CXN_101112_1861_Chuyên Gia KT hoảng sợ rồi…..(comprehensive)

Bộ Chính Trị và Ủy Ban Trung Ương cũng đang bắt đầu tháo chạy đây……

—————————————————-

Châu Xuân Nguyễn

Đọc bài báo dưới đây, chúng ta sẽ thấy rõ suy nghĩ của 3 chuyên gia KT hàng đầu của VN, đó là Lê Đăng Doanh, Võ Trí Thành và Nguyễn Đình Cung.
Có thể nói 3 chiên da này là 3 chiên da nặng ký nhất, 3D luôn luôn tư vấn những tay này và bây giờ 3 tay này thấy quan tài rồi và đang đổ lệ ròng ròng đây…
1. Lê Đăng Doanh…hãy nghe câu này…trích:”Ông Sanjay Carla đưa ra những nhận xét như trên khi ông nhận được câu hỏi từ chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, rằng Việt Nam nên làm gì để thoát ra khỏi tình trạng hiện nay dưới góc độ của IMF.”hết trích. Nếu đây không diễn tả được trạng thái tuyệt vọng của LĐ Doanh thì tôi không biết động thái nào diễn tả hay hơn ???? Đây là tâm trạng, “tình hình bức bách, tìm hết cách nhưng không còn cách nào khả thi hơn, anh bạn ở IMF có ý kiến gì hay hay không ??”
2. Và Ông Sanjay Carla thì “khuyên khéo” là nên giựt sập và xây lại như Liên Xô và Đông Âu, bỏ chủ nghĩa CS…trích:”Ông Sankjay Carla khuyên Việt Nam nên nhìn vào những bài học mà các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) đã dũng cảm lựa chọn cách đây hơn hai thập kỷ, nhanh chóng xây dựng hệ thống thể chế cần thiết để cải cách, như với ngành ngân hàng, hay doanh nghiệp nhà nước,… “Họ từng bị suy giảm sản lượng, nhung sau đó các nền kinh tế này đã bật lên mạnh mẽ nhờ cải cách. Điều này có được là nhờ họ đặt ra và lựa chọn các chính sách hiệu quả và nhanh chóng trong thời điểm khủng hoảng quan trọng như vậy”, ông nói.”hết trích.
3. Ông Carla hàm ý là đừng để NH yếu kém tồn tại rồi in tiền mỗi ngày để cho họ tồn tại mà phải nghĩ đến đường dài 20-30 năm phát triển…trích:”Ông nói rằng, các quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần đặt cải cách với tầm nhìn dài hạn 20-30 năm, thay vì chỉ cho trước mắt.”hết trích.

4. Ông Võ Trí Thành…..Trích:”Với câu hỏi của tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, rằng liệu nền kinh tế Việt Nam có hy vọng gì không trong bối cảnh nền kinh tế thế giới được IMF dự báo sẽ tiếp tục u ám, câu trả lời của ông Sanjay Carla là: “Khả năng phục hồi của Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng”, ông nói.”hết trích. Tức là tay VT Thành này thấy con bệnh đang ung thư mà thời tiết rét lạnh lại đến từ kinh tế thế giới thì chắc là ko qua khỏi, có sáng kiến nào hay ko vì tôi VT Thành cạn sáng kiến rồi. Nên nhớ VT Thành là tay thổi phồng cho CS nhiều nhất theo bài này….ngày 03.08.2012KT* – 881 – 080312 – Kinh tế chỉ cần kiên nhẫn chờ thêm 1 tháng nữa?(Võ Trí Thành)

5. Tay Carla này đẩy luôn …trích:”“Hiện nay tỷ lệ nợ xấu tăng gấp đôi so đầu năm. Giải quyết vấn đề nợ xấu là ưu tiên hàng đầu”. Ông cho rằng, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã tăng trần tín dụng cho các ngân hàng thương mại, nhưng bản thân các ngân hàng thương mại không thể cho vay được. Lý do là tăng trưởng tín dụng chỉ vào khoảng 2% tính đến thời điểm này của năm. “Các ngân hàng thương mại có tiền nhưng không thể cho vay được vì nợ xấu tăng cao. Như vậy, vấn đề của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam khác so với châu Âu và Tây Ban Nha. Ở đó, họ không có tiền mà cho vay, còn ở Việt Nam có tiền mà không dám cho vay. Câu chuyện của Việt Nam khác với thế giới”, ông nói.” hết trích. Tay này nhấn mạnh vì nợ xấu nên NH phải giảm cho vay nên DN không tiếp cận. Tay IMF này còn chưa biết một chuyện là NH thật sự không có tiền nên họ phải vay chui ở người dân với lãi suất 13%.

