CXN*_110411_1292_Hệ thống Ngân Hàng VN từ quốc doanh tới Cổ Phần đều là những ổ tham nhũng

Đăng lần đầu: 04/11/2011Để lại phản hồiGo to comments


Châu Xuan Nguyễn

Đọc bài báo dưới đây, tôi buồn cười vì những ngân hàng tham nhũng vào bậc nhất lại đi cổ vũ chuyện “lập lại trật tự”. Tình trạng hệ thống ngân hàng suy sụp ngày nay một phần lỗi chính là do tham nhũng tập thể của Ngân Hàng (systematic corruption). Họ cho vay, móc ngoặc bằng những tín chấp giả tạo (khiến 5 NH tranh nhau một nhà kho trống trơn của cty An Khang trong bài này CXN – Nhân viên ngân hàng nhà nước tham nhũng với doanh nghiệp vay tiền như thế nào ?

Họ ăn chia những số tiền kết sù, ăn chia từ TGĐ, GĐ xuống đến Trưởng phòng kinh doanh, họ được chia hằng trăm triệu, hàng tỉ bạc mỗi quý từ những phi vụ “mượn bao nhiêu cũng có miễn có nhiều phần trăm là ok”. Đây chính là đồng tiền gửi của người dân mà họ đang xẻ thịt đấy, đây là vô trách nhiệm.

Khi tình hình suy thoái đến, doanh nghiệp không trả được thì doanh nghiệp sẽ bảo họ trích lại một phần lại quả để tạm trả vài tháng. Tiền lại quả bây giờ đã đóng học phí cho con du học ĐH Úc, Mỹ, mua BĐS bây giờ kẹt cứng v.v…

Khi họ lấy lại quả, họ không bao giờ nghĩ là làm thế thì một ngày NH sụp thì họ mất job, hết ăn v.v..Trái lại, NH ngoại quốc như ANZ họ có tiêu chuẩn mượn nên khi suy thoái, họ vẫn đòi được tiền, vì thế họ giữ gìn tiền gửi cho người dân, chứ không xẻ thịt tiền gửi của người dân để mà chia chác

Bước đường cùng của Dược Viễn Đông

Trich:”Ngân hàng ANZ, một trong những chủ nợ của DVD, đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DVD. ANZ không cho biết thời điểm nộp đơn, nhưng Tòa án Nhân dân TPHCM đã thụ lý đơn vào ngày 10-5-2011, sau đó ban hành quyết định vào ngày 5-8-2011 cho phép mở thủ tục phá sản. Cho đến khi đó không có bất kỳ một thông tin chính thức nào về tình hình hoạt động của DVD. Công ty đã không nộp các báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán năm 2010, quí 1, quí 2-2011. Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (Hose) có văn bản nhắc nhở, DVD không hồi âm. Chỉ đến ngày 24-8-2011 khi ANZ có công văn gửi sở thông báo việc họ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản DVD, Hose mới có thông báo công khai và rộng rãi trên trang web của mình.”hết trích

Bây giờ, cộng với quyết định thiếu sáng suốt của TĐ NV Bình, người dân áo ào rút tiền ra khỏi nhà băng vì họ mất lòng tin với những con số lỗ khủng khiếp của nhà băng thì nhà băng lại viết những tuyên bố nhằm lấy lại lòng tin của người dân.

Khi lòng tin về tiền bạc đã mất thì phải chứng minh trở lại là mình hành động vì lợi ích của người dân, người gửi tiền trước khi họ gửi tiền trở lại.Độc chiêu câu khách của ngân hàng thời đói vốn

Quá trình chứng minh này là phải vài năm, lúc đó đã có rất nhiều ngân hàng đã thành thiên cổ rồi.

Những NV ngân hàng này, với sự bật đèn xanh của lãnh đạo, họ làm nhiều chuyện tày trời để chia chác, bỏ túi riêng như thế này  Đến lượt ngân hàng ‘lũng đoạn’ giá USD

Tiền gia tài sự sản của người dân khi vào tay họ là họ đưa vào những hố sâu của những doanh nghiệp làm ăn quờ quạng như An Khang mất 400 tỉ vnd để lấy lại quả rồi cùng nhau chia chác.

LÒng tin đã mất thì làm sao người dân đem tiền vào gửi NH được, rút tiền để NH mất thanh khoản là một cách duy nhất người dân chỉ dạy ngân hàng phải tôn trọng tiền gửi của họ. Có thế mới hy vọng họ suy nghĩ lại mà gửi tiền, quá trình này cũng phải 2 năm.

Melbourne
04.11.2011
Châu Xuan Nguyễn

—————————–

Lập lại trật tự thị trường tiền gửi: Các ngân hàng lên tiếng

NGUYỄN HOÀI
02/11/2011 09:53 (GMT+7)

picture Có thể thấy, kinh doanh minh bạch, có trật tự là điều Ngân hàng Nhà nước đang muốn thực hiện để tiến xa hơn trong lộ trình sắp  xếp, cải tổ lại hệ thống ngân hàng.

Nằm trong định hướng cải tổ, sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã có những bước đi khá cơ bản.

Trước hết thông qua việc thiết lập trần lãi suất tiền gửi 14%/năm và xử lý nghiêm khắc vi phạm, nhà điều hành đã triệt tiêu cách thức cạnh tranh thiếu lành mạnh lâu nay là dâng lãi suất lấy vốn của nhau.

Tiếp đó, nâng lãi suất chủ chốt tái cấp vốn từ 14%/năm lên 15%/năm, để hạn chế việc tiếp cận nguồn vốn của những đơn vị hoạt động yếu kém. Những ngân hàng yếu thanh khoản chỉ còn cách vay trên thị trường 2 nhưng đó là cơ hội để các ngân hàng lớn, dư giả nâng giá vốn thông qua “lãi suất phạt”.

Có thể thấy, kinh doanh minh bạch, có trật tự là điều Ngân hàng Nhà nước đang muốn thực hiện để tiến xa hơn trong lộ trình sắp xếp, cải tổ lại hệ thống ngân hàng. Nhưng, làm như thế nào để vừa kinh doanh có nề nếp nhưng hệ thống vẫn ổn định là điều rất khó.

