KT – 671 – 042412 – Chờ “lời giải khéo” cho bài toán khó của kinh tế 2012(TĐ Tuyển, Sinh Hùng, óc heo)

Nguyên Thảo

        Theo:vneconomy
(Lời bình): – Tình hình kinh tế càng căng, càng nhiều “đầu óc rỗng tuếch” càng lộ ra nhu của Nguyễn Sinh Hùng, Trương Đình Tuyển, TS Lưu Bích Hồ v.v..
Giờ này, với những thống kê DN đóng cửa, hằng trăm ngàn người thất nghiệp thì CP, chiên da mới lo chụm đầu nhau tìm “biện pháp” gở rối cho một vấn đề cực kỳ phức tạp.
Ngay cả khi các chiên da này tìm đúng thuốc, thì độ chậm cũng vài năm…trong khi đó thì người dân và DN vẫn chết xiềng
Chiên da Trương đình Tuyển, dù không có là kinh tế gia, dù chỉ là một thằng ngồi bàn Hội nghị WTO nói nhăng nói cuội, bây giờ cũng trở thành một chiên da kinh tế với nhửng câu nói đầy “sáng kiến” như sau. Trích:”

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, nhìn từ lịch sử và logic thì sau khi thắt chặt tiền tệ, năm sau bao giờ cũng đều tăng trưởng giảm.” hết trích.

Câu nói này lòi cái dốt về nguyên tắc kinh tế của tên bưng bô này. Nguyên tắc, lý thuyết của kinh tế là siết chặt tín dụng để kiềm chế lạm lạm phát, để hãm độ tăng trưởng (to dampen the growth) chứ không phải “lịch sử và logic”, đó là “thiết kế kinh tế”.

CXN*_082711_1208_Muc đích của tăng lãi suất, kiềm chế lạm phát là để nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn

Khi DN đóng cửa bớt thì độ tăng trưởng phải giảm, điều đó ai cũng biết.
Hãy nghe những thằng thứ trưởng ở Bộ Kế Hoạch, Bộ mà phải hoạch định chính sách, dự đoán tình thế nói về nền kinh tế này, trích:”TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, mới qua một quý thì chưa thể nói cả năm. ” hết trích. Thằng này phải đợi tới hết tháng  12.2012 khi có thêm vài triệu người thất nghiệp qua số thống kê rồi lúc đó hắn mới nhìn nhận là thảm họa và lúc đó mới bắt đầu hành động ??
Nghe thêm lời nói của thằng ngu xuẩn này nữa nè…:”“Nói như anh Thiên là chúng ta bất lực rồi, chúng tôi không tin”, TS. Lưu Bích Hồ nói.”hết trích. Tôi nói nhiều về độ trể, khi bánh xe lăn xuống dốc là không thay đổi được, như tôi nói hồi tháng 7.2011 về suy thoái, về BDS, về TTCK, về NH, về DNNN mà bọn nó loay hoay có thay đổi gì được đâu. Đó là tầm hiểu biết của “đỉnh cao trí tuệ kinh tế” của bọn này.
Và thằng ngố Nguyễn sinh Hùng thì có một cái đầu rỗng tuếch nhưng hay phán và chỉ đạo lắm: trích:”

Nhưng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói ngay rằng tại thời điểm hiện nay mà đã xác định tăng trưởng dưới 6% “thì không được”.” hết trích

Cái dốt tận cùng của sinh Hùng là đây. Trích:”Song theo phân tích của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng thì nếu lạm phát tiếp tục ở mức dưới 0,1% như tháng 4 thì “không ai làm ăn được gì cả” và nếu xuống thấp hơn chút nữa thì sẽ mất cân đối cung cầu hàng hóa.

