“Bom” nước khổng lồ chờ nổ: Lời cảnh Báo của Nhà Văn Võ Thị Hảo đã bắt đầu ứng nghiệm.

MARCH 19, 2012

Lê Tùng Châu tổng hợp từ VNE và Tuổi Trẻ 17/3/2012

LTC: Còn nhớ năm 2010, nhà văn Võ Thị Hảo đã viết bài “Miền Trung ơi! Người đã bị thí mạng?!” trong đó nêu lên lời cảnh báo nguy cơ treo bom nước trên đầu dân đồng bằng. Vì đâu? xin trích:

Cục trưởng Cục đê điều và phòng chống lụt bão Nguyễn Xuân Diệu công bố: tổng lượng mưa năm 2009 nhỏ hơn tổng lượng mưa năm 1999 tại miềm Trung nhưng đỉnh lũ năm 09 lại vượt đỉnh lũ năm 99 tới cả 1,5 m.
Ngày 24/11/2009, một đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên cho biết, thực tế lũ năm 2007 cho thấy, chỉ một trận mưa 330 mm tại tỉnh này, mà thiệt hại lớn hơn mức lũ “lịch sử” năm 1991 với lượng mưa 1.300 mm, bởi vì nhà máy thủy điện Sông Ba hạ ở đây đã xả lũ hết công suất với vận tốc 11.400 m3/s!
Sau trận lũ lụt thảm khốc tại miền Trung hồi tháng 11/2009, nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn chính phủ về nguyên nhân lũ lụt miền Trung. Một số nhà chuyên môn có uy tín đã phát hiện là “do yếu tố con người” – do những nhà máy thuỷ điện vì lợi ích cục bộ của mình, không thực hiện quy trình đã cam kết về vận hành hồ chứa phòng lũ, cứ tích đầy nước để chạy máy phát điện tối đa, đến lúc mưa lớn tràn về, liền mở cửa xã lũ ào ạt để bảo vệ đập và nhà máy, bất kể hậu quả cho dân vùng hạ lưu.
Về cơ bản, ngành thủy điện và thủy lợi cam kết khi xây dựng rằng các hồ chứa có thể chống hạn và cắt lũ, nhưng trên thực tế khảo sát đã được công bố từ cơ quan chức năng thì việc vận hành hệ thống hồ xả lũ ở đây là tùy tiện, không hề có một “nhạc trưởng”…

Mời bạn đọc lại bài viết của Nhà Văn Võ Thị Hảo và những nguy cơ từ lời báo trước ấy đã bắt đầu xuất hiện dưới đây…

Nhiều ngày qua, hàng nghìn người dân vùng hạ lưu công trình thủy điện Sông Tranh 2 ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) lo lắng vì phát hiện nhiều vết nứt, rò rỉ nước ở thân đập chính của công trình này. Ngoài vết nứt toác lún sâu bên trái gần đập chính, chính quyền địa phương cùng người dân ở huyện Bắc Trà My phát hiện nhiều vết nứt, rò rỉ nước từ lòng hồ xuyên qua thân đập chính công trình thủy điện sông Tranh 2.

Thủy điện Sông Tranh 2 có tổng mức đầu tư 5.194 tỷ đồng, xây dựng từ tháng 3/2006 gồm hai tổ máy (tổng cộng 190MW), dự kiến khánh thành trong năm 2012 này.
Cuối năm 2010 cả hai tổ máy này đều chính thức phát điện. Dung tích hồ chứa nước của thủy điện Sông Tranh 2 thuộc hàng lớn nhất miền Trung, vị trí bờ đập chính nằm sát tỉnh lộ 616 là hồ chứa nước thuộc 2 xã Trà Tân và Trà Đốc với khoảng 730 triệu mét khối nước, cao hơn vùng hạ lưu khoảng 100 m.

Những phản hồi mâu thuẫn

Từ EVN

Trần tình về vết nứt thủy điện Sông Tranh 2, Ban Quản lý Dự án Thủy điện 3 (thuộc EVN) có công văn thông báo khẩn giải thích về hiện tượng “có dòng nước chảy ra phía hạ lưu đập dâng, tràn” ở Công trình Thủy điện sông Tranh 2, đã khẳng định, dòng thấm chảy ra phía hạ lưu đập và toàn bộ lưu lượng thấm qua là khoảng 30 lít một giây nên không ảnh hưởng đến an toàn, ổn định của công trình.