Những ngày này, thị trường đang chờ đợi những bước đi tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước, vừa không phá vỡ định hướng cải tổ hệ thống, vừa không bị mang tiếng “rụt tay” vì sợ “đập chuột làm vỡ bình hoa”. Trong khi đó, quan điểm của các ngân hàng ra sao? VnEconomy xin giới thiệu ý kiến của một số lãnh đạo ngân hàng thương mại.

Chớ nên một mất mười ngờ!

Bà Lê Thị Thanh Hằng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông (Agribank)

“Sau khi nhân viên của Agribank bị phát hiện vi phạm trần lãi suất, chúng tôi đã xử lý rất nghiêm khắc các trường hợp trên. Sau sự việc này, Agribank chia ra 5 vùng và họp với từng vùng, yêu cầu quán triệt đầy đủ Thông tư 30 của Ngân hàng Nhà nước, duy trì trật tự lãi suất tiền gửi 14%/năm.

Tôi nghĩ, với mức lãi suất này, các ngân hàng sẽ có điều kiện kéo lãi vay xuống mức thấp hơn, giảm tải chi phí vốn cho doanh nghiệp. Nhờ đó, giá thành sản phẩm, giá tiêu dùng sẽ giảm.

Hiện nay, có dư  luận rằng, ngân hàng lớn hút mất vốn ngân hàng nhỏ  nhưng tôi nghĩ, nếu tập trung chăm chút vào dịch vụ  khách hàng, thái độ phục vụ, sẽ thu hút được khách. Còn nói về chuyện giảm nguồn vốn thì tôi thấy, kể cả ngân hàng lớn cũng bị giảm chứ không riêng nhỏ. Tuy nhiên, phân tích ở góc độ từng chi nhánh ở Agribank thì những chi nhánh nào có chất lượng dịch vụ tốt, tác phong chuyên nghiệp thì tốc độ tiền gửi tăng và ngược lại, chi nhánh nào làm ăn kém hiệu quả, chất lượng hoạt động chưa tốt, quản lý kém thì tiền gửi giảm.

Để ổn định được thị trường, cần có nhiều biện pháp nhưng tôi cho rằng, các phương tiện thông tin đại chúng nên tuyên truyền theo hướng: lãi suất toàn bộ thị trường chỉ 14%/năm, khách hàng có gửi ở đâu cũng mức đó thì sẽ không có chuyện ngân hàng này dùng mánh khóe lấy tiền của ngân hàng kia. Lúc đó, khách hàng sẽ yên tâm về mặt lãi suất và họ chỉ chọn những đơn vị có dịch vụ tốt, địa điểm thuận lợi để gửi tiền.

Khi không còn lãi suất nhấp nhô giữa ngân hàng nhỏ và ngân hàng lớn, có thể sẽ có một số đơn vị gặp khó khăn thanh khoản xuất phát từ  những lý do như nói trên nhưng giải quyết vấn  đề này lại là câu chuyện khác. Ngân hàng Nhà nước có thể thông qua tái cấp vốn hoặc các cơ chế chính sách ưu tiên khác để các ngân hàng nhỏ yên tâm vì thanh khoản được bảo vệ.

Còn khi đã đối mặt với người dân, lãi suất tiền gửi chỉ nên 14%/năm. Với mức đó, cho vay đã là 17%/năm và doanh nghiệp cũng khó khăn lắm rồi. Nếu cứ đưa đầu vào lên 17% – 18%/năm thì đầu ra 23-25%/năm, liệu có doanh nghiệp nào chịu nổi? Phải hiểu, tất cả lãi vay, cuối cùng sẽ ra giá bán hàng hóa dịch vụ và cuối cùng là người dân phải chịu.

Còn vấn đề dịch chuyển nguồn vốn, tôi có ý kiến thế này, ngày xưa, khách hàng có thể ở quận Hoàn Kiếm xuống gửi ở Từ Liêm vì có lãi cao nhưng nay, tất cả một mức như nhau thì ở đâu thuận lợi giao thông, uy tín, họ sẽ gửi. Đó cũng là điều bình thường của thị trường. Tất nhiên, các ngân hàng phải tăng cường giám sát lẫn nhau nhưng cũng đừng vì thế mà nghi ngờ dịch chuyển tiền gửi là có vấn đề mờ ám phía sau đó.

Ngay cả vi phạm của Agribank cũng là do ngân hàng khác phát hiện và báo lên Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi rất cám ơn vì điều này. Có  như thế, chúng tôi mới có điều kiện chấn chỉnh lại trật tự trong hệ thống, tránh lặp lại những sự cố đáng tiếc”.

Quản trị kém thì phải chịu lãi suất phạt!

Bà Nguyễn Thị An Bình, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB)

“Chúng tôi rất mừng vì Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra cơ hội để lập lại trật tự thị trường tiền tệ. Điều này sẽ giúp cho hoạt động của hệ thống ngân hàng trở nên lành mạnh và cạnh tranh sòng phẳng hơn.

Khi tất cả cùng thực hiện một mức lãi suất tiền gửi 14%/năm, sẽ có  hiện tượng những ngân hàng lớn, có uy tín, thương hiệu mạnh hút vốn từ những ngân hàng nhỏ. Đó là một xu thế nhưng kể cả với những ngân hàng lớn, thương hiệu mạnh, dịch vụ tốt, mặc dù có sự dịch chuyển khách hàng nơi khác đến với mình nhưng xét về tổng thể, tiền gửi vẫn bị tổn thương.

Tôi nghĩ, đâu đó đã có sự sắp xếp lại đúng bản chất kinh tế tiền gửi nhưng cũng cần nghiên cứu tiếp mức lãi suất tiền gửi 14% đã đủ sức hấp dẫn đối với người gửi tiền hay chưa, sau khi đã loại trừ các yếu tố phản ánh sai lệch dòng tiền gửi. Bởi có một thực tế đang xảy ra: ngân hàng nhỏ bảo là tiền đang chuyển sang ngân hàng lớn; còn ngân hàng lớn cũng bị sụt giảm, vậy thì tiền đang ở đâu?

