Việt Nam: Con Hổ khủng khiếp

18/04/2012
Dustin Roasa

Việt Nam có thể giống như một câu chuyện thành công, nhưng với sự tan băng gần đây của Miến Điện, đất nước này hiện là quốc gia đàn áp nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Gần bốn thập kỷ sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, người cựu thù của Mỹ từng được toàn cầu nhìn thấy như một câu chuyện về sự thành công. Đất nước này tự hào có một nền kinh tế đang bùng nổ, một lớp trung lưu ngày càng tăng và các ngành công nghiệp du lịch, sản xuất phát triển mạnh. Nhưng khi các cải cách chính trị chuyển đổi Miến Điện, Việt Nam đang trong nguy cơ trở thành một điều gì khác hơn thế: một quốc gia đàn áp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tuần này, các công tố viên tại một tòa án ở thành phố Hồ Chí Minh cáo buộc ba blogger Việt Nam về tội “tiến hành tuyên truyền chống nhà nước” sự kiện mới nhất trong một loạt các vụ bắt giữ được hình thành nhằm bịt miệng một phong trào đối lập ngày càng gia tăng.

Khi Miến Điện được tự do hóa, Việt Nam tiếp tục đàn áp bất đồng chính kiến. Từ 13 Tháng 1, khi chính quyền quân sự Miến Điện thả tự do cho hành hàng trăm tù nhân chính trị trong một lệnh ân xá lớn, các lực lượng an ninh Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 15 nhà bất đồng chính kiến chính trị và bị kết án 11 người khác vào tù. Với chiến thắng tươi nguyên của Aung San Suu Kyi từ cuộc bầu cử và sẵn sàng cho một vị trí trong quốc hội, những nhân vật đối lập nổi bật nhất của Việt Nam lại đang mòn mỏi trong tù, bị quản thúc tại gia hoặc trong các trại cải tạo (vâng, những trại cải tạo ấy vẫn còn được sử dụng). Và khi Miến Điện thị thực visa cho phóng viên nước ngoài, nới lỏng rọ mõm trên báo chí trong nước, Việt Nam lại tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các nhà báo nước ngoài và địa phương, ngăn chặn Facebook và các trang mạng “nhạy cảm” khác, khiến tổ chức Phóng viên Không Biên giới vừa xếp đất nước này vào hạng chót trong Chỉ số về Tự Do Báo chí của mình trong số các nước Đông Nam Á trong năm 2011-2012. Qua so sánh, Việt Nam chỉ đứng trên Trung Quốc hai bậc, xếp hạng thứ 172 trong số tổng cộng 179 nước.

Ông Phil Roberson, Phó giám đốc Châu Á của Human Rights Watch nói “Việt Nam đang bắt đầu nhận ra rằng bằng cách tiếp tục đàn áp các quyền công dân, họ càng mở ra những so sánh không thiện cảm với Miến Điện như một kẻ quấy nhiễu nhân quyền tồi tệ nhất trong khối ASEAN”.

Đàn áp chính trị chẳng phải mới mẻ gì ở Việt Nam. Kể từ sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975, Đảng Cộng sản đã cai trị với một bàn tay sắt. Tuy nhiên, những năm tháng cô lập trong thời Chiến tranh Lạnh và sự thiếu vắng của một phe đối lập có tổ chức ở trong nước – chưa kể đến cảm giác tội lỗi từ sau chiến tranh của phương Tây và sự kéo dài thông cảm về ý thức hệ cho Hà Nội trong các thành phần tả khuynh – khiến đã ít có sự chú ý đến thành tích bi thảm về nhân quyền của đất nước này. Khi chính phủ đã mở cửa nền kinh tế trong những năm 1990, các nhà đầu tư nước ngoài và người nước ngoài bắt đầu đổ vào và kể từ đó sự chú ý của quốc tế đã chủ yếu tập trung vào phép lạ kinh tế của Việt Nam. Đất nước đã đi từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới vào giữa những năm 1980 với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD, trở thành một Con hổ châu Á với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và thu nhập bình quân đầu người là 1.130 USD vào cuối năm 2010. Đối với thế giới bên ngoài, vốn thường đưa tin về những cải cách kinh tế của chính phủ, đất nước này trông như chắc chắn sẽ đi vào con đường tự do hóa sau thời Chiến tranh Lạnh, một lộ trình từng được nhiều quốc gia trong khối Liên Xô cũ lựa chọn. Họ đã không làm tổn thương đến hình ảnh của chính phủ khi hàng triệu người nước ngoài được đến tham quan và sinh sống tại Việt Nam, phần lớn không bị trở ngại bởi các hạn chế về ngôn luận và hội họp như một thực tế hàng ngày đối với mọi người Việt Nam.

Mặc dù với mặt ngoài của sự tự do hóa này, giới lãnh đạo trụ cột hiện nay của Đảng Cộng sản vẫn là những nhà chính trị bảo thủ như mọi lãnh đạo khác của đất nước kể từ khi thống nhất. Dẫn đầu bởi một thiểu số cán bộ bao gồm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Trương Tấn Sang, nhóm quyền lực bên trong này đã đàn áp tàn nhẫn lên Khối 8406, một phong trào dân chủ trong nước theo kiểu Hiến chương 77 của Tiệp Khắc. Được thành lập vào năm 2006, nhóm đã thu hút hàng ngàn người công khai ủng hộ – và con số ủng hộ lặng lẽ còn nhiều hơn thế – trước khi bị chính phủ chặt đầu, bằng cách ném hàng chục hàng chục nhà tổ chức vào trong tù. Ngoài ra, nhà chức trách còn đã nhắm mục tiêu vào các nhà lãnh đạo tôn giáo, kể cả tu sĩ Phật giáo và các linh mục Công Giáo, vì đã cổ vũ cho sự khoan dung hơn trong các sinh hoạt tôn giáo, và trong những năm gần đây, họ cũng đã sách nhiễu và bỏ tù những người Việt nam yêu nước từng kêu gọi đất nước chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, bất chấp những rủi ro, các nhà hoạt động Việt Nam vẫn tiếp tục lên tiếng về đa nguyên chính trị, tham nhũng và tự do ngôn luận – để rồi phải kết thúc trong nhà tù hoặc trở thành người tị nạn chính trị.

Cuộc tan băng ở Miến Điện có thể chứng minh là món quà lớn nhất của họ. Những thay đổi ở đó nên thách thức suy nghĩ thiển cận về Việt Nam trong cộng đồng quốc tế và mang vấn đề nhân quyền trở lên hàng đầu. Không ít nhà lãnh đạo Việt Nam lo ngại điều này xảy ra, theo các nhà quan sát lâu năm của đất nước cho biết. “Giới lãnh đạo theo dõi chặt chẽ những phát triển ở Miến Điện và lo ngại”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Việt Nam tại Đại học George Mason cho biết. “Trong quá khứ, Việt Nam đã sử dụng vai trò của mình trong ASEAN để thúc đẩy Miến Điện thay đổi. Nhưng bây giờ, Miến Điện đang di chuyển nhanh hơn so với Việt Nam.” Các lãnh đạo tại Hà Nội đã tính sai: Trước đây, mối quan tâm về nhân quyền ở Miến Điện đã làm nặng nề tính hợp pháp quốc tế của ASEAN, vì vậy Việt Nam và những nước khác kín đáo yêu cầu chính quyền quân sự ở đó phải uốn nắn. Tuy nhiên những gì họ không hề mặc cả đến, là một cuộc xoay chuyển 180 độ, đem lại một kết quả cải cách quyết liệt. Với việc Miến Điện ngày càng xa với bản chất một nhà nước cảnh sát trị, Hà Nội sợ hãi một sự xem xét mà mình không mong muốn. Nếu Miến Điện cải thiện về nhân quyền và được khen thưởng, Việt Nam sẽ cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn tương tự “, ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Lực lượng Quốc phòng Úc cho biết. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng sợ mất vai trò trung gian hòa giải quan trọng của ASEAN giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc của mình. “Việt Nam đang lo lắng rằng Miến Điện sẽ trở thành một người tình đáng yêu của khối ASEAN”, Thayer nói.

Những lo sợ này mang lại cho những người quan tâm về nhân quyền tại Việt Nam điều từng bị thiếu hụt trong những năm gần đây: tác động đòn bẩy. Từ lâu, đảng Cộng sản đã gặt hái được những phần thưởng thường được cung cấp cho những chế độ độc tài cô lập như một ưu đãi để thay đổi – trở thành Thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới, cải thiện quan hệ ngoại giao, và các thỏa thuận thương mại ưu đãi – mà không đòi hỏi đến những nhượng bộ quan trọng về nhân quyền như nhũng thủ tục cần thiết. Nhưng khi Việt Nam lo lắng về việc bị bỏ lại phía sau ở Đông Nam Á, các chính phỷ Hoa Kỳ và Âu Châu, vốn từng bày tỏ quan tâm về cải cách chính trị tại Việt Nam, nên tận dụng lợi thế và áp dụng các áp lực nhất quán và cứng rắn từng thiếu vắng trong quá khứ.

Khi các nhà lãnh đạo Việt Nam lo ngại nhiều hơn về ý định của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên các hòn đảo giàu tài nguyên tại Biển Đông, họ đã bắt đầu các cuộc thảo luận với chính quyền Obama về hợp tác quân sự. Đây là một cơ hội tự nhiên để tạo áp lực lên Việt Nam về nhân quyền, và cho đến nay các quan chức Mỹ đã tuyên bố những điều đúng đắn “Có một số hệ thống vũ khí nhất định mà người Việt Nam thích mua hoặc nhận được từ chúng tôi, và chúng tôi cũng muốn chuyển giao các vũ khí này cho họ. Nhưng điều này sẽ không xảy ra trừ khi họ cải thiện thành tich nhân quyền của mình”. Thượng nghị sĩ Joe Lieberman đã tuyên bố như thế sau chuyến thăm thăm Hà Nội với Thượng nghị sĩ John McCain trong tháng Giêng. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực từ người dân của mình đứng lên chống lại kẻ thù lịch sử Trung Quốc, và sự hỗ trợ của quân đội Mỹ sẽ giúp hải quân Việt Nam trở thành một đối thủ đáng tin cậy hơn trong vùng Biển Đông.

Nhưng nếu như Miến Điện từng cho thấy được điều gì, thì đó chính là nhờ sự chú ý của quốc tế từ các nhóm hoạt động tranh đấu, các nhà báo và các nhóm nhân quyền đã cầm giữ trách nhiệm của những chính phủ phương Tây một cách cần thiết trong việc phải thực hiện các loại hứa hẹn về quyền con người. Miến Điện sẽ không có nhận được phần thưởng quá sớm nếu không đi kèm cải cách và nếu lời náo động quốc tế không quá lớn như thế. Ngoài ra, bà Aung San Suu Kyi đã từng tuyên bố nhiều lần – cũng như có vô số những người bất đồng chính kiến khác trên thế giới – về quyền lực đạo đức đã ban tặng cho chính nghĩa của họ bằng sự hỗ trợ từ công chúng quốc tế.

Khó khăn của phong trào dân chủ Việt Nam là ở chỗ nó đã không chiếm được sức tưởng tượng của quốc tế như Miến Điện, Tây Tạng và Trung Quốc – mặc dù các thành viên của họ ủng hộ các quan điểm tương tự và đã hy sinh cá nhân mình một cách ngang bằng. “Chúng tôi không có đưọc một nhà lãnh đạo nào từng giành được giải Nobel Hòa bình như Đức Đạt Lai Lạt Ma và bà Aung San Suu Kyi. Đây là những tiếng nói có ảnh hưởng quốc tế”, ông Nguyễn Quân, một bác sĩ người Mỹ gốc Việt có em trai, Nguyễn Đan Quế, một nhà hoạt động nổi tiếng từng trải qua hơn 30 năm bị tù giam và quản thúc tại gia cho biết. Nguyễn Quân đại diện cho phong trào này ở nước ngoài trong các cuộc họp với các chính phủ nước ngoài, một nhiệm vụ thường nặng nề và kiên nhẫn. “Chúng tôi phải làm việc rất cực khổ để được mọi người chú ý. Mọi người vẫn không muốn nói về Việt Nam bởi vì cuộc chiến tranh. Nhưng càng nói, chúng tôi càng phơi bày sự lạm dụng của chính phủ Việt Nam”, ông nói. Hai nghị sĩ Hoa Kỳ đã đề cử Nguyễn Đan Quế cho giải Nobel Hòa bình năm nay.

Miến Điện cũng đã cho thấy rằng việc dự đoán chế độ sẽ thay đổi khi nào và ra sao là một trò chơi ngu ngốc. Nhưng nếu như lịch sử hiện đại từng có bất kỳ hướng dẫn nào, thì nhân dân Việt Nam đã từng cho thấy rằng họ hoàn toàn có khả năng đứng dậy trước sự đàn áp. Chính phủ hiện nay đã được nhắc nhở về điều này trong các sự kiện chưa từng có đã xảy ra trong tháng Giêng. Tại thành phố ngoài ven biển phía Bắc của Hải Phòng, một nông dân nuôi cá đã dẫn đầu một cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại chính quyền địa phương đến tịch thu đất của mình sau khi hợp đồng thuê của ông mãn hạn (tu nhân không được phép sở hữu đất đai ở Việt Nam). Ông trở thành một vị anh hùng dân tộc, và trong một đợt xoay chuyển ấn tượng, chính quyền trung ương và báo chí do nhà nhà nước kiểm soát, ban đầu thì chỉ trích người nông dân, sau đó đã bảo vệ ông. Năm tới, các hợpp dồng thuê đất tương tự sẽ mãn hạn như đã định trong cả nước, có khả năng ảnh hưởng đến hàng ngàn dân làng nghèo khó. “Đây là một quả bom hẹn giờ”, ông Thayer cho biết.

Cho đến nay, Đảng Cộng sản đã từng lão luyện trong việc điều hướng các quả bom thời gian ấy – và dàn dựng nên câu chuyện kể đương đại của Việt Nam thành một trong những thành công về kinh tế và ổn định chính trị. Nhưng với những thay đổi trui rèn bằng xoay chuyển của Miến Điện, và cuộc đàn áp song song của Đảng Cộng sản Việt Nam lên những người chỉ trích, đã đến lúc để vấn đề nhân quyền phải chiếm lĩnh giai đoạn quan yếu trong các giao dịch của phương Tây với Việt Nam. Phong trào ủng hộ dân chủ của quốc gia này – tả tơi nhưng kiên cường qua nhiều năm tháng bị khủng bố – tuyên bố rằng họ đã sẵn sàng để kể câu chuyện của mình ra trước với thế giới. Nguyễn Quân, người tiếp xúc thường xuyên với người em bất đồng chính kiến Nguyễn Đan Quế, nhắc lại một cuộc trò chuyện mà gần đây hai người từng trao đồi với nhau, “Anh ấy nói với tôi rằng bây giờ mọi thứ đã khác, người dân không còn sợ hãi như 10 năm trước đây nữa. Ngày càng có nhiều người trẻ tuổi đang tham dự” ông nói. “Họ càng bắt người chừng nào, phong trào càng lớn mạnh hơn”.

Nguồn: Foreign Policy

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ.

3 comments on “Việt Nam: Con Hổ khủng khiếp

  1. ”Cái bóng của Trung Quốc đằng sau đợt đàn áp tại Việt Nam”

    Đó là tựa bài báo của Shawn W. Crispin đăng trên Asia Times online, ngày 12/09/2009. Theo nhà báo này, đợt đàn áp hiện nay tại Việt Nam, nhằm bảo vệ cho hình ảnh của Trung Quốc là tín hiệu cho thấy cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng Sản trước thềm Đại hội dự trù vào năm 2011. Đồng thời, việc này đã thu hút sự chú ý đến hoạt động cuả Tổng Cục 2, cơ quan tình báo đã ngả theo Bắc Kinh.

    http://www.rfi.fr/actuvi/articles/117/article_4938.asp

  2. Việt Nam đàn áp Internet và quyền tự do phát biểu

    Hiếm thấy một người nước ngoài viết về một lĩnh vực “nhạy cảm” ở Việt Nam mà sâu sát và tinh tế như bài của Doug Bernard, khiến đài VOA phải dịch ngay sang tiếng Việt để người trong nước cùng “thưởng lãm”!
    Chỉ trong 10 năm gần đây số người truy cập Internet đã tăng từ 1% vọt lên tới 27%, nhưng cũng “Chỉ trong vài tháng qua, có tới 9 nhà báo và 33 blogger bị bỏ tù! Tác giả cũng giới thiệu ngắn gọn về các blogger nổi tiếng bị khống chế và tù tội như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba SG, Mẹ Nấm…
    Nhưng điều thú vị là tác giả đã nhìn cục diện Internet trong thế hai mặt mâu thuẫn, như một TRÒ CHƠI VỪA DỄ VỪA KHÓ, đối với cả 3 phía liên quan:
    – Phía các blogger thì dùng Internet tha hồ tự do nhưng chạm đến những lĩnh vực chính trị nhạy cảm thì có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Họ vẫn “chiến đấu” mặc dù biết “phần thua là chắc”!
    – Phía Nhà nước Việt Nam thì vừa cần phát triển các mạng thông tin để phục vụ xã hội vừa rất lo sợ quyền điều khiển và bưng bít thông tin bị tuột khỏi tay. Biết ngăn cấm thông tin là cực khó mà vẫn phải làm vì sợ.
    – Phía Hoa Kỳ thì ngoại trưởng Hillary Clinton đã từng “cam kết chính quyền của Tổng thống Obama sẽ làm mọi thứ để bãi bỏ “bức màn sắt kỹ thuật số”, nhưng đại sứ Mỹ ở Việt Nam cũng thất bại, không làm được gì vì bị ràng buộc bởi vô số những liên quan quốc tế, nhất là trước cuộc bầu cử sắp tới.
    Mặc dù còn muôn vàn trở ngại và nguy hiểm cho những người tiên phong, nhưng tác giả vẫn tin rằng Internet (và điện thoại các loại) nhất định sẽ phát triển để đẩy lùi những quyền lực của bóng tối.
    http://boxitvn.blogspot.com/2012/02/viet-nam-ap-internet-va-quyen-tu-do.html


  3. Búa TẠ Chị giáng đòn tan rã – Điếu cày Anh đập chúng tan thôi !
    =============================

    Thân tặng Chị TẠ Phong Tần và Anh Điếu cày Nguyễn Văn Hải là Điểm tựa của Niềm tin cho Đồng bào dấn thân và nhập cuộc đấu tranh Dân chủ bất bạo động nhưng không nhân nhượng với lũ Độc tài hại Dân bán Nước ….

    Chị Anh bất khuất không nhận tội !

    Tội yêu Tổ Quốc hả lũ bồi ?

    Hại Dân bán Nước vô liêm sỉ !

    Nặc mùi Lê Chiêu Thống tanh hôi

    Hòang Văn Hoan bốc lên xú khí

    Chị Anh bước vào Sử Việt rồi !

    Búa TẠ Chị giáng đòn tan rã

    Búa tấn Anh đập chúng tan thôi !

    Phân rã Ý hệ vô nhân ấy

    Hết tuyệt đối tin hoang mang rồi !

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

Bình luận về bài viết này