6. Chữ “tích cực” trong ngoặc kép là IMF và WB đang áp lực rất mạnh cho ĐCS làm rõ nợ xấu, điều kiện là nếu ko làm rõ, giải quyết rốt ráo thì tiền WB, IMF qua những chương trình ODA là phí tiền thôi, không đem lại phát triển kinh tế thật sự cho 90 triệu dân.  Trích:”Ông cho biết, bản thân IMF và Ngân hàng Thế giới đang rất “tích cực” làm việc với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính nhằm xác định vần đề nợ xấu ở Việt Nam.”hết trích.
7. Nguyễn Đình Cung, tay bưng bô này cũng thuộc loại thượng thừa, bây giờ cũng phải lộ vẽ lo ngại và bất lực…trích:”Bên cạnh đó, ông Sanjay Carla cho rằng không gian chính sách cho những quốc gia đang phát triển như Việt Nam vận dụng để thoát khỏi tình thế hiện tại là rất khó khăn.

Về điểm này, Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung đồng tình với vị trưởng đại diện IMF: “Lựa chọn chính sách của Việt Nam rất khó khăn trong bối cảnh hiện nay để khôi phục lại tăng trưởng”, ông Cung nói. “Những chính sách hy vọng giúp phục hồi tăng trưởng, như nới lỏng tài khóa, hay tiền tệ, rõ ràng chỉ làm trầm trọng hơn những vấn đề của kinh tế Việt Nam. Áp dụng những chính sách đó sẽ khiến nền kinh tế tiếp tục suy thoái, chứ không phải tăng trưởng trở lại”.”hết trích. Tay Cung này thú nhận là tình hình nguy kịch, chúng nó tưởng là sụt lãi suất bơm tiền là tất cả sẽ phục hồi, từ khi sụt từ 14% còn 9% tháng 4.2012, bơm tiền mỗi ngày nhưng tình hình ngày càng bế tắc thì chúng mới hiểu là làm Kt không dể như chúng tưởng, đem y tá, hoạn lợn cũng được. Khi hạ lãi suất còn nợ xấu thì thanh khoản ko có, ko tiền cho vay, DN ko vay vì sản xuất tồn kho quá nhiều, người dân ko vay tiền để tiêu dùng vì ko có tin tưởng vào kinh tế, về thu nhập.Khi tăng đầu cư công thì sẽ có chen lấn tín dụng từ đầu tư công với tiền thanh khoản vay cho DN…

8. Võ Trí Thành…Trích:”Tiến sĩ Võ Trí Thành cho rằng, nền kinh tế Việt Nam còn bất định đến hết năm 2015 và sau đó có phát triển nhưng cũng dưới kỳ vọng. Ông đồng tình với đại diện IMF rằng, Việt Nam đang ở vào thời điểm cần các cải cách thể chế dài hạn nếu muốn thoát ra khỏi tình thế khó khăn hiện nay.” hết trích. Bây giờ tay này đồng ý là có khó khăn đến 2015 chứ không còn nói là “chỉ còn 1 tháng nữa” lúc tháng 8 hắn nói câu này. Hơn thế nữa, hắn đồng ý là phải thay đổi thể chế như LX và Đông Âu.

Melbourne

11.10.2012

Châu Xuân Nguyễn

Những bài viết tham khảo dưới đây phải đợi cho blog vãn hồi lại mới bấm vào và đọc được.

CXN*_080612_1704_Màn chen lấn tín dụng nghiệt ngã đang bắt đầu trở lại và hệ thống Ngân hàng biết rõ hơn ai hết tại sao lại như thế….

CXN* – Giải thích về “chen lấn tín dụng”

—————————-

http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/doisong/84688/IMF-Cau-chuyen-cua-Viet-Nam-khac-the-gioi.html

 IMF: Câu chuyện của Việt Nam khác thế giới

Tư Giang
Chủ Nhật,  7/10/2012, 16:54 (GMT+7)
 
Câu chuyện của Việt Nam đang khác so với thế giới là nhận xét của IMF. Ảnh TL.