Phải thấy rằng, khi khách hàng mang tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác thì đừng vội nghĩ ông kia đang câu kéo tiền của mình, uẩn khúc mờ ám… mà hãy xem lại chất lượng dịch vụ của mình như thế nào, năng lực tài chính ra sao. Đằng này, khi chưa có đủ thông tin, đã vội phản ánh lên cơ quan quản lý, gây phiền phức cho cả người đi kiểm tra lẫn người bị kiểm, chưa kể, đó cũng là yếu tố thiếu lành mạnh trong hệ thống.

Tôi nghĩ, khi cung cấp thông tin lên đường dây nóng, phải có trách nhiệm đưa những thông tin đủ dấu hiệu, đủ cơ sở để đạt hiệu quả cao trong việc tăng cường giám sát chéo lẫn nhau, thực hiện thành công một chủ trương đúng đắn của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh hiện nay.

Xung quanh một số  gợi mở nên áp đặt trần lãi suất thị  trường liên ngân hàng, nhằm tránh tình trạng ngân hàng lớn chỉ nhăm nhăm cho vay và bắt chẹt ngân hàng đi vay, tôi cho rằng, không nên áp trần đối với loại lãi suất này. Lý do là bởi ngân hàng nào quản trị thanh khoản lỏng lẻo, sử dụng vốn nhiều hơn huy động thì chắc chắn phải đi mua vốn từ thị trường 2 và nhận vốn từ Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng nào quản trị yếu, thanh khoản thiếu bền vững thì phải mua vốn với giá phù hợp và đúng nhu cầu của mình cũng như mặt bằng giá trên thị trường. Đó cũng là cách để không khuyến khích những ngân hàng cho vay nhiều hơn huy động.

Trước chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước thiết lập lại trật tự thị trường, tôi nghĩ, các ngân hàng nên tuân thủ triệt để, vừa lành mạnh cho thị trường, vừa lành mạnh cho cả chính mình. Không nên duy trì một thời gian ngắn để rồi đâu lại vào đó. Làm như vậy, những ngân hàng hoạt động hiệu quả, họ sẽ xứng đáng nhận được công bằng của thị trường, những ngân hàng hoạt động kém, làm méo mó thị trường, sẽ bị Ngân hàng Nhà nước xử lý nghiêm túc”.

Xót ruột, nhưng không cố hút tiền bằng mọi cách

Bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đại Dương (OceanBank)

“Từ tháng 8/2010, OceanBank đã triệt để chấp hành lãi suất tiền gửi 14%/năm và cũng từ thời điểm đó trở đi, chỉ lác đác vài ngày tiền gửi dân cư không bị sụt giảm.

Mặc dù rất xót ruột khi tiền gửi bị rút nhưng chúng tôi kiên quyết chỉ đạo nhân viên không vì sợ chỉ tiêu khoán bị ảnh hưởng mà cố thu hút tiền bằng mọi cách. Trong thâm tâm, chúng tôi vẫn tin là bằng mọi cách, Ngân hàng Nhà nước sẽ lập lại trật tự thị trường tiền gửi và lúc đó, với sự tận tâm cũng như chất lượng dịch vụ, khách hàng sẽ quay lại với chúng tôi.

Cũng có trường hợp khách hàng rút 4 tỷ đồng ở một ngân hàng thương mại nhà nước gửi ở OceanBank nhưng sau khi thanh tra vào kiểm tra thì đúng là không có gì mờ ám. Thực chất, khách hàng này trước đây gửi ở OceanBank 6 tỷ, sau đó họ rút sang gửi ở một ngân hàng quốc doanh và khi quay về, chúng tôi vẫn thấy tiếc là bị hụt mất 2 tỷ đồng, chắc là họ đang gửi ở đâu đó.

Tôi biết những ngày này, nhiều ngân hàng đang cố sức giữ lại những khoản tiền tỷ, đặc biệt là đối với những khách hàng có món tiền lớn vẫn còn mặc cả. Trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đã kiên quyết thiết lập trần lãi suất tiền gửi 14%/năm thì tất cả phải tuân thủ, nếu không, sẽ có nhiều đơn vị lao đao và tình trạng xé rào lãi suất lại tái diễn.

Tuy nhiên, ở OceanBank vẫn có những khách hàng mang cả bọc tiền lớn đến gửi nhưng không thèm hỏi lãi suất bao nhiêu. Đó là tín hiệu đáng mừng. Ngoài ra, các ngân hàng phải chủ động giữ ổn định cơ cấu tiền gửi giữa dân cư và tổ chức. Bởi lẽ, khách hàng tổ chức lớn tuy gửi món to nhưng trong một ngày, nếu vài ba khách hàng rút, mỗi khoản vài nghìn tỷ đồng là rất đáng lo ngại. Vì thế, cùng với thu hút tiền gửi tổ chức thì phải giữ được khách hàng cá nhân, dân cư thì cơ cấu tiền gửi mới bền vững.

Thứ ba, vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời khống chế trần lãi suất tiền gửi ngắn ngày, tiền gửi thanh toán ở mức 6%/năm nên sẽ không còn tình trạng vài ngày khách hàng rút ra gửi vào một lần, gây mất ổn định cơ cấu tiền gửi của ngân hàng”.

Có lý do gì để các ngân hàng còn lách luật?

Ông Hoàng Việt Trung, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Hà Nội

“Một thời gian dài, ngành ngân hàng đối mặt với hàng loạt bấn loạn: lãi suất cao, nền kinh tế bị ảnh hưởng; ngân hàng mệt mỏi vì lãi suất lộn xộn do khách hàng mặc cả; lãnh đạo không biết nhân viên đưa đủ tiền hay bớt lại… còn bây giờ là lúc để ngành ngân hàng lấy lại hình ảnh kinh doanh có nền nếp, trật tự và minh bạch.

Nếu tất cả cùng chấp hành rất nghiêm túc một cách tự giác thì giữa các ngân hàng không phải cạnh tranh thiếu lành mạnh và ngay cả giữa các chi nhánh trong cùng một ngân hàng, sẽ không còn chuyện người nọ giành khách người kia.