“…Tổng lượng thấm của đập đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng, Hội đồng nghiệm thu cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hội đồng nghiệm thu cơ cở, cơ quan thiết kế đánh giá là đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình.

Ban quản lý cho rằng, hiện tượng nước chảy ra ở 3 vị trí hạ lưu đập là các vị trí khe nhiệt chứ không phải khe nứt. 30 khe nhiệt được thiết kế bố trí và thi công đều trên toàn tuyến đập. Mục đích bố trí các khe nhiệt này là nhằm triệt tiêu ứng suất nhiệt gây nứt bê tông trong quá trình thi công và vận hành công trình. Các khe nhiệt này xuyên suốt từ phía thượng lưu về hạ lưu.
Đơn vị thi công là Tổng công ty xây dựng Thủy lợi 4- CTCP và Ban Quản lý Dự án Thủy điện 3 đã và đang tiếp tục xử lý thấm của đập để làm giảm tổng lượng thấm nêu trên để chất lượng công trình tốt hơn. Ban quản lý dự án khẳng định vấn đề kỹ thuật này hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến an toàn ổn định của dự án.

Từ “Viện Vật lý Địa Cầu”

Giáo sư Cao Đình Triều cho rằng thân đập chính của công trình thủy điện Sông Tranh 2 (Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) xuất hiện đến 4 điểm nứt, rò rỉ nước từ lòng hồ xuyên qua đập là đáng lo ngại. Các cơ quan chuyên môn cùng đơn vị chủ đầu tư cần khẩn cấp vào cuộc kiểm tra các vết nứt, rò rỉ này để tránh gây thảm họa cho vùng hạ lưu.

Giáo sư Triều nhận định, thân đập thủy điện Sông Tranh 2 nằm trên đới đứt gãy đang hoạt động mạnh nên gây ra những vết nứt, rò rỉ. Do vậy, trước mắt, các cơ quan chuyên môn cần sớm thăm dò, đo đạc mức độ nguy hiểm của vết nứt để có giải pháp xử lý kịp thời, phù hợp.

“Nếu để lâu ngày, vết nứt lan rộng, thân đập bị đứt gãy thì hàng trăm triệu mét khối treo ở độ cao 100 mét so với vùng hạ lưu ào xuống thì hiểm họa thật khó lường”

Khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 chứa khoảng 730 triệu mét khối nước nằm ở độ cao 100 mét so với vùng hạ lưu. Nếu sự cố xảy ra, vùng lòng hồ có nguy cơ trở thành thác nước khổng lồ gây thảm họa cho khu vực dân cư vùng hạ lưu bên dưới. Ảnh: Trí Tín.

Phản đối từ Bắc Trà My

Hiện 4 điểm nứt ở phần thân trái đập rò nước khá mạnh từ khu vực lòng hồ chảy thấm qua thân đập tuôn xuống hệt như khe suối.

Theo ông Trần Văn Hải, Trưởng Ban quản lý dự án thủy điện Sông Tranh 2, những vết nứt trên đều ở vị trí các khe nhiệt của khối bêtông bờ đập. Ông Hải cho rằng, hiện tượng thấm nước qua khe nhiệt bị nứt nằm trong tầm kiểm soát, rò thấm nước với cường độ 30 lít một giây xuất hiện từ tháng 11/2011 trong phạm vi yêu cầu thiết kế, không thể gây nguy hiểm gì.

Còn ông Nguyễn Kim Sơn, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Bắc Trà My phản đối, vào chiều 19/3/2012: “Lãnh đạo Ban quản lý thủy điện Sông Tranh 2 bảo rằng vết nứt trong mức cho phép thiết kế, không gây nguy hiểm gì là vô lý. Nước từ khu vực lòng hồ rò rỉ qua thân đập bê tông cốt thép tuôn chảy mạnh như dòng suối mà nói bình thường thì thật đáng ngờ. Tôi đã điện thoại yêu cầu Ban quản lý báo cáo bằng văn bản, thế nhưng đến chiều nay vẫn chưa thấy trả lời”.

Thân đập chính công trình thủy điện Sông Tranh 2, nơi xuất hiện 4 vết nứt, rò rỉ nước. Ảnh: Trí Tín.

“Nếu trong vòng hai ngày tới, Ban quản lý công trình thủy điện Sông Tranh 2 không báo cáo về việc đập bị rò rỉ và giải pháp khắc phục, chính quyền huyện sẽ báo cáo tỉnh can thiệp”, ông Phó Bí thư thường trực huyện ủy Bắc Trà My nhấn mạnh.

