nhật. Điều này cũng có nghĩa là yêu cầu minh bạch hoá nền kinh tế không còn cơ hội thoái lui, buộc mọi chủ thể của nền kinh tế phải vào cuộc.

Trong bối cảnh đó, thật đáng trân trọng những nỗ lực vượt bậc của tổ chức, doanh nghiệp và những con người đang tâm huyết và đầy trách nhiệm trong tuân thủ quy định của pháp luật, chuẩn mực trong công bố thông tin. Bởi để minh bạch thông tin, doanh  nghiệp phải vượt qua chính mình, chấp nhận từ bỏ cơ hội kiếm tiền trước mắt, để hướng tới một sự phát triển bền vững. Những doanh nghiệp đó, như những tế bào lành mạnh, đóng góp phần quan trọng tạo nên một cơ thể khoẻ mạnh của nền kinh tế.

Những nỗ lực của họ cũng đang góp phần tạo nên những bước tiến cho sức cạnh tranh của môi trường kinh doanh Việt Nam. Điều quan trọng nữa là giá trị cốt lõi mà các doanh nghiệp này tạo dựng được sẽ lan tỏa đến các khu vực doanh nghiệp khác, nhất là doanh nghiệp nhà nước, nơi mà dư luận xã hội đang đòi hỏi phải minh bạch thông tin về hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh nhằm khắc phục tình trạng thất thoát vốn nhà nước.

Vì lẽ đó, công bố thông tin minh bạch không chỉ là yêu cầu riêng đối với các công ty niêm yết mà đối với tất cả các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.

Bảo Duy
Theo Đầu Tư

Bình luận về bài viết này