Qua theo dõi, chúng tôi thấy thị trường đang từng bước đi vào nề  nếp. Mặc dù vẫn còn biểu hiện tiền gửi giảm  ở một số tổ chức tín dụng nhưng đó là điều cần thiết vì khi lãi suất trở về một mức, dòng tiền sẽ rõ ràng, minh bạch và đúng với bản chất kinh tế của hoạt động ngân hàng. Điều này có tác dụng làm cho chu chuyển dòng vốn đúng hướng. Tôi cho rằng, chỉ một thời gian ngắn sau đó, chắc chắn, vốn gửi sẽ tăng trở lại và đúng quy luật nguồn vốn.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, cơ quan quản lý đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi. Trước đây, các ngân hàng thương mại kêu điều hành giao dịch OMO chưa linh hoạt thì  nay, kỳ hạn  OMO đã kéo từ 7 ngày lên 14 ngày; có thời điểm vốn đã bơm ròng, thậm chí bơm trực tiếp cho ngân hàng gặp khó khăn.

Vậy thì có lý do gì để các ngân hàng còn lách luật?

Chúng tôi cũng thông cảm với khó khăn của các ngân hàng thương mại nhỏ, yếu thanh khoản vì một số lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước đã tăng cao hơn trước. Nhưng sự điều chỉnh đó đúng với bản chất lãi suất phạt. Trước tình hình đó, các ngân hàng nhỏ sẽ phải quay ra giao dịch trên liên ngân hàng, đẩy lãi suất ở đây có thời điểm lên tới 17%/năm.

Tôi nghĩ, “buôn có bạn, bán có phường”, trong lúc khó khăn, các ngân hàng lớn nên chung tay giúp các ngân hàng nhỏ, giảm bớt áp lực lãi suất liên ngân hàng, góp phần hỗ trợ thanh khoản cho họ. Còn việc một số ý kiến nêu rằng, nên có 2 mức lãi suất tiền gửi khác nhau áp dụng cho quy mô nhóm ngân hàng, tôi nghĩ không nên.

Hiện tại, Ngân hàng Nhà  nước đang phân loại các nhóm ngân hàng xem ngân hàng nào mạnh, ngân hàng nào yếu để can thiệp kịp thời. Những ngân hàng nào cần hỗ trợ, Ngân hàng Nhà  nước sẽ hỗ trợ nhưng cũng tăng cường giám sát và muốn biết ai yếu, Ngân hàng Nhà nước điểm mặt được ngay.

Ngoài ra, tới đây, chúng tôi sẽ tăng cường phối kết hợp với các cơ  quan bảo vệ pháp luật, mời lực lượng công an vào cuộc. Những cá nhân, tổ chức vi phạm, sẽ  bị xử lý nghiêm khắc. Nhẹ thì xử lý hành chính, cách chức, buộc thôi việc, nặng thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Đã lập nhiều đội giám sát lãi suất

Ông Trần Anh Tuấn, Tổng giám đốc Ngân hàng Hàng hải (Maritime Bank)

“Sau khi Ngân hàng Nhà nước tái thiết lập trần lãi suất tiền gửi 14%/năm, Maritime Bank đã chỉ đạo từ trên xuống dưới, thống nhất chấp hành nghiêm chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, những ngày đầu thực hiện, chúng tôi thấy tiền gửi ở một số ngân hàng, trong đó có Maritime Bank bị giảm mạnh.

Rất có thể, đã có hiện tượng chuyển dịch tiền gửi từ những ngân hàng tuân thủ nghiêm túc sang ngân hàng thực hiện chưa nghiêm.

Những trường hợp vi phạm trong thời gian qua cho thấy có một số ngân hàng vi phạm là do trách nhiệm cá nhân nhưng cá biệt, có những đơn vị có hẳn chủ trương lách luật từ hội sở. Đây là điều hết sức nguy hiểm vì họ đi ngược lại với chủ trương thiết lập lề lối kinh doanh minh bạch của Ngân hàng Nhà nước.

Với một hệ thống tổ chức tín dụng trên 100 đơn vị, chi nhánh mạng lưới trải dài khắp nước, nếu tiếp tục kiểu làm ăn như vậy, thử hỏi quản lý làm sao nổi? Vì thế, ngoài việc các ngân hàng phải tự giác tuân thủ, thì rất cần thiết phải tăng cường giám sát lẫn nhau để từng bước đưa hoạt động kinh doanh ngân hàng đi vào nề nếp.

Kể từ ngày 7/9 đến nay, mặt bằng lãi suất huy động đã quay về mốc 14%/năm cho toàn hệ thống. Điều đó rất quan trọng cho việc xóa bỏ tình trạng mặc cả, kỳ kèo lãi suất như đã từng diễn ra. Đó là tín hiệu đáng mừng cho tất cả các thành viên trong hệ thống. Tuy nhiên, điều đó có duy trì được hay không, phần lớn phụ thuộc vào các ngân hàng.

Từ nhận thức này, Maritime Bank cũng thành lập nhiều đội giám sát trực tiếp các chi nhánh của mình và giám sát việc chấp hành của các đơn vị khác để phát hiện những ngân hàng chưa tuân thủ triệt để chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

Đành rằng, cực chẳng đã, giữa cái tồn tại hay không tồn tại, chúng ta đã phải lựa chọn giải pháp để tồn tại. Song lúc này đây cơ hội hiếm có, chúng ta nên chớp lấy để lập lại trật tự trong giao dịch ngân hàng, lấy lại sự văn minh, lịch sự; uy tín, danh dự, phong thái quy trình làm việc đẳng cấp cho hoạt động của hệ thống”.

Cơ hội để ngành ngân hàng phục hồi hình ảnh

Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank)

“Tháng 11/2010, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội đã tập hợp được 12 ý kiến từ 12 ngân hàng thương mại ở Hà Nội để làm cơ sở cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đưa ra quyết định trần lãi suất tiền gửi 14%/năm, sau khi không thể nào dàn xếp được đồng thuận lãi suất.

