Vụ Bạc Hy Lai: Về các tin không đúng sự thật và Chu Vĩnh Khang

Tác giả: Zhang Tianliang

Người dịch: Dương Lệ Chi

22-04-2012

Các tin tức sai về Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang đã xuất hiện gần đây. Những điều hư cấu nói chung được xếp vào bốn loại.

Một loại tin sai lầm phổ biến nói rằng, ông Hồ Cẩm Đào, người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc và Thủ tướng Ôn Gia Bảo không đồng ý về trường hợp của ông Bạc và ông Chu, và sự xung đột cho phép ông Bạc và ông Chu một cơ hội để tồn tại về mặt chính trị.

Một nguồn tin khác nói, cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân ra lệnh hạ bệ ông Bạc và người đứng đầu Đảng Cộng sản, ông Hồ Cẩm Đào chỉ đơn giản là người thực hiện mệnh lệnh này.

Loại tin thứ ba nói rằng, ông Chu sẽ nghỉ hưu tại Đại hội lần thứ 18 chứ không phải đối mặt với công lý về tội ác của ông, bởi vì các ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị không phải chịu trách nhiệm trước hình luật.

Loại thứ tư nói rằng, sau Đại hội 18, ông Hồ Cẩm Đào sẽ “nghỉ hưu thường”, nghĩa là ông sẽ không có chức vụ danh dự hay làm công việc “tư vấn”.

Lý do tôi coi tất cả các tin tức này là không đúng sự thật, vì những tin này không thể trả lời một câu hỏi cơ bản: “Vì sao quân đội liên tục thề trung thành với ông Hồ Cẩm Đào trước và sau khi ông Bạc mất chức“?

Rõ ràng là ông Ôn Gia Bảo đã được xác định để đối phó với ông Bạc. Tại một cuộc họp báo hôm 15 tháng 3, ông Ôn chờ đợi ba tiếng đồng hồ cho đến khi một phóng viên hỏi về Vương Lập Quân, để ông có thể tiết lộ ý kiến của mình với thế giới. Nếu ông Hồ Cẩm Đào không đồng ý với quyết định của ông Ôn Gia Bảo, ông Hồ đã có đủ quyền hành từ quân đội để ngăn chặn ông Ôn Gia Bảo và đã tha cho ông Bạc.

Ngược lại, sau khi ông Bạc mất chức, các quan chức đã lên tiếng “ủng hộ quyết định đúng đắn của các lãnh đạo trung ương”, theo tin tuyên truyền chính thức. Rõ ràng là ông Hồ Cẩm Đào đã quyết định lôi ông Bạc xuống. Nếu không phải là quyết định của ông Hồ sẽ không có lý do gì để kết hợp chặt chẽ giữa chuyện “kéo ông Bạc xuống” và “thề trung thành với ông Hồ Cẩm Đào”.

Các đồng minh của ông Giang Trạch Dân đang cố gắng che giấu một đặc điểm của chế độ cộng sản, đó là “sự xao lãng gây ra do vắng mặt người phụ trách”. Đó là lý do vì sao ông Giang kiên quyết nắm quyền bằng cách đảm nhiệm chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương và sắp xếp cho những người là cánh tay phải của ông, như Tăng Khánh Hồng, La Can và Chu Vĩnh Khang, thành những người thừa kế ông trong đảng, khi ông chính thức rời khỏi các chức vụ đảng năm 2002.

Một thực tế cơ bản trong chế độ này là, quyền hành và ảnh hưởng đến từ sức mạnh quân đội.

Hãy so sánh Đặng Tiểu Bình với Giang Trạch Dân. Sau đây là một câu chuyện kích thích tư duy.

Tháng 5 năm 1992, ông Đặng thực hiện chuyến kiểm tra ở Thủ Cương (Shougang), một trong những công ty thép lớn nhất Trung Quốc, đi cùng với ông là Zhou Guanwu, chủ tịch Thủ Cương lúc đó và ông Trần Hy Đồng, Thị trưởng Bắc Kinh. Ông Đặng Tiểu Bình nói với những người có mặt ở đó rằng, ai đó đã không nghe theo những gì ông nói gần đây và rằng Bắc Kinh đã hành động, trong khi một số quan chức hàng đầu đã không làm gì [trái ý ông].

Sau đó, ông Đặng yêu cầu ông Trần “lặp lại lời của ông cho chế độ trung ương, rằng những người chống đối chủ thuyết mới của Đại hội lần thứ 13 sẽ bị hạ bệ”. Đại hội Đảng lần thứ 13 đã đưa ra một chủ thuyết mới về ý thức hệ, biện minh cho bất cứ điều gì đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Sự việc này đã nuôi hận thù trong tâm trí Giang Trạch Dân. Đó là thời kỳ rủi ro nhất trong sự nghiệp chính trị của ông Giang.

Trong khi đó, ông Dương Thượng Côn, chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1988-1993, và Dương Bạch Băng (Yang Baibing), là một tướng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), tuyên bố rằng, quân đội bảo vệ “cải cách và chính sách mở cửa”. Do đó, ông Giang đã không có sự lựa chọn nào khác, mà phải theo Đặng Tiểu Bình.

