CXN_073011_1169_Dấu hiệu rõ nhất cho thấy ĐCS xóa xổ những ngân hàng nhỏ và cách bảo vệ vnd của mình

Xin phổ biến rộng rãi để bảo vệ tài sản của 86 triệu người dân chống độc tài tham nhũng của Đảng Con Sâu Và Nợ (ĐCSVN)
Bài này đăng ngày thứ sáu 29.07.2011.
Chuyện hệ thống ngân hàng sụp đổ vì TTCK và BĐS sụp đổ cùng những tập đoàn và tổng công ty không khả năng trả nợ ngân hàng nữa thì chuyện suy sập hệ thống ngân hàng là hiễn nhiên, quy luật của kinh tế thị trường chứ không có 1 quốc gia nào (cho dù là Mỹ) có thể in tiền mãi mãi, hoài hoài để lạm phát càng ngày càng nhiều.
Vấn đề là họ sẽ giựt sập hệ thống ngân hàng này như thế nào.
Cách tốt nhất là để bảo đảm tiền định kỳ của các bạn, bạn nên rút ra tất cả và mua vàng hay usd vì chính phủ VN không có tiền nữa để trả số tiền nợ kết sù cho các bạn đâu (220 ngàn tỉ (11 tỉ usd) cho Bất động sản và TTCK, tổng dư nợ là 2 triệu 400 ngàn tỉ vnd (120 tỉ usd), 120% GDP của cả VN).
Khi sụp đổ rồi thì “mạnh ai nấy tháo chạy thôi” vì CP hiện giờ cũng hết tiền rồi. Chính phủ sẽ tìm cách đổ thừa là tại những nhà băng thương mại cổ phần này không đóng đủ tiền Deposit Insurance Scheme (tức là tiền bảo hiểm tín dụng) nên CP không bồi thường (ĐCS sẽ nói “ngu ráng chịu”), các bạn có tìm được nhà Chủ Tịch HĐQT được và đòi nợ như bể hụi được không ????
Melbourne
01.08.2011
Châu Xuân Nguyễn

Former headquarters of the Farrow Group, the Farrow Centre in central Geelong. Completed by 1989, it is now occupied by the Australian Taxation Office

The Pyramid Building Society, the Geelong Building Society and the Countrywide Building Society together made up theFarrow Group of building societies, based in Geelong, Australia. They collapsed in 1990 with debts in excess of $2 billion. The cost of the collapse to the Victoria taxpayers was estimated at over $900 million, causing a fuel levy of 3c-per-litre to be introduced by theVictorian Government to recover funds. The levy remained in force for five years.

Collapse

Flyer advertising interest rates available to customers in November 1986

In early 1990 there was a sudden run on Pyramid as depositors rushed to withdraw their money. The reasons behind this were never established, though it was suspected some rumours might have been started by rival institutions. On 13 February 1990 the state treasurer Rob Jolly and attorney general Andrew McCutcheon held a press conference and assured the public that Pyramid was sound, all but telling them to stay in. In fact Pyramid wasn’t sound, but the office of the Registrar of Building Societies hadn’t been particularly assiduous and so didn’t know that.

After the run Pyramid mounted an advertising campaign to attract more deposits, offering markedly higher interest rates than competitors. Behind the scenes it was borrowing money, selling assets, and trying to find a merger partner. The ANZ Bank was about the only major potential partner. The group’s value was in the branch network and strong customer loyalty, but the question was how many bad loans it was carrying.

A second run of withdrawals began in May 1990 and at that time premier John Cain apparently tried to get a deal up with the ANZ by offering a $90m government guarantee, but the ANZ had lost interest. In June the government suspended withdrawals for a week and appointed an administrator. Cain announced there was no government guarantee of deposits, unleashing a storm of outrage at the contrast with the government’s initial advice.

The administrator’s report on 1 July 1990 was that the societies had to be wound up. On the morning of 3 July the premier was still saying there was no government guarantee, but by the afternoon he’d been rolled by his own caucus and had to announce that there would in the end be a guarantee.