Cũng từ đó đến nay, dù quyết định đã ban hành nhưng chuyện xé rào lãi suất vẫn chưa chấm dứt. Bởi vậy, với quyết định cứng rắn của Ngân hàng Nhà nước ở lần này, chúng tôi cho đó là cơ hội để ngành ngân hàng phục hồi hình ảnh đã bị mai một trên thị trường.

Chúng tôi nhận thấy Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi cung cách quản lý theo hướng nghiêm khắc hơn. Và đó là cơ hội rất tốt để thiết lập lại thị trường; đồng thời đưa mặt bằng lãi suất tiền vay xuống ở mức phù hợp hơn với khả năng chịu đựng của doanh nghiệp, hỗ trợ tốt hơn cho nền kinh tế.

Theo tôi, ban lãnh đạo các ngân hàng thương mại cần thống nhất chỉ đạo từ trên xuống dưới, đồng lòng cam kết thực hiện và tích cực phát hiện những sai trái của các ngân hàng bạn để đảm bảo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước sớm đi vào thực tiễn.

Bởi lẽ, đặc điểm của khách hàng gửi tiền ở Việt Nam là chỉ cần chênh nhau 0,1%/năm, tức khắc họ chuyển tiền từ ngân hàng nọ sang ngân hàng kia. Tất nhiên, khi thực hiện như vậy, những đơn vị yếu thanh khoản, cơ cấu nguồn thu đơn điệu sẽ thêm khó khăn nhưng Ngân hàng Nhà nước sẽ có những bài tính để ổn định thanh khoản cho hệ thống.

Qua theo dõi gần đây, lãi suất liên ngân hàng có biểu hiện tăng vọt, có ý kiến nêu rằng, nên thiết lập trần lãi suất tiền vay liên ngân hàng để gỡ khó cho những đơn vị đi vay trên đó nhưng tôi nghĩ, không nên làm như vậy. Thay vào đó, các ngân hàng cho vay nên nương nhẹ đối với ngân hàng đi vay thì tốt hơn là ban hành thêm một trần lãi suất liên ngân hàng.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy điểm nổi bật là các ngân hàng sẽ sắp xếp lại cơ cấu nguồn vốn thực của mình, nhanh chóng rút về những khoản tiền ủy thác và rà soát lại các hạn mức cho vay dành cho ngân hàng đi vay. Vì thế, tới đây, vấn đề nóng hổi không phải lãi suất thị trường liên ngân hàng mà là xu hướng giao dịch trầm lắng. Và khi tín hiệu đó phát đi thì một câu chuyện khác được đặt ra: Ngân hàng Nhà nước phải giải quyết bài toán tổng thể về thanh khoản cho toàn bộ thị trường, trong đó có các ngân hàng nhỏ như thế nào.

Thời gian qua, vẫn thấy tiền từ ngân hàng này chuyển sang ngân hàng khác, cán bộ đi theo cũng chỉ biết là tiền vào đó chứ không rõ họ làm gì với nhau. Cũng vì lãi suất một mức 14%/năm nên nhiều khách hàng đã chuyển tiền gửi kỳ hạn 3 tháng xuống 1 tháng, từ 1 tháng xuống 2 tuần. May mà Ngân hàng Nhà nước kịp thời khống chế lãi suất tiền gửi thanh toán, ngắn hạn khác xuống 6%/năm nên tình trạng đó mới dừng lại. Còn nếu không thì tất cả các ngân hàng đều vi phạm chỉ số thanh khoản 7 ngày và thanh toán ngay.

Chính vì còn sự vi phạm của một vài ngân hàng nên mới gây tâm lý hoang mang và kén cá chọn canh của người gửi tiền. Nếu đi sâu vào cơ cấu thanh khoản, cơ cấu tiền gửi, cơ cấu kỳ hạn tiền gửi mới thấy hết sức nguy hiểm, ai đời lãi suất lên tới 8%/tháng. Nếu tiền gửi chỉ qua đêm và một tháng thì ngân hàng còn làm ăn được gì?

Trong cuộc họp nội bộ  ngành, nhiều ngân hàng đều phản ánh là tiền gửi bị rút rất nhiều. Với  Techcombank, từ ngày 8/9 đến 8/10/2011, chỉ có hai ngày là tốc độ tăng tiền gửi không bị giảm, còn phần lớn là giảm. Có thể, một phần là do lượng tiền ủy thác của các nơi khác họ rút đi, nhưng một phần cũng do nhiều nguyên nhân khác và không loại trừ trường hợp bị ngân hàng khác lách trần lãi suất rút đi”.

Share this:

Like this:

Be the first to like this post.
  1. 04/11/2011 lúc 07:23 | #1
  2. 04/11/2011 lúc 07:25 | #2

    Giá vàng ‘bứt’ lên vùng 1.765 USD/oz, dầu thô vượt 94 USD/thùng
    http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/ndhmoney.vn/Gia-vang-but-len-vung-1765-USDoz-dau-tho-vuot-94-USDthung/7291841.epi

  3. 04/11/2011 lúc 07:28 | #3

    Không bảo hiểm tiền gửi với người gửi bằng ngoại tệ, vàng – Cần có lộ trình
    http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/sggp.org.vn/Khong-bao-hiem-tien-gui-voi-nguoi-gui-bang-ngoai-te-vang–Can-co-lo-trinh/7291707.epi

  4. Thiên Đường XHCN
    04/11/2011 lúc 08:40 | #5

    Nhiều ngân hàng lớn đã chuyển qua cho vay các kỳ hạn dài từ 3-6 tháng, đồng thời nới rộng điều kiện cho vay.

    Sau một tuần hạ nhiệt, lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng – nơi các ngân hàng vay mượn lẫn nhau – lại nóng lên. Ngày 3-11, lãi suất cho vay đã lên đến 27%/năm, gần gấp đôi so với trần lãi suất huy động trên thị trường dân cư.

