CXN*_062911_1146_Ý nghĩa của siết chặt tín dụng ……..

CXN – Ý nghĩa của siết chặt tín dụng

Đăng lần đầu: 29/06/2011Để lại phản hồiGo to comments

Châu Xuân Nguyễn

Trong 1 nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, siết chặt tín dụng (tăng lãi suất) để đạt những mục đích sau đây:

1. Lãi suất cao, hãm bớt tiêu dùng (vay tiền phải trả nợ cao (Tây Âu thường mua trả góp) nên người dân ít mua nhà mới, xe mới, tủ lạnh mới, TV mới v.v…)
2. Những cty khó mượn tiền vì lãi quá cao mà không bán được hàng (vì lý do 1) nên họ ngưng phát triển (đôi khi giảm sản xuất).
3. Vì lý do 1. và 2. ở trên nên hàng tiêu dùng tiêu thụ chậm, gây nên sụt giá để bán chạy.
4. Vì sụt giá nên kéo lạm phát xuống.

Bốn điều trên thì dân tộc ta ai cũng biết. Và dân tộc ta cũng biết độ trễ của nó, tức là phải tăng lãi suất 5 hay 6 tháng thì người tiêu dùng mới “thắt lưng buộc bụng”, rồi sau đó vài tháng cty mới thấy tiêu thụ hàng chậm đi cộng với lãi suất cao nên họ không vay tiền tăng gia sản xuất. Khi 4 điều này xảy ra thì nền kinh tế đi vào suy thoái sau khi tăng lãi suất khoảng 12 tháng.

Suy thoái kinh tế (economic recession) là phát triển âm 2 quý liền (2 consecutive quarters of negative growth). VN chắc chắn đi vào suy thoái 2 quý cuối năm 2011. Nhưng tôi biết chắc rằng, để lừa dối người dân, ĐCS sẽ chỉ thị chỉnh sửa chỉ số tăng trưởng dương vì nếu không, cơn giận của người dân về ĐCS vận hành kinh tế sẽ giựt sập đảng cộng sản này vì họ quá bất tài, không hiểu biết gì về kinh tế, từ lúc tôi theo dõi là 2009 đến nay thì toàn là ứng phó với tai ương kinh tế (Always in crisis management mode).

Khủng hoảng kinh tế (economic collapse) là suy thoái trầm trọng kéo dài (không định mức thời gian). Mỹ bước vào suy thoái giữa 2008, bước ra giữa 2009. Kinh tế VN là kinh tế xuất khẩu hàng tiêu dùng nên ảnh hưởng suy thoái rất ít (khó khăn hay không, dân Mỹ, Úc, Âu Châu cũng phải mua quần áo, thực phẩm, cà phê, nông sản, dầu thô v.v…nhưng Nguyễn tấn Dũng xử dụng chiêu bài kích cầu để bơm vào túi những tập đoàn 6 tỉ usd (bây giờ thì bay hơi hết rồi và tập đoàn còn nợ chúa chổm nữa)

Những điều tôi nói ở trên thì ai cũng biết, ngay cả Nguyễn văn Giàu cũng biết lõm bỏm.
Nhưng những điều tôi nói sau đây thì ít ai biết trừ khi họ đọc báo của nền kinh tế đó, lúc nó đang suy thoái.

Đó là một mục đích nữa của siết chặt tín dụng là để nâng cao hiệu suất của nền kinh tế. Hiệu suất của nền kinh tế chứ không phải hiệu suất của từng công ty.

Làm sao nâng cao được hiệu suất của nền kinh tế ????

Tiếng VN có câu, cái khó ló cái khôn…Doanh nghiệp bị dồn vào khó khăn thì phải biết cách đối phó. Trong cùng một ngành nghề cạnh tranh, anh nào yếu nhất, anh nào hiệu suất thấp nhất sẽ…..phá sản. Đó là quy luật của nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Hãy nhìn kinh tế Mỹ suy thoái 2008-09, General Motors và Lehman Brothers phá sản. Obama có bơm tiền để cứu hay không…Hoàn toàn không.

Không những thế, những công ty sản xuất những vật dụng không cần thiết cho nền kinh tế thì sẽ bị đào thải, bị phá sản. Vào đây đọc sẽ thấy văn phòng, apartments có người mướn hay không ??? Ngoại quốc rút hết về rồi vì nền kinh tế này quá tệ thì cho ai mướn văn phòng, cho ai mướn apartment 2 000 usd/tháng ??? Cho công nhân khu chế xuất mướn àh ????

Chính vì vậy nên để những cty bất động sản phải phá sản, chứ không bơm tiền cho họ sản xuất ra văn phòng và apartment mà không ai mướn 5 năm nữa (nếu CS sụp năm 2012, CS không sụp thì 50 năm nữa cũng không ai mướn). Phải có người mướn mới có tiền trả nợ định kỳ đầu tư vào văn phòng hay apartment chứ !!!!.

