CXN*_030412_1438_Tại sao Siêu thị Fivimart đóng cửa từng siêu thị một (4 tất cả tại TP HCM) và sau đó sẽ tiến ra sân nhà Hà nội

Châu Xuân Nguyễn
Đăng lần đầu 04.03.2012
Ai đã từng làm ăn buôn bán thì biết lý do tại sao. Khi siêu thị đầu tiên trong 4 siêu thị đóng cữa thì 3 siêu thị còn lại sẽ bị nhà cung cấp buộc phải thanh toán khi giao hàng (Cash on delivery) và không siêu thị nào có khả năng tài chính làm điều này cả, nên sẽ có vài mặt hàng thiếu sót vì nhà cung cấp ngưng cung cấp. Kết quả là siêu thị có tất cả 800 mặt hàng chỉ thiếu bánh bisquit, thịt heo, cá và bún (ví dụ). Khi thiếu mặt hàng thì vài ngày nữa sẽ phải đóng cửa vĩnh viễn.
Lý do là thiếu tiền mặt để thanh toán, lỗi có phải vì thanh khoản nhà băng, 3 dũng dành 300 tỉ cho vay Vinashin với lãi suất zero  http://www.sggp.org.vn/xahoi/2012/2/281241/ . 300 tỉ này cứu được 300 DNTN và 3000 công việc lao động.
Vì Nguyen van Binh không biết gì về vận hành DNTN nên mới phát biểu rằng DN năm 2012 đừng trông cậy vào NH

CXN_012212_1376_Thấy gì qua 3 tiết lộ của TĐ Nguyễn Văn Bình trong buổi trực tuyến

Trích:”3 điều chuẩn bị cho dư luận đó là:

1. Lãi suất trong năm 2012 sẽ khoảng 25%, chứ không 10% như đã tuyên bố trước đó. Trích:”Doanh nghiệp khi kinh doanh nếu chủ yếu chỉ dựa vào vốn ngân hàng thì hoạt động này hoàn toàn không lành mạnh.

“Chúng ta rút tiền thì kêu ngân hàng nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận lại chúng ta là ai? Nếu doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh thì kể cả lãi suất lên tới 25% thì cũng không phải vấn đề quá lớn”, ông nói.” Hết trích

2. Thanh khoản của hệ thống Ngân Hàng trong năm 2012 sẽ rất khắc nghiệt, đừng trông chờ vào vay tiền của hệ thống Ngân Hàng. Vậy là 90% doanh nghiệp nhờ vào vốn vay của NH nên đóng cửa vĩnh viễn sau Tết vì nếu không vay tiền được thì làm sao kinh doanh được ???.
Trích:”Nhưng ở Việt Nam hiện nay, vốn của các doanh nghiệp cơ bản là từ ngân hàng, lên đến 80 – 90% nên khi thắt chặt tín dụng là gặp khó”.
Ông Bình đề nghị doanh nghiệp phải tái cấu trúc, điều chỉnh lại sản xuất để phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn tới.

Ông cũng nhắc lại với mức lạm phát còn cao như hiện nay thì đề nghị giảm ngay lãi suất là chưa phù hợp vì tốc độ tăng lãi suất mới giảm mấy tháng gần đây và thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện đang rất nhức nhối. Lý do quan trọng nhất là các ngân hàng vay vốn ngắn hạn nhưng hầu hết lại cho vay trung và dài hạn nên không đảm bảo được thanh khoản.” Hết trích

Và đây là bonus trích :”Thủ tướng: ‘Ngân hàng đừng để Chính phủ lo lắng nhiều’ Trích:””Các anh chị thành lập ngân hàng, vốn tự có chỉ là một đồng, pháp luật cho phép huy động 10 đồng để phục vụ sản xuất kinh doanh của toàn xã hội. Nhưng có những ngân hàng cho vay nội bộ tới một phần tư, một phần ba thậm chí một nửa số vốn huy động từ dân cư. Như vậy còn vốn đâu cho xã hội nữa và an toàn làm sao được. Các anh chị không thể lấy tiền huy động của toàn xã hội để cho nhà mình vay hết, để đầu tư cho các dự án của chính mình”, Thủ tướng nói.” hết trích.Hết trích

Thủ Tướng không nói một nhà băng mà từ 10 đến 20 nhà băng vi phạm như thế này.

3. Bơm TTCK. Trích:”Vì vậy, thời gian tới, để cải thiện thị trường chứng khoán, ngân hàng có thể sử dụng một lượng vốn nhất định trong tỷ lệ cho phép để cho vay chứng khoán. Tuy nhiên, Thống đốc cũng cảnh báo, nếu ngân hàng sử dụng quá tỷ lệ này, thì vừa ảnh hưởng đến ngân hàng, vừa ảnh hưởng thị trường chứng khoán.” Hết trích.

Nếu câu 1. và 2. ở trên mà đúng tức là trong năm 2012 lãi suất 25% và thanh khoản khắc nghiệt thì không thể nào bơm nổi chứng khoán.