    Một diễn biến mới khác đó là thay vì chỉ cho vay các kỳ hạn ngắn, qua đêm, hoặc một vài tuần như trước đây, nhiều ngân hàng lớn đã chuyển qua cho vay các kỳ hạn dài từ 3-6 tháng, đồng thời nới rộng điều kiện cho vay theo hướng không đòi hỏi bên vay phải có tài sản thế chấp như trước.

    Lãnh đạo một số ngân hàng dự đoán đây là biện pháp đón đầu vì khả năng tới đây Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành quy định để điều chỉnh hoạt động cho vay trên thị trường liên ngân hàng.

    Theo A.H

    Tuổi Trẻ

  5. DOQUOCMINH
    04/11/2011 lúc 09:08 | #6

    CXN – Hệ thống Ngân Hàng VN từ quốc doanh tới cp đều là những ổ tham nhũng .Dù cho rất muốn ,cũng không ai có đủ chữ nghĩa để phản bác lại thực tế hiển nhiên này.Và nó(cả hệ thống các loại NH) đều là những cái vòi lớn nhỏ khác nhau của cùng 1 con “bạch tuộc” có tên ĐCSVN.Không chỉ riêng ngành NH mà là mọi lĩnh vực trong đời sống XHVN…-chính nó là sử SỈ NHỤC ĐẾN CÙNG CỰC cho ND và DTVN.

    • 04/11/2011 lúc 09:27 | #7

      Chào bạn DQM,
      Tôi đánh từng cụm rồi sau đó đánh tổng thể, đó là chiến thuật của tôi, phải từ từ cho ng dân thấy từng vấn đề,
      Cám ơn bạn,
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

  6. 04/11/2011 lúc 09:13 | #8

    Tin 4.11 APT sắp phá sản vì vỡ nợ *Con gái Nguyễn Tấn Dũng “tiếp thu” GiaDinhBank *Iran sắp ăn bom?
    http://thegioinguoiviet.net/showthread.php?p=25789#post25789

  7. 04/11/2011 lúc 09:18 | #10

    Viettin: Sắp xếp, ổn định các chân rết cho gia đình để có thể “hạ cánh an toàn” là “công việc” chính của Nguyễn Tấn Dũng trong nhiệm kỳ thứ 2 này. Đừng trông mong gì ông Thủ Tướng này có thể vực dậy kinh tế. Có chăng, chỉ là “luồn lách” theo hướng thuận lợi cho mưu đồ riêng.

    Thêm một Vinashin:
    APT sắp phá sản vì vỡ nợ?

    Việt kiều gởi tiền về vỗ béo cho bọn tham quan, để chúng thi nhau… tham nhũng!
    Năm 2011, Việt Nam có 8,5 tỷ USD kiều hối

    Khi Nhà Nước trở thành côn đồ thì người dân đành phải bó tay !
    Cam chịu để chúng tiếp tục ngồi lên đầu lên cổ, hay
    một lần đứng lên, cùng nhau giật sập chế độ côn đồ mất dậy ?

  8. 04/11/2011 lúc 09:28 | #11
  9. 04/11/2011 lúc 09:33 | #13

    Giá vàng lên 45,75 triệu đồng/lượng, cao nhất hơn 6 tuần
    http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/gafin.vn/Gia-vang-len-4575-trieu-dongluong-cao-nhat-hon-6-tuan/7292606.epi

  10. 04/11/2011 lúc 09:38 | #14
  11. 04/11/2011 lúc 09:40 | #15

    KHI CẢ NƯỚC TRỞ THÀNH “THẾ LỰC THÙ ĐỊCH”
    http://www.hennhausaigon2015.com/?p=9252

  12. 04/11/2011 lúc 09:42 | #16

    Câu lạc bộ bóng đá NO-U
    http://www.hennhausaigon2015.com/?p=9255

  13. 04/11/2011 lúc 09:43 | #17

    Hai học viên Pháp Luân Công sẽ ra tòa ngày 10/11
    http://www.hennhausaigon2015.com/?p=9258

  14. 04/11/2011 lúc 09:46 | #18

    Công an lại sách nhiễu gia đình các nhà dân chủ
    http://www.hennhausaigon2015.com/?p=9261

  15. 04/11/2011 lúc 09:47 | #19

    BLG Đại Dương:Chiếc Ung Nhọt Nhà Nước VN &Trình Trạng Xuất Cảng Hàng Hóa VN
    http://www.hennhausaigon2015.com/?p=9263

  16. 04/11/2011 lúc 09:58 | #20

    Video: Chính quyền dùng côn đồ tấn công Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà
    http://aotrangoi.blogspot.com/2011/11/video-chinh-quyen-dung-con-o-tan-cong.html

  17. 04/11/2011 lúc 10:02 | #21

    Chủ nghĩa tư bản làm tha hóa con người?
    http://aotrangoi.blogspot.com/2011/11/chu-nghia-tu-ban-lam-tha-hoa-con-nguoi.html

    Giới hạn của quyền lực: Vì sao Trung Quốc là “gã láng giềng xấu tính”?
    http://aotrangoi.blogspot.com/2011/11/gioi-han-cua-quyen-luc-vi-sao-trung.html

  18. 04/11/2011 lúc 10:02 | #22

    CẦN KHÁM BỆNH KHẨN CẤP CHO MỘT SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
    http://aotrangoi.blogspot.com/2011/11/can-kham-benh-khan-cap-cho-mot-so-ai.html

  19. 04/11/2011 lúc 10:09 | #23

    Video: Phụ Nữ Việt Nam trần truồng để đàn ông Nam Hàn lựa chọn
    http://www.ttxva.org/video-phu-nu-viet-nam-tran-truong-de-dan-ong-nam-han-lua-chon/

  20. 04/11/2011 lúc 10:22 | #25

    6 Clip làm rung động hàng triệu con tim ( Phần 3/6 )

  21. 04/11/2011 lúc 11:02 | #26

    HÌNH ÀNH CSVN TÀN SÁT ĐỒNG BÀO
    http://vulep.multiply.com/journal/item/2993

    TRÁI BOM “REFERENDUM“ HY LẠP

    ĐẢO LỘN NỘI DUNG CUỘC HỌP G20

    http://vulep.multiply.com/journal/item/2995/2995

  22. 04/11/2011 lúc 11:05 | #27

    Biểu tình tại Oakland biến thành bạo động
    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=139525&z=1

  23. 04/11/2011 lúc 11:10 | #28

    Video : Vụ cưỡng chế nhà dân ở Phường La Khê, Quận Hà Đông – TP Hà Nội
    http://danlambaovn.blogspot.com/2011/11/video-vu-cuong-che-nha-dan-o-phuong-la.html

  24. 04/11/2011 lúc 11:41 | #30
    • DaoUu
      05/11/2011 lúc 04:47 | #31

      Thì bác Hồ mình
      20t+ đã vào nhà
      Rồng nhẩy đực
      cho lính Tây. Nhờ
      thế bác nuôi dân
      bằng bo bo, khoai
      sắn và dân phải luôn
      ca tụng thiên đàng!