Tại Đại hội 14 hồi năm 1992, Đặng Tiểu Bình đã đồng ý với Giang Trạch Dân về việc thanh trừng Dương Thượng Côn và Dương Bạch Băng, điều này hóa ra lại là một hành động làm suy yếu quyền lực của Đặng Tiểu Bình. Sau đó ảnh hưởng của Đặng về chính trị ở Trung Quốc bị giảm. Năm 1995, Giang đã cho bắt Zhou Beifang, con trai của Zhou Guanwu, và đã kết án tử hình ông này. Năm 1996, ông Trần [Hy Đồng] cũng đã bị bắt. Giang đã sử dụng trường hợp của Zhou Beifang để tấn công Đặng Phác Phương, con trai của Đặng Tiểu Bình. Ngay cả Đặng Tiểu Bình, được biết đến như một nhân vật cứng rắn, cũng không thể làm gì để tránh sự xao lãng gây ra do sự vắng mặt của ông để bảo vệ người bạn tốt nhất của mình. Ông Giang có thể hành động như thế nào?

Khi quân đội công khai thề trung thành với Hồ Cẩm Đào, ảnh hưởng của Giang Trạch Dân bị sa sút một cách đáng kể. Không có gì ngạc nhiên khi ảnh hưởng của Giang ít hơn của Chu Vĩnh Khang. Mặc dù vẫn còn có những câu hỏi về sức khỏe của Giang, ngay cả khi Giang có thể nhảy và hét lên, ông Hồ có thể điều khiển ông Giang một cách dễ dàng.

Loại tin tức thứ ba nói rằng, ông Chu sẽ nghỉ hưu một cách hòa bình sau Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 18. Tuy nhiên, có lẽ đây là tin giả, rằng ông Chu và ông Bạc được sử dụng để cho thấy sự hỗ trợ. Sau khi ông Bạc bị miễn nhiệm ở Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương ĐCS Trung Quốc, những tin đồn và tin tức về ông Chu đã được phổ biến nhanh chóng. Các tin tức quá mạnh và quá nhanh đến nổi các tin đó được coi như là hậu quả hơn là những câu chuyện về ông Bạc.

Sau khi báo Epoch Times tiên đoán hồi tháng 2 rằng ông Chu sẽ bị mất chức, hãng tin AP và các phương tiện truyền thông phương Tây khác đã cho ra các bài báo về việc ông ta mất quyền.

Ngày 16 Tháng 3, một ngày sau khi ông Bạc bị sa thải khỏi chức vụ, một câu chuyện tôi đã viết gọi là “Tám lý do hàng đầu để Chu Vĩnh Khang rời khỏi chức vụ ở Đại hội ĐCS Toàn quốc lần thứ 18”, đã được đăng. Ông Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, đang cân nhắc về sự an toàn cho cá nhân họ, đã nói rằng, họ sẽ không dễ dãi đối với ông Chu, người đã cố gắng để sắp xếp một cuộc đảo chính với Bạc Hy Lai, theo thông tin nội bộ rò rỉ. Các quy định nội bộ của ĐCS Trung Quốc khắc nghiệt hơn và các hình phạt nặng hơn cho tội phản bội đất nước.

Loại thứ tư, cho dù ông Hồ Cẩm Đào sẽ rời bỏ tất cả các chức vụ sau Đại hội Đảng lần thứ 18, tôi nghĩ rằng xác suất này rất thấp. Sau khi đánh bại ông Chu và ông Bạc, ông Hồ cần tổ chức lại quyền hành cao nhất trong một thời gian để đối phó với các chiến lược của kẻ thù ông. Quan trọng là phải hiểu rằng cuộc xung đột nội bộ này rất nghiêm trọng. Ngay khi các quan chức trong đảng bị mất quyền, thì sự an toàn cá nhân của họ vẫn bị nguy hiểm.

Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 18 có thể sẽ được tiến hành trong vòng sáu tháng tới, mặc dù có thể chậm trễ hơn. Ông Hồ rất cần quân đội hỗ trợ và trung thành với ông, để ông có thể đập tan các phe phái có “bàn tay nhúng máu”, trong đó ông Chu là người đứng đầu.

ẢnhChu Vĩnh Khang, ủy viên Ban Thường vụ Đảng Cộng sản, có thể chịu chung số phận với đệ tử của mình là ông Bạc Hy Lai, bị trục xuất khỏi các chức vụ Đảng, nếu các đối thủ của ông ta đủ sức đập lại ông ta (Liu Jin / AFP / Getty Images).

Nguồn: The Epoch Times

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

3 comments on “Vụ Bạc Hy Lai: Về các tin không đúng sự thật và Chu Vĩnh Khang

  1. Hiện nay, tui nghĩ có 1 số người tâm thuật gian xảo, lựa gió bẻ lái. Họ biết thực quyền nắm trong tay ai, không phải trong tay người dân. Cho nên, họ bèn móc nối với những tay tham nhũng có quyền có tiền tay chân thân tín với Mr. Condom. Vì họ tin rằng trong cuộc chiến này Condom chiếm thế thượng phong. Cho nên, họ chỉ lừa nhau sau đó thì về tố cáo lại nhau sau lưng từng câu từng chữ với Condom. Phải thận trọng trong từng câu nói và giữ mình là trên hết!
    http://vn.360plus.yahoo.com/thai_hien12121981

  2. Nếu nói về nội bộ trung quốc thì phải nói đến nhiều vấn đề cần phải bàn và cần phải bàn cho thấu đáo vì hàng ngũ lãnh đạo TQ cực kỳ gian manh. Chỉ có thằng ngu mới tin TQ nói

Bình luận về bài viết này