Để ngành Bất động sản và công nghiệp phụ trợ của nó như gạch, thép, cửa sổ v.v…phá sản là để nhân công vào làm những công việc khác tốt cho kinh tế hơn, hay sản xuất phụ trợ cho công nghệ xe, may mặc v.v.. Đấy là lợi ích của suy thoái kinh tế. Phải có 1 nền kinh tế có hiệu suất cao mới cạnh tranh và hội nhập với thế giới được chứ, có vậy mới đem cơm no, áo ấm cho dân tộc tôi chứ !!! Nói về hiệu suất cao, tôi nghĩ ngay đến tập đoàn (TĐ) và tổng công ty nhà nước.

Những TĐ này xử dụng trên 60% tài nguyên của dân tộc ta và mỗi năm vay nợ 30 tỉ usd (600 ngàn tỉ vnd) và bay hơi tuốt. Chính những số tiền này tạo ra lạm phát vì tiền vào nền kinh tế nhưng không sản xuất được gì cả, quan chức dùng tiền tham nhũng để mua apartment, thổi giá cao ngất ngưỡng (không thực tế), đó là trực tiếp tạo ra lạm phát mà người lao động, người về hưu phải gánh chịu.

Đây là dịp tốt để cổ phần hóa 100% những tập đoàn này để nền kinh tế VN hữu hiệu hơn.
Đọc bài báo dưới đây thì sẽ thấy nhóm lợi ích của ĐCS bắt đầu làm áp lực để ĐCS thả bớt tín dụng, không kiên trì nữa. Cái hại của thả lỏng tín dụng là lạm phát sẽ trở lại ngay, những cty với tính cạnh tranh thấp có cơ hội trở lại và giá cả sẽ tăng cao vì người tiêu dùng phải trả tiền cho những hoang phí mà những cty hiệu ứng thấp này tạo ra. Khi giá tăng cao trở lại thì lạm phát trở lại, rồi ĐCS phải đưa nghị quyết 11 nữa, rồi lãi suất cao kéo dài nữa và người dân lầm than nhiều hơn và lâu hơn nữa.

ĐCS này theo tôi thấy là hành động vì lợi ích của TĐ, lợi ích cục bộ của đảng viên, bảo vệ tập đoàn hơn là thật sự chống lạm phát để người dân được ấm no, giá rẻ v.v…Họ sẵn sàng bơm tiền để cứu bất động sản là những tay chân bà con của họ hơn là kiên trì với nghị quyết 11 để thật sự giảm lạm phát về lâu về dài. Một điều nữa là từ khi tôi theo dõi ĐCS vận hành nền kinh tế này, họ không bao giờ có 1 chiến lược rõ ràng về con đường vạch ra cho nền kinh tế VN, chỉ có Mafia mới làm những chuyện như thế, còn một chính phủ chính danh thì sẽ hành động vì quyền lợi của dân tộc của chính mình.

Thí dụ gần nhất là khi tôi viết bài Chen lấn tín dụng ngày 03.06.2011 để cảnh báo cho ĐCS phải bớt đầu tư công để giảm lạm phát. Thay vì làm như ý tôi chỉ dẫn, họ không cắt đầu tư công vì dính nhiều tới tham nhũng, lại quả của họ mà họ bơm 70 ngàn tỉ vnd (3.5 tỉ usd) để tránh tình trạng khan hiếm tín dụng  (ngày 10.06.2011) Trích :”Theo báo Lao Động, NHNN đã tái cấp vốn tới 70.000 tỉ đồng cho một số ngân hàng. Đó là con số khổng lồ nếu so sánh với tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến 23.5.2011 là 6,2%, tương đương số tuyệt đối 135.800 tỷ đồng theo như công bố của thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu.”

ĐCS tàn phá cuộc sống của 86 triệu dân tộc của tôi.

TIME FOR A CHANGE

Melbourne 29.06.2011
—————————-

http://diaoc.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=444344&ChannelID=204

Vạ lây từ bất động sảnTT

Các ngân hàng (NH) thương mại chỉ còn hai ngày để đưa dư nợ cho vay phi sản xuất về mức 22%. Nhiều trường hợp dù đã nỗ lực hết sức nhưng lực bất tòng tâm. Giữa lúc này Bộ Xây dựng đã đưa ra hàng loạt phương án nhằm giải cứu thị trường bất động sản.
Siết tín dụng bất động sản nhưng hàng loạt ngành nghề khác cũng bị vạ lây. Trong ảnh: sản xuất gạch Porcelain tại Nhà máy gạch Đồng Tâm miền Trung ở Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, Quảng Nam – Ảnh: N.C.T.

Đến cuối ngày 28-6, NH Nhà nước vẫn chưa công bố số NH chưa giảm dư nợ cho vay phi sản xuất về mức 22%. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng việc siết tín dụng phi sản xuất được đưa ra khá cấp bách, do vậy NH Nhà nước nên có cách xử lý có lý có tình.