  25. 04/11/2011 lúc 11:44 | #32
  26. 04/11/2011 lúc 11:47 | #33

    Đi rút tiền, thấy rắn độc thò đầu ra từ máy ATM
    http://bee.net.vn/channel/3501/201111/di-rut-tien-thay-ran-doc-tho-dau-ra-tu-may-aTM-1815979/

    • 04/11/2011 lúc 11:52 | #34

      He !! he!!
      Biết là ngân hàng kẹt tiền tỉ cho dân rút mà chơi kiểu này thì “hạ cấp !! Hi hi!!” quá
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

  27. 04/11/2011 lúc 11:53 | #35

    ĐỪNG TIN NHỮNG GÌ CS NÓI: Bất bình trước hành vi coi thường pháp luật của nhà thờ Thái Hà

    http://www.baomoi.com/Home/PhapLuat/www.ktdt.com.vn/Bat-binh-truoc-hanh-vi-coi-thuong-phap-luat-cua-nha-tho-Thai-Ha/7293350.epi

  28. 04/11/2011 lúc 12:21 | #36

    XHCN LẬP ĐỦ HỘI ĐỂ ĂN CƯỚP :Hội trưởng phụ nữ thế chấp hàng loạt sổ đỏ vay tiền tỷ
    http://www.baomoi.com/Home/PhapLuat/cand.com.vn/Hoi-truong-phu-nu-the-chap-hang-loat-so-do-vay-tien-ty/7294473.epi

    • DaoUu
      05/11/2011 lúc 04:50 | #37

      Đ/c đực chuyên cướp giựt
      sao chê trách đ/c cái biết nhái?

  29. 04/11/2011 lúc 12:31 | #38

    Vị khách nước ngoài ‘hô biến’ 15 lượng vàng thành chì
    http://vtc.vn/7-308145/phap-luat/vi-khach-nuoc-ngoai-ho-bien-15-luong-vang-thanh-chi.htm

  30. 04/11/2011 lúc 12:40 | #39

    CUỘC ĐỒNG HÀNH VỚI DÂN TỘC CỦA CÔNG GIÁO VIỆT NAM

    Read more: http://www.vietlyhuong.net/2011/11/cuoc-ong-hanh-voi-dan-toc-cua-cong-giao.html#ixzz1ciE28tQU

  31. 04/11/2011 lúc 13:43 | #41

    LƯỢM LẶT TỪ NET :”10 THÀNH TÍCH” NỔI BẬT CỦA NGÀI ĐÀO XUÂN CẦN-ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, BÍ THƯ TỈNH ỦY BẮC GIANG
    http://anle20.wordpress.com/2011/11/04/l%C6%B0%E1%BB%A3m-l%E1%BA%B7t-t%E1%BB%AB-net-10-thanh-tich%E2%80%9D-n%E1%BB%95i-b%E1%BA%ADt-c%E1%BB%A7a-ngai-dao-xuan-c%E1%BA%A7n-%E1%BB%A7y-vien-trung-%C6%B0%C6%A1ng-d%E1%BA%A3ng-bi-th%C6%B0-t/

  32. 04/11/2011 lúc 13:47 | #42
  33. 04/11/2011 lúc 14:06 | #43

    Con trai Gaddafi ‘tìm cách trốn khỏi Libya’
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/11/111103_saif_trytoflee.shtml

  34. 04/11/2011 lúc 14:09 | #44
  35. 04/11/2011 lúc 14:14 | #45
  36. 04/11/2011 lúc 14:18 | #46

    Người dân bao vây trạm xử lý nước thải gây ô nhiễm
    http://tv.tuoitre.vn/tin/976/nguoi-dan-bao-vay-tram-xu-ly-nuoc-thai-gay-o-nhiem

  37. 04/11/2011 lúc 15:00 | #47
  38. 04/11/2011 lúc 15:25 | #49

    TÔI QUÁ KINH SỢ THIÊN ĐƯỜNG XHCN : Bắt khẩn cấp kẻ cướp hơn 2.000 tờ vé số

    http://www.baomoi.com/Home/HinhSu/phunutoday.vn/Bat-khan-cap-ke-cuop-hon-2000-to-ve-so/7295206.epi

  39. 04/11/2011 lúc 15:26 | #50

    Tăng ni Tây Tạng tự thiêu để báo động về chính sách đàn áp của Bắc Kinh
    http://www.hennhausaigon2015.com/?p=9283

  40. 04/11/2011 lúc 15:29 | #51

    Sợ trả thù, người dân ít tố tham nhũng
    http://www.hennhausaigon2015.com/?p=9276

    Biển Đông Chia Rẽ Cộng Sản?
    http://www.hennhausaigon2015.com/?p=9274

  41. 04/11/2011 lúc 17:47 | #52

    SỐNG Ở XHCN CON NGƯỜI LÚC NÀO CŨNG TRONG TÌNH TRẠNG BẤT AN :

    Bà mẹ mất con 2 ngày tuổi gửi đơn kiến nghị lên bộ Y tế
    http://www.zing.vn/news/xa-hoi/ba-me-mat-con-2-ngay-tuoi-gui-don-kien-nghi-len-bo-y-te/a132292.html