“Cung mà thiếu thì có bao nhiêu tiền trong nhà cũng không tiêu nổi. Giá lên ta không sợ bằng không có cái mà ăn”, Chủ tịch nói.” hết trích. Ở những nước văn minh, lạm phát là 2 hay 3% mà có thiếu cung đâu, có phải xếp hàng mua sửa hay bánh mì đâu…Đất nước này được vận hành bởi những thằng ngu nhất nước đây…Chúng nó giỏi ở trong bưng giết người thôi…

Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
24.04.2012

———————————————————————————–

23/04/2012 11:27 (GMT+7)
picture Không ít vị đại biểu Quốc hội lo ngại rằng, nếu cả hai năm 2001 và 2012 đều không chạm mốc tăng trưởng 6% thì chỉ tiêu tăng GDP khoảng 6,5 – 7% cho giai đoạn 2011 – 2015 liệu có thể thành hiện thực? – Ảnh: Getty.

Khá chắc chắn về mức tăng một con số của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm nay, song tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt được ở mức nào và mức nào là hợp lý thì vẫn khá ngập ngừng trong các phân tích và dự báo gần đây.
Qua quý 1, khi nền kinh tế đã đi hết chặng khởi đầu quan trọng của một năm, cũng là lúc các con số cụ thể đã hàm chứa nhiều điều của bức tranh tổng thể. Và, cũng là lúc, các chuyên gia kinh tế độc lập cũng như các nhà quản lý, hoạch định chính sách bắt đầu “mổ xẻ” tình hình qua các con số đó.Ở một diễn đàn kinh tế vĩ mô gần đây, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, ông Trương Đình Tuyển nói thẳng là ông không đồng ý với nhận định là nền kinh tế rơi vào trạng thái đình – lạm(lạm phát cao song hành với tăng trưởng đình đốn – PV) của Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên và một số chuyên gia kinh tế khác.”Nếu nhìn thuần túy vào chỉ số lạm phát và GDP thì dễ tạo cảm giác đó, chúng ta phải nhìn cả xu thế động”, ông Tuyển nói.Theo ông, kinh tế vĩ mô thì có rất nhiều chỉ tiêu, nhưng hai chỉ tiêu quan trọng nhất là lạm phát và tăng trưởng gắn với việc làm.Có một mốc thời điểm mà ông Tuyển cho rằng có thể so sánh được với 2012 đó là 2009.  Ba năm trước, kinh tế thế thế giới khó hơn 2012, còn Việt Nam thì năm nay doanh nghiệp khó hơn 2009. Vì ba năm trước, doanh nghiệp còn có nguồn lực từ tăng trưởng các năm 2005 – 2007, hơn nữa còn có gói kích cầu và lãi suất tín dụng ở mức vẫn thấp.Vị chuyên gia này cũng cho rằng, nhìn từ lịch sử và logic thì sau khi thắt chặt tiền tệ, năm sau bao giờ cũng đều tăng trưởng giảm.Về CPI, ông Tuyển cho hay có ý kiến nhận định con số này chỉ ở mức 6%, còn theo ông thì lạm phát một con số là hoàn toàn có khả năng. Nhưng không nên hăng hái đưa xuống 6%mà nên ở ở mức 8% để đảm bảo tăng trưởng hợp lý.

Muốn tăng trưởng hợp lý, lộ trình là từ tháng 3 -5 giải quyết mối quan hệ giữa thanh khoản và lạm phát, theo yêu cầu kiềm chế lạm phát.  Và sau khi giải quyết cơ bản mối quan hệ này thì giải quyết mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng theo nghĩa kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, để đảm bảo tăng trưởng không thấp hơn 6%, là mức mà ông Tuyển nhấn mạnh là “hoàn toàn chấp nhận được”.

Cùng là thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia với ông Trương Đình Tuyển, song quan điểm của Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên là trong năm 2012 phải phấn đấu giảm lạm phát xuống chắc chắn 6 – 7 %.

Còn mục tiêu tăng trưởng đương nhiên không phải là mục tiêu ưu tiên, nhưng không phải là “không ưu tiên” ở cấp độ “thông thường” như mấy năm nay mà phải là “không ưu tiên” với lập trường kiên định.

Với mức độ đậm đặc của tính từ đặc biệt khi nói về mức độ khó khăn của nền kinh tế 2012, một số ý kiến nhận xét vui rằng Viện trưởng Thiên dễ bị cảm xúc chi phối, và khẳng định là những lập luận về “tình hình cực kỳ nghiêm trọng” của ông Thiên chưa đủ để “hù dọa” họ.