Hơn 200 ngành nghề bị tác động

Ông Đỗ Duy Thái, tổng giám đốc Công ty CP Thép Việt (Pomina), cho rằng việc thực thi chính sách siết tín dụng đối với các lĩnh vực phi sản xuất là động thái cần thiết trong bối cảnh lạm phát tăng cao. Tuy nhiên, nếu đánh đồng tất cả lĩnh vực của ngành bất động sản vào diện phi sản xuất theo kiểu “cá mè một lứa”, không phân loại cụ thể lĩnh vực nào là phi sản xuất và lĩnh vực nào tạo ra sản phẩm thật sự đã gây tác động rất lớn không chỉ đối với bất động sản mà nhiều ngành nghề khác.

Ngành thép xây dựng là một ví dụ. Ông Thái cho biết hàng loạt doanh nghiệp ngành thép đang sản xuất cầm chừng do sản lượng tiêu thụ giảm xấp xỉ 50% so với cùng kỳ năm ngoái, kéo theo đó là doanh thu giảm, công nhân thiếu việc làm. Chỉ riêng tại Pomina, hiện mỗi tháng công nhân chỉ làm việc khoảng 10 ngày. “Nhiều công trình đang xây dựng dở dang đã tạm ngừng, không tiếp tục tiêu thụ thép, chúng tôi cũng bị vạ lây” – ông Thái nói. Không riêng gì ngành thép, theo ông Võ Quốc Thắng – chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Đồng Tâm Long An kiêm chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ VN, hiện có không dưới 200 ngành nghề bị tác động bởi chính sách thắt chặt tín dụng bất động sản.

TS Lê Thẩm Dương
(trưởng khoa quản trị kinh  doanh Đại học Ngân hàng TP.HCM):Nên xem xét cụ thể từng trường hợpViệc NH Nhà nước quy định mốc giảm tỉ lệ cho vay phi sản xuất là cần thiết nhưng đến thời điểm này NH Nhà nước nên có hướng giải quyết với các NH vì lý do khách quan không thể giảm dư nợ về mức quy định của NH Nhà nước. Theo tôi, NH Nhà nước cần xem xét cụ thể từng NH, trường hợp gia hạn nên quy định cụ thể điều kiện và chỉ áp dụng trong một thời gian nhất định. Trong thời gian gia hạn, NH Nhà nước cần theo dõi chặt chẽ.Ông Cao Sỹ Kiêm
(nguyên thống đốc NHNhà nước, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa):Phải có tiêu chí phân loạiTôi cho rằng đề xuất của Bộ Xây dựng về việc tách biệt giữa hai đối tượng đầu tư và đầu cơ bất động sản là hợp lý. Tuy nhiên quan trọng là phải xác định được tiêu chí phân loại cụ thể. Việc này cần có sự bàn bạc, trao đổi giữa các bộ ngành liên quan.

Theo ông Thắng, từ nhà sản xuất thép, ximăng, gạch ngói cho đến những sản phẩm nhỏ như đinh ốc, giấy nhám, kính, gỗ… cũng đang lao đao do thiếu việc làm. “Nhiều nhà máy đã phải cắt giảm sản xuất, thậm chí đóng cửa, công nhân bị sa thải hàng loạt. Nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng khẳng định nhiều nhà thầu, đặc biệt là các nhà thầu nhỏ, đang rơi vào cảnh thất nghiệp, lao động trong lĩnh vực xây dựng bị cho tạm nghỉ vô thời hạn do các công trình tạm dừng triển khai.

Ông Nguyễn Quốc Duy, phó tổng giám đốc Công ty CP xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình, cho rằng ngay cả các dự án chung cư cũng không thể “quơ đũa cả nắm”, bởi trong thực tế có nhiều dự án căn hộ giá thấp hoặc trung bình chủ yếu phục vụ nhu cầu an cư. Cùng quan điểm, ông Đỗ Duy Thái cho rằng các cơ quan chức năng cần sớm có giải pháp tháo gỡ những khó khăn hiện nay trong lĩnh vực tín dụng bất động sản, trên cơ sở xây dựng các tiêu chí phân loại cụ thể cái nào là phi sản xuất và cái nào là sản xuất tạo ra sản phẩm.

Ngoài ra, chỉ nên hạn chế tín dụng đối với các dự án mới triển khai, dự án đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng dự án đất nền… Riêng các dự án đang triển khai dở dang, NH cần có cơ chế cởi mở hơn, tránh tình trạng nhiều công trình đắp chiếu hàng loạt vừa lãng phí vừa gây ảnh hưởng đến các ngành nghề liên quan, người lao động mất việc làm.

Chuyển mục đích vay

Trong khi đó ngày 28-6, một số NH cho biết đã hoàn thành nhiệm vụ giảm dư nợ cho vay phi sản xuất về mức 22%, nhưng nhiều NH đang đua với thời gian để đưa dư nợ phi sản xuất về mức cho phép của NH Nhà nước. Tại nhiều NH có dư nợ phi sản xuất cao, việc giải quyết giảm dư nợ không chỉ là thương lượng với khách hàng mà còn phải “biến tấu” bằng nhiều thủ thuật.