  42. 04/11/2011 lúc 18:16 | #53

    Phụ nữ Hmông vẫn là nạn nhân của bạo hành
    http://www.hennhausaigon2015.com/?p=9285

  43. 04/11/2011 lúc 18:25 | #54

    Bại lộ vở kịch vụng về – Báo Hà Nội Mới công khai cổ vũ bạo động
    http://danlambaovn.blogspot.com/2011/11/bai-lo-vo-kich-vung-ve-bao-ha-noi-moi.html

    Chủ trương của Đảng nào?
    http://danlambaovn.blogspot.com/2011/11/chu-truong-cua-ang-nao.html

  44. 04/11/2011 lúc 18:29 | #55

    NHNN yêu cầu báo cáo dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản
    http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/dvt.vn/NHNN-yeu-cau-bao-cao-du-no-tin-dung-lien-quan-den-bat-dong-san/7296649.epi

  45. 04/11/2011 lúc 18:36 | #56

    XHCN SƯỚNG THẬT : Giả đội phó đội CSGT Thành phố để phạt người đi đường
    http://www.baomoi.com/Home/AnNinh/bee.net.vn/Gia-doi-pho-doi-CSGT-Thanh-pho-de-phat-nguoi-di-duong/7296770.epi

  46. 04/11/2011 lúc 18:41 | #57

    VĂN HÓA XHCN : Vòi nước cứu hỏa Vincom bắn tung tóe, cản người đi đường
    http://www.baomoi.com/Home/AnNinh/www.zing.vn/Voi-nuoc-cuu-hoa-Vincom-ban-tung-toe-can-nguoi-di-duong/7296865.epi

  47. 04/11/2011 lúc 19:18 | #59

    Mẫu đối thoại với 1 blogger sáng 04.11.2011

    4:07pm
    nên rút gửi ANZ

    Ngân hàng của Úc hả a?

    đúng vậy

    Tks
    Today

    Hôm qua nay bà con ở Sg xúm rút tiền ở NH nhỏ chuyển sang gởi ở NH lớn

    Làm các NH nhỏ xíu qíu

    he he, ảnh hưởng những lời kêu gọi đấy, đọc bài hôm nay về tham nhũng nh chưa ?

    Chưa
    Mà NH nào kg tham nhũng
    Kể cả Ngân hàng tư

    chờ gì nữa, hay lắm, tôi còn thấy hay

    Thằng bạn e nó chỉ làm Giám đốc Chi nhánh NH Viettin, 1 tháng nó kiếm cỡ vài trăm triệu

    ừ vậy đó

    Còn mấy Ngân hàng tư mà Cty e có quan hệ

    Chỉ là trưởng Phòng giao dịch

    Riêng tiền ăn chênh lệch USD mà khách hàng cần mua

    Chỉ là PGD nhỏ, mà nó kiếm 1 tháng trên 100 triệu

    Chưa kể tiền khách hàng cho vay khi giải ngân

    Mới hôm qua, Cty e nhận 1 bộ chứng từ thanh toán đến hạn

    Mà nó cũng kg có USD bán, phải mua USD từ chợ đen vào nộp

  48. 04/11/2011 lúc 20:02 | #60

    Những nhân viên ngân hàng ở các tỉnh phải chi vài chục triệu mới mua được một chỗ làm nhân viên đấy.

    Ngay cả lái máy bay người ta còn sử dụng băng-mùa(mua bằng) thì không loạn cũng lạ. Lên Google gõ phi-công-dỏm liền cho kết quả như sau : Khoảng 243.000 kết quả (0,29 giây).

  49. 04/11/2011 lúc 20:17 | #61

    Phát hiện mặt quỷ lạ kỳ trong khối u tinh hoàn
    http://www.anninhthudo.vn/Ky-la/Phat-hien-mat-quy-la-ky-trong-khoi-u-tinh-hoan/422021.antd

  50. 04/11/2011 lúc 21:45 | #62

    Chính phủ cam kết “không để đổ vỡ ngân hàng”
    http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/dvt.vn/Chinh-phu-cam-ket-khong-de-do-vo-ngan-hang/7297484.epi

  51. 04/11/2011 lúc 21:47 | #63

    Không lo mất tiền gửi khi sáp nhập, giải thể ngân hàng
    http://dvt.vn/2011110405499277p69c72/khong-lo-mat-tien-gui-khi-sap-nhap-giai-the-ngan-hang.htm

  52. 04/11/2011 lúc 21:52 | #64
  53. 04/11/2011 lúc 22:08 | #65

    Ai muốn về VN lấy vợ? Kinh nghiệm của một người đàn ông đã về VN làm 7 đám hỏi và 4 đám cưới.- Tác Giả: Lê Phi / Radiovncr.com

    http://nguoithathoc1959.multiply.com/journal/item/42686

  54. 04/11/2011 lúc 22:18 | #66

    Khu vực euro chuẩn bị cho khả năng chia tay Hy Lạp
    http://aotrangoi.blogspot.com/2011/11/khu-vuc-euro-chuan-bi-cho-kha-nang-chia.html

    Hiến Pháp Chưa Sửa Đã Phá
    http://aotrangoi.blogspot.com/2011/11/hien-phap-chua-sua-pha.html

  55. 04/11/2011 lúc 22:23 | #67
  56. 04/11/2011 lúc 22:28 | #68

    Facebook bị cáo buộc theo dõi người dùng
    http://nguoivietnamoi.blogspot.com/2011/11/facebook-bi-cao-buoc-theo-doi-nguoi.html

    Nguyễn Tấn Dũng điện đàm với thủ tướng Đức Angela Merkel bang` tieng^’ Viet^. ?
    http://nguoivietnamoi.blogspot.com/2011/11/nguyen-tan-dung-ien-am-voi-thu-tuong-uc.html

  57. 04/11/2011 lúc 22:31 | #69

    Nguyễn Tấn Dũng điện đàm với thủ tướng Đức Angela Merkel bang` tieng^’ Viet^. ?

    http://nguoivietnamoi.blogspot.com/2011/11/nguyen-tan-dung-ien-am-voi-thu-tuong-uc.html

Gửi phản hồi

Bình luận về bài viết này