Video Clip của Tuổi Trẻ: “Bom” nước khổng lồ chờ nổ
http://tv.tuoitre.vn/js/player/player.swf
Giữa năm ngoái, lòng đất Bắc Trà My phát ra nhiều tiếng nổ bất thường làm rung chuyển nhà cửa đồ đạc khiến người dân lo lắng. Tháng 12/2011, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam kết luận nguyên nhân tiếng nổ trong lòng đất là động đất kích thích do hoạt động hồ chứa tích nước công trình thủy điện Sông Tranh 2. Các chuyên gia cũng đã đề xuất Bộ Khoa học công nghệ giúp địa phương này lắp đặt trạm quan trắc động đất phòng ngừa nguy hiểm cho người dân, thế nhưng đến nay vẫn chưa có sự hỗ trợ nào.

Từ sau tết Nhâm Thìn đến nay, lòng đất ở vùng hạ lưu công trình thủy điện sông Tranh 2 vẫn còn xuất hiện những đợt dư chấn gây rung chuyển mặt đất nhưng nhẹ hơn so với trước.

15 comments on ““Bom” nước khổng lồ chờ nổ: Lời cảnh Báo của Nhà Văn Võ Thị Hảo đã bắt đầu ứng nghiệm.

  1. Ngay nho khi con tuoi di hoc, toi da nghe noi ve manh dat MT nay, mot manh dat mong manh noi hai dau dat nuoc nhu cai “don Ganh” ganh noi ngheo doi, kho cuc, lam than va ca chet choc. Manh dat ma co ai do da noi: co no thi cung chang giau ma khong co no thi…. nay da thanh noi thi mang cho csvn. Cai su tham tan doc ac cua che do cs nay cu
    nhin vao cach lam an chop giut, tan pha moi truong bang moi gia de thoa long tham cua chung. Tai sao chung lai lam nhieu TD nhu the? Vi tien vi co lam TD thi moi co co de chat rung vo toi va lam giau nhanh va bat chinh. Ai la ke duoc huong loi tren mo hoi , nuoc mat, tai san va ca mang song cua nguoi dan? Bon tham quan o lai ket hop voi bon an cap co tien ket hop voi nhau tan pha khong chi Mien Trung ma ca dat nuoc nay. Qua BOM NUOC se no nhu mot su cao chung cua cai Che do thoi nat tan bao hen ha cung cuc nay, nhung Con vo so nhung qua BOM BX va Bom TD khac nua Ai se bi tan sat neu cac qua bom do no? Nhan dan, dung vay, nhung ND van con ngu me va cho ngay tan the cua ho. That dang thuong cho so kiep cua dan toi, cua dat nuoc toi khi bay lang soi cs van con nhe nanh mua vuot tiep tuc lua gat va cuop doat .

  2. bạn cxn ah, có nhiều nickname để bạn lấy, bạn đừng lấy nickname cxn nữa, mất công mọi người hiểu lầm với anh CXN thì không hay lắm, còn bạn muốn đánh tiếng việt có dấu thì vào link sau, rất dễ sử dụng, bạn đánh dài mà không có dấu thì chẳng ai đọc đâu, viết dài mà không ai đọc thì viết làm gì vô nghĩa

    http://www.angeltech.us/viet-anywhere/

  3. can thiệp thô bạo, vào thiên nhiên , thì nhận về cái tai họa : trời giáng ,trời hành, trời hại… là lẽ đương nhiên,những người thiển cận, chỉ nhìn thấy cái lợi nhỏ trước mắt,mà không thấy cái họa lớn sau lưng …thì trái đất không còn là nơi an toàn cho sự sống !!!!

  4. Từ thời thượng cổ người ta đã cấm việc ngăn dòng nước chảy rồi.CS ngu lắm ,nó có biết gì đâu!

  5. Đọc dùm bạn: (trích nhà văn Võ thị Hảo)
    Những vô trách nhiệm của quan chức Việt cộng (chỉ vì lợi riêng):