Tổng giám đốc một NH cổ phần tại TP.HCM cho biết đến chiều 28-6 dư nợ phi sản xuất là 23%, trong hai ngày còn lại sẽ đưa dư nợ về khoảng 21% trên tổng dư nợ. Theo vị tổng giám đốc này, từ khi có chỉ thị của NH Nhà nước, NH này không giải ngân cho vay các lĩnh vực phi sản xuất, nhưng nếu chỉ dựa vào phần thu gốc và lãi định kỳ thì khó về đích đúng hẹn do hầu hết các khoản vay bất động sản là dài hạn, 3-4 năm nữa mới đến hạn thu nợ. Việc thương lượng với khách hàng trả nợ trước hạn cũng rất khó do thị trường bất động sản đóng băng, chủ đầu tư không bán được hàng.

Do vậy cách phổ biến được nhiều NH sử dụng là chuyển mục đích khoản vay. Chủ tịch hội đồng quản trị một NH cho biết đã chỉ đạo nhân viên rà soát toàn bộ hồ sơ khách hàng để lọc ra danh sách người vay có nguồn thu từ sản xuất kinh doanh. Với dạng khách hàng này, các NH thương lượng với khách hàng chấm dứt khoản vay cũ và thay bằng khoản vay mới với mục đích sản xuất.

Trước đây khách hàng vay mua ôtô với mục đích đi lại, nay được thay bằng mục đích chuyên chở, phục vụ sản xuất. Các khoản vay mua đất chuyển thành mục đích mở rộng, xây dựng nhà xưởng, kho chứa… Các NH đang tận dụng hết mức có thể để biến dư nợ phi sản xuất thành sản xuất.

Thậm chí nhiều nơi từ đầu năm đến nay không phát triển khoản vay sản xuất mới để dành hạn mức chuyển mục đích khoản vay từ phi sản xuất thành sản xuất. Theo các NH, với phương án này dư nợ cho vay phi sản xuất giảm nhanh do song hành với đó dư nợ sản xuất cũng tăng lên. Một số NH sau khi áp dụng phương thức này, dư nợ bất động sản từ mức trên 30% đã về sát mức 22% vào ngày 28-6.

Đề nghị không hạn chế đối với cho vay xây nhà xưởngTrong văn bản kiến nghị gửi NH Nhà nước mới đây, Bộ Xây dựng cho rằng thị trường bất động sản đã bị ảnh hưởng nặng nề do chính sách thắt chặt tín dụng thời gian qua, nhiều dự án đình đốn do thiếu vốn, thanh khoản trên thị trường giảm sút rõ rệt. Vì vậy, Bộ Xây dựng đề nghị NH Nhà nước nghiên cứu, điều chỉnh chính sách tiền tệ phù hợp để quản lý thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.Hướng mà cơ quan này đề xuất là NH Nhà nước nên điều chỉnh linh hoạt tỉ trọng cho vay với từng đối tượng. Một số khoản mục như vay xây khu đô thị, cao ốc văn phòng cho thuê, xây dựng, sửa chữa, mua nhà để bán; vay mua quyền sử dụng đất hoặc bồi thường giải phóng mặt bằng, khởi công dự án mới phải giảm tỉ trọng cho vay.Tuy nhiên không nên hạn chế với khoản vay để xây dựng cơ sở hạ tầng (nhà xưởng) phục vụ sản xuất kinh doanh, vay mua nhà để ở. Với khoản vay xây dựng, kinh doanh trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng, vay xây dựng, sửa chữa nhà để ở hoặc đối với các dự án dở dang cần vốn để tiếp tục hoàn thành sản phẩm, bán và thu hồi vốn đầu tư cần duy trì.Thời điểm giữa tháng 6-2011, theo NH Nhà nước, tổng cộng có 23 NH có tỉ lệ dư nợ cho vay phi sản xuất từ 22-50% tổng dư nợ, trong đó có 18 NH có tỉ lệ từ 31-37%, một NH có tỉ lệ 50%. Đến ngày 10-6, dư nợ cho vay phi sản xuất của toàn hệ thống đã giảm 9,46% và chiếm tỉ trọng 16,92% tổng dư nợ.

ÁNH HỒNG – HẢI ĐĂNG

CXN_062911_1146_Ý nghĩa của siết chặt tín dụng ……..