Bài dịch:

Nguyên trụ sở của Tập đoàn Farrow, Trung tâm Farrow ở trung tâm Geelong, Victoria. Hoàn thành vào năm 1989, nó là bây giờ bị chiếm đóng bởi Sở Thuế Vụ Úc

The Pyramid Building Society, the Geelong Building Society and the Countrywide Building Society là thành viên của tập đoàn the Farrow Group of building societies (Nhà băng chuyên môn về tín dụng mua nhà và Bất động sản), tại Geelong, tiểu bang Victoria, Australia. Họ sụp đổ vào năm 1990 với khoản nợ vượt quá $ 2 tỉ aud. Sự sụp đổ này gây tốn kém cho người dân tiểu bang Victoria ước tính trên $ 900 triệu, chi phí này người dân Victoria phải trả bằng phụ thu trên giá xăng là 3 cent (0,03 aud)/lít. Số tiền phụ thu này kéo dài 5 năm.

Sự sụp đổ

Tờ bướm quảng cáo quảng cáo lãi suất cho khách hàng trong tháng 11 1986
Vào đầu năm 1990 khách hàng đột nhiên đua nhau rút tiền ra khỏi nhà băng này. Những lý do cho việc rút tiền thì không bao giờ biết được, mặc dù có nghi ngờ rằng do một số tin đồn có thể đã được bắt đầu từ những ngân hàng cạnh tranh.

Ngày 13 tháng 2 năm 1990, Bộ Trưởng Ngân sách Victoria Rob Jolly và Bộ Trưởng Tư Pháp Victoria Andrew McCutcheon đã tổ chức một cuộc họp báo và đảm bảo công chúng rằng Pyramid Building Society là bình thường, khuyên tất cả khách hàng nên ở lại. Pyramid Building Society thực tế không bình thường, nhưng vì văn phòng đăng ký và Giám Sát của ngành ngân hàng này không tài giỏi lảm lắm nên họ không thấy điều đó.(CXN giống Ủy ban Giám sát Vinashin nhỉ ?? 11 lần giám sát nhưng không thấy gì, ở Úc cũng có nhưng không vì phong bì mà vì bất tài hay bất cẩn. Mỗi lần là một kinh nghiệm và 20 năm nay không một đổ vỡ nào tương tự như Pyramid nữa)

Sau lần đó, Pyramid Building Society phát động một chiến dịch quảng cáo để thu hút tiền gửi thêm, cung cấp các mức lãi suất cao hơn rõ rệt so với các đối thủ cạnh tranh. Đằng sau những cảnh đã phải vay nợ tiền, bán tài sản, và cố gắng để tìm một đối tác sáp nhập. Ngân hàng ANZ là đối tác tiềm năng lớn. Giá trị của tập đoàn này là mạng lưới chi nhánh và khách hàng trung thành, nhưng câu hỏi đặt ra là bao nhiêu khoản vay xấu nó đã được thực hiện. (CXN giống y chang tình hình nợ xấu bây giờ nhỉ ???)

Lần rút tiền thứ hai bắt đầu tháng 5 năm 1990 và tại thời điểm đó, Thủ hiến John Cain dường như đã cố gắng để có được một thỏa thuận với ANZ và chịu cung cấp bảo lãnh Chính phủ $ 90m, nhưng ANZ đã không còn quan tâm. Trong tháng Sáu, chính phủ đình chỉ rút tiền trong một tuần và bổ nhiệm một cty quãn lý tài sản. Cain thông báo không có bảo lãnh của Chính phủ cho tiền gửi, một cơn bão phẫn nộ bùng lên vì nó là ngược lại những gì chính phủ đã cam kết đầu tiên.

Báo cáo ngày 1 tháng 7, 1990 của cty quản lý tài sản là Pyramid Building Society phải phá sản. Sáng ngày 03 tháng 7 Thủ tướng vẫn nói không có bảo lãnh Chính phủ, nhưng buổi chiều, ông đã bị nội các phản đối qua phiên họp kín và cuối cùng phải thông báo rằng sẽ có bảo lãnh của chính phủ Victoria.

http://vneconomy.vn/20110729032017862P0C6/ngan-hang-qua-yeu-thi-phai-bi-dao-thai.htm

“Ngân hàng quá yếu thì phải bị đào thải”
picture

Ông Vũ Viết Ngoạn.

▪  MINH HÒA
15:18 (GMT+7) – Thứ Sáu, 29/7/2011

Quy luật phát triển thị trường phải được tôn trọng, ngân hàng nào quá yếu thì phải bị đào thải theo quy luật. Thời gian tới cần phải đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng thương mại.Đây là quan điểm của ông Vũ Viết Ngoạn, tân Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, đưa ra khi trao đổi với VnEconomy và báo chí bên lề hành lang Quốc hội sáng nay (29/7).

