CXN*_123111_1352_Tại sao BĐS kiệt quệ và kiệt quệ lâu hơn nữa. Giải pháp ở đâu ???

Đăng lại, đăng lần đầu ngày 31.12.2011@01.04am

Châu Xuân Nguyễn

Từ hồi tôi viết cảnh báo về BDS 3 năm nay và gần đây nhất 7 tháng nay, thị trường BĐS chỉ theo độ chậm của suy thoái mà lan dần ra những khó khăn (bấm BĐS thẻ ở dưới bên phải trang này sẽ đọc hết những bài về BĐS từ mới nhất tới cũ nhất theo thứ tự thời gian).

Trong hàng trăm bài bài, chỉ có duy nhất một bài tôi nói về lý do mà ai không theo dõi sẽ mất ngay, đó là bài này:

KT –             270 – 121211       – Cứu bất động động sản bằng tiền hay chính sách?

Tình hình này sẽ kéo dài 5 hay 7 năm suy thoái. Những đối phó của 3 dũng từ tháng 9 đến giờ đều không suy siển như đưa 4 hạn ngạch ra khỏi phi sản xuất, bơm 300 ngàn tỉ vnd vào nhân hàng đều không giải quyết được và bài báo dưới đây, biện pháp đối phó này cũng không suy siển vì có tiền trong tín dụng, nhưng ai dám ký căn hộ 2 tỉ khi lương 3 triệu/tháng với lãi suất 20%/năm, câu trả lời là chỉ có 1000 hay 2000 người cả nước ký NH trong khi có hằng nửa triệu căn hộ cần bán mà không có ai mua, bao nhiêu người có tiền mặt 3 tỉ mua căn hộ ???.

Đây là những vấn đề tiếng Anh gọi là “economic fundamentals” tức là vấn đề cốt lõi kinh tế. Để giải quyết vấn đề cốt lõi này cần một Thủ Tướng mới, rất giỏi về kinh tế và giải quyết đồng bộ mọi mặt, cần ít nhất 5 năm (nên 2 nhiệm kỳ Thủ Tướng là sẽ xong) và khi giải quyết xong thì sẽ không bao giờ xảy ra bong bóng tệ như thế này nữa, chỉ có bong bóng cỡ Úc mà thôi.

Khi chờ đợi 5 năm thì 3 Dũng và bộ tham mưu thầy dùi sẽ mất 3 năm làm hết biện pháp này tới biện pháp kia vẫn không được như lãi suất thực âm, bơm tiền, bắt CNV mua nhà giá rẻ v.v.. cuối cùng người dân chán ghét mà đẩy chúng nó đi thì chúng ta mất thêm 3 năm nữa và vài chục tỉ usd nợ thêm nữa sau khi mất 215 tỉ nợ hay tương đương 51 triệu vnd cho mỗi đầu người.

Melbourne
31.12.2011
Châu Xuân Nguyễn

————————————————————————————————————-
Tín dụng bất động sản sẽ được giải tỏa
30/12/2011 13:19:04
(ĐTCK) Một trong hai yếu tố chính tác động đến thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) là tín dụng của ngân hàng sẽ được “gỡ” trong năm 2012, giúp thanh khoản cơ bản của thị trường này được giải tỏa và phục hồi. Đó là nhận định của TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.


Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 2196/CT-TTg về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường BĐS. Ông có thể cho biết ý nghĩa của chỉ thị này với thị trường BĐS?
Thị trường BĐS thời gian qua phát triển rất mạnh, với sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, cả khu vực nhà nước và tư nhân. Quy mô thị trường đang trở thành một trong những khu vực lớn nhất và tập trung, thu hút nguồn vốn rất lớn của đầu tư trong nước và nước ngoài. Đồng thời, có tác động lan tỏa sang nhiều ngành sản xuất và kinh doanh khác.

Tuy nhiên, thị trường BĐS cũng đang bộc lộ những yếu kém và phát triển không minh bạch, không ổn định. Giá cả biến động lớn, cấu trúc sản phẩm không hợp lý, thiếu các loại hàng hóa phù hợp với nhu cầu chính, chủ chốt của thị trường. Việc huy động các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính để phát triển nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân lao động… còn hạn chế. Tình trạng đầu tư tràn lan, thiếu kết nối hạ tầng, lãng phí tài nguyên đất đai và vốn đầu tư của xã hội còn lớn.