Share this:

Like this:

Be the first to like this post.
  1. Thế kỷ 21
    29/06/2011 lúc 16:10 | #2

    Chủ Nhật 3/7/2011 chúng ta tiếp tục xuống đường nha các Bác…. Em đi biểu tình riết rồi đâm ra ghiền rồi các Bác ah…

  2. chutusg
    29/06/2011 lúc 16:18 | #3

    Anh CXN ạ! Em thấy cái sự “hiệu suất kinh tế” ở VN nó kỳ bí quá chừng.Đây nhé: rõ là các công ty,doanh nghiệp tư nhân yếu nhất,hiệu suất kém nhất thì sẽ phá sản,hay đúng hơn từ dùng ở VN là…dẹp tiệm! Nhưng còn các doanh nghiệp,tổng công ty,tập đoàn này nọ thì xin thưa với anh rằng dù có cổ phần đi chăng nữa thì yếu nhứt,hiệu suất kém nhứt vẫn cứ hiên ngang mà tồn tại.”Qủa đấm thép” kinh hãi,à quên,kinh tế của VN ta nó nhiều lắm anh ạ.

    Thế cho nên,những ai mần việc cho nhà nước cứ ngồi rung đùi mà chờ về già lãnh lương hưu.Sướng quá còn gì!

  3. Đồng Trí
    29/06/2011 lúc 16:19 | #4

    Xin chúc mừng TTHN đã vượt con số 1 triệu lần truy cập.
    Xin chúc mừng Kami và A CXN.
    Tôi mới biết đến trang web này từ đầu tháng năm tới nay thôi, lúc đó mới chỉ khoảng 400.000 hits .
    Sự thành công này phần lớn nhờ vào các bài viết và sưu tầm có chất lượng của anh cũng như gia vị của các còm sĩ đã tạo nên sự đột biến này.

  4. 29/06/2011 lúc 16:22 | #5

    Đồng Trí :

    Xin chúc mừng TTHN đã vượt con số 1 triệu lần truy cập.
    Xin chúc mừng Kami và A CXN.
    Tôi mới biết đến trang web này từ đầu tháng năm tới nay thôi, lúc đó mới chỉ khoảng 400.000 hits .
    Sự thành công này phần lớn nhờ vào các bài viết và sưu tầm có chất lượng của anh cũng như gia vị của các còm sĩ đã tạo nên sự đột biến này.

    Chào bạn Đồng Trí,
    Cám ơn bạn về lời khích lệ đầy …khích lệ,
    Thân ái,
    Chau Xuan Nguyen

  5. 29/06/2011 lúc 16:25 | #6

    chutusg :

    Anh CXN ạ! Em thấy cái sự “hiệu suất kinh tế” ở VN nó kỳ bí quá chừng.Đây nhé: rõ là các công ty,doanh nghiệp tư nhân yếu nhất,hiệu suất kém nhất thì sẽ phá sản,hay đúng hơn từ dùng ở VN là…dẹp tiệm! Nhưng còn các doanh nghiệp,tổng công ty,tập đoàn này nọ thì xin thưa với anh rằng dù có cổ phần đi chăng nữa thì yếu nhứt,hiệu suất kém nhứt vẫn cứ hiên ngang mà tồn tại.”Qủa đấm thép” kinh hãi,à quên,kinh tế của VN ta nó nhiều lắm anh ạ.

    Thế cho nên,những ai mần việc cho nhà nước cứ ngồi rung đùi mà chờ về già lãnh lương hưu.Sướng quá còn gì!

    Chào bạn chutusg,
    Khi cổ phần 100% tư nhân thì không còn thế đâu bạn àh, phải 100% chứ ko 35% hay 49%, đó là vấn đề,
    Thân ái,
    Chau Xuan Nguyen

  6. chutusg
    29/06/2011 lúc 16:44 | #7

    Ối anh ơi! Cổ phần 100% thì tư bản nó…luộc tái mất.Có cách nào nhà nước dung hòa,vừa vẫn nắm quyền vừa vẫn vận hành theo kinh tế thị trường(chớ không phải cái kỳ cục:kinh tế thị trường định hướng XHCN!)?Bên Tư Bản rõ ràng nhà nước vẫn nắm một số ngành chủ yếu còn gì,đâu có để cho tư nhân tự tung tự tác.Bàn một hồi nữa chắc em gõ:biểu chóp bu dẹp mẹ nó chế độ XHCN,theo TBCN thế là giải quyết xong mọi thứ,khỏi hỏi tới hỏi lui nữa…
    Chà! Gay thật.!

  7. thidan
    29/06/2011 lúc 18:12 | #8

    Bất động sản ở Việt Nam, nó cũng vô lí như cái thể chế đẻ ra nó. vòng vo tam quốc gì rồi chúng cũng kéo nhau lên để cùng tồn tại một cách đểu cáng trên mồ hôi nước mắt nhân dân.

  8. người già vn buồn
    29/06/2011 lúc 20:44 | #9

    Cái lợi đầu tiên của việc đẩy giá đất lên thật cao so với thực tế tích lũy từ lao động của đại khối Công nhân viên là Thu Thuế Sử Dụng Đất và Nhà hằng năm-sau đó là các Tư Bản Đỏ xào nấu qua liên kết Quy Hoạch.Mua đi bán lại cho đến khi hết hơi xì bong bóng mà nạn nhân thường là những người có tiền nhưng không có đảng lãnh đủ vì là người nhảy vào kiếm lãi.Cái gì mà giá trị bị làm cho ẢO thì thường những thế lực thật lại không chết mà còn được khối của tích lũy.Cổ phần hóa 100%các tập đoàn là bài toán đem lại giá trị đúng cho nền kinh tế vì không ai lại đi ăn ngay vào phần vốn của mình-chỉ có của Chùa và trong thể chế độc tài mới ngang nhiên ĂN mà không hay ít bị Nghẹn mà thôi.