Thưa ông, trong các giải pháp 6 tháng cuối năm Chính phủ có đặt vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Việc này theo ông nên làm thế nào?

Vấn đề tái cơ cấu được đặt ra khá lâu rồi, hiện nay đã có đề án và Ngân hàng Nhà nước cũng chuẩn bị lâu rồi, nhưng cần phải có quá trình vì tính chất phức tạp và nhạy cảm của nó. Đã đến lúc điều kiện tương đối chín muồi để có thể thực thi các giải pháp quyết liệt hơn.

Giải pháp chung thì đã thực hiện như nâng vốn pháp định lên, áp tiêu chuẩn theo chuẩn mực an toàn quốc tế, còn tới đây sẽ đi vào từng ngân hàng và cần thiết phải có đề án cụ thể hơn.

Phải đặt vấn đề cơ cấu, bởi vì hệ thống tài chính nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng cần phải tăng cường mạnh hơn nữa. Trước khi khủng hoảng tài chính thế giới thì vốn dĩ hệ thống tài chính Việt Nam vẫn coi là yếu. Bây giờ trên thế giới người ta đang cơ cấu lại, đã tăng cường nâng cao năng lực hệ thống tài chính, Việt Nam nếu không đẩy nhanh hơn nữa thì khoảng cách càng doãng ra hơn nữa. Cho nên đó là yêu cầu hết sức là lớn, nhất là khi các tiêu chí an toàn trong hệ thống ngân hàng tài chính thế giới nó đã thay đổi, nâng cấp lên rồi. Không theo kịp được thì hết sức khó khăn, cho nên phải đẩy nhanh hơn nữa.

Vậy việc tái cơ cấu nên theo hướng nào?

Đúng là mình hiện nay có một số ngân hàng nhỏ, năng lực tài chính yếu và không phải chỉ có vấn đề năng lực tài chính yếu mà năng lực quản lý cũng yếu. Điều đó là phải thừa nhận. Phải làm thế nào để quy luật phát triển của thị trường được tôn trọng, nghĩa là ông nào yếu quá thì quy luật phải đào thải.

Tất nhiên trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tâm lý xã hội đang nặng nề. Lâu nay vẫn có tâm lý họ đang e ngại, nếu một ngân hàng  đổ vỡ thì có thể gây ra hệ thống dây chuyền. Thời điểm hiện nay có thể chưa thích hợp lắm nhưng rồi đến một thời điểm nào đó cũng phải cho nó trở lại theo đúng quy luật: nền kinh tế thị trường thì phải tôn trọng quy luật phát triển của thị trường. Mọi định chế, mọi tổ chức, cá nhân trong đấy đều phải ứng xử theo quy luật của thị trường, cho nên anh nào tốt thì phát triển mà anh nào không tốt thì phải bị đào thải.

Cũng có anh không tốt, anh yếu kém nhưng anh cứ dùng tiền xã hội tiêu pha lãng phí cho nên phải nâng chuẩn lên, anh nào không đạt chuẩn thì phải đào thải. Đấy là một yêu cầu phải đặt ra và trong khi tạm thời chưa đến mức độ đó thì phải hỗ trợ cho họ thế nào đó, cách thức thế nào đó, quản lý họ, kiểm soát họ để hạn chế sự phát triển nó lớn quá thì sau này cái đổ vỡ nó nặng nề hơn, lớn hơn, khó khăn hơn.

Theo ông, thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng lúc này có những khó khăn gì?

Khi mà nói đến tái cơ cấu thì bất cứ đối tượng nào đều khó khăn cả. Doanh nghiệp nhà nước khó khăn, doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước cũng khó khăn và đối với định chế tài chính thì càng khó khăn hơn bởi tính chất của nó là tính chất phức tạp và nhạy cảm.

Nhưng cũng phải ghi nhận quan điểm không thể nóng vội được, mình phải làm theo đặc thù của Việt Nam. Như ở nước ngoài thì trái luật cái người ta có thể làm ngay, nhưng ở mình thì khác, xã hội của mình, nhận thức thị trường của mình còn hạn chế lắm, thí dụ như kinh tế chứng khoán, một cái tin đồn thôi cũng đang còn nháo nhào lên. Những thông tin chính thức, thông tin mang tính chất tạo điều kiện cho thị trường phân tích thì họ phân tích còn ít. Tính chuyên nghiệp không cao cho nên hết sức khó khăn.

Với quan điểm của ông, đâu là những tiêu chí để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng?