    …Ông Trần Đình Đàn, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khẳng định với báo chí: lũ lụt có nguyên nhân từ “nhân tai”, do làm hồ đập thủy điện không có quy hoạch đầy đủ, các địa phương cứ thấy đâu làm được là cho làm, chưa kể phá rừng, làm đừơng… ngăn chặn thoát lũ, khiến cho hễ mưa là nước từ đại ngàn, từ Lào đổ ập sang miền Trung, không theo dòng chảy tự nhiên, gây lũ lớn. Khi làm hồ đập thủy điện Hố Hô, đập thủy điện Hương Sơn, hồ Kẻ Gỗ… tất cả đều không tính đến sự nguy hiểm của nó. Hồ Kẻ Gỗ cao 32 m trên mặt nước biển, vừa rồi chỉ mưa thế thôi đã tràn đập và xả nước làm ngập cả Thành phố Hà Tĩnh. Đập thủy điện Hố Hô tràn, cây đổ từ đại ngàn tràn xuống chặn cửa mà nhà máy thủy điện không mở nổi cửa đập, may có bộ đội biên phòng kịp dùng tay ứng cứu… Theo ông, chỉ riêng đập Hố Hô hoặc Hương Sơn mà lở thôi thì thiệt hại gấp hàng trăm lần và mất hàng ngàn sinh mạng, không lường hết được.
    Theo thống kê của ngành điện, hiện miền Trung và Tây Nguyên có 97 hồ chứa thủy lợi với dung tích trữ 2,4 tỉ m3 nước và 27 hồ chứa thủy điện với dung tích hơn 6,4 tỉ m3 nước!
    Nếu những “quả bom nước” ở các hồ đập khổng lồ trên cả nước mà bị kích hoạt nổ vỡ do động đất, do lún sụt, do mưa lâu hơn người ta mong muốn một chút, hoặc do bê tông rởm, thép rởm, xây dựng dối (xẩy ra quá phổ biến, bất kỳ nơi nào ở Việt Nam)… chẳng hạn, thì sức công phá ấy “không thua gì bom nguyên tử”.
    “Nếu đập thủy điện Sơn La bị vỡ, chỉ 30 phút sau một chiếc xe tăng nặng 4 tấn ở Sơn Tây sẽ bị thổi bay như một chiếc lá vàng, toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ sẽ chìm sâu từ 4 đến 60 m, cướp đi sinh mạng khoảng 15 triệu người….” (Đại biểu Quốc hội cảnh báo tại cuộc thảo luận về dự án thủy điện Sơn La, 2002).

  6. Đọc dùm bạn: (trích nhà văn Võ thị Hảo) -2
    Mối tương quan nguy hiểm giữa thủy điện và động đất

    …Trái với phản biện và lo ngại của nhiều nhà khoa học và đại biểu Quốc hội, dự án thủy điện Sơn La không những không bị dừng lại, mà còn được đẩy nhanh tiến độ, đến nay được đầu tư “đặc cách phá rào” tới 58.483,412 tỉ đồng, tăng hơn 60% với số vốn đầu tư ban đầu do Nghị quyết Quốc hội duyệt.

    Theo nhiều nhà khoa học, thủy điện Sơn La được xây dựng rất mạo hiểm, xây trên một miền địa chất mong manh gồm ít nhất là 3 đới đứt gẫy. Ghi nhận qua khảo sát, từ năm 1990 đến 2003 trên khu vực bán kính 200 km quanh hồ thủy điện Sơn La, đã xẩy ra 1.098 vụ động đất lớn nhỏ. Nếu vỡ thủy điện Sơn La, thủy điện Hoà Bình và Thác Bà cũng bị vỡ. Dù tháng 2/2009, hội đồng nghiệm thu các công trình xây dựng quốc gia đã ra cảnh báo rằng có nhiều vết nứt tại đập tràn bờ – cả bờ trái và bờ phải của công trình thủy điện này, nhưng những người có trách nhiệm vẫn khẳng định “không có vấn đề gì” và đẩy tiến độ hoàn thành lên sớm 2 năm. Hiện nay thủy điện Sơn La đã tích nước vào hồ chứa chuẩn bị phát điện.

    Trên thực tế đã xẩy ra nhiều nơi trên thế giới, các hồ thủy điện với sức chứa lớn đã gây lở núi, lún sụt và động đất. Tháng 1/2009, báo chí Trung Quốc đăng một nghiên cứu kết luận đập thủy điện Tử Bình Phô (độ cao chỉ 156 m, thấp hơn cao độ thủy điện Sơn La tới 59 m) đã là một trong những nguyên nhân gây động đất tại Tứ Xuyên với phạm vi ảnh hưởng tới 65.000 km, làm cho hơn 80.000 người bị thiệt mạng và hơn 10 triệu người rơi vào cảnh vô gia cư, chưa kể vô vàn thiệt hại khác. Ngay cả với một nước tiềm năng lớn và trình độ kỹ thuật, khả năng kiểm soát cao như Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc cũng phải thừa nhận là đã và đang có 400 đập đã bị phá hủy hoặc đang có nguy cơ bị vỡ.