  9. Lang
    30/06/2011 lúc 12:51 | #10

    Bài viết quá hay!

    1. Bạn bè tôi nhiều người phải đóng thuế thu nhập cao mười mấy năm nay rồi mà vẫn chưa mua nổi 1 cái nhà để ở. Trong khi đám cty bất động sản la làng kêu trợ giúp thì đại gia như bầu Đức của Hoàng Anh Gia Lai đã chuẩn bị sẵn mấy ngàn tỷ đồng chờ bất động sản xuống giá để thu gom …nhưng cho đến giờ này đại gia như bầu Đức vẫn chưa thu gom thêm được miếng đất nào… Vậy đám BĐS VN đã khó khăn thật sự chưa?

    2. Khi khủng hoảng tài chính xảy ra thì nước mỹ có cà trăm ngân hàng phá sản, đó là điều bình thường trong nền kinh tế thị trường. Còn VN hiện nay thì kinh tế khủng hoảng, các ngân hàng , cty chứng khoán, cty bất động sản “la làng” kêu trợ giúp nhưng chẳng thấy ma nào phá sản cả . Lạ nhỉ ?

  10. 30/06/2011 lúc 13:25 | #11

    Như cách đây hơn 1 tháng tôi đã dự đóan vào ngày 27/05/2011

    http://www.danchimviet.info/archives/34819

    là Bà Christine Lagarde SẼ LÀM Tổng Giám đốc FMI thành lập từ tháng Bảy năm 1944 đúng 67 năm đây là lần thứ 5 Nước Pháp lại có vinh dự nắm chức Tổng Giám đốc Cơ quan Quốc tế Tài chánh này, trước đó 4 Tổng Giám đốc tiền nhiệm đã nắm trong vòng 37 năm CÓ NGHĨA LÀ 30 năm còn lại cho 187 quốc gia hội viên ! ! ! ! Cũng như WTO nay vẫn do ông Pascal LAMY cũng người Pháp giữ chức Chủ tịch ….

    Bà Christine Lagarde là Nữ Tổng Giám đốc FMI đầu tiên …. ĐANG FẢI ĐỐI FÓ cơn bão lốc khủng hỏang tài chính ở HY LẠP ! Đang cần sự đồng thuận của một vị Tổng Giám đốc FMI uyển chuyển LINH HỌAT trong tình hình khủng hỏang tài chính trên Thế giới …. cùng với những dấu hiệu vỡ bóng chứng khóang địa ốc, khủng hỏang xã hội phân biệt giàu-nghèo vô cùng lớn tại Trung Quốc và Âu-Mỹ cũng có phản ứng chống lại TÒAN CẦU HÓA HOANG DẠI chỉ lợi cho những cách làm ăn bịp bợm của Tàu …và nếu Âu-Mỹ giới hạn nhập cảng thì cái nhà máy sản xuất thế giới với sự đồng lõa của các ngân hàng + giới tài phiệt Âu-Mỹ sẽ là CÁI BẪY CHẾT NGƯỜI cho TÀU …

    Riêng Nước Pháp theo thăm dò dư luận lần tới Dân Pháp sẽ bầu Tổng thống về phía cánh Tả Đảng xã hội (đừng lầm với Xuống Hố Cả Nút của VN và TÀU !) có thể Bà Christine Lagarde sẽ có vấn đề trong vụ giải
    quyết 300 triệu euros cho nhà kinh doanh Tapie thực sự đây là quyết định tù TT Sạc Cô Sạc cậu áp đặt cho Bà Christine Lagarde lúc đang làm Bộ trưởng Tài chính …nhưng chắc có vần đề Pháp lý BIẾT ĐÂU Người đẹp Christine Lagarde lại bị rớt đài ! ????

    1. Nhiệm kỳ từ 1er septembre 1963 – 31 août 1973 Pierre-Paul Schweitzer – 2 nhiệm kỳ 10 năm
    2. Nhiệm kỳ từ 17 juin 1978 -15 janvier 1987 Jacques de Larosière – 2 nhiệm kỳ gần 10 năm
    3. Nhiệm kỳ từ 16 janvier 1987 -14 février 2000 Michel Camdessus – 3 nhiệm kỳ gần 13 năm
    4. Nhiệm kỳ từ 1er novembre 2007 -18 mai 2011 Dominique Strauss-Kahn 4 – chưa xong 1 nhiệm kỳ được 4 năm
    5. Nhiệm kỳ từ tháng 6 năm 2011 Christine Lagarde ??