Đơn giản là áp dụng tiêu chí quốc tế nhưng không nên cứng nhắc, cần có điều chỉnh một chút cho hợp lý nhưng cần xây dựng lộ trình, kế hoạch dài hạn và cần có mốc từng thời gian một để đạt các tiêu chí đó, chứ không nên roẹt cái áp dụng các tiêu chí luôn thì sẽ khó và tính khả thi sẽ thấp.

Một trong các kiến nghị của Ủy ban Kinh tế là giảm tác động mệnh lệnh hành chính trong hoạt động ngân hàng. Vậy làm thế nào để giảm?

Cái này đã tranh luận hết sức sôi nổi tại nghị trường. Hai tư duy đưa ra là tôn trọng quy luật thị trường và cũng có nhiều ý kiến là chưa thể thực hiện được trong điều kiện hiện nay mà phải sử dung cả công cụ hành chính.

Ngay cả lãi suất cơ bản thì khi cần Ngân hàng Nhà nước cũng được phép áp dụng lãi suất trần để điều hành. Hiện nay thì cần áp dụng hành chính nhưng lâu dài thì không hiệu quả, mà cần áp dụng các biện pháp chính sách và biện pháp kinh tế.

Ông có nói đến cơ chế áp trần lãi suất, Chính phủ cũng đã thừa nhận lãi suất huy động VND thời gian qua đã vượt trần. Ông nhìn nhận điều này như thế nào?

Phải ghi nhận một điều là trong điều hành thực tế đã có quy định lãi suất trần nhưng lãi suất thực tế đã vượt quá 14%/năm. Nhưng phải chia sẻ với ngân hàng là nếu cứ nâng trần lên thì chính sách phải chạy theo thị trường, trong khi chính sách phải điều tiết thị trường. Nhưng kỳ thực là chưa làm được cái điều đó, cũng hiểu là ngân hàng không kiểm soát được cái chỗ đó.

Về lãi suất, từ đầu năm Thủ tướng có nói là dùng lãi suất là công cụ để kiềm chế lạm phát, rồi tiếp đó là quan điểm chờ lạm phát giảm để giảm dần lãi suất. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Chính sách tiền tệ là công cụ vĩ mô, mà công cụ quan trọng là lãi suất. Tăng lãi suất để giảm nhu cầu vay tiền và tăng sức hút gửi tiền, thì khi nào tín hiệu lạm phát giảm thì công cụ này sẽ được điều tiết mềm mại đi, chứ còn hiện nay thì chưa nói lỏng được.

Đúng là một mong muốn của Chính phủ và có lẽ còn là của các nhà kinh tế, nhiều người, là làm thế nào để lãi suất thấp tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh tốt. Nhưng phải nhìn nhận chính sách tiền tệ trước hết phải thực hiện mục tiêu là chống lạm phát.

Trong điều kiện lạm phát đang như thế này thì phải tăng lãi suất để thắt chặt chính sách tiền tệ. Bây giờ nó có điểm là trong khi chờ lãi suất giảm được thì kinh tế vĩ mô phải ổn định, đó là điểm đầu tiên. Cái thứ hai là phải tăng cường quản lý giám sát hoạt động thị trường ngân hàng.

Câu chuyện lúc nãy vừa nói một số ngân hàng yếu kém, do năng lực tài chính yếu, quản trị rủi ro yếu cho nên họ lâm vào tình thế thanh khoản khó khăn, vì vậy họ huy động bất kỳ lãi suất nào để họ đáp ứng nhu cầu tài chính của họ. Từ cái đấy nó đẩy ra việc ép các ngân hàng khác phải chạy theo họ, nhất là trong giai đoạn chính sách tiền tệ đang thắt chặt.

Cho nên đi liền với tập trung ổn định kinh tế vĩ mô để có thể lãi suất nó hạ được xuống thì phải quản lý thị trường sao cho tốt, quản lý hệ thống ngân hàng cho tốt. Ngay cả từng ngân hàng cũng phải quản lý chi phí của các ngân hàng bởi vì nếu không tập trung quản lý các chi phí thì giá thành nó cao và lãi suất cũng sẽ cao.

Cho nên đối với các ngân hàng quản lý có mấy cái, một là với các ngân hàng yếu kém không để cho nó lây lan virus, thứ hai từng ngân hàng phải quản lý chi phí của mình cho nó tốt; cuối cùng là các cơ quan hoạch định chính sách cũng phải tập trung vào yêu cầu quản lý đó.

Bình luận về bài viết này