    47% nguồn nước của thủy điện Sơn La phụ thuộc Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không kiềm chế (và thực tế thấy rằng họ chẳng việc gì phải kiềm chế cả), họ sẽ nắn dòng Sông Đà, vô hiệu hoá thủy điện này, hoặc một ai đó sơ suất hoặc không kiềm chế, họ kích hoạt “bom nước” Sơn La – chỉ cách biên giới Trung Quốc khoảng 16 km thôi – dù dưới bất kỳ hình thức nào, thì cũng tựa như “ngày tận thế” với vùng hạ lưu là Việt Nam. Như thế, càng làm thủy điện, Việt Nam càng có nguy cơ bị mất nhiều vùng dân cư, tài nguyên có nguy cơ bị xoá sổ và càng phụ thuộc vào Trung Quốc từ thượng nguồn Sông Mêkông cho tới Sông Đà.

  7. Đọc dùm bạn: (trích nhà văn Võ thị Hảo) -3
    tại sao người ta lại hăng hái lao vào đầu tư thủy điện đến thế?

    …EVN công bố: năm 2010, sẽ đưa thêm 14 nhà máy điện mới vào, bổ sung thêm 3.300 MW. Công suất lắp đặt ngành điện cả nước là 18.400 MW, trong đó 1/3 là thủy điện. Từ chỗ đó, có thể tính được diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị phá ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền Trung là bao nhiêu!

    Có một câu hỏi: tại sao người ta lại hăng hái lao vào đầu tư thủy điện đến thế?

    Theo khảo sát của các nhà chuyên môn, thì đầu tư vào thủy điện là đầu tư siêu lợi nhuận.
    Trong bài “Miền Trung héo hon vì thủy điện” đăng trên Tuổi trẻ Cuối tuần ngày 27/6/2009 có đưa tin ông Nguyễn Văn Lê, chủ tịch HĐQT công ty cổ phần thủy điện A Vương tỉnh Quảng Nam cho biết, công trình này chỉ phát điện sớm trên 180 ngày mà đã mang về cho công ty doanh thu khoảng 240 tỉ đồng. Trong 9 năm là hoà vốn (chưa tới 4 tỉ đồng), còn lại, 31 năm (tuổi thọ công trình ít nhất 50 năm) là lợi nhuận ròng! Còn một cán bộ tài chính của nhà máy thủy điện A Lưới (quy mô rất nhỏ) cho biết, mỗi năm nhà máy bán điện được lãi khoảng 500 tỉ đồng…

    Người người đua nhau làm thủy điện miền Trung vì lãi khổng lồ, trong khi đó cung điện luôn nhỏ hơn cầu và nhà nước lại luôn bù giá điện. Đặc biệt, vào mùa khô từ tháng 9-12 hàng năm, các nhà máy thủy điện lớn như Hoà Bình, Trị An, Yaly giảm công suất, thì miền Trung là mùa mưa, các nhà máy thủy điện miền Trung chạy hết công suất và lãi khổng lồ.

    Qua khảo sát cho thấy, trên thực tế, mặc dù chủ đầu tư công trình thủy điện nào cũng cam kết điều tiết lũ và điều tiết nước chống hạn nhưng vì lợi nhuận, các chủ công trình đua nhau tích nước để máy chạy hết công suất trong bất kỳ hoàn cảnh nào và đua nhau xả lũ ồ ạt khi lũ về, bất kể dưới xuôi dân chết, gây nên thảm hoạ….

  8. GS.TS Nguyễn Thế Hùng – Phó chủ tịch Hội Cơ học thủy khí Việt Nam, tổ trưởng bộ môn cơ sở kỹ thuật thủy lợi khoa xây dựng thủy lợi thủy điện ĐH Bách khoa Đà Nẵng:

    …“Không có công trình nào có hành lang thu nước thấm đặt ở phần hạ lưu của thân đập. Thông thường phải đặt hành lang thu nước thấm ở 1/3 thân đập về phía trên. Phần 2/3 thân đập dưới phải đảm bảo khô ráo 100%”.