    Người Đẹp Pháp lại làm Nữ Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế
    ================================

    Bao lần người Pháp nắm Quỹ Tiền Quốc tế
    Lần này lại Người Đẹp tài hoa khỏi chê !
    Từng Giải Quán quân bơi đồng bộ Pháp
    Nữ Giám đốc đầu tiên Văn phòng Luật Thế giới tay nghề
    Giờ Ứng viên sáng giá thay người vừa ngã ngựa
    Sắp thành đàn bà quyền lực bút ký phê
    Chúc bà tài đức nổi danh từ tay trắng
    Làm gương cho Thế hệ Trẻ học tập đam mê

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    =======

    Từ năm 1946 cho đến nay đã có 4 và sắp 5 người Pháp nắm giữ chức Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Ông Pascal LAMY Tổng Giám đốc WTO cũng là người Pháp

    1. Nhiệm kỳ từ 1er septembre 1963 – 31 août 1973 Pierre-Paul Schweitzer – 2 nhiệm kỳ 10 năm
    2. Nhiệm kỳ từ 17 juin 1978 -15 janvier 1987 Jacques de Larosière – 2 nhiệm kỳ gần 10 năm
    3. Nhiệm kỳ từ 16 janvier 1987 -14 février 2000 Michel Camdessus – 3 nhiệm kỳ gần 13 năm
    4. Nhiệm kỳ từ 1er novembre 2007 -18 mai 2011 Dominique Strauss-Kahn 4 – chưa xong 1 nhiệm kỳ được 4 năm 37 năm
    5. Nhiệm kỳ từ tháng 6 năm 2011 Christine Lagarde ??

    ===========
    Năm nay bà Christine Lagarde 55 tuổi.

    Năm 15 tuổi bà Christine Lagarde đọat Giải Quán quân bơi đồng bộ mức quốc gia Pháp và tham dự Thế Vận. Bà Christine Lagarde sinh trong gia đình thanh bạch cha mất sớm khi bà mới 17 tuổi và Mẹ bà một mình phải nuôi 4 con. Vào năm 1974 sau Tú tài cô đầm Christine Lagarde nhận học bổng một năm của AFS (American Field Service) qua Mỹ du học một năm
    Năm 1981, Christine Lagarde làm việc cho Văn phòng Luật Thế giới Baker & McKenzie có 4600 luật sư tại 35 quốc gia vào năm 1995 Christine Lagarde được bầu làm Nữ Chủ tịch ủy ban hành chánh Quốc tế tại Chicago và năm 1999
    Bà Christine Lagarde là người đàn bà đầu tiên làm Chủ tịch Văn phòng Luật Thế giới Baker & McKenzie cho đến năm 2004
    Dưới lãnh đạo của Bà Christine Lagarde, Baker & Mckenzie đã tăng doanh số 50 % pcho tài khóa năm 2004 lên đến 1 228 triệu dollars.
    Năm 2002, Báo Wall Street Journal bầu bà là Nữ doanh gia hạnh 5 tại Châu Âu
    Từ 1995 đến 2002, Bà Christine Lagarde cùng Zbigniew Brezinski – cựu Cố vấn đặc biệt cho TT Carter làm đồng chủ tịch HỒ TƯ DUY (think tank ) Center for Strategic and International Studies (CSIS)

    Nhận xét cho dzui hầu bớt căng thẳng trong Diễn đàn Chính trị …

    Bà Christine Lagarde có may với CON SỐ 2 :

    — 2 lần thi trượt vào ENA (tương đượng với Trường Quốc gia Hành chánh của Miền Nam xưa do Cố GS Nguyễn Văn Bông khả kính làm Viện Trưởng là nơi đào tạo hầu như tất cả các nhà lãnh đạo nước Pháp nơi CÙ HUY HÀ VŨ từng theo học,

    — 2 con trai,

    — 2 lần chồng,

    — 2 lần Vô địch quán quân BƠI LỘI VŨ ĐỒNG BỘ ….. (TLD muốn thành NAM NGƯ NHÂN quá đi !! )

    — 2 lần được đề cử vào chức vị NỮ GIÁM ĐỐC :

    Chủ tịch Văn phòng Luật Thế giới Baker & McKenzie cho đến năm 2004 vì NGƯỜI TIỀN NHIỆM là ĐÀN ÔNG DÍNH VÀO tai tiếng TÌNH DỤC

    lần nay cũng lại chuyện dài nhiều tập về bác CAN (DSK) “đạp mái” chị dọn phòng (thật giả ra sao chưa biết… ) !

    Điều quan trọng là bà NỮ GIỚI có khả năng đến GIẢI PHÁP THỎA HIỆP khi vấn đề tài chánh THẾ GIỚI càng ngày càng phức tạp !

