KT* – 535 – 032212 – Doanh nghiệp đang… sắp không chịu nổi! (complete ref)

D8ang8 lần đầu: 22.03.2012
Ngoc Huân 
       Theo: laodong
(Lời bình): – Bài báo này ra ngày 21.03.2012, tức là hôm nay, 1 tuần sau khi hạ lãi suất huy động từ 14% còn 13%. Và bài này chính thức xác nhận điều mà tôi nói hằng 3 năm nay và gần nhất là từ tháng 02.2011 rằng BĐS sẽ hướng xuống địa ngục.
Đọc hàng trăm bài dưới tag BĐS của tôi sẽ thấy tôi luôn luôn kiên định trong quan điểm của tôi là thế, là BĐS sớm nhất chạm đáy 2013 (nếu lạm phát không quay trở lại). Hôm nay chúng ta biết rằng lạm phát đang quay trở lại

KT – 526 – 031812 – Lạm phát ở Việt Nam có nguy cơ tăng trở lại?

Vậy thì BĐS chạm đáy lúc 2015 là sớm nhất vì TT Dũng phải siết chặt tín dụng trở lại (như Nghị quyết 11 tháng 02.2011 rồi TTCK sụt, BĐS chết thêm nữa, DNNN khô máu , nợ xấu và thanh khoản NH tồi tệ hơn nữa…tất cả chu kỳ từ tháng 02.2011 bây giờ lập lại ở tháng 04.2012

Những bài BĐS của bồi bút đánh lên đều bị tôi dùng lý luận mà dập tắc. hãy đọc từng bài sẽ thấy quan điểm tôi không bao giờ lung lay.

CXN*_497_113009_ Nếu bạn có kiến thức này thì bạn sẽ không bao giờ mắc cạn đầu tư địa ốc khi lướt sóng..

Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
22.03.2012

———————————————————————————–    

http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Doanh-nghiep-dang-sap-khong-chiu-noi/79314

THỊ TRƯỜNG BĐS TPHCM:

Doanh nghiệp đang… sắp không chịu nổi!

Thứ Tư, 21.3.2012 | 07:46 (GMT + 7)

Ngày 20.3, Hiệp hội BĐS TPHCM (Horea) đã tổ chức buổi tọa đàm “Tìm kiếm các giải pháp khơi thông thị trường BĐS”.

Đây là vấn đề lớn của thị trường BĐS, là mối quan tâm hàng đầu của các DN BĐS hiện nay vốn đã gặp quá nhiều khó khăn trong thời gian qua. Theo nhận định của Horea, nếu tình hình khó khăn kéo dài sẽ không DN nào chịu đựng nổi.

Quá nhiều khó khăn

Trong phần phát biểu đề dẫn cho buổi tọa đàm, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Horea cho rằng: “Nếu tính từ năm 2008 đến nay thì năm 2011 là năm cực kỳ khó khăn đối với ngành BĐS, thị trường BĐS, các DN BĐS phát triển BĐS, các NĐT và NTD có nhu cầu thực sự để mua nhà để ở. Hầu hết các DN BĐS đều phải đương đầu với nhưng khó khăn nghiêm trọng phổ biến là thiếu vốn, không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng NH phải chịu lãi suất rất cao 24-25% (chưa tính các chi phí khác), giao dịch trên thị trường ảm đạm dẫn đến sụt giảm mạnh thanh khoản của thị trường BĐS, của DN và liên quan đến tính thanh khoản của các ngân hàng…”.

Để đối phó với tình hình khó khăn chung, theo ông Lê Hoàng Châu: “ Các DN BĐS đã nỗ lực tối đa để tự cứu mình để tồn tại với các giải pháp như tái cấu trúc DN, tái cơ cấu đầ tư, đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện công trình, dự án; giảm giá bán căn hộ, thậm chí chấp nhận bán hòa vốn, bán lỗ với nhiều biện pháp hỗ trợ khách hàng như giãn ra nhiều đợt thanh toán, hỗ trợ lãi vay và nhiều cách khuyến mãi đa đạng. Tuy nhiên, nhìn chung nguồn lực của các DN BĐS bị sụt giảm nghiêm trọng, hầu hết đều gặp khó khăn ở các cấp độ khác nhau, càng vay lớn nguy cơ vỡ nợ càng cao và có nhiều DN đứng trước nguy cơ phá sản”.