    Cũng theo nhận định của GS Hùng, nếu có một cơn dư chấn bất thường do động đất ở khu vực này có thể phá hủy đập bất cứ lúc nào. Chưa nói nước chảy qua thân đập thường xuyên như vậy dẫn đến bêtông bị hỏng do hiện tượng thủy hóa. Vì theo nguyên tắc của bêtông đầm lăn này thì bêtông lớp ngoài có mác tối thiểu 250, trong khi ở ruột mác bêtông chỉ khoảng 150 nên rất dễ bị bục bêtông do thấm nước. Khi đó thân đập sẽ rất nhanh hỏng vì trong nước có các hóa chất khác làm hư hại công trình.

    “Về nguyên tắc, nước thấm qua thành đập theo thiết kế thì phải thấm đều, nhưng ở đây nước thấm tập trung đã tạo thành dòng chứng tỏ con đập đã bị nứt. Nếu có một cơn địa chấn thì con đập sẽ bị phá hủy, gây thảm họa chết người cho vùng hạ lưu… Nhà đầu tư có thể bị thua lỗ do đập hỏng nhưng hàng ngàn sinh mạng người dân vùng hạ lưu đáng giá hơn nhiều”…

  9. Khi vừa cưỡng chiếm miền Nam xong thì nhiều khẩu hiệu kêu to lắm:Nào là Đánh cho Mỹ cút,Ngụy Nhào….nào là “vắt đất ra nước thay trời làm mưa”…!!Cho nên sau đó thảm họa Lũ,Lụt bị triền miên đến ngày hôm nay!Ác lai ác báo,Ác giả ác Báo đấy…!!Cứ chờ để thấy “tai họa”giáng xuống đầu Dân Đen có nghĩa rằng Việt Cộng đang dùng chiêu bài Giết Dân!!
    Công thức sau đây để đo lường bản chất của Việt Cộng:Nhiệt Tình+Ngu Dốt=Phá Hoại….!!

  10. Cầu trời phật ban cho tụi nó món “Giáng long thập bát chưởng cho dân bớt khổ”!. Cầu cho trời đánh tụi nó banh xác, cầu cho tụi nó đi xe xe lật, đi máy bay cháy máy bay, ở nhà thì bị hỏa tiễn từ xa bắn…Chúng con đội ơn trời Phật giết bọn yêu ma, quỉ quái cứu chúng sanh thoát nạn. A di đà phật, Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật…
    http://tintuchangngay.info/2012/03/21/cong-an-sach-nhi%E1%BB%85u-va-ham-d%E1%BB%8Da-ph%E1%BA%ADt-t%E1%BB%AD-khong-cho-di-vi%E1%BA%BFng-chua-l%E1%BB%85-ph%E1%BA%ADt/#comment-107389

  11. Quả bom nước này mà nổ thì chắc chắn ngày tận thế đã đến với chế độ cộng sản tham lam và độc ác này.

  12. Teton Dam Collapse:

    The Teton Dam built on the Teton River in southeastern Idaho in the United States failed on 5 June 1976.

    [youtupe=http://www.youtube.com/watch?v=u2beeXgvQlk&feature=related]

  13. Eximbank Bạc Liêu tham nhũng có chứng cứ đầy đủ mà ông NBT có dám đụng đến cọng lông tụi nó đâu? Chắc bí thư Đà Nẳng nhỏ hơn chức Bí Thư tỉnh Bạc Liêu hả? Ông Thanh nghĩ cách để quản lý trong sạch nhưng mấy ông kia đâu có chịu làm thì cũng vô ích.Tại sao người cố gắng làm tốt, người làm xấu còn ngênh ngang? Ông Thanh làm tốt còn bị ganh tỵ nói này nói nọ và vẫn làm ở ĐN hoài chắc là do không có cột chống lưng? Người ta thì toàn là gốc cổ thụ, gốc China, còn ông Thanh thì…Nói cho cùng, dù có làm tốt cũng không được thừa nhận, không lên chức cao hơn nữa để đập thằng tham nhũng? Chắc ông Thanh chỉ ở chức đó suốt đời, không kheó còn bị tụi nó “đâm bị thóc, chọc bị gạo” nữa. Chắc không có được tiếng nói ở TW hay trong Quốc Hội gì đâu…Nói chung, khó tin tưởng lắm! Vì chọi không nổi với mấy đại ca Mafia, Bố già kia đâu, hic…?
    http://tintuchangngay.info/2012/03/21/bi-th%C6%B0-da-n%E1%BA%B5ng-c%E1%BA%A3nh-sat-tieu-c%E1%BB%B1c-s%E1%BA%BD-cho-v%E1%BB%81-v%C6%B0%E1%BB%9Dn/#respond

Gửi phản hồi cho glang Hủy trả lời