    Đợi xem cách giải quyết ra sao trước BI KỊCH HY LẠP trong cơn bệnh UNG THƯ MÁU đã 2 lần cộng đồng kinh tế châu ÂU đặc biệt PHÁP + Đức giúp đổ vào cái đáy THỦNG TRÔN không biết bao nhiêu tỉ đô la lần trước cách dây 4 tháng 75 tỉ đô NA + nay lại đốc vào 110 tỉ đô NA nữa mà chắc có lẽ TƯONG LAI vẫn mù mịt ! Chứng tỏ lãnh đạo VÔ CÙNG hệ trọng cứ nhìn xem nước ĐỨC của Bà Merkel thì biết bà là người yêu Nước lãnh đạo giỏi !

    ?? ? Đố vui để học : Bà Christine Lagarde CÒN MỘT CÁI 2 nữa ????

    Đố các bác Việt kiều đặc biệt ở Pháp (VỊT KÌU nhất là VỊT KÌU Phú Lăng Sa xin miễn nộp đơn tham dự VÌ CÁC bác này ÓC chắc vài ngón KỸ NĂNG kỹ thọt …sáng cắp ô đi tối cắp ô dzề ngaon làm TỚ, nghỉ HÈ du hí CỐ HƯƠNG rồi TẾT lại HÀNHD(h)ương ! TIM các kụ ây = BỂ PHỐT ….vừa bể tung tại SÂN BAY QUỐC TẾ Nội Bài !! ha ha … do các kụ ấy CHỈ VỀ và CHỈ VỀ hàng trăm lần …. suốt bao năm ngay trước cả 1975 …NHƯNG CÓ ngồi tán phét BIA ÔM ngay DÒNG SỐNG Thị Vải, Tô Lịch ở HÀ NỘI nước có ô nhiễm có xình lên MŨI CÁC KỤ cũng tịt ngòi !!

    như NGHỊ GẬT Nguyễn ngọc Trân Tiến sĩ sịn Tóan cơ học từng là VỊT KÌU Phú Lăng Sa chỉ DÙNG VÀO cơ GẬT đầu NGƯỜI MÁY đui điếc câm….trong suốt hơn 30 làm Đại biểu Quốc hội ngay tại Bình Dương nơi có DÒNG SỐNG Thị Vải Ô NHIỄM CHẾT vì do hãng bột ngọt của ĐÀI LOAN thải ra ….

    CÒN Nguyễn Ngọc Hà từng Chủ TỊT Hội Người Vịt Nôm tại Pháp THÂN CỘNG , HỒ SĨ THOẢNG nguyên Tổng giám đốc dầu khí THỤT KÉT hàng trăm điệu đô NA từng bị NGAY BÁO TRONG NƯỚC phanh phui …và hàng tấn phế thải VỊT KÌU sẽ bàn sau !! ! !)

  11. 30/06/2011 lúc 13:54 | #12

    xin trich: Khi khủng hoảng tài chính xảy ra thì nước mỹ có cà trăm ngân hàng phá sản, đó là điều bình thường trong nền kinh tế thị trường. Còn VN hiện nay thì kinh tế khủng hoảng, các ngân hàng , cty chứng khoán, cty bất động sản “la làng” kêu trợ giúp nhưng chẳng thấy ma nào phá sản cả . Lạ nhỉ ?
    chính xác hiện giờ Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng thì tôi không rõ lắm. có bao nhiêu ngân hàng thật sự của tư nhân cũng vậy. nhưng có 1 điều tôi dám chắc là tất cả các Ngân Hàng và tổ chức Tín Dụng đều Vay lại tiền từ Nhân Hàng nhà nước Việt Nam cái gọi là Kho Bạc Nhà Nước đấy. từ đó các tổ chức Tín dụng cho các nghành kinh tế thương mại vay lại. mà vay thì phải thế chấp chứ không được Ưu Tiên như các Tập Đoàn của Nhà Nước. và sau cùng tài sản thế chấp vẩn nằm trong tay của Nhà Nước vì đã được các tổ chức tín dụng thế chấp lại cho Nhà Nước rồi.
    kết luận. cho dù tổ Chức Tín Dụng Ngân Hàng nào cũng không bao giờ Sập được, vì sẽ có bàn tay của Ngân Hàng Nhà Nước ra tay giúp.
    sẽ là rất khó hiểu theo quy luật kinh tế thị trường, NHƯNG AI NÓI TẠI VIỆT NAM ĐANG VẬN HÀNH KINH TẾ ĐÚNG NGHĨA NHƯ CÁC NƯỚC ANH-MỸ-ĐỨC-NHẬT-PHÁP ĐỀU LÀ LÁO LÁO LÁO XẠO XẠO XẠO.
    Kinh Tế Thị Trường XHCN thật chất là nền Kinh Tế Theo Kiểu MAFIA= lợi ít nhóm

1 comments on “CXN*_062911_1146_Ý nghĩa của siết chặt tín dụng ……..

  1. “ĐCS này theo tôi thấy là hành động vì lợi ích của TĐ, lợi ích cục bộ của đảng viên, bảo vệ tập đoàn hơn là thật sự chống lạm phát để người dân được ấm no, giá rẻ v.v” QUÁ CHUẨN!

Bình luận về bài viết này