(TBKTSG Online) – Tương lai kinh tế của Việt Nam sẽ phụ thuộc rất lớn vào những chính sách được lựa chọn trong thời điểm khó khăn hiện tại, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế Sanjay Carla cảnh báo.

Tại cuộc gặp với các nhà kinh tế Việt Nam tại Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương cuối tuần trước, ông Sanjay Carla khẳng định tất cả những yếu kém của nền kinh tế Việt Nam đã được xác định, chẳng hạn hệ thống ngân hàng thương mại, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công,…

Ông nói: “Tất cả (chúng ta) đều rõ những yếu kém đó,… Quan trọng là chính sách của Việt Nam trong những vấn đề này như thế nào? Chính sách khác nhau có thể dẫn đến những kết quả khác nhau. Vậy Việt Nam sẽ đi theo hướng lựa chọn nào?”.

Ông Sanjay Carla đưa ra những nhận xét như trên khi ông nhận được câu hỏi từ chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, rằng Việt Nam nên làm gì để thoát ra khỏi tình trạng hiện nay dưới góc độ của IMF.

Ông Sankjay Carla khuyên Việt Nam nên nhìn vào những bài học mà các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) đã dũng cảm lựa chọn cách đây hơn hai thập kỷ, nhanh chóng xây dựng hệ thống thể chế cần thiết để cải cách, như với ngành ngân hàng, hay doanh nghiệp nhà nước,… “Họ từng bị suy giảm sản lượng, nhung sau đó các nền kinh tế này đã bật lên mạnh mẽ nhờ cải cách. Điều này có được là nhờ họ đặt ra và lựa chọn các chính sách hiệu quả và nhanh chóng trong thời điểm khủng hoảng quan trọng như vậy”, ông nói.

Ông nói rằng, các quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần đặt cải cách với tầm nhìn dài hạn 20-30 năm, thay vì chỉ cho trước mắt.

Với câu hỏi của tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, rằng liệu nền kinh tế Việt Nam có hy vọng gì không trong bối cảnh nền kinh tế thế giới được IMF dự báo sẽ tiếp tục u ám, câu trả lời của ông Sanjay Carla là: “Khả năng phục hồi của Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng”, ông nói.

“Hiện nay tỷ lệ nợ xấu tăng gấp đôi so đầu năm. Giải quyết vấn đề nợ xấu là ưu tiên hàng đầu”. Ông cho rằng, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã tăng trần tín dụng cho các ngân hàng thương mại, nhưng bản thân các ngân hàng thương mại không thể cho vay được. Lý do là tăng trưởng tín dụng chỉ vào khoảng 2% tính đến thời điểm này của năm. “Các ngân hàng thương mại có tiền nhưng không thể cho vay được vì nợ xấu tăng cao. Như vậy, vấn đề của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam khác so với châu Âu và Tây Ban Nha. Ở đó, họ không có tiền mà cho vay, còn ở Việt Nam có tiền mà không dám cho vay. Câu chuyện của Việt Nam khác với thế giới”, ông nói.

Ông cho biết, bản thân IMF và Ngân hàng Thế giới đang rất “tích cực” làm việc với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính nhằm xác định vần đề nợ xấu ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, ông Sanjay Carla cho rằng không gian chính sách cho những quốc gia đang phát triển như Việt Nam vận dụng để thoát khỏi tình thế hiện tại là rất khó khăn.

Về điểm này, Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung đồng tình với vị trưởng đại diện IMF: “Lựa chọn chính sách của Việt Nam rất khó khăn trong bối cảnh hiện nay để khôi phục lại tăng trưởng”, ông Cung nói. “Những chính sách hy vọng giúp phục hồi tăng trưởng, như nới lỏng tài khóa, hay tiền tệ, rõ ràng chỉ làm trầm trọng hơn những vấn đề của kinh tế Việt Nam. Áp dụng những chính sách đó sẽ khiến nền kinh tế tiếp tục suy thoái, chứ không phải tăng trưởng trở lại”.

Tiến sĩ Võ Trí Thành cho rằng, nền kinh tế Việt Nam còn bất định đến hết năm 2015 và sau đó có phát triển nhưng cũng dưới kỳ vọng. Ông đồng tình với đại diện IMF rằng, Việt Nam đang ở vào thời điểm cần các cải cách thể chế dài hạn nếu muốn thoát ra khỏi tình thế khó khăn hiện nay.

Bình luận về bài viết này