Đồng tình với quan điểm nhận xét năm nay dư địa chính sách để chống lạm phát và ổn định vĩ mô bị thu hẹp đáng kể của Viện trưởng Thiên chưa hoàn toàn xác đáng, TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, mới qua một quý thì chưa thể nói cả năm.

“Nói như anh Thiên là chúng ta bất lực rồi, chúng tôi không tin”, TS. Lưu Bích Hồ nói.

Về hai chuyện mà theo ông là “tương đối phức tạp’ là lạm phát và tăng trưởng, ông cho rằng lạm phát dứt khoát là một con số, 9% là tốt rồi, GDP nếu không được 5,8% thì trên 5,5% cũng được, chứ không có vấn đề gì đến nỗi”.

Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát thế nào, theo TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, là bài toán không đơn giản. Điều mà vị chuyên gia này đặc biệt lưu ý là  CPI giảm dần nhưng không phải do chi phí giảm mà do sức mua giảm là chính, “mà cái giảm này là cực kỳ nguy hiểm”.

Nhiều dự báo GDP tăng từ 5,6 – 5,8% là có thể chấp nhận được, nhưng CPI ở mức nào?  sức mua giảm như hiện nay là dấu hiệu trì trệ của nền kinh tế, đây là vấn đề quan trọng cần phải xử lý, ông Lịch nêu quan điểm.

Như vậy, có thể nói, niềm tin rằng sau nhiều năm “ngất ngưởng”, lạm phát lui về một con số có vẻ đã khá chắc chắn. Và cũng không quá khó hiểu khi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh ở phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 20/4 vừa qua đã quả quyết “lạm phát nên ở mức 8 -9%, còn tăng trưởng ở mức 5,5% là hài hòa”.

Nhưng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói ngay rằng tại thời điểm hiện nay mà đã xác định tăng trưởng dưới 6% “thì không được”.

Điều mà Chủ tịch cũng như không ít chuyên gia khác đặc biệt nhấn mạnh là giảm lạm phát song tăng trưởng phải ở mức hợp lý để đảm bảo an sinh.

Vẫn nhìn ở mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát, câu hỏi đã từng được đặt ra là tăng trưởng để làm gì khi mà lạm phát luôn cao ngất ngưởng? Song theo phân tích của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng thì nếu lạm phát tiếp tục ở mức dưới 0,1% như tháng 4 thì “không ai làm ăn được gì cả” và nếu xuống thấp hơn chút nữa thì sẽ mất cân đối cung cầu hàng hóa.

“Cung mà thiếu thì có bao nhiêu tiền trong nhà cũng không tiêu nổi. Giá lên ta không sợ bằng không có cái mà ăn”, Chủ tịch nói.

Đặt trong tổng thể quá trình tái cơ cấu nền kinh tế mà 2012 mới là bước khởi đầu, không ít vị đại biểu Quốc hội lo ngại rằng, nếu cả hai năm 2001 và 2012 đều không chạm mốc tăng trưởng 6% thì chỉ tiêu tăng GDP khoảng 6,5 – 7% cho giai đoạn 2011 – 2015 liệu có thể thành hiện thực?

Một “lời giải khéo” cho bài toán khó của kinh tế 2012 dù đã được đề cập ít nhiều, song cả các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia kinh tế đều cho rằng, còn hơi sớm để có thể điều chỉnh chính sách. Mà hãy chờ đến tháng 5, khi các con số “biết nói” nhiều hơn.

Chủ tịch Quốc hội cũng nói rằng, nếu đến tháng 5 thấy rõ tình hình là nếu giữ tăng trưởng 6% mà lạm phát trên 10% thì “đồng tình là đưa tăng trưởng dưới 6% cũng được”.

2 comments on “KT – 671 – 042412 – Chờ “lời giải khéo” cho bài toán khó của kinh tế 2012(TĐ Tuyển, Sinh Hùng, óc heo)

  1. All là do thằng cầm đầu, nếu thằng đó có trí thức, nếu nó tốt, không tham nhũng, không chơi dơ, không xài luật rừng…thì người dân đâu có ghét nó và cấp dưới của nó? Ai làm bậy thì dân ghét hà.

Bình luận về bài viết này