Nhà nước cũng đang thiếu một chính sách tài chính nhà ở, đặc biệt là tài chính bất động sản phù hợp với một quốc gia đất hẹp, người đông như hiện nay. Trong khi đó, thủ tục cấp phép giải phóng mặt bằng, xác định giá, thuế, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, nhà ở… còn phức tạp, phiền toái và thiếu minh bạch.

Để khắc phục những yếu kém nói trên, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 2196 yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tăng cường hơn nữa công tác quản lý và giám sát thị trường BĐS, nhằm nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của thị trường, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho dân cư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo anh sinh xã hội.

Hiện nay, giá BĐS xuống thấp, thanh khoản gần như bị đóng băng. Theo ông, những yếu tố cần từ Chỉ thị này có thể giải tỏa được thanh khoản cho thị trường?

Có 2 yếu tố chính sẽ tác động mạnh đến thanh khoản của thị trường BĐS. Thứ nhất, toàn bộ quy định pháp lý và thủ tục hành chính có liên quan đến nhà ở và thị trường BĐS sẽ được sửa đổi theo hướng công khai, minh bạch, thuận tiện. Điều này có tác động làm tăng nguồn cung bất động sản và giải tỏa ách tắc về môi trường kinh doanh BĐS.

Thứ hai là tín dụng của ngân hàng cho khu vực này, kể cả tín dụng cho sản xuất – kinh doanh và tiêu dùng. Chỉ thị của Thủ tướng yêu cầu, cần bảo đảm tín dụng BĐS có tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng hợp lý, an toàn, phù hợp với chính sách điều hành tín dụng chung. Trước mắt, giảm tăng trưởng và tỷ trọng tín dụng BĐS với lộ trình hợp lý, tránh gây sốc, đồng thời, áp dụng các biện pháp tăng tính thanh khoản, tránh đóng băng thị trường, tác động xấu lan truyền đến hệ thống các tổ chức tín dụng và đời sống xã hội.

NHNN cần chỉ đạo các tổ chức tín dụng bố trí nguồn vốn cho vay đầu tư các dự án phát triển nhà ở để bán, cho thuê phục vụ đối tượng thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; các đối tượng có nhu cầu thực sự vay mua nhà để ở. Trước mắt, hạn chế cho vay bồi thường, giải phóng mặt bằng, các dự án khởi công mới, các dự án BĐS cao cấp; giám sát chặt chẽ để hạn chế việc cho các cá nhân vay kinh doanh BĐS. Tiếp tục cho vay đối với các dự án BĐS sẽ hoàn thành và có khả năng bán, thu hồi vốn đầu tư trong năm 2012.

Như vậy, thanh khoản cơ bản của thị trường BĐS tập trung ở phân khúc thị trường chủ chốt sẽ được giải tỏa và phục hồi, bắt đầu từ năm 2012.

Ông đánh giá như thế nào về triển vọng thị trường BĐS năm 2012?

Với việc thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tín dụng vừa kiểm soát lạm phát vừa phục hồi tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là đối với thị trường BĐS và ngành xây dựng như trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, cùng với triển vọng lạm phát năm 2012, tôi cho rằng, lãi suất ngân hàng sẽ bắt đầu giảm rõ rệt từ quý II/2012; khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp BĐS nói riêng cũng sẽ được cải thiện vào thời điểm này.

Vì vậy, dự báo thị trường tài sản nói chung, bao gồm chứng khoán và BĐS bắt đầu có dấu hiệu phục hồi vào giữa quý II/2012 và tiếp tục tăng trưởng nhẹ vào các quý sau đó. Nếu chính sách này được duy trì thì thị trường BĐS có thể phục hồi rõ nét từ quý IV/2012. Điều này cũng phù hợp với xu hướng biến động của kinh tế thế giới và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ được cải thiện rõ ràng hơn vào cuối năm 2012, đầu năm 2013.

Hồng Dung thực hiện

Bình luận về bài viết này