Tuy nhiên, bước sang 2012 mặc dù có những tín hiệu cải thiện đáng kể tuy nhưng khó khăn vẫn chưa hết. Cũng theo ông Lê Hoàng Châu “Từ cuối năm 2011 và sang đầu năm 2012 Chính phủ quyết định tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 với một số điều chỉnh như thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và linh hoạt, không coi BĐS là phi sản xuất… UBND TPHCM đã có chủ trương xem xét mua lại một số dự án căn hộ trung bình để phục vụ chương trình tái định cư của thành phố; NHNN xác định 4 nhóm đối tượng BĐS được tiếp cận vốn tín dụng NH và mới đây đã công bố giảm 1% lãi suất huy động, lãi suất liên NH… Tuy nhiên, dự báo tình hình ngành BĐS , thị trường BĐS và các chủ thể tham gia thị trường BĐS năm 2012 tiếp tục là một năm cực kỳ khó khăn.

Theo Horea nếu tình hình khó khăn tiếp tục kéo dài, sẽ không DN nào chịu đựng nổi.         Ảnh: Quỳnh Mai
Theo Horea nếu tình hình khó khăn tiếp tục kéo dài, sẽ không DN nào chịu đựng nổi. Ảnh: Quỳnh Mai

Cần ổn định thị trường vốn

Bước sang năm 2012, thị trường BĐS tiếp tục đối mặt với những khó khăn không thể sớm giải quyết. Theo Hoea, năm 2012 khó khăn lớn nhất là cải thiện đầu ra của thị trường BĐS liên quan đến bài toán thanh khoản, xử lý lượng hàng hóa tồn đọng và khôi phục lòng tin trên thị trường. Để đạt được những mục tiêu này, Horea kiến nghị 8 nhóm giải pháp, trong đó chủ yếu tập trung vào thị trường vốn và các chính sách liên quan đến tiền sử dụng đất và chính sách nhà ở.

Về thị trường vốn, Horea đề nghị: “Thực hiện ngay chủ trương của chính phủ và NHNN trong việc giảm lãi suất cho vay đối với DN và có lộ trình cụ thể đưa lãi suất cho vay trở về mức 11-12%/năm để nền kinh tế và thị trường BĐS phát triển bình thường và ổn định”. Theo lý giải của Horea, hiện nay DN BĐS vẫn rất khó tiếp cận được nguồn vốn tính dụng và vẫn phải vay với lãi suất trên dưới 20%/năm. Tình hình này nếu tiếp tục kéo dài thì không DN nào chịu đựng nổi. Một kiến nghị khác: “Cho DN BĐS được vay vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư phát triển các dự án BĐS trước hết là các DN đã có quỹ đất và đang triển khai các dự án căn hộ cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp, hoặc phục vụ cho các chương trình tái định cư, nhà ở xã hội của thành phố”. Horea cũng kiến nghị giải pháp: “Cho NTD vay với lãi suất ưu đãi để mua căn hộ đầu tiên (hoặc đang ở trong căn hộ chật hẹp dưới 5m2/người). Đây là biện pháp kích cầu trực tiếp đến tay NTD và góp phần làm hồi phục thị trường BĐS”…

Về chính sách đất đai, ở tầm vĩ mô, Horea đề nghị điều chỉnh, sửa đổi Nghị định 69/2009-NĐ-CP ngày 13.8.2009; Nghị định 120 về thu tiền sử dụng đất các dự án. BĐS nhằm hạ giá đầu vào cho các dự án BĐS, gián tiếp làm hạ mặt bằng giá nhà đất. Bởi nếu thu tiền sử dụng đất như hiện nay thực chất DN phải mua đất đến 2 lần, một lần của người dân dưới danh nghĩa bồi thường, giải phóng mặt bằng; một lần trả tiền sử dụng đất theo giá thị trường.

NGỌC HUÂN

Bình luận về bài viết này