Thật ra, ngay khi lãi suất 10% với tình hình kinh doanh lỗ nặng của những cty niêm yết thì TTCK sẽ không hồi phục chứ đừng nói đến lãi suất lớn hơn 10%, thậm chí 25%.

KẾT LUẬN.

Các bạn tự quyết định, nhưng nếu tôi là doanh nghiệp, thì giờ phút này là đóng cửa, không trả thêm 1 vnd nào cho nhà băng và gán doanh nghiệp cho nhà băng. nên nhớ, như tôi nói, viễn ảnh suy thoái 7 năm là ngày càng hiện thực vì lạm phát đang quay trở lại (và nên nhớ những tiên đoán của tôi 3 năm nay là hơn 95% chính xác, bất cứ ai cũng kiểm chứng được bằng cách bấm thẻ bên dưới, bên phải như BĐS ví dụ.)”hết trích.

Và hàng trăm ngàn doanh nghiệp tư nhân sẽ đóng cửa vĩnh viễn, mất hàng triệu công việc như tôi đã cảnh báo tại đây:

CXN_021812_1412_So sánh 2 bài này

Trích:”CXN_021412_1405_Lời kêu gào xót xa cũa một trong 600 ngàn tiểu thương được hạ lãi suất

Trích:”Báo chí từ sau Tết phản ảnh của tôi và của doanh nghiệp, kêu gào phải giảm lãi suất, nếu không thì nền kinh tế VN sẽ như Bất Động sản bây giờ, hoàn toàn tê liệt, lòng tin về BDS là âm, không ngóc đầu dậy ít nhất 2014, 2015. Cho dầu có CP Hậu CS của tôi về cũng không cứu được BDS sớm hơn bao nhiêu, tiếng Anh chúng tôi gọi là “permanent damaged” tức là thương tật vĩnh viễn rồi…
Và nguy cơ trong 6 tháng tới, nếu lãi suất cho vay 22,25% là có thật vì doanh nghiệp sẽ không trụ nỗi nữa, dây chuyền phá sản sẽ khắp nơi, từ sản xuất, xuất khẩu rồi lan tới dịch vụ, ăn chơi, nhà hàng, khách sạn (xe gắn máy, điện tử, mặt bằng v.v..bắt đầu chết nhanh chóng, TTCK, BDS, NH, DNNN là chết rồi, hay thoi thóp rất nặng). Rồi đến thất nghiệp, bạo loạn, lật đổ DCS” hết trích.”hết trích.
Vậy thì chúng ta quá rõ, tôi đã vạch những nguy hiểm mà 3 Dũng, Nguyen văn Bình vẫn nhắm mắt lao tới, những cuộc tàn sát DN và công việc này ai chịu trách nhiệm ??? Bộ Chính Trị, QĐND, Công An có bao che cho bọn 3 Dụng trước mắt nhân dân nữa hay không. Lý do người dân bất mãn, tức giận ngày hôm nay là do tập đoàn của 3 Dũng, họ lật đổ CP CS và cả đảng CS húp cháo rùa cũng là lỗi của đồng bọn tham nhũng bất tài 3 Dũng này đây. Có nên bao che cho ch1ng nữa hay không ???
Melbourne
04.03.2012
Châu Xuân Nguyễn

———————————————————————————————————————————————–

http://vef.vn/2012-03-03-sieu-thi-pha-san-hang-loat

Siêu thị phá sản hàng loạt

Tác giả: BÍCH THUỶ
Bài đã được xuất bản.: 8 giờ trước

Sau thời kỳ chạy đua và bùng nổ, cuocj sàng lọc nghiệt ngã đã khiến nhiều siêu thị phá sản.

Fivimart đã phải đóng cửa siêu thị cuối cùng (tại quận 7) trong chuỗi bốn siêu thị tại TP.HCM vào cuối tháng 2.2012. Trước đó siêu thị Satra Bàu Cát đã ngưng hoạt động trong năm 2011, siêu thị Hà Nội đường Phan Đăng Lưu trả lại mặt bằng cho chủ nhà… Một hệ thống siêu thị khác do nước ngoài đầu tư cũng đang lên kế hoạch trả lại mặt bằng, rút lui khỏi thị trường trong tháng 4 tới.

Đóng cửa Fivimart tại quận 7, Fivimart thông tin rằng, họ có kế hoạch mở thêm ba siêu thị mới trong năm nay tại TP.HCM và Hà Nội, nhưng không cho biết thông tin cụ thể hơn về kế hoạch này. Đó là chuyện tương lai.

Còn trước mắt, nhìn lại quá trình hoạt động của Fivimart tại TP.HCM, bà Vũ Thị Hậu, phó tổng giám đốc công ty Nhất Nam, nhà đầu tư chuỗi siêu thị Fivimart nói: “Chúng tôi không phải là người mới trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ, vì Fivimart đã có mạng lưới 13 siêu thị, 1.200 nhà cung cấp, đang tăng trưởng tốt ở thị trường Hà Nội, nơi mà người tiêu dùng được coi là khó tính nhất cả nước. Nhưng khi vào TP.HCM lại vấp phải nhiều vấn đề”.

Không dễ ăn

Thị trường Hà Nội, theo bà Hậu, không có sự phân cấp đối xử giữa các nhà cung cấp lớn, nhỏ, trong khi tại TP.HCM, một số nhà cung cấp đòi hỏi quyền ưu tiên nhiều hơn ở thời hạn thanh toán, mức chiết khấu… “Khó nhất là ban lãnh đạo ở xa, không ứng phó kịp với sự khác biệt và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường TP.HCM. Nếu thuê nhân sự cấp cao tại chỗ thì họ không phù hợp văn hoá công ty, còn điều chuyển cán bộ quản lý giỏi từ Hà Nội vào thì họ bị chi phối bởi gia đình…”, bà Hậu nói thêm. Cộng thêm các yếu tố giá thuê mặt bằng quá cao, các chi phí vận hành siêu thị (lương nhân viên, điện nước, vận chuyển…) tăng, mà người tiêu dùng lại thắt chặt chi tiêu, nên kinh doanh ngày càng giảm lãi, Fivimart buộc phải đóng cửa siêu thị.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, chủ đầu tư hệ thống siêu thị Citimart, đơn vị đã mua lại toàn bộ các siêu thị Family Mart (của Malaysia) trong các trung tâm thương mại Parkson tại Việt Nam cho rằng: “Có vốn lớn hay thương hiệu nổi tiếng, vào đến Sài Gòn phải biết chiến đấu với cách kinh doanh hoàn toàn khác”. Đó là: lối sống đi xe gắn máy đòi hỏi chỗ mua hàng gần sát bãi xe. Thói quen không thích leo lầu khi mua thực phẩm của các bà nội trợ, nên các quầy tự chọn thường phải ở tầng trệt. Mỗi khu vực dân cư ở từng quận, từng phường có đời sống và mức thu nhập chênh lệch khác hẳn nhau, cạnh tranh giá với các chợ, trong bán hàng phải có cả văn hoá của chợ là nhân viên biết hỏi han, trao đổi, tán chuyện với khách hàng chứ không chỉ lặng lẽ làm đúng chuyên môn…

Theo các nhà kinh doanh siêu thị, để có lãi, giá thuê mặt bằng ở khu vực trung tâm phải không quá 20 USD/tháng/m2, ở xa trung tâm không quá 10 USD/tháng/m2. Một siêu thị diện tích 1.000m2 trở lên, doanh thu mỗi ngày đạt 200 triệu đồng mới huề vốn.
Bà Nguyễn Thị Hải, chủ siêu thị Hà Nội, cũng chia sẻ: “Siêu thị Hà Nội trên đường Phan Đăng Lưu có lợi thế là quy mô nhỏ, chi phí quản lý thấp, nên giá cả cạnh tranh khá năng động với các nơi khác. Nhưng phải chia lượng khách hàng với các siêu thị chung quanh như Co.opmart Đinh Tiên Hoàng và Nguyễn Kiệm, siêu thị đường Hoàng Văn Thụ. Cạnh tranh gay gắt và kiếm lãi quá khó khăn, nên tôi chuyển vốn sang đầu tư ngành hàng khác”.

Phải biết tính toán chính xác

Bà Nguyễn Thị Tranh, tổng giám đông ty cổ phần đầu tư SCID của Saigon Co.op, cho rằng: “Mở siêu thị, thắng hay thua phụ thuộc vào khách hàng”. Theo đó, mô hình siêu thị ở Việt Nam, ở mỗi nơi phải tìm hiểu kỹ đặc điểm người tiêu dùng, thói quen mua sắm, thu nhập, khẩu vị riêng… Từ đó tăng hoặc giảm dòng sản phẩm bày bán theo hướng cao cấp, trung lưu hay bình dân để thoả mãn nhu cầu của từng khu vực dân cư. Cũng theo bà Tranh, trong bối cảnh hiện nay, mở siêu thị mới phải có bài toán tài chính, phải chấp nhận lỗ trong vài năm mới biết thắng hay thua.

“Mặt bằng nằm cuối đường một chiều, trung tâm thương mại vừa bình dân vừa cao cấp, giáp ranh giữa khu dân cư thu nhập cao và khu lao động nghèo… mở siêu thị rất rủi ro”, bà Hoa, chủ hệ thống Citimart nói. Bà Hoa cho rằng: “Ở Sài Gòn hiện nay, mở siêu thị phải tính toán địa điểm chính xác. Với mỗi vị trí phải tổ chức hình thức siêu thị đúng, mới hút được khách”.

Chẳng hạn với khu vực Phú Mỹ Hưng, cần siêu thị quy mô vừa phải. Hàng hoá đa phần là thực phẩm và đồ dùng thiết yếu loại cao cấp và tiện lợi. Chất lượng quan trọng hơn giá vì khách nơi này chuộng hàng hiệu cao cấp. Họ thích mua thực phẩm ngon và sẽ không vào siêu thị để sắm quần áo hay mỹ phẩm. Khu vực quận xa trung tâm cần những siêu thị diện tích rộng, bán đủ các mặt hàng, giá rẻ và có không gian cho ăn uống giải trí…

(Theo SGTT)

